Một số công việc khi an táng

Thảo luận trong 'Kiến thức Phong Thủy: Sơn quản Nhân đinh, Thủy quản Tài' bắt đầu bởi annamai, 9 Tháng năm 2011.

  1. annamai

    annamai Hội viên mới

    Tham gia ngày:
    4 Tháng mười 2010
    Bài viết:
    397
    Điểm thành tích:
    16
    Theo GS Nguyễn Hoàng Phương:
    “Núi sông có linh thiêng mà không có chủ,còn hài cốt có chủ lại không có linh thiêng.Khí thiêng của sông núi tụ lại ,chung đúc khí tinh anh lại một chỗ,làm cho hài cốt ấm áp,trong sạch.Từ đó tinh khí đó truyền lại cho con cháu,thấm nhuần vào con cháu,và phát sinh được người tinh anh…”
    [​IMG]
    “…Đại linh (Địa linh) thì hiếm,nên đối với người bình thường là đất đồi núi bình thường và họ-nếu có thể-cần phải tìm cách xác định lý khí (phương hướng) cho tốt,để con cháu có cơm no, áo ấm có cuộc sống bình an”.
    Những điều cần tránh:
    - “Một số kiêng kỵ trong Âm trạch”.
    Theo thuyết Dương công ngũ khí cần phải tránh các khí :Cô hư,Diệu sát,Sai thố,Không vong.
    Ngoài việc chọn được ngày giờ tốt ra cần phải tránh các thời gian theo sách “Thọ Mai gia lễ”:
    Ngày có các sao xấu như:
    Giác,Cang,Đê,Tâm,Nữ,Nguy,Khuê,Mão,Sâm,Chuỷ,Tỉnh,Liễu,Tỉnh,Dực.Cần tránh liệm và an táng các ngày ,giờ:Dần,Thân, Tỵ Hợi (Kiếp Sát Trùng Tang).
    Những việc cần làm :
    -Cần xem quẻ (Nên xem theo phương pháp MAI HOA DỊCH SỐ, rất linh nghiệm với mộ) xem mộ cần an táng có được đất hay không để quyết định.
    -Xem quẻ nơi định đặt.Xem có được đặt ở đó không để có quyết định đặt ở đó hay không.
    -Xác định Toạ và Hướng để được khí BẢO CHÂU.
    -Dùng La kinh đối chiếu các vị trí xung quanh với nơi đặt mộ xem có bị Bát sát,Hoàng tuyền,Kiếp sát…không
    -Xác định thời gian an táng (lưu ý việc chọn được ngày giờ tốt rất quan trọng)
    -Xác định độ nông,sâu cho phù hợp.
    -Làm lễ tạ mộ.
    LƯU Ý :
    Để thực hiện được quá trình trên đây ,phải yêu cầu người thực hiện cũng phải hiểu được những điều cơ bản về Phong thuỷ.Biết được thế nào là Sơn,Hướng,Toạ…
    Biết được thế nào là 60 mạch Thấu địa,72 mạch Xuyên sơn…Biết được thế nào Phùng châm,Chính câm.Biết xem quẻ.
    TÓM TẮT :
    -Cần tránh:Bát sát,Hoàng tuyền,Kiếp sát.Các khí không tốt: Cô hư,Diệu sát,Sai thố, Không vong.Các điều cần kiêng kỵ khác.Các ngày giờ không có lợi cho việc an táng.”Thầy” dởm hoặc không có lương tâm.
    -Cần làm:Chọn được nơi phù hợp,xem quẻ để quyết định.Chọn được Hướng khí BẢO CHÂU.Chọn được ngày giờ tốt.Chọn được thầy Địa lý giỏi,có lương tâm.
    Nguồn: Phong Thủy Tổng Hợp
     
  2. chimyen

    chimyen New Member

    Tham gia ngày:
    5 Tháng tư 2011
    Bài viết:
    55
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Một số công việc khi an táng

    thưa thầy,về việc chôn cất người quá cố có phải nhất định là chôn dưới đất không?nếu thiêu rồi rải tro ở sông có được không?còn hủ hài cốt đem gửi ở chùa hay nhà thờ có tốt không?vì chimyen thấy bây giờ đất đai không có,nếu ai cũng chôn hết thì không có chỗ,hơn nữa một chỗ để chôn bây giờ đâu có rẽ.xin cảm ơn thầy.
     
  3. annamai

    annamai Hội viên mới

    Tham gia ngày:
    4 Tháng mười 2010
    Bài viết:
    397
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Một số công việc khi an táng

    Với tinh thần tình cảm đạo nghĩa của cuộc sống dân tộc Việt Nam “Sống cái nhà, thác cái mồ”, người sống dù nghèo hay giàu đều phải có một ngôi nhà, dù là nhà tranh vách lá, chòi, lều ....... cho đến nhà lầu, vila, biệt thự ......cũng vẫn là một cái nhà mà thôi.

    Vì đạo nghĩa làm người nên khi chết còn lại nắm xương hoặc nắm tro tàn người ta xây một ngôi mộ nho nhỏ đủ để vùi lấp nắm xương và nắm tro trong lòng đất mẹ quê hương, để đánh dấu ghi khắc một kỷ niệm thăng trầm của một đời người.
    Có những dân tộc khi chết đi, họ đem thiêu đốt và lấy tro đem đổ xuống biển, bảo rằng đem tro đổ xuống biển cho mát mẻ, khi thiêu xác sao không bảo rằng nóng? Việc an táng này có lợi nhưng có hại. Lợi là con cháu khỏi quét mả (tảo mộ), hại là lòng người ân nghĩa dễ quên, con cháu sau này không còn chỗ để nhớ tưởng Tổ tiên ông bà cha mẹ vì đã ném tro xuống biển làm ô nhiễm môi trường sống.

