Một vài nhận định về yếu tố Thiên Thời của Cụ Thiên Luơng

Thảo luận trong 'Trao đổi kiến thức về Tử Vi' bắt đầu bởi tuongnguyen2007, 31 Tháng tám 2008.

  1. tuongnguyen2007

    tuongnguyen2007 Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    11 Tháng tám 2008
    Bài viết:
    477
    Điểm thành tích:
    16
    Một vài nhận định về yếu tố Thiên Thời của Cụ Thiên Luơng


    Một số người sử dụng yếu tố thiên thời và đề cao tầm quan trọng của yếu tố nầy khi luận giải về Tử Vi. Dưới đây là vài nhận định về yếu tố Thiên Thời, mong các bạn tham gia đóng góp tính chất đúng sai trên vấn đề nghiệm lý.

    NHẬN ÐỊNH VỀ SỰ XUNG KHẮC GIỮA TAM HỢP ÐẠI HẠN VÀ TAM HỢP TUỔI CỦA THIÊN LƯƠNG (YẾU TỐ THIÊN THỜI THEO CỤ THIÊN LƯƠNG)


    Theo Cụ Thiên Lương thì Tam Hợp Tuổi (THT) được xếp vào bốn hành như sau:

    Tuổi Thân Tí Thìn hành Thủy
    Tuổi Dần Ngọ Tuất hành Hỏa
    Tuổi Tỵ Dậu Sửu hành Kim
    Tuổi Hợi Mão Mùi hành Mộc

    Tam hợp Ðại Hạn (THDH) cũng được tứ hành hoá giống THT


    Cung Ðại Hạn Thân Tí Thìn hành Thủy
    Cung Ðại Hạn Dần Ngọ Tuất hành Hỏa
    Cung Ðại Hạn Tỵ Dậu Sửu hành Kim
    Cung Ðại Hạn Hợi Mão Mùi hành Mộc

    Cụ Thiên Lương cho rằng:
    THDH sinh nhập THT: tai hại (vì có Thiên Không). (Có lúc ông lại cho là
    Tốt) ??????????????

    THDH hòa THT : tốt (vì có Tứ Linh)

    THT sinh xuất THDH : tai hại, bị người lợi dụng, bị thiệt thòi, phục vụ cho đời mà thù lao không xứng, không được thụ hưởng, làm co ????? cho người.

    THT khắc xuất THDH: phải gắng công tranh đấu gặp khó khăn nhưng nếu nổ lực có thể thắng được hoàn cảnh (Có lúc ông lại ghi khắc phục và bị sa lầy, mưu sự đầu thành sau trắc trở)

    THDH khắc nhập THT: xấu nhất, bị hoàn cảnh chế ngự, vận mạng tàn tạ khó ganh đua, nguy khốn, thân bại danh liệt.


    Cụ Thiên Lương còn nhấn mạnh rằng đắc Thiên Thời thì đời lên hương, mất Thiên Thời thì đời sẽ thấy khó khăn để rồi xuống dốc.

    Dương Nam, Âm Nữ Ðại Hạn an theo chiều thuận.


    Tuổi Thân Tí Thìn (THT hành Thủy), Mệnh an ở Thân Tí Thìn
    Ðại hạn thứ Nhất: THDH (Thân Tí Thìn) hòa THT
    Ðại hạn thứ Hai: THDH (Tỵ Dậu Sửu ) sinh nhập THT
    Ðại hạn thứ Ba: THT khắc xuất THDH (Dần Ngọ Tuất )
    Ðại hạn thứ Tư: THT sinh xuất THDH (Hợi Mão Mùi)
    Ðại hạn thứ Năm: như Ðại hạn thứ Nhất (cứ cách 3 đại hạn thì lại trở về như cũ)

    Tuổi Thân Tí Thìn, Mệnh an ở Tỵ Dậu Sửu
    Ðại hạn thứ Nhất: THDH (Tỵ Dậu Sửu ) sinh nhập THT
    Ðại hạn thứ Hai: THT khắc xuất THDH (Dần Ngọ Tuất )
    Ðại hạn thứ Ba: THT sinh xuất THDH (Hợi Mão Mùi)
    Ðại hạn thứ Tư: THDH (Thân Tí Thìn) hòa THT
    Ðại hạn thứ Năm: như Ðại hạn thứ Nhất

    Tuổi Thân Tí Thìn, Mệnh an ở Dần Ngọ Tuất
    Ðại hạn thứ Nhất: THT khắc xuất THDH (Dần Ngọ Tuất )
    Ðại hạn thứ Hai: THT sinh xuất THDH (Hợi Mão Mùi)
    Ðại hạn thứ Ba: THDH (Thân Tí Thìn) hòa THT
    Ðại hạn thứ Tư: THDH (Tỵ Dậu Sửu ) sinh nhập THT
    Ðại hạn thứ Năm: như Ðại hạn thứ Nhất

