1. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11/2/09
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Các cụ ta ngày xưa hay có câu nói :


    Ếch ngồi đáy giếng
    Coi trời bằng vung

    nhằm ám chỉ điều gì ?



    Nếu ta chỉ bằng lòng với những cái mình đã hiểu ,đã biết
    thì không bao giờ có thể tiến xa được
    Phật pháp thì vô lượng vô biên
    Người tu thiền không được nghĩ rằng chỉ cần thế thôi là đủ
    Người niệm Phật vãng sanh không được nghĩ rằng chỉ cần thế thôi là đủ

    Sự hiểu biết chỉ là giọt nước nhỏ nhoi mà thôi
    vì vậy không thể bằng lòng với cái mình đã có đã hiểu

    Vì Phật pháp như biển cả mênh mong cao vợi


    Ai mà cho rằng mình biết thế là đủ rồi ,giờ không phải nghiền ngẫm nữa
    ...


    Những người như vậy được gọi là những người chủ quan ,kiêu ngao.
    Cứ cho rằng những cái ta biết là nhất là giỏi rồi .




    Cuộc đời thì cứ từ từ chuốc lấy đau khổ ,chuốc lấy thất bại những
    vẫn không chịu nhận mình là sai ,là kém mà vẫn cho rằng mình là
    đúng nhất .
    Rồi chê trách ,rồi thắc mắc rằng tại sao mọi người không hiểu mình
    không khen những điều mình nói ra .




    Trên đời có rất nhiều người kiêu mạn ,tự cao tự đại .
    Tại sao lại như vậy ?
    Vì người ta cho rằng mình giỏi hơn người khác .
    Điều này rất dễ xảy ra khi trong cuộc đời ,người ta đạt được
    1 vài thành công nho nhỏ ,1 vài điều như ý muốn
    Và rồi người ta kiêu mạn .




    Tính kiêu mạn này ở trong xã hội sẽ dẫn người ta tới những thất bại và
    khổ đau không thể tránh khỏi .
    Còn ở trong đạo ,nó sẽ tạo ra 1 cái nghiệp rất chi là nặng .
    Tuy rằng ,nhìn bề ngoài mình sẽ không thấy tác hại của nó trầm trọng
    như giết người cướp của ... ( vì nó diễn ra âm thầm ở trong tâm )
    Nhưng sự thật là sự kiêu mạn gây ra tác hại và hậu quả còn trầm trọng hơn
    cả cướp cả hay giết người .





    Trong cuộc đời của mỗi chúng ta cũng hay bị như vậy lắm .
    Ví dụ như khi còn trẻ ,khi còn là 1 học sinh , 1 sinh viên .. ..
    Ta bất ngờ giải được 1 bài toán khó mà trong lớp không ai làm được .
    Tuy rằng các bài tập lần sau ta không thể xuất sắc như lần đó nhưng
    đã vô tình gieo vào trong tâm trí ta 1 ảo tưởng về sự giỏi giang của mình




    Hoặc khi đang công tác trong 1 cơ quan ,ta bất ngờ có 1 sáng kiến
    giúp công ty vượt chỉ tiêu đề ra....
    Hay thậm trí ,khi ta đi ngang qua 1 cái ngã tư ,thấy xe cộ qua lại tắc nghẽn
    ta vội đứng ra chỉ người này ,chỉ người kia ...
    Chỉ có bấy nhiêu thôi nhưng ta lại nghĩ rằng ta tài giỏi ,cảnh sát giao thông
    cũng phải ngả mũ mà phục ta .



    Hay ta là 1 tu sĩ ,trong 1 lần đàm đạo với 1 số người ở tôn giáo bạn .
    Ta vừa chỉ ra khiếm khuyết của tôn giáo bạn vừa đề cao Phật Pháp .
    Thấy mấy người kia không nói gì thế là ta tưởng ta giỏi lắm rồi
    Có thể đi thuyết giảng ,hay hoàng dương Phật Pháp được rồi ....




    Thường thường là như vậy ,khi 1 người đạt được thành công ở 1 việc
    gì đó là bắt đầu phát sinh sự kiêu mạn
    Và thật may mắn khi ta là đệ tử của Phật , ta được dạy là dù có thành công
    tới cỡ nào thì cũng coi như không có gì ,lúc nào cũng khiêm nhu giản dị ,
    hòa đồng với mọi người .




    Kiêu mạn có cái tác hại là khiến ta dù muốn hay không muốn tạo thành
    thói quen chê bai người khác .
    Nếu ta hay nhìn thấy lỗi của người khác ,hay chê bai người khác thì phải
    biết rằng lúc đó ta đang kiêu mạn



    Ta nghĩ mình đã giỏi rồi ,thấy được chỗ yếu kém của người là giỏi rồi .


