Một đóa hồng nhân ngày VALENTINE'S DAY

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi ThanhThanh, 28 Tháng một 2007.

  1. ThanhThanh

    ThanhThanh New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    256
    Điểm thành tích:
    0
    MỘT ĐÓA HỒNG NHÂN NGÀY VALENTINE'S DAY

    [​IMG]

    Tình yêu là cái quái gì mà nhân loại xưa nay, từ các bậc đế vương, phi tần, quan quyền cao sang quý phái, cho tới những anh hùng liệt nữ ngất ngưởng hiên ngang và ngay cả hàng thứ dân bình thường... hầu như ai cũng bị tiếng sét con tim, làm cho lận đận lao đao, dở sống dở chết, thân bại danh liệt, khi đã lỡ vướng lụy vào lưới tình.

    Bao nhiêu bi kịch não lòng, buồn rầu tới độ phải chảy máu mắt đêm ngày, cũng chỉ vì yêu, ghen, thương, hận. Nói chung không ai có thể ngăn nổi "tình yêu trai gái", khi họ đã quyết lòng gắn bó keo sơn, mặc kệ "ngày mai sẽ ra sao" khi đã đam mê vướng lụy vào lưới tình. Do trên mới có câu "khi đã yêu rồi, trời gầm cũng không nhả" là vậy đó.

    Nên đã có không biết bao nhiêu trang sử tình bi thiết cổ kim, làm đau lòng hậu thế, như chuyện của Juliet-Roméo, Cléopatra-Antone, Dương Quý Phi-An lôc Sơn, Trương Chi-Mỵ Nương, Mỹ Châu-Trọng Thủy, Trần Huyền Trân-Khắc Chung và ngàn muôn câu chuyện diễm tình khác, cũng không kém thuơng đau máu lệ.

    Như vậy tình yêu là gì? đố ai trả lời được, dù ai cũng đã ít nhất một lần là người trong cuộc. Đã có nhiều người bảo: Đó là thứ thần dược, chữa trị được nhiều thứ bệnh. Là mầm bệnh yếu đuối, do trái tim gây ra, là sự khôn ngoan của kẻ khờ, là mù quáng, là thuốc phiện cũng như vị ngọt của trái cấm trong vườn địa đàng. Nhiều người đã chịu khó góp nhặt những tình huống, kinh nghiệm trong tình sử, rồi phân hạng thành sáu loại tình yêu: 1-Tình yêu của "chàng-nàng" hay "Eros", một kiểu tình lãng mạn . 2-"Leudus", chỉ thứ tình đổi thay như ta thay quần áo hằng ngày. 3- "Storge" là thứ tình yêu chân thật, phát xuất từ mối tình thơ theo kiểu "nhà nàng ở cạnh nhà tôi" hay đã nhen nhúm tình cảm lúc còn học chung dưới một mái trường. 4- "Mania" là loại tình yêu cuồng mê si dại, vì thế một trong hai khi quá đam mê, có thể giết người như Orhello đối với Deodemona. 5- "Pragma" kiểu tình yêu môn đăng hộ đối. 6- "Agape" kiểu tình yêu cao thượng của các bậc anh hùng-anh thư, vì kẻ khác mà quên tình mình.

    Buổi trước các khoa học gia đã lẩn trốn sự phân tích tình yêu, vì cho rằng nó thuộc phạm trù của những văn nghệ sỹ, vốn là thành phần rất ướt át, ủy mị, thích thương mây khóc gió, nên hay lo chuyện nhân thế tàng tàng, một trái ngược với bản chất khô cằn của các nhà khoa học. Nhưng giờ này, con người đã phải nương tựa vào nhau mà sinh tồn, nên không còn phải chia vùng, phân biện các bộ môn y tế, xã hội, nhân chủng học.. Tất cả không nhiều thì ít, đều có liên hệ tới chuyện yêu đương trai gái.. vì vậy thành kiến ngoại cuộc trên, đã bị đánh đổ. Do trên hiện có rất nhiều khoa học gia, trong số này có những nữ bác học, đã khai quật được từ trong sâu thẳm của nấm mộ thời gian, nhiều bí mật lạ lùng về tình cảm con người về nụ hôn, tình dục, sửa sang sắc đẹp.. mục đích cũng vẫn là để giữ gìn lứa đôi hạnh phúc.