    Tuổi Thân Tí Thìn, Mệnh an ở Hợi Mão Mùi
    Ðại hạn thứ Nhất: THT sinh xuất THDH (Hợi Mão Mùi)
    Ðại hạn thứ Hai: THDH (Thân Tí Thìn) hòa THT
    Ðại hạn thứ Ba: THDH (Tỵ Dậu Sửu ) sinh nhập THT
    Ðại hạn thứ Tư: THT khắc xuất THDH (Dần Ngọ Tuất )
    Ðại hạn thứ Năm: như Ðại hạn thứ Nhất

    Tuổi Tỵ Dậu Sửu (THT hành Kim), Mệnh an ở Tỵ Dậu Sửu
    Ðại hạn thứ Nhất: THDH (Tỵ Dậu Sửu ) hòa THT
    Ðại hạn thứ Hai: THDH (Dần Ngọ Tuất ) khắc nhập THT
    Ðại hạn thứ Ba: THT khắc xuất THDH (Hợi Mão Mùi)
    Ðại hạn thứ Tư: THT sinh xuất THDH (Thân Tí Thìn)
    Ðại hạn thứ Năm: như Ðại hạn thứ Nhất

    Tuổi Tỵ Dậu Sửu (THT hành Kim), Mệnh an ở Dần Ngọ Tuất
    Ðại hạn thứ Nhất: THDH (Dần Ngọ Tuất ) khắc nhập THT
    Ðại hạn thứ Hai: THT khắc xuất THDH (Hợi Mão Mùi)
    Ðại hạn thứ Ba: THT sinh xuất THDH (Thân Tí Thìn)
    Ðại hạn thứ Tư: THDH (Tỵ Dậu Sửu ) hòa THT
    Ðại hạn thứ Năm: như Ðại hạn thứ Nhất

    Tuổi Tỵ Dậu Sửu (THT hành Kim), Mệnh an ở Hợi Mão Mùi
    Ðại hạn thứ Nhất: THT khắc xuất THDH (Hợi Mão Mùi)
    Ðại hạn thứ Hai: THT sinh xuất THDH (Thân Tí Thìn)
    Ðại hạn thứ Ba: THDH (Tỵ Dậu Sửu ) hòa THT
    Ðại hạn thứ Tư: THDH (Dần Ngọ Tuất ) khắc nhập THT
    Ðại hạn thứ Năm: như Ðại hạn thứ Nhất

    Tuổi Tỵ Dậu Sửu (THT hành Kim), Mệnh an ở Thân Tí Thìn
    Ðại hạn thứ Nhất: THT sinh xuất THDH (Thân Tí Thìn)
    Ðại hạn thứ Hai: THDH (Tỵ Dậu Sửu ) hòa THT
    Ðại hạn thứ Ba: THDH (Dần Ngọ Tuất ) khắc nhập THT
    Ðại hạn thứ Tư: THT khắc xuất THDH (Hợi Mão Mùi)
    Ðại hạn thứ Năm: như Ðại hạn thứ Nhất

    Tuổi Dần Ngọ Tuất (THT hành Hỏa), Mệnh an ở Dần Ngọ Tuất
    Ðại hạn thứ Nhất: THDH (Dần Ngọ Tuất ) hòa THT
    Ðại hạn thứ Hai: THDH (Hợi Mão Mùi) sinh nhập THT
    Ðại hạn thứ Ba: THDH (Thân Tí Thìn) khắc nhập THT
    Ðại hạn thứ Tư: THT khắc xuất THDH (Tỵ Dậu Sửu )
    Ðại hạn thứ Năm: như Ðại hạn thứ Nhất

    Tuổi Dần Ngọ Tuất (THT hành Hỏa), Mệnh an ở Hợi Mão Mùi
    Ðại hạn thứ Nhất: THDH (Hợi Mão Mùi) sinh nhập THT
    Ðại hạn thứ Hai: THDH (Thân Tí Thìn) khắc nhập THT
    Ðại hạn thứ Ba: THT khắc xuất THDH (Tỵ Dậu Sửu )
    Ðại hạn thứ Tư: THDH (Dần Ngọ Tuất ) hòa THT
    Ðại hạn thứ Năm: như Ðại hạn thứ Nhất

    Tuổi Dần Ngọ Tuất (THT hành Hỏa), Mệnh an ở Thân Tí Thìn
    Ðại hạn thứ Nhất: THDH (Thân Tí Thìn) khắc nhập THT
    Ðại hạn thứ Hai: THT khắc xuất THDH (Tỵ Dậu Sửu )
    Ðại hạn thứ Ba: THDH (Dần Ngọ Tuất ) hòa THT
    Ðại hạn thứ Tư: THDH (Hợi Mão Mùi) sinh nhập THT
    Ðại hạn thứ Năm: như Ðại hạn thứ Nhất

