Luôn thắng chính mình?

Thảo luận trong 'Tu Phật pháp- Thuốc hay: Trị Bách bệnh và Quỷ Thần' bắt đầu bởi tutru, 4 Tháng bảy 2016.

  1. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    PHẬT DẠY RẰNG: "MUỐN THẮNG CHÍNH MÌNH THÌ PHẢI LUÔN BIẾT TIẾT CHẾ THAM DỤC".

    Trong Kinh, Phật dạy rằng: _ "Muốn chiến thắng chính mình thì phải luôn biết tiết chế tham dục".

    Người thế gian khi nghe đến "tham dục" thì liền nghĩ ngay đến sự ham thích sinh hoạt tình dục, điều này không sai, nhưng phạm vi quá hạn hẹp. Trong nhà Phật dùng chữ "dục" là để chỉ cho tất cả những nhu cầu ham muốn của 1 cá nhân nào đó đối với bất kỳ người nào, với bất kỳ vật nào. Hai chữ "tham dục" ở đây tức là sự ưa thích mong muốn đối với nhu cầu hưởng thụ của chính mình.

    Tiết chế tham dục là con đường mà bất cứ người nào muốn trở thành bậc Thánh Nhân đều phải đi qua. Đây chính là nguyên tắc sống chuẩn mực của 1 bậc Thánh Nhân. Bởi vì có thể tiết chế tham dục thì con người mới đủ sáng suốt để nhận ra đúng sai, thiện ác, từ đó mới có thể quản thúc bản thân mình đi theo con đường của chân lý.

    Nếu mỗi người chúng ta trong cuộc sống hằng ngày có thể làm được "Thiểu dục tri túc", thì trong tâm chổ mong cầu, lo lắng được, mất đối với danh văn lợi dưỡng, đối với ngũ dục lục trần sẽ dần dần lợt lạt đi. Tâm thức sẽ không bị các giặc phiền não tham dục quấy phá, tâm dần đi đến chổ an Định. Theo đó, tình thương đối với người, với vật cũng dần được mở rộng ra. Từ đây, người này không còn sống chỉ cho riêng mình nữa, mà họ sống hoà vào tất cả mọi người, vạn vật, hoà vào với tự nhiên. Bản Ngã của họ cũng theo đó mà lần hồi mỏng nhạt đi, đến 1 thời gian nhất định nào đó tự tự nhiên nhiên mà họ hoà nhập vào Đại Ngã.

    Con người sở dĩ thoát không khỏi cái lưới của khổ đau, đó là bởi vì họ có quá nhiều tham dục. Trong tâm niệm niệm đều chỉ nghĩ đến những dục vọng, những nhu cầu của chính mình, và luôn tìm cách để thoà mãn những dục vọng này. Khi nhu cầu không được thoả mãn thì họ liền cảm thấy hết sức đau khổ, chỉ muốn bằng mọi cách để thoát ra khỏi những đau khổ này. Nhưng khi đau khổ đi qua, thì họ lại tiếp tục nghĩ đến tham dục, trong tâm lại tiếp tục tràn ngập những ý niệm về tham dục. Cứ xoay vần như thế, họ luôn tự mình mâu thuẫn lấy chính mình, vì thế trách sao họ không gặp phải khổ đau chứ? Để rồi chính mình ù ù cạt cạt mà lướt qua 1 kiếp người trong cái ngục tù của tham dục, điều này thật là đáng tiếc biết bao.

    Chúng ta nên biết rằng, bao lâu con người chưa đủ sáng suốt và quyết tâm để bức mình vượt khỏi ngục tù của tham dục, thì bấy lâu con người vẫn mãi đi trong bóng tối dày đặc của vô minh tội lỗi. Cứ thế, thì chính mình đến bao giờ mới hết khổ đau, bao giờ mới có thể thấy được ánh sáng của chân lý, ánh sáng của giác ngộ giải thoát? Điều này há chẳng phải là rất đáng sợ hay sao? Đúng như lời cổ Đức thường nói:

    _ "Đáng phải đọa lạc như thế nào, thì vẫn phải đọa lạc như thế đó vậy".

    A Di Đà Phật!

    Theo: https://www.facebook.com/photo.php?...109.1073741829.100001824755577&type=3&theater
     

Chia sẻ trang này