    Năm 1997, nhân ngày VALENTIME'S DAY, các khoa học gia Hoa Kỳ trong tổ chức "American Association for the Advancement of Science" đã nhóm họp tại thành phố Seatle, tiểu bang Washington, để tuyên bố: "Tình yêu lãng mạn của nhân sinh kim-cổ, động-tây, chẳng qua chỉ là những chuỗi phản ứng hóa học mà thôi".

    Đúng hay sai chỉ có trời biết, trong khi nhân loại cứ vẫn đút đầu vào cái thòng lọng của thần tình ái, để chịu khổ, chịu chết vì tình yêu:

    "...gió hiu hắt mà hồn đơn cũng lạnh
    mưa phất phơ sao vẫn buốt thịt da
    môi chưa chạm, tình đã vội chia xa
    tay chực nắm, người cay chua từ chối..."

    1- VÌ CHÀNG THIẾP PHẢI TÔ HỒNG, CHUỐC LỤC:
    Muôn đời sắc đẹp của người phụ nữ, cũng vẫn là chìa khóa để nắm bắt tình yêu, mở đường cho hôn nhân và duy trì lứa đôi hạnh phúc. Thực tế không có gã đàn ông khùng điên nào lại chọn cho mình người yêu, người vợ cỡ cô bé lọ lem, Thị Nở hay bà chằng Chung Vô Diệm. Nên những câu chuyện tình lý tưởng, chỉ có trong tiểu thuyết hoặc họa hoằn lắm mới có trong đời thường.

    Do quan niệm trên, để kiếm cho mình một tấm chồng xứng đáng hầu nở mày nở mặt với thiên hạ nên người con gái nào khi đến tuổi cặp kê cũng đều biết tự làm đẹp. Bởi vậy khoa thẩm mỹ học đã ra đời từ khuya, chứ không mới mẻ gì. Ngày nay con người chỉ phát minh thêm, kỹ thuật xóa vết nhăn, trồng tóc, hút mỡ, độn ngực và cấy, ghép da, mỡ, các bộ phận trong thế kỷ XX. Tất cả chỉ là sự tiếp nối những công trình làm đẹp phái nữ tự ngàn xưa, của các thầy thuốc cổ Ai Cập, Hy Lạp, Âu Châu vào thời phục hưng.

    Nhờ các công trình khảo cổ, ta mới biết con người đã tự làm dáng vào năm 3000 trước tây lịch (TrTL) tại Ai Cập nhưng chỉ thu hẹp trong chốn cung đình, với các thành phần vua chúa, hoàng hậu, phi tần và triều thần. Theo tài liệu cho biết, bộ phận đầu tiên được sữa, đó là chiếc mũi trên khuôn mặt. Vào thế kỷ XIX, một khoa học gia Mỹ tên Edwin Smith, đã phát hiện được một cuộn giấy, gọi là Papyrus dài 5m, trên đó có vẽ hình một chiếc mũi vẹo, được giải phẫu và phục hồi, bởi một thầy thuốc kiêm kiến trúc sư tên Imhotep. Chính ông đã giúp vua Ai Cập Zoser xây kim tự tháp lừng danh Saqqarab và là người thầy thuốc đầu tiên nghĩ ra cách lấy những cục huyết đọng trong mũi khi giải phẫu. Nhưng chính vị thầy thuốc ngưòi Ấn Độ tên Sushruta, sống trong thế kỷ VII trước TL, mới là cha đẻ của ngành Thẩm Mỹ Học và Khoa Giải Phẫu Tạo Hình. Tại Ấn Độ thời đó, ông là vị thầy thuốc duy nhất, phục hồi Mũi lại cho các phụ nữ bị xẻo vì mang tội ngoại tình.