    Tuổi Dần Ngọ Tuất (THT hành Hỏa), Mệnh an ở Tỵ Dậu Sửu
    Ðại hạn thứ Nhất: THT khắc xuất THDH (Tỵ Dậu Sửu )
    Ðại hạn thứ Hai: THDH (Dần Ngọ Tuất ) hòa THT
    Ðại hạn thứ Ba: THDH (Hợi Mão Mùi) sinh nhập THT
    Ðại hạn thứ Tư: THDH (Thân Tí Thìn) khắc nhập THT
    Ðại hạn thứ Năm: như Ðại hạn thứ Nhất

    Tuổi Hợi Mão Mùi (THT hành Mộc), Mệnh an ở Hợi Mão Mùi
    Ðại hạn thứ Nhất: THDH (Hợi Mão Mùi) hòa THT
    Ðại hạn thứ Hai: THDH (Thân Tí Thìn) sinh nhập THT
    Ðại hạn thứ Ba: THDH (Tỵ Dậu Sửu ) khắc nhập THT
    Ðại hạn thứ Tư: THT sinh xuất THDH (Dần Ngọ Tuất )
    Ðại hạn thứ Năm: như Ðại hạn thứ Nhất

    Tuổi Hợi Mão Mùi (THT hành Mộc), Mệnh an ở Thân Tí Thìn
    Ðại hạn thứ Nhất: THDH (Thân Tí Thìn) sinh nhập THT
    Ðại hạn thứ Hai: THDH (Tỵ Dậu Sửu ) khắc nhập THT
    Ðại hạn thứ Ba: THT sinh xuất THDH (Dần Ngọ Tuất )
    Ðại hạn thứ Tư: THDH (Hợi Mão Mùi) hòa THT
    Ðại hạn thứ Năm: như Ðại hạn thứ Nhất

    Tuổi Hợi Mão Mùi (THT hành Mộc), Mệnh an ở Tỵ Dậu Sửu
    Ðại hạn thứ Nhất: THDH (Tỵ Dậu Sửu ) khắc nhập THT
    Ðại hạn thứ Hai: THT sinh xuất THDH (Dần Ngọ Tuất )
    Ðại hạn thứ Ba: THDH (Hợi Mão Mùi) hòa THT
    Ðại hạn thứ Tư: THDH (Thân Tí Thìn) sinh nhập THT
    Ðại hạn thứ Năm: như Ðại hạn thứ Nhất

    Tuổi Hợi Mão Mùi (THT hành Mộc), Mệnh an ở Dần Ngọ Tuất
    Ðại hạn thứ Nhất: THT sinh xuất THDH (Dần Ngọ Tuất )
    Ðại hạn thứ Hai: THDH (Hợi Mão Mùi) hòa THT
    Ðại hạn thứ Ba: THDH (Thân Tí Thìn) sinh nhập THT
    Ðại hạn thứ Tư: THDH (Tỵ Dậu Sửu ) khắc nhập THT
    Ðại hạn thứ Năm: như Ðại hạn thứ Nhất
    NHẬN ÐỊNH


    DƯƠNG NAM, ÂM NỮ

    Tuổi Tuổi Thân Tí Thìn, Mệnh an ở Thân Tí Thìn (có bộ Tuế Phù Hổ)
    Hòa, sinh nhập, khắc xuất, sinh xuất
    Tuổi Thân Tí Thìn, Mệnh an ở Tỵ Dậu Sửu (có bộ Dương Tử Phúc)
    Sinh nhập, khắc xuất, sinh xuất, hoà
    Tuổi Thân Tí Thìn, Mệnh an ở Dần Ngọ Tuất (có bộ Tang Tuế Ðiếu)
    Khắc xuất, sinh xuất, hoà, sinh nhập
    Tuổi Thân Tí Thìn, Mệnh an ở Hợi Mão Mùi (có bộ Âm Long Trực)
    Sinh xuất, hoà, sinh nhập, khắc xuất

    Như vậy, cung Ðại Hạn luân chuyển theo một vòng tròn khép kín là Hoà (bình hoà), sinh nhập, khắc xuất, sinh xuất rồi trở lại Hoà. Dương Nam Âm Nữ thì đi theo chiều thuận như trên.