    Như chúng ta đã biết trên hành tinh này con người có nhiều kiểu an táng tùy theo bản năng, tình cảm của mỗi dân tộc chia ra làm bốn cách an táng:

    1- Địa táng.

    2- Hỏa táng.

    3- Thủy táng.

    4- Điểu táng

    Những dân tộc có tình cảm sâu xa như dân tộc Việt Nam, Trung Hoa thì địa táng xây mồ mả giữ gìn nơi an nghỉ cuối cùng của những người thân thương của mình.
    Có những dân tộc khi chết đi, họ đem thiêu đốt và lấy tro đem đổ xuống biển, bảo rằng đem tro đổ xuống biển cho mát mẻ, khi thiêu xác sao không bảo rằng nóng? Việc an táng này có lợi nhưng có hại. Lợi là con cháu khỏi quét mả (tảo mộ), hại là lòng người ân nghĩa dễ quên, con cháu sau này không còn chỗ để nhớ tưởng Tổ tiên ông bà cha mẹ vì đã ném tro xuống biển làm ô nhiễm môi trường sống.
    Những dân tộc ít tình cảm hơn như dân tộc Cam - pu - chia thì hỏa táng lấy tro đựng trong một cái ghè để dưới gốc cây lâm vồ cây lâm vồ giống như cây đa ở nước chúng ta. Người Cam Pu Chia Để tro hài cốt của ông bà cha mẹ như vậy rất thiếu vệ sinh gây ra môi trường ô nhiễm khiến cho con người dễ bịnh đau.
    Những dân tộc ít tình cảm hơn nữa như dân tộc Tây Tạng thì họ điểu táng, khi người chết họ đem vào rừng cắt ra từng miếng thịt nhỏ quăng ném khắp nơi để cho loài chim bay đến ăn thịt.
    Cách thức điểu táng gây ra môi trường ô nhiễm ghê gớm mùi tanh, hôi, thối bốc ra khắp cả một vùng rừng núi khiến cho không ai dám đến nơi đó.
    Tục lệ điểu táng là một việc làm thiếu vệ sinh gây ô nhiễm khiến mọi người dễ sanh bệnh tật khổ đau.

    Thủy táng là những người dân sống trên sông nước, họ không có địa táng, hỏa táng hoặc điểu táng, khi có người chết họ an táng bằng cách neo vào quan tài một tảng đá to dùng thuyền chở ra giữa dòng sông họ dứt dây quan tài từ từ chìm xuống đáy sông. Lại có một số người sống ven biển như dân tộc Đại Hàn họ chết đem thiêu xác rồi lấy tro đổ xuống biển đó cũng là loại thủy táng, thủy táng bằng tro.
    Loại thủy táng nào cũng thiếu vệ sinh gây ra môi trường ô nhiễm cho cuộc sống của con người.

    Trong bốn loại an táng thì loại địa táng là tình cảm thiêng liêng nhất của loài người vì không thấy thi thể của người thân của mình bị hủy hoại một cách tàn nhẫn. Vả lại địa táng còn lưu lại dấu tích sau cùng để con cháu tưởng nhớ khó quên Tổ tiên dòng giống, duy trì và truyền thống một nền đạo đức ân nghĩa sâu dày .

    Địa táng là một sự giữ gìn vệ sinh môi trường sống rất tốt, nhưng nó không được trọn vẹn vệ sinh bằng hỏa táng cộng địa táng, nhưng hỏa táng tình cảm thiêng liêng của con người, không cho phép chúng ta và chúng ta không thể không đau lòng được trước cảnh thiêu xác người thân.
    Dân tộc Việt Nam có cái nhìn sự sống và chết không khác “sống cái nhà, thác cái mồ”. Với tinh thần truyền thống đạo lý này cụ Nguyễn Du nói:

    “Tiết thanh minh trong lúc tháng ba,

    Chị em ta rủ nhau đi tảo mộ”.

    Đó là một tục lệ truyền thống tốt đẹp của con người hằng năm đến ngày này mọi người đều về thăm và quét dọn sạch sẽ mồ mả của Tổ tiên, ông bà, cha mẹ..... đó là một hành động tình nghĩa đạo đức làm người, làm người không thể không có được đạo nghĩa này, nếu không có đạo nghĩa này thì không xứng đáng làm người, nhưng chúng ta đã thiêu xác cha mẹ đã gửi vô tháp nhà chùa, muốn vào thăm thì quý vị cũng phải có lễ lộc cúng bái ......chứ không lẽ đi không xem sao được. Và thăm như vậy thì đâu còn có nghĩa là đi tảo mộ.
    Đi vào chùa thăm tro hài cốt của cha mẹ không còn ý nghĩa như đi tảo mộ ngày xưa nữa, nó chỉ có nghĩa là đi cúng Phật lễ bái mà thôi.

    Ngày tảo mộ là ngày con cháu tụ họp về đông đủ, nói lên tinh thần đạo đức ân nghĩa, khiến cho giòng họ không còn xa lạ, con cháu gần gũi với nhau hơn, do đó gia tộc có một tinh thần đoàn kết chặt chẽ.

    Ngày nay đất hẹp người đông, nên người ta thiêu xác lấy tro bỏ vào hũ, đem gửi vào chùa làm mất ý nghĩa truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và biến nhà chùa thành nhà mồ, không còn ý nghĩa nhà chùa là nơi tu hành của Tăng Ni và cư sĩ.

    (trích)
     
    Last edited by a moderator: 9 Tháng năm 2011

Chia sẻ trang này