    Riêng về bộ ngực, thì do thầy thuốc người Hy Lạp là Paul D.Eginee, sống vào khoảng thế kỷ thứ VI sau TL chuyên sửa lại các bộ ngực quá to của nam giới. Riêng phụ nữ, phải đợi tới năm 1897, thầy thuốc tên Michel Pouson là người đầu tiên làm đẹp bộ ngực nữ phái. Trong thời phục hưng, đã có nhiều thầy thuốc tuy xuất thân từ giới giang hồ lãng tử như Ambroise Paré (thợ hớt tóc), Pièrre Franco (bán thuốc dạo), nhưng lại là những kẻ tiền phong, mở đường cho khoa giải phẫu thẩm mỹ trong việc chữa trị các vết bỏng trên làn da, đồng thời kiêm nghề vá môi, mắt.

    Tại phương đông, người Trung Hoa là dân tộc đầu tiên đã biết tới thuật mỹ dung. Thời Xuân-Thu Chiến-Quốc vào khoảng thế kỷ 6-5 trước TL, người phụ nữ đã biết trang điểm bằng phấn sáp. Bộ sách "Thần Nông Bản Thảo Kinh" xuất hiện đời Tần-Hán, phổ biến các dược thảo như "Bạch chỉ" để giữ da, "Bạch cương" trừ tàn nhang. Riêng các loại dược chất "Can tùy hương, Bạch đàn, Bạch truật, Thanh mộc hương .." có tác dụng giữ làn da mặt phụ nữ, luôn luôn trắng trẻo xinh đẹp. Ngoài ra còn nhiều bộ sách quý khác như Cát Hồng Thần Dược (đời Tấn), Bí Cấp Thiên-Kim Yến-Phượng (đời Đường), Thái Bình Thánh Huệ Thời Trần (đời Minh).. chứa một nội dung phong phú, nhằm hướng dẫn phụ nữ , cách giữ gìn và kéo dài nét đẹp của mình, bất luận tuổi tác, thời gian.

    Về phương pháp kẽ lông mày, bới tóc, tô mắt môi.. người phụ nữ Tàu cũng đã biết từ thời Hậu Hán. Thuở đó, người phụ nữ đất Trường An có khuynh hướng vẽ nửa vòng mắt dưới chỗ lệ rơi, gọi là "Đề Trang". Đồng thời lại tô thêm một lớp phấn sáp mỏng dưới con mắt. Đây là lối trang điểm kiểu "mày buồn diễm lệ", rất được ưa thích, nên đã có bài phong dao ca tụng:

    "Thành trung hảo cao kế
    Tứ phương cao nhất xích
    Thành trung hảo quang mi
    Tứ phương thẻ bán ngạch."

    Có nghĩa là, búi tóc của người Trường An mới hơi cao một chút thì cả nước đã nâng cao lên cả thước (đơn vị đo đạc cổ của Tàu). Còn lông mày của người Trường An vừa nới rộng, thì cả nước đã vẽ dài ra tới nửa trán. Ý tứ của bài phong dao trên, phần nào cho ta hiểu cách làm đẹp của người phụ nữ buổi đó. Đời Đường, Chu Khánh Dư đã viết một bài thơ nổi tiếng, ca tụng nghệ thuật tô vẽ lông mày của "chàng-nàng" trong chốn phòng the:

    "Động phòng tác dạ, đình hồng chúc
    Đái hiến đường tiền bái cữu cô
    Trang bài đề thanh văn phu tế
    Họa my thâm thiểm, nhập thời vô..."

    Bài thơ có nghĩa là, đêm động phòng hoa chúc, sáng dậy trang điểm để ra hầu cha mẹ chồng, nàng hỏi chàng "em kẻ lông mày như thế này có được không?"