    ÂM NAM, DƯƠNG NỮ Ðại hạn theo chiều nghịch, do đó sẽ luân chuyển theo chiều ngược của vòng (là Hoà, sinh xuất, khắc xuất, sinh nhập)

    Tuổi Tỵ Dậu Sửu , Dương Nam Âm Nữ thi luan chuyen theo chieu thuan cua vong Hoa, khắc nhập, khắc xuất, sinh xuất. Am Nam, Duong nu thi theo chieu nghich cua vong (Hoa, sinh xuất, khắc xuất, khắc nhập)

    Tuổi Dần Ngọ Tuất , Dương Nam Âm Nữ thì luân chuyển theo chiều thuận của vòng Hoà, sinh nhập, khắc nhập, khắc xuất. Âm Nam, Dương nữ thì theo chiều nghịch của vòng (Hoà, sinh nhập, khắc nhập, khắc xuất)

    Tuổi Hợi Mão Mùi Dương Nam Âm Nữ thì luân chuyển theo chiều thuận của vòng Hoà, sinh nhập, khắc nhập, sinh xuất. Âm Nam, Dương nữ thì theo chiều nghịch của vòng (Hoà, sinh xuất, khắc nhập, sinh nhập)

    NHẬN ÐỊNH: trên vòng tròn luân chuyển ta nhận thấy:
    Tuổi Thân Tí Thìn chỉ có một vị trí xấu là khắc xuất
    Tuổi Tỵ Dậu Sửu thì có hai vị trí xấu đứng liền nhau là khắc nhập, khắc xuất
    Tuổi Dần Ngọ Tuất có hai vị trí xấu đứng liền nhau là khắc nhập, khắc xuất
    Tuổi Hợi Mão Mùi chỉ có một vị trí xấu là khắc nhập

    Nếu căn cứ vào các sao thuộc vòng Thái Tuế xuật hiện tại đại hạn thì ta có bảng tổng kết dưới đây:


    TUỔI CÁC BỘ SAO TẠI ĐẠI HẠN

    Thân Tí Thìn: Hòa, Sinh nhập, khắc xuất, sinh xuất.

    Tỵ Dậu Sửu: Hòa, khắc nhập khắc xuất sinh xuất.

    Dần Ngọ Tuất: Hòa, sinh nhập, khắc nhập, khắc xuất.

    Hợi Mão Mùi: Hòa, sinh nhập, khắc nhập, sinh xuất.

    Cũng cần nêu thêm hai yếu tố mà cụ Thiên Lương cho rằng là phụ khi giải đoán đại hạn , đó là yếu tố địa lợi và nhân hòa

    địa lợi (CỦA ĐẠI HẠN) là hành cung và hành mệnh có tương đắc hay không? Nếu tương đắc thì tính mệnh được phần nào vững chắc yên lành

    nhân hòa là lòng người. Lòng người thuận hay nghịch là tính theo tinh đẩu : tinh đẩu của hạn có cùng trong hệ phái của Mệnh là cùng một bộ trong thế lưỡng nghi và hết sức loại tránh Lục Sát tinh nhất là Không Kiếp. Nếu Mệnh ở thế Tử Phủ Sát Phá Tham hay Cơ Lương Cự Nhật, nếu gặp đồng bộ, nghĩa là cùng phe phái thì hòa thuận, bằng như đụng độ khác phái thì hẳn là có sự khó khăn, gia thêm Lục Sát tinh ngươi có số càng thêm chuyện, vất vả là may. Nói rõ hơn thì khi xét nhân hòa phải xem bộ chính tiinh tại đại hạn có cùng hay khác thế lưỡng nghi với bộ chính tinh của Mệnh. Cụ Thiên Lương chia 14 Chính tinh thành 2 thế lưỡng nghi Âm Dương : Dương ( Tử Phủ Vũ Tướng, Sát Phá Liêm Tham ) , Âm ( Cơ Nguyệt Đồng Lương, Cự Nhật), và tiếp tục phân thành Tứ Tượng như sau :

    Tử Phủ Vũ Tướng (Thiếu Dương) : 60% thực hành ,40% lý thuyết

    Sát Phá Liêm Tham (Thái Dương) : 100% thực hành
    Cơ Nguyệt Đồng Lương ( Thái Âm) : 100% lý thuyết

    Cự Nhật (Thiếu Aam): 60% lý thuyết , 40% thực hành

    Nếu chính tinh đồng bộ cùng phe phái, cùng thế lưỡng nghi như Tử Phủ Vũ Tướng , Sát Phá Liêm Tham thì khi chuyển vận gặp nhâu vẫn ít thay đổi , dễ dàng hơn là gặp bộ khác thế lưỡng nghi là Cơ Nguyệt Đồng Lương, Cự Nhật (nếu thêm trung tinh đắc cách tam hợp thì càng được tốt đẹp. Nếu như khác phe phái , khác thế lưỡng nghi như Cơ Nguyệt Đồng Lương (CNDL) vận hành gặp Sát Phá Liêm Tham (SPLT) thì hẳn là có sự đụng chạm nặng nề, phần thiệt hại thuộc về phe yếu thế là CNDL (nếu gia thêm Sát tiinh nhập hạn thì sẽ gặp nhiều chuyện không may)

