Nước Nam Việt và các đời vua Triệu

Thảo luận trong 'Phát ngôn - Tiên tri - Dự báo - Cảm ứng' bắt đầu bởi Tử Vi, 12 Tháng ba 2007.

  1. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Nước Nam Việt và các đời vua Triệu

    Quốc Vinh, BBCVietnamese.com






    Nam Việt có vai trò khai phóng, cởi mở về văn hóa, về sắc tộc
    Nam Việt Quốc là nước đầu tiên của Lĩnh Nam và sự tồn tại 93 năm của nhà Triệu với năm vị vua rất đáng chú ý.
    Theo các nhà sử học Trung Quốc, không chỉ nước Nam Việt và các triều đại của nhà Triệu, mà lịch sử cả vùng Lĩnh Nam là rất quan trọng.

    Giai đoạn này góp phần cho sự phát triển của thể chế chính trị, sự hình thành của nền văn hóa, kinh tế khu vực này.

    Người Nam Việt du nhập nhiều yếu tố của nhà Hán nhưng kết hợp hài hòa với các yếu tố.

    Tôi đến thăm Viện bảo tàng Vua Nam Việt ở Quảng Châu và gặp Giáo sư Trương Vinh Phương, giảng dạy môn lịch sử tại đại học Trung Sơn, chuyên gia nghiên cứu nước Nam Việt.

    BBC: Xin Giáo sư cho biết tầm vóc và ý nghĩa của bảo tàng này là gì?

    Giáo sư Trương Vinh Phương: Điểm nổi bật của bảo tàng này là ngôi mộ cổ tìm được từ thời Lĩnh Nam. Một số mộ bị phá, lấy cắp nhưng những gì chúng tôi có ở đây là có một không hai. Phần chính của bảo tàng là những lưu niệm từ thời Nam Việt Quốc.

    BBC: Sự liên hệ giữa các vua nhà Triệu và nước Việt Nam ngày nay là thế nào?

    Giáo sư Trương Vinh Phương: Trong lịch sử Trung Quốc, tính từ thời Tần Thủy Hoàng Đế thì vùng Lĩnh Nam đã thuộc nhà Tần, và Tần Thủy Hoàng chia vùng này làm ba xứ. Nhật Nam và Cửu Chân là một phần của Trung Quốc. Giao Châu cũng từng thuộc Trung Quốc, đây chính là phần nay thuộc Bắc Bộ của Việt Nam. Đó là nhìn về mặt địa lý. Tức là một phần vùng Bắc Bộ của Việt Nam thuộc về Đông Nam của đế chế Trung Quốc từ thời Tần và Hán.

    Tại Việt Nam nay người ta cũng tìm thấy các di chỉ giống như những gì chúng tôi tìm thấy ở đây. Nam Việt Quốc xét về vị trí địa lý cũng rất lớn, phía Tây Bắc giáp cả Hồ Nam, phía Đông đến Phúc Kiến, phía Nam giáp vùng nay thuộc miền Bắc Việt Nam. Về mặt dân tộc thì Nam Việt Quốc cũng phong phú về sắc tộc. Các giống người từ Tứ Xuyên, Mông Cổ cho đến vùng Mân Việt nay thuộc Phúc Kiến đều có đại diện trong dân số Nam Việt Quốc.

    BBC: Họ có phải là những nhóm người, cả như Hakka nữa, di dân xuống Việt Nam sau này?


    Mộ của Triệu Mạt còn nguyên vẹn

    Giáo sư Trương Vinh Phương: Có thể người Hakka di dân xuống đó sau này. Nhưng từ thời trước Công nguyên thì các nhóm di dân khác đi từ Bắc xuống Nam. Trở lại nước Nam Việt thì cứ nhìn vào văn hóa ở Quảng Châu thì thấy Nam Việt có vai trò khai phóng, cởi mở về văn hóa, về sắc tộc. Xã hội Nam Việt thời đó rất cởi mở.

    BBC: Trong thời đó, các vị Nam Việt Vương đóng đô ở đâu?

    Giáo sư Trương Vinh Phương: Nhà Triệu gốc ở Chân Định nay thuộc vùng Hà Bắc của Trung Quốc. Từ tướng quân Triệu Đà thì họ xuống vùng này ở cương vị lãnh đạo địa phương, sau đó, nhân thời loạn lạc ông ta xưng vương tại đây.

    BBC: Sự liên hệ với các tộc dân ở Bắc Việt Nam ngày nay thì thế nào?

    Giáo sư Trương Vinh Phương: Quan hệ rõ nhất là với An Dương Vương vốn là người Thục. Tất nhiên, đây là truyền thuyết nên khó xác định cụ thể mối quan hệ nhưng chuyện về con trai Triệu Đà là Trọng Thủy lấy con gái An Dương Vương được ghi trong sử. Hai bên gây chiến với nhau và chuyện Trọng Thủy lấy cắp nỏ của An Dương Vương là một câu chuyện được ghi trong lịch sử nhưng cần thêm chứng cớ khảo cổ để xác định rõ. Sử gia Việt Nam Đào Duy Anh có viết về chuyện này và tôi biết tác phẩm của ông.

    BBC: Thế nếu ta nhìn vào chuyện Nam Việt Quốc trên toàn cảnh lịch sử Trung Quốc thì sẽ rút ra được gì?

    Giáo sư Trương Vinh Phương: Triều Hán dưới thời Lữ Hậu đã muốn chiếm lại Lĩnh Nam. Lưu Bang đã gửi quân đánh chiếm nhưng Nam Việt vẫn độc lập vì Lĩnh Nam ở xa vùng Trung Quyền.

    BBC: Có phải Nam Việt độc lập được vì ở xa về phía Nam?

    Giáo sư Trương Vinh Phương: Có thể như thế. Lưu Bang muốn thống nhất toàn Trung Quốc nhưng đúng là nhà Hán còn phải lo nhiều việc khác nên chưa kịp chiếm lại Nam Việt Quốc. Đến thời Hán Vũ Đế thì mới hoàn tất.

    BBC: Cảm ơn giáo sư.


    ( BBC)
     

Chia sẻ trang này