    Cũng từ các tài liệu cổ còn sót lại, cho biết người phụ nữ Trung Hoa thời xưa đã biết chế tạo "phấn xoa mặt" bằng gạo. Ngoài ra còn biết xỏ lỗ tai để đeo các đồ trang sức làm bằng vàng ngọc hay búi tóc giả. Độc đáo nhất là "Lạc Mai Trang Sức", một nghệ thuật cắt lụa ngũ sắc, lá cây hay giấy màu làm thành những cánh hoa mai để dán trên khuôn mặt. Song song người ta còn uống thêm các loại thuốc giữ sắc đẹp, gọi chung là "Trà Mỹ Dung", đặc chế bằng hạt Hoàng Hoa, còn gọi là "Đồng Tích Lợi". Riêng Từ Hy Thái Hậu đời nhà Thanh có một thang mật, được ghi trong Tuyển tập Từ Hy. Nhờ dược liệu này, mà khuôn mặt của bà hoàng luôn luôn tươi mát như đang độ thanh xuân.

    Nhưng độc đáo hơn hết trong nghệ thuật làm đẹp của người đàn bà Trung Hoa thời xưa, là "Tục Bó Chân". Tục này đã kéo dài từ thời thượng cổ cho tới năm đầu của Dân quốc 1911 mới chấm dứt trên giấy tờ. Về xuất xứ của tục bó chân, hiện có rất nhiều giả thuyết như thuyết cho rằng bó chân do Hồ Hỷ Mị, bạn của Đắc Kỷ nghĩ ra đầu tiên. Vì cả hai đều là phi tần được Trụ Vương đời Thương sủng ái nhưng lại xuất thân từ thú cầm: Đắc Kỷ gốc chồn, còn Hỷ Mị là hạc, vì muốn dấu đôi chân thú nên phải bó kín lại. Thuyết khác cho rằng bó chân có từ thời Triệu Phi Yến, cung phi của vua Hán Thành Đế. Nhưng dù có nguồn gốc từ đâu chăng nữa, đối với quan niệm thẩm mỹ xưa của người Trung Hoa, đều thừa nhận rằng, bất cứ người con gái nào, càng có bàn chân mềm nhỏ, thì càng đi đứng uyển chuyển trang đài, gợi tình quý phái, khiến cho ai thấy cũng đem lòng ái mộ. Những thành ngữ "tam thốn Kim Liên" hay mỹ danh "Kim Liên", được rút ra từ điển tích thời Nam-Bắc triều (907-960), kể chuyện hôn quân Tiền Bảo Quyền vì đam mê đắm đuối gót chân nhỏ của nàng Phan Giáng Phi nên ra lệnh tịch thu hết vàng bạc của dân chúng trong nước rồi đem đúc thành những đoá hoa sen lót trên thảm cho người đẹp bước đi. Đời sau gọi đó là bộ "Sinh Liên Hoa" có nghĩa là gót sen nở rộ. Có lẽ căn cứ vào điển tích trên nên nhà văn Lâm ngữ Đường cho rằng tục bó chân phát xuất từ thời Nam-Bắc Triều. Về sau các nhà khoa học tây phương khi nghiên cứu về tục bó chân của cổ Trung Hoa cho rằng tục này có liên hệ tới vấn đề tình dục.

    Quan điểm này cũng rất phù hợp với nhận xét của Lý Lạp Ông thuở trước. Theo ông, dụng ý của đôi bàn chân nhỏ chỉ là để được cưng chiều ban ngày, ve vuốt ban đêm mà điển hình là nhân vật Phan Kim Liên trong Kim Bình Mai truyện chỉ vì có đôi bàn chân nhỏ đẹp nên đã khiến cho gã Tây Môn Khánh phải đắm đuối chết người. Trong tác phẩm "Hương Liên Phẩm Tảo", tác giả có nói tới phong trào nam giới thời Minh-Thanh rất say mê gót sen của những ả ca kỹ đến độ nhiều người đã dùng chiếc hài của người đẹp để uống rượu, gọi là "Kim Liên Bôi". Sự say mê thích thú đó tạo nên quan niệm cho rằng đôi bàn chân của phụ nữ mới chính là nơi gợi tình nhất của phái đẹp.