    Từ thế của bốn bộ chính tinh (Tứ tượng) trên muốn được thêm hoàn mỹ và thành công thì theo cụ cần phải có tối thiểu :
    Bộ ; Tử Phủ Vũ Tướng cần nhất là Tả Hữu Thai Tọa

    Bộ Sát Phá Liêm Tham cần nhất là Lục Sát tinh và Thai Cáo
    Bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương cần nhất là Khôi Việt và Xương Khúc

    Bộ Cự Nhật cần nhất là Hồng Đào Quang Quý

    Riêng bộ Nhật Nguyệt nếu như lạc hãm ngoài bộ Đào Hồng Hỉ ít nhất phải đứng cặp với một trong 3 bộ hợp cách với nó là Xương KHúc, Long Phượng, Quang Quí

    Cụ Thiên Lương cho rằng địa lợi và nhân hòa là hai yếu tố phụ. Uư tiên là Thiên Thời, rồi đến Nhân Hòa , còn địa lợi là thứ yếu chỉ cần an thân. Được 3 yếu tố thì quá tốt. Thông thường chỉ cần được 1 thiên thời cũng đủ mãn nguyện. Đại hạn nào có đủ 2 yếu tố Thiên Thời và địa lợi thì sẽ khá, nếu có thêm Nhâm Hòa thì đại hạn rất rực rỡ. Trường hợp nếu thiên thời không có thì phải nhờ đến Nhân Hòa là lòng người.
    Thiên Lương cho rằng cũng có người gặp đại vận Thái Tuế, nghĩa là Mệnh không có ở Tam hợp Thái Tuế, khi đo thắng lợi chỉ là một giai đoạn rồi sụp đổ hoặc bị thị phi dèm pha để rồi ô danh sự nghiệp. Cũng có người gặp 2, 3 đại vận liên tiếp nhưng phải là Âm Nam Dương Nữ gặp Thiên Không trước rồi gặp Thái Tuế, nghĩa là muốn thành công phải gặp gian nan trước cho nếm mùi chua mặn chát của cuộc thế, hiểu cái thất bại để đem đến thành công
    Cần chú ý theo cụ Thiên Lương :
    Nếu Đại vận bị khắc nhập hay sinh xuất thì chỉ là miếng xương nuốt vào cũng khó mà nhả ra cũng vướng, thêm Quyền Lộc thì càng thêm lung tung khổ về Quan Lộc

    Người Thái Tuế, trường hợp gặp Bạch Hổ Đường Phù trong tam hợp , vào hạn Thái Tuế dễ trút hơi thở cuối cùng với uy danh được hậu thế ghi nhận

    Hạn gặp Thái Tuế là phải đắc ý, nhưng nếu gặp thêm Không Kiếp thì lên để mà xuống

    Hạn gặp Thiên Không là phá sản, nhưng Thiên Không gặp Khoa là xuống để mà lên
    Dưới đây chỉ là vài điểm khái quát nêu ra và mong rằng căn cứ vào các điểm này các bạn có thể tự bổ xung và nhận định rõ ràng hơn

    Khi đọc sách của cụ Thiên Lương trình bày về yếu tố Thiên Thời, quả thật chúng ta sẽ cảm thấy bối rối vì trong nhiều đoạn văn khác nhau tại các bài viết khác nhau có nhiều điểm mâu thuẫn xảy ra, nhất là khi cụ đề cập đến vấn đề sinh nhập và khắc xuất của yếu tố Thiên Thời. Bỏ qua các vấn đề đó, chúng ta nhận thấy rằng cụ Thiên Lương:

    Khi xét hạn xấu tốt đã tập trung vào yếu tố chi của năm sinh, coi nhẹ các yếu tố khác như can.

    Đưa các yếu tố khác như chính phụ tinh nhập hạn xuống hàng thứ yếu

    Không phân biệt sự khác biệt giữa các đại hạn nằm trong thế tam hợp, vì khi xét tương quan với tam hợp tuổi thì đều đưa đến kết quả như nhau

    Nhiều khi giải thích ý nghĩa sự sinh khắc của yếu tố Thiên Thời bằng cách sử dụng vòng Thái Tuế do cụ phát minh (các bạn coi lại vòng thái tuế thì sẽ thấy điều này)

    Thật ra nếu xem xét kỹ lưỡng các bài viết của cụ, chúng ta nhận thấy rằng quan điểm xét hạn của cụ vẫn dựa trên quan điểm cổ điển nhưng được triển khai dưới hình thức sinh khắc giữa các tam hợp khiến chúng ta dễ bị lâm vào chỗ mù mờ và khó xét đoán. Theo cách coi hạn cổ điển, khi coi hạn chúng ta thường coi chính cung và hai cung tam hợp, nghĩa là coi cả ba cung trong thế tam hợp, chưa kể xét đến xung chiếu, nhị hợp và giáp, và nhiều yếu tố khác…. yếu tố Thiên Thời của cụ Thiên Lương thì chỉ đặt trọng tâm giai đoạn vào ba cung ở thế tam hợp mà thôi, và đặc biệt là không chú trọng đến sự khác biệt của các sao tọa thủ hay tam hợp chiếu hạn

