1. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    ĐỨC PHẬT DẠY MƯỜI PHÁP GIỚI VÀ THẾ GIỚI LOÀI NGƯỜI.

    Thế giới loài Người là Trung tâm vận hành luân hồi đi 6 cõi, gồm:

    1- Trời và Tịnh Độ có 39 cõi:
    2- Thần, tức A Tu La, có 1 cõi:
    3- Người, có 1 cõi:
    4- Ngạ quỷ, có 1 cõi.
    5- Súc sanh, có 1 cõi.
    6- Địa ngục, có 18 tầng.

    Loài Người là Trung tâm vận hành luân hồi.

    Vì sao loài Người đóng vai trò này?

    - Vì tánh con người có đến 16 thứ: Thọ - Tưởng - Hành - Thức - Tài - Sắc - Danh - Thực - Thùy - Tham - Sân - Si - Mạn - Nghi - Ác - Kiến.

    Tánh con người có cái Tưởng và Hành nên mới dẫn con người đi trong 6 nẻo luân hồi, như:

    1-Tưởng và Hành phước thiện để mong đến cõi Trời hay Tịnh Độ sinh sống, thì hành phước thiện thật nhiều và mong cầu lạy lục, tức mình tự tạo ra làn sóng điện từ Âm Dương ngang bằng với cõi mà mình ham muốn. Khi hết duyên sống nơi Thế giới loài Người, thì làn sóng điện từ Âm Dương này, tự động hút mình vào cõi mà mình mong ước.

    2-Tưởng và Hành phước thiện muốn làm Thần, để ăn của người khác cúng. Khi hết duyên sống nơi Thế giới loài Người, thì mình được hút vào loài Thần sinh sống.

    3-Tưởng và Hành đúng tư cách của con người. Khi hết duyên sống nơi Thế giới này, thì được quanh quẩn sống trong dòng tộc để thay phiên nhau.

    4-Tưởng và Hành giành giựt tiền vật của người khác. Khi hết duyên sống nơi Thế giới loài Người, tự động mình được hút vào loài Ngạ quỷ sinh sống.

    5-Tưởng và Hành giết hại loài nào. Khi hết duyên sống nơi Thế giới loài Người, tự động được hút vào loài mà mình đã giết hại để trả quả mà mình đã giết hại loài đó.

    6-Tưởng và Hành Ác. Khi hết duyên sống nơi Thế giới loài Người, tự động được hút vào 1 trong 18 tầng Địa ngục, để trả nhân quả mà mình đã Hành Ác!

    Sáu đường căn bản luân hồi nói trên, có thêm con đường số 7 nữa, đây là con đường “Hoa báo”. Con đường này chỉ dành riêng cho 3 loại người dưới đây:

    1-Không phải Tổ sư thiền, mà tự xưng mình là Tổ sư thiền.
    2-Không phải là Thiền sư, mà tự xưng mình là Thiền sư.
    3-Các pháp môn tu thành tựu trong Vật lý, mà dạy người khác là tu để giải thoát.

    Ba loại người nói trên, vì danh và tiền, họ làm như vậy, nên tự mình mở con đường số 7 để đi vào.

    Đây là quy luật bất di bất dịch nơi Thế giới Nhân quả Vật lý Âm Dương này. Ai vi phạm, tự mình gánh lấy.

    Làm người, ai hiểu nguyên lý nói trên, thì mới gọi là người khôn ngoan, khôn ngoan còn ở cấp thấp.

    Vị nào muốn khôn ngoan cao hơn, phải tìm hiểu rõ mười tầng bậc Pháp giới dưới đây, coi mình thuộc vào tầng bậc Pháp giới nào. Khi hiểu rõ mười tầng bậc rồi, tự mình xem mình có giải thoát được hay không?

    Pháp giới thứ Mười:

    - Người này, có ý chí cao sâu, kiên trì quyết liệt, không coi vật chất Trần gian này là trọng. Duy nhất, chỉ tìm cho ra được con đường giác ngộ và giải thoát, để vượt ra ngoài sức hút Nhân quả của Vật lý Âm Dương, chứ không tìm bất cứ thứ gì trong Thế giới loài Người này, dù là làm Vua cõi Người, hay làm Chúa cõi Trời, cũng không cần, mà phải trang bị cho mình một ý chí sắt đá: Một “bước” là đến “Đất Như Lai” sinh sống, chớ không thèm ghé bất cứ nơi nào trong Trần gian hay trong Tam giới này!

