Mẹ im, không nói nữa!

Thảo luận trong 'Nuôi con' bắt đầu bởi annamai, 13 Tháng bảy 2011.

  1. annamai

    annamai Hội viên mới

    Tham gia ngày:
    4 Tháng mười 2010
    Bài viết:
    397
    Điểm thành tích:
    16
    Một lần chị Hiền Thảo nhắc con gái mình, bé Bống, 5 tuổi, chơi xong phải xếp đồ đạc vào chỗ cũ. Giận dỗi, Bống chỉ thẳng tay vào mẹ: “Mẹ im, không nói nữa. Con đang mệt lắm đây”.

    Chị Thảo bất ngờ nhưng cũng chợt nhận ra từ cách nói đến điệu bộ của bé giống y hệt mình khi cãi cọ với chồng.
    Trong nhiều gia đình khác cũng vậy, con cái thường là bản sao thu nhỏ của bố mẹ không chỉ về nét mặt, vóc dáng mà cả tính cách, cử chỉ, cách nói chuyện. Chị Bảo Thoa, Q. Bình Thạnh, TP. HCM, thường xuyên tự hào về chuyện bé Nam con chị giống bố như đúc, từ nếp ăn đến nếp ngủ. Chồng chị không ăn cá, khi ngủ thường nằm co quắp. Bé Nam, 4 tuổi, cũng không chịu ăn cơm với cá và nằm ngủ cũng như vậy, dù chị đã cố gắng chèn gối cho con nằm thẳng.
    Vì sao con cái lại giống bố mẹ đến vậy? Nhiều người cho rằng sự giống nhau đó có thể do gien di truyền. Các gien di truyền từ bố mẹ chuyển sang con cái quy định sự giống nhau nhất định của hai thế hệ về hình thức hay tính cách.
    Thực tế cho thấy, chính môi trường sống xung quanh mới tác động mạnh mẽ vào việc hình thành nên tính cách của bé. Trẻ em có thể bắt chước ông bà, cha mẹ, anh chị, người giúp việc từ khi biết nhìn nhận thế giới xung quanh.
    Bạn không thể bắt con mình kính trọng ông bà, nói năng nhỏ nhẹ, lễ phép trong khi bản thân bạn thường nóng giận với những người xung quanh hoặc có những lời nói thiếu tôn kính với bố mẹ mình.
    Anh Trần An, Q. 2, TP. HCM, có lần bị sốc khi mua sách về thuyết phục con đọc và nghe bé trả lời: “Ba mẹ đâu có đọc sách mà nhà mình vẫn giàu. Con không cần đọc sách, lớn lên vẫn giàu”. Từ đó, vợ chồng anh Trần An chú ý hơn đến lối sống của mình, muốn con làm gì đều chú tâm làm gương trước để bé tin tưởng và học theo.


    Ai cũng tự hào khi được người khác khen: “Đúng là cha/mẹ nào con nấy, giỏi giang như nhau”. Tuy nhiên, việc bạn dạy dỗ để con giống bạn như một bản sao đẹp là chuyện không đơn giản. Trước hết, người lớn cần lược bỏ những tính cách , thói quen chưa tốt của mình, đồng thời tìm cho con một mảnh đất thuận lợi để lớn lên.
    Ngày xưa mẹ của Mạnh Tú phải chuyển nhà đến lần thứ ba mới yên tâm để con trai mình ăn học. Cuối cùng, sự cố gắng của bà đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo nên một con người tài năng như Mạnh Tú.
    Noi theo gương đó, nhiều gia đình rất cẩn thận, kỹ lưỡng trong việc chọn mua nhà, tìm người giúp việc có tính cách tốt hay chọn bạn, chọn trường cho con. Đó là điều kiện cần thiết để uốn nắn một tâm hồn thơ trẻ.
    Quan trọng nhất, bạn cần thống nhất trong quan điểm dạy dỗ bé với tất cả các thành viên của gia đình. Nếu mọi người đều là tấm gương tốt, trẻ cũng sẽ học theo và trở thành người tốt.
    Có thể nói tâm hồn trẻ thơ như một dòng sông và chính cha mẹ là phù sa bồi đắp cho dòng sông ấy. Việc này không có kết quả trong một sớm một chiều mà phải trải qua quá trình lâu dài, bắt đầu từ ngày bé còn nhỏ dại đến khi trưởng thành.
    Theo afamily
     

Chia sẻ trang này