    Căn cứ về yếu tố Thiên Thời thì chúng ta thấy cuộc đời của một con người sự thành công hay thất bại, hài lòng hay không, thuận lợi hay khó khăn.. sè gần như có chu kỳ nhất định của nó, tuần hoàn theo một qui luật chi phối quan trọng chủ yếu như đã đề cập trên các bảng tóm tắt trên. Điểm này trên thực tế quan sát chưa hẳn là đúng và chúng ta sè thấy rất rõ ở các người mà tuổi trẻ bôn ba khổ sở, lận đận lao đao, bất đắc ý nhưng đến trung hậu vận lại thành công và hài lòng, và có những người mà tuổi trẻ sung sướng hài lòng nhưng đến trung hậu vận lại gian nan khổ cực mọi điều. (Để kiểm nghiệm vấn đề này các bạn hãy sử dụng bảng tính toán trên để áp dụng vào nhiều lá số xem chu kỳ đó có đúng hay không)

    Nếu chỉ lấy các sao an chi năm sinh, sử dụng phương pháp theo cách coi vận hạn cổ điển và so sánh với quan điểm Thiên Thời của cụ, chúng ta sẽ thấy:

    Đại hạn có Tuế Phù Hổ: đây là đại hạn đắc Thiên Thời cho mọi tuổi, theo cụ thì sẽ đưa đến thành công, hài lòng trừ khi gặp Không Kiếp. Qua kiểm nghiệm thực tế, chúng ta thấy rằng trong nhiều trường hợp, nhiều người đã vướng vào vòng tù tội hoặc bị kiện tụng, điều tra, tranh chấp, thị phi… khi bước vào giai đoạn này. Tại sao có lúc đúng có lúc sai khi vào giai đoạn này. Chúng ta biết rằng vòng Thái Tuế là vòng cát phú, hung diệt, nếu đi với nhiều sao xấu thì lại trở nên xấu xa, chủ thị phi kiện tụng hình luật. Đặc tính của tam hợp Tuế Phù Hổ là luôn luôn có Long Trì Hoa Cái, từ đó dễ có Tứ Linh - nếu ở cung Âm thì sẽ luôn luôn có Tứ Linh. Tứ Linh tượng trưng cho sự may mắn hưng thịnh về mọi mặt, khi có Tứ Linh thì sẽ có Giải Thần là sao giải hóa mạnh. Như vậy khi bước vào đại hạn có Tứ Linh và không gặp sao xấu thì chúng ta sẽ gặp may mắn và từ đó dễ đưa đến hài lòng. Các lá số rơi vào trường hợp này thì sẽ thấy cách coi về vòng Thiên Thời của cụ sẽ thường thuờng là đúng. Nhưng nếu rơi vào trường hợp không có Tứ Linh, và nhất là gặp các sao xấu thì chưa hẳn là đúng vì phải đối phó với chuyện thị phi cãi vả tranh chấp kiện tụng… Cần chú ý nếu sử dụng phương pháp coi hạn cổ điển thì khi gặp Tuế Phù Hổ, chúng ta ít nhất còn xét thêm sao xung chiếu. Ví dụ hạn có Tuế Phù Hổ, Bạch Hổ thủ hạn khác với chiếu hạn. Có Bạch Hổ thủ hạn thì mặc dù trong hạn đó có nhiều may mắn xảy ra nhưng cũng phải lo lắng tuy thông thường không nhiều (vì có bộ Tang Hổ nhập hạn nhưng lại có Tứ Linh) và thông thường thì trong giai đoạn đó phải làm việc hăng say tích cực chứ không thể thảnh thơi được… Coi với phương pháp cổ điển, nắm vững ý nghĩa của các sao thường có mặt trong vòng Thái Tuế, chúng ta sẽ bổ khuyết được các sai xót khi giai đoạn vận hạn khi sử dụng yếu tố Thiên Thời. Đại hạn đắc Thiên Thời của cụ sẽ bị lung lay khi đụng độ với bộ Sát Phá Tham hãm địa lại có hung sát tinh hãm địa nhập hạn …