    Người nào có ý chí kiên cường đó, nhất định sẽ gặp được vị “Thiện tri thức” chỉ đường, nói vài câu hoặc vài chương cú là biết đường giải thoát rồi, còn đi chậm hay nhanh là do người đó vậy.

    Còn chín Pháp giới dưới đây: Đức Phật dạy còn bị ràng buộc của Vật lý Thế giới này, dù địa vị cao đến đâu đi chăng nữa, cũng không giải thoát được, gồm:

    Pháp giới thứ Chín:

    - Những người thích lường gạt người khác, bịa ra những chuyện không thật nơi Thế giới này, hay trong Tam giới này, nhưng không ai dám hỏi lại!

    Vì sao không ai dám hỏi lại?

    Vì họ kèm theo lời hù dọa, do đó, được 2 hạng người thích và làm theo:

    Hạng người thứ nhất:

    - Nghe và làm theo được người khác tôn kính.

    Hạng người thứ hai:

    - Những người có đầu óc thích làm nô lệ, họ nghe và làm theo để khoe mình là môn đồ của người cao cả ấy!

    Pháp giới thứ Tám:

    - Thích làm người “dưới trướng” của người khác để hưởng những phần dư thừa của người trên.

    Pháp giới thứ Bảy:

    - Thích bày biện về tâm linh để cho mọi người nhẹ dạ nghe theo.

    Pháp giới thứ Sáu:

    - Thích làm ra vật chất nhiều để khoe với thiên hạ.

    Pháp giới thứ Năm:

    - Thích học hỏi nhiều, đem cái học hỏi của mình phổ biến cho người khác nghe để kiếm tiền.

    Pháp giới thứ Tư:

    - Những người tự suy nghĩ theo tưởng tượng của mình, để phổ biến cho những người khác làm theo.

    Pháp giới thứ Ba:

    - Những người thích ăn chơi để thỏa mãn thân mình.

    Pháp giới thứ Hai:

    Những người thích đi lừa người khác, không thích lao động.

    Pháp giới thứ Nhất:

    - Những người ham ăn mê ngủ, không thích làm viêc.Những người này kề cận với loài Súc sanh.

    Trong mười Pháp giới nói trên, duy nhất chỉ có Pháp giới thứ Mười mới giải thoát được, còn từ Pháp giới thứ Chín trở xuống, không khi nào giải thoát được!

    Vì sao không giải thoát được?

    Vì chín Pháp giới này, đều còn nằm trong sức hút cực mạnh của Nhân quả trong Vật lý Âm Dương nơi Thế giới này, nên không giải thoát được.

    Ai tu theo đạo Phật, không hiểu 10 Pháp giới nói trên, dù ngồi đó dụng công tu 1.000 năm, hay nhiều hơn vạn lần đi chăng nữa, cũng không giải thoát được!

    TRÍCH QUYỂN " ĐỨC PHẬT DẠY TU THIỀN TÔNG".

    TAM QUY TRONG TỊNH TÔNG: A DI ĐÀ PHẬT, KINH VÔ LƯỢNG THỌ, BỒ TÁT QUÁN ÂM VÀ THẾ CHÍ.

    Quy y Tam Bảo nghĩa là từ hôm nay trở đi tôi phát nguyện chánh thức làm một học trò của đức Phật, tôn Phật làm thầy. Bạn phát nguyện tôn Phật làm thầy, chúng sanh trong chín pháp giới kể cả những thiên thần nhìn thấy bạn đều tôn kính bạn. Bạn là học trò của Phật, chẳng phải là người thường, đặc biệt nếu bạn là học trò của A Di Đà Phật thì càng tôn quý hơn, hết thảy chư Phật Như Lai đều đặc biệt tiếp đãi bạn, là nể Phật A Di Đà đấy. Nhưng bạn phải thiệt là học trò của A Di Đà Phật mới được, nếu là giả mạo thì bạn chẳng đáng một xu. Tuy Phật, Bồ Tát chẳng trách bạn nhưng thần hộ pháp sẽ khiến bạn bị rắc rối. Thần hộ pháp là cảnh sát, là người chấp hành pháp luật, họ đối với bạn chẳng khách sáo gì cả, nếu bạn giả mạo làm đệ tử Phật thì bạn đã phạm pháp rồi.