    Tuy nhiên muốn có một đôi bàn chân xinh xắn lý tưởng, người con gái Trung Hoa phải sống trong địa ngục trần gian, vì tự mình hành hạ thân xác mình trong ba năm dài, khi vừa mới lên 3-4 tuổi. Tục bó chân gồm có 4 giai đoạn như Thí triển, Thí khẩu, Khẩu triển và Lý loan. Tóm lại dù thuộc giai đoạn nào chăng nữa, thì người con gái trong thời gian bó chân cũng đều chịu nỗi đau đớn tột cùng mà không bút mực nào diễn tả cho hết được. Cũng vì đôi bàn chân phải bó thường xuyên làm mồ hôi ứ đọng bên trong, tạo nên mùi hôi thúi không chịu được (xú như lý cước hổ). Do trên các người đẹp bó chân ngày xưa, luôn dùng một loại phấn có tên "Hương Liên Táo" cho vào giầy, để gót sen luôn luôn thơm tho quyến rũ.

    Vào thế kỷ XIX tại Châu Âu, xuất hiện phong trào phụ nữ làm đẹp với châm ngôn "mảnh mai, chân dài và chiếc lưng ong". Do đó các cô các bà, nhất là giới mệnh phụ phu nhân, quý tộc.. đều tìm đủ mọi cách làm cho bụng nhỏ lại. Họ nhịn ăn, kiêng cử, tập thể dục và dùng một chiếc nịt, có tên "Chiếc Thắt Lưng corset" bó chiếc bụng lại, để đạt được vòng eo lý tưởng lúc đó là Bốn Mươi Phân. Nhờ sự bó sát phần giữa khiến cho ngực và mông bị dồn nén tối đa làm tăng thêm nét hấp dẫn, khi vận chiếc váy phồng hay váy ngắn. Cũng vì muốn đạt vòng eo nên tự mình dồn ép quá mức, năm 1859 một mệnh phụ người Pháp sau khi dự tiệc tùng, khiêu vũ liên tục trong 2 ngày đêm, bỗng lăn đùng ra chết. Nguyên do lưng bị chiếc Corset bó chặt quá làm gãy 3 chiếc xương sườn và chính những chiếc xương gãy này đã đâm bể gan. Thảm kịch trên được báo chí cảnh cáo nhưng không ai muốn nghe và chiếc lưng ong của các mệnh phụ cứ nhởn nhơ xuất hiện, cho tới đầu thế kỷ XX, quan niệm thời trang thay đổi, nó mới chịu vứt vào quá khứ.

    Thật ra chiếc lưng ong của phụ nữ đâu có gì là mới mẻ, vì nó đã xuất hiện tại Trung Hoa từ đời Sở trước tây lịch. Có vậy nên thi hào Đỗ Phủ đời Đường đã viết "Khiển Hoài" để ca tụng những chiếc lưng ong nho nhỏ, thon thon nhưng vô cùng xinh đẹp: "Lạc phách giang hồ, tái tửu hành - Sở yêu tiệm tế chưởng trung khinh" ý nói đeo đẳng giang hồ rượu nách lưng, trong tay ôm nhẹ gái lưng ong, Cũng theo tài liệu cũ, thời xưa đàn ông Đông phương, có quan niệm xem nhẹ bộ ngực phụ nữ, trái ngược với thời trang thẩm mỹ ngày nay. Cho nên chỉ thấy nói tới: hồng diện, đa dâm thủy; thanh mi, hậu hộ mao, Tế yêu (lưng ong), âm huyệt đại và trường túc ( chân dài) mà thôi. Tóm lại hoàn toàn khác với ngày nay "nam tu, nữ nhũ".

    ST.
     
    Last edited by a moderator: 3 Tháng hai 2007

Chia sẻ trang này