    Đại hạn có Dương Tử Phúc: là đại hạn sinh nhập theo cụ Thiên Lương, trừ trường hợp tuổi Tỵ Dậu Sửu thì lại bị khắc nhập. Đây là phần có nhiều mâu thuần trong cách giải của cụ Thiên Lương vì có lúc cụ cho rằng sinh nhập là tốt, có lúc cụ lại cho là tai hại vì có Thiên Không. Thực chất trong đại hạn này luôn luôn có mặt Thiên Không Kiếp Sát đi với Đào, Hồng hoặc Hỉ. Khi sử dụng phương pháp của cụ Thiên Lương , chúng ta sẽ coi các sao trong tam hợp như là một. Theo phương pháp coi cổ điển, gặp hạn Thiên Không Kiếp Sát thì ít nhất ta cũng cần chú ý tùy theo Thiên Không đứng ở vị trí nào của hạn, thủ hay chiếu, và tùy theo vị trí của Hồng Loan hoặc Đào Hoa trong tương quan với hành bản Mệnh và nhiều yếu tố khác mà ta giải đoán có khác nhau. Chính vì sử dụng tam hợp tuổi nên cứ bị trục trặc khi gặp tuổi Tỵ Dậu Sửu (bị đưa xuống trường hợp khắc nhập khi đáo hạn Dương Tử Phúc). Trường hợp bị khắc nhập này theo quan niệm của cụ, nếu ta dùng phương pháp cổ điển mà phân tích thì sẽ thấy tuy ba tuổi Tỵ Dậu Sửu bị khắc nhập mà lý giải về đại hạn của các tuổi có khác nhau, và ngay cả cùng một tuổi mà lý giải cũng khác nhau nếu cung nhập hạn khác nhau. Dưới đây là minh họa cho trường hợp tuổi Tỵ Dậu Sửu khi bị khắc nhập nhưng lý giải sẽ khác nhau.

    Tuổi Dậu: Tử Phù, Nguyệt Đức, Kiếp Sát (Dần) – Phúc Đức, Thiên Đức, Hồng Đào (Ngọ) – Thiếu Dương, Thiên Không (Tuất)

    Tuổi Tỵ: Phúc Đức, Thiên Đức, Kiếp Sát (Dần) – Thiếu Dương, Không Đào (Ngọ) – Tử Phù, Nguyệt Đức, Hồng Loan (Tuất)

    Tuổi Sửu: Thiếu Dương, Thiên Không, Hồng Loan, Cô Thần, Kiếp Sát (Dần) – Tử Phù, Nguyệt Đức, Đào Hoa (Ngọ) – Phúc Đức, Thiên Đức, Quả Tú (Tuất)

    Đại hạn có Tang Tuế Phá: là đại hạn bị khắc nhập hay khắc xuất. Trong đại hạn này với sự xuất hiện thường trực của Mã Hư , và không có các sao may mắn an theo chi của năm, quả thật đại hạn này con người dễ gặp trục trặc, buồn phiền, đặc biệt cho vị trí Tang Môn mà lại gặp thêm Thiên Khốc (đủ bộ Tang Hổ Khốc Hư), do đó cụ mới cho rằng bị hoàn cảnh chế ngự, có bị chế ngự thì mới đem đến bất mãn, không hài lòng… Tuy vậy theo quan điểm coi hạn cổ điển thì chưa hẳn là rơi vào đại hạn này thì không có thời cơ, ví dụ như là hạn được hưởng bộ Mã Lộc Tồn mà Mà lại đồng hành với bản Mệnh tại hạn không gặp hung sát tinh… Theo cách giải của cụ thì khắc nhập xấu hơn khắc xuất. Thử lấy hai tuổi Dần hạn ở cung Thân (bị khắc nhập) và tuổi Thân hạn ở cung Dần (bị khắc xuất), cả hai đều có các sao an theo chi giống nhau nhưng kết quả giải đoán theo yếu tố Thiên Thời có khác nhau. Điều này trên thực tế hạn rơi vào cung Thân chưa chắc xấu hơn hạn rơi vào cung Dần


    Đại hạn có Âm Long Trực: đây la đại hạn bị sinh xuất, trừ trường hợp tuổi Dần Ngọ Tuất bị khắc xuất. Ta biết rằng ngoại trừ trường hợp Long Đức luôn luôn bị Thiên Không chiếu, bộ Âm Long Trực dễ gặp các sao của bộ Đào Hồng Hỉ, không gặp Tang Hổ Khốc Hư, Thiên Mã và tùy theo vị trí có thể gặp Cô Quả Kiếp Sát hay không...mà ta đưa ra các kết luận khác nhau. Theo cách giải cổ điển thì chưa chắc đại hạn này sẽ xấu, và thực tế có nhiều người phát trong đại hạn này. Hơn nữa, thử so sánh trường hợp sinh xuất và khắc xuất. Tuổi Ngọ với vị trí ở cung Dậu đắc bộ Đào Hồng Hỉ không gặp Cô Quả Kiếp Sát thì trường hợp khắc xuất này chưa chắc thua các trường hợp sinh xuất khác của bộ Âm Long Trực được và trường hợp này cũng chưa chắc thua trường hợp sinh nhập của bộ Dương Tử Phúc. Điều này đưa đến ý nghĩa khác biệt của sinh xuất , khắc xuất, sinh nhập mà cụ đề ra chưa hẳn hợp lý