    Tôi đặc biệt kết hợp sự quy y của đồng tu chúng ta với giáo giới của Tịnh Tông. Chúng ta quy y Phật thì tôn A Di Đà Phật làm thầy, quy y Pháp thì lấy kinh Vô Lượng Thọ làm nền tảng, đây là kinh số một của Tịnh Tông. Những lời dạy của đức Phật trong kinh chúng ta phải hiểu rõ, nhận thức, nhớ nằm lòng, và phải thực hiện những lời này trong đời sống. Chúng ta hy vọng cách dụng tâm của mình giống như đức Phật A Di Đà; chúng ta phát nguyện cũng phải giống nguyện của đức Phật A Di Đà, mỗi nguyện trong bốn mươi tám lời nguyện của đức Phật A Di Đà đều nhằm đem lại lợi ích cho chúng sanh, đều chẳng vì mình. Đức Phật A Di Đà dạy chúng ta phải sửa đổi hết thảy tập khí phiền não từ vô lượng kiếp đến nay. Một đoạn rất dài từ phẩm ba mươi hai đến phẩm ba mươi bảy [trong kinh Vô Lượng Thọ] dạy về vấn đề này. Trong đó là những lời giải thích hết sức cụ thể của ngũ giới và thập thiện, chúng ta phải biết làm thế nào y giáo phụng hành, làm theo lời dạy của Phật; thực sự nương tựa thì sẽ được lợi ích!

    Tăng bảo thì chúng ta học theo Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát -- Bồ Tát Tăng. Hai vị đại Bồ Tát này tượng trưng cho những gì?

    Quán Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi, nói theo hiện nay thì từ bi nghĩa là quan tâm, thương mến, và giúp đỡ, trong đó hoàn toàn chẳng có điều kiện gì hết thì gọi là đại. Đối với hết thảy người, hết thảy chúng sanh, chúng ta phải quan tâm, thương mến họ. Khi họ gặp khó khăn thì phải giúp đỡ họ, đây tức là Quán Âm. Nếu bạn thường giữ tâm niệm này để đối người, tiếp vật thì bạn tức là Quán Thế Âm Bồ Tát.

    Đại Thế Chí Bồ Tát tượng trưng cho trí huệ cao độ; tuyệt đối chẳng dùng tình cảm để xử sự, đãi người, tiếp vật, dùng lý trí mà chẳng dùng cảm tình tức là Đại Thế Chí Bồ Tát. Đại từ đại bi lấy trí huệ làm cơ sở, chẳng dùng cảm tình. Dùng cảm tình thì có thể có nhiều rắc rối nên phải dùng lý trí để phán đoán. Ý nghĩa của việc quy y Tam Bảo là như vậy, đây mới thiệt là chỗ quay về, nương tựa của chúng ta. Cho nên Tam Bảo trong Tịnh Tông được thể hiện qua ‘A Di Đà Phật, kinh Vô Lượng Thọ, Quán Âm và Thế Chí Bồ Tát’. Nếu phàm phu chúng ta chẳng có nơi nương tựa thì sẽ cảm thấy trống rỗng, thiếu thốn; khi bạn hiểu được những đạo lý và phương pháp này thì bạn đã kiếm được chỗ nương tựa. Từ mê hoặc, điên đảo, sai lầm quay lại nương tựa vào Tam Bảo thì bạn mới thực sự quy y.
    Trích Ý NGHĨA CHÂN THẬT CỦA BỔN NGUYỆN NIỆM PHẬT

    Hòa Thượng Tịnh Không thuyết giảng
    Liễu Nhân sưu tập và ghi chép, Cư sĩ Truyền Tịnh giảo chánh
    Dịch theo bản in của Tịnh Tông Học Hội Los Angeles, tháng 3, 2001

    A DI ĐÀ PHẬT

    Theo: https://web.facebook.com/permalink.php?story_fbid=229369630764591&id=100010746662685
     

Chia sẻ trang này