    Theo thiển ý cụ Thiên Lương lấy yếu tố hài lòng thuận lợi… hay không trên cơ sở ý nghĩa vòng Thái Tuế mà cụ đã phát minh ra. Ví dụ một khi đã rơi vào thế bất mãn (khắc nhập, khắc xuất) thì chứng tỏ là đã gặp môi trường không thuận lợi nên mới bất mãn. Một khi đã bất mãn thì cho dù hạn có gặp nhiều sao tốt hội họp thì cũng vẫn là bất mãn, từ đó cụ Thiên Lương xem các chính phụ tinh nhập hạn là thứ yếu khi xem hạn.. Để ý lời giải thích ý nghĩa của khắc nhập, khắc xuất, sinh xuất, sinh nhập …của cụ dính liền với quan niệm về vòng Thái Tuế tại bản Mệnh của cụ. Phải chăng cụ phát minh ra vòng Thái Tuế trước, rồi quan sát các sao của vòng Thái Tuế khi nhập hạn mà cụ đưa ra cách tính toán yếu tố Thiên Thời của cụ và sử dụng ý nghĩa vòng Thái Tuế để luận giải cho các trường hợp sinh khắc trong yếu tố Thiên Thời

    Để kiểm nghiệm nguyên lý của cụ đúng hay sai thì chúng ta cần kiểm tra so sánh các đại hạn của từng lá số, đặc biệt coi lá số người lớn tuổi (vì với lá số người lớn tuổi chúng ta còn có thể đưa ra sự khác biệt giữa hai đại hạn cùng ở trên thế tam hợp chiếu). Ví dụ trong một lá số đặc biệt, ta có thể so sánh đại hạn có Tuế Phù Hổ gặp Sát tinh với đại hạn có Tang Tuế Phá hay Âm Long Trực gặp chính tinh hoặc trung tinh sáng sủa không có hung sát tinh xâm nhập thì sẽ thấy rõ yếu tố Thiên Thời đúng hay sai (vì cụ đánh giá yếu tố Thiên Thời mạnh hơn nhân hòa)…

    Tóm lại yếu tố Thiên Thời của cụ Thiên Lương thực chất là sự coi trọng sự nhập hạn của các sao trong vòng Thái Tuế khi xét đoán đại hạn.
     
  2. Minhthai

    Minhthai Hội Viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    4 Tháng mười một 2006
    Bài viết:
    358
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Một vài nhận định về yếu tố Thiên Thời của Cụ Thiên Luơng

    MT khi xem thì trong ba yếu tố Thiên địa nhân thì yếu tố Nhân hòa quan trọng nhất,sau đó đến địa lợi,cuối cùng mới là Thiên thời.Vì có trời có đất rồi mới có người,như vậy Nhân hòa là cái gắn chặt thiết thân nhất với con người,là hoa quả của cây vì vậy Quả tốt chứng tỏ cây cũng tốt rồi,có nghĩa là trong yếu tố nhân hòa đã có điều gì đó của yếu tố Thiên thời.(Mà thực ra chỉ cần quả tốt là sướng rùi,nếu cây có không được tốt lắm mà gặp thời tiết tốt để cho nhiều quả cũng vẫn sướng hơn là cây tốt nhưng gặp thời tiết xấu thành ra ko sinh hoa kết quả giống như cách Hoa khai ngộ vũ của tử vi vậy).

    Ngoài ra người đắc vòng thái tuế đã có bộ Long phượng cái(bạch hổ chưa hẳn đã tốt ví dụ đàn bà mà mệnh bạch hổ thì sẽ ăn bộ Tang hổ,dù có vòng thái tuế cũng không thể an định được).Như vậy trong yếu tố thiên thời đã có yếu tố nhân hòa trong đó rồi.

    Quan điểm về vòng thái tuế theo MT nên hiểu nó trên phương diện của thuyết chính danh sẽ hay hơn.Giống như một ông vua được vòng thái tuế và một ông vua không được vòng thái tuế,một ông được lòng trời một ông không được.

    Vài dòng bàn loạn.Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ ~_rose
     
  3. Thái_Dương(v)

    Thái_Dương(v) New Member

    Tham gia ngày:
    5 Tháng bảy 2008
    Bài viết:
    156
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Một vài nhận định về yếu tố Thiên Thời của Cụ Thiên Luơng

    Anh Minhthai viết hay lắm ! Sao dạo này em ít thấy anh ? Àh,em mất số điện thoại của anh rồi. Giờ anh dùng số nào báo em biết nhé !
     

Chia sẻ trang này