    Dù muốn hay không muốn thì khi ta chê trách người khác ,chỉ trích
    những cái mà người khác mắc sai lầm thì trong tâm ta đã bắt đầu thấy
    mình giỏi rồi ,mình bắt đầu có cái hơn người khác rồi .



    Ví dụ khi gặp 1 cô gái đang ngồi trang điểm .
    Vô tình ta nói : Chỗ này cô trang điểm hơi đậm ,chỗ kia thì lại ít quá ....
    Khi mình nói như vậy thì trong thâm tâm mình sẽ có cảm giác mình
    có khiếu thẩm mĩ hơn người này .
    Nếu mình mà trang điểm ,chắc sẽ hơn cô này .
    Nhưng sự thật là ?




    Đó chỉ là cảm giác của ta mà thôi ,khi ta gặp người đó ta chê như vậy .
    Rồi thì người khác gặp ta ,họ cũng sẽ nghĩ như vậy và chê ta như vậy liền .
    Đây là tâm lý chung của nhiều người ,và vô tình nó tạo cho chúng ta 1
    quen là tìm thấy lỗi lầm khuyết điểm của người khác nhanh hơn của mình
    Nhìn thấy ưu điểm của mình nhanh hơn ưu điểm của người .




    Chính vì nguyên nhân này sẽ khiến chúng ta xa cách nhau hơn , lạnh nhạt với nhau hơn .
    Đây là điều không thể chối cãi được , ví dụ nếu ta gặp 1 người hôm trước
    vừa chỉ trích ta thì liệu ta có thể trò chuyện vui vẻ với người đó được hay không
    Hay là ngoài miệng vẫn ngọt nhạt mà bên trong đang ngấm ngầm chửi rủa ?




    Qua điều này ta cũng có thể nhận định được rằng người nào hay bị mọi người
    xa lánh và hắt hủi thì 1 nguyên do là vì trước đây họ đã tạo cái nhân hay
    chỉ trích người khác và đến bây giờ họ đang nhận kết quả mà họ đã gieo .




    Vì thế kiêu mạn sinh ra chê bai ,chê bai sẽ khiến xuất hiện kiêu mạn
    Cái bệnh này rất dễ lây lan .
    Từ 1 gia đình ,1 ngôi làng ,1 thị trấn ... đến 1 thành phố .
    Tính kiêu mạn là nguyên nhân dẫn đến kết quả chúng ta không được giầu có
    và sung túc ,thay vào đó là sự nghèo khó và cô đơn , lạnh lẽo .




    Chỉ có người trí tuệ mới ngầm cảm nhận được rằng những điều mình
    biết chưa đủ ,những cái hôm nay mình cho là đúng có thể ngày mai
    sẽ bị chứng minh là sai .




    Vì thế không nên khẳng định chắc chắn một cái gì cả .
    Cũng như vậy ,trong đạo Phật ,chúng ta thường tôn kính và lạy Phật
    nhưng thấy rõ ràng kết quả rất khác nhau .
    Có người tiến tu về đạo hạnh ,kẻ thì gặp thất bại triền miên .
    Vì sao ?




    Người khiêm hạ và kẻ kiêu mạn tôn kính Phật ,lạy Phật khác nhau .
    Tuy cũng quỳ xuống dập đầu mà kính lễ nhưng trong thâm tâm thì khác nhạu
    Người khiêm hạ thì biết rằng những cái mình biết còn ít ỏi lắm , những điều
    này , khi trước Đức Phật cũng đã biết rồi , nên họ lạy 1 cách vô cùng
    thành kính .




    Người kiêu mạn thì cho rằng những cái mình biết chắc Phật cũng chỉ biết
    đến vậy thôi ,nên Y lạy Phật 1 cách qua loa ,sơ sài .
    Làm việc khác nhau sẽ dẫn đến kết quả khác nhau .
    Cái gì mình thành công ,mình làm được rồi thì đừng tưởng rằng cái cách
    đó là luôn luôn đúng ,là chân lý ,và người nào làm theo cách ngược lại
    là sai ,là tà đạo .




    Hôm nay có thể ta giảng bài Pháp này ,ta nói sự việc kia có thể hay
    có thể được vô số người ủng hộ thì đừng nên tưởng rằng
    ngày mai ta giảng lại y hệt thì cũng vẫn sẽ được người khác ủng hộ
    tán dương .




    Vì thế phải luôn luôn tiến lên ,luôn luôn thay đổi để thích ứng với thời đại .
    Lúc nào trong tâm niệm cũng phải xác định rằng sẽ có nhiều người
    giỏi hơn ta ,nói hay hơn ta , vì thế ta nên vui mừng chứ đừng đố kị .
    Phật pháp thì vô biên ,1 chút thành quả ta được không là cái gì cả .
    Không bằng 1 hạt cát dưới chân Phật đâu .





    Bản thân mình còn nhiều cái chưa giỏi ,chưa hay thì đừng nên chê bai ai cả .
    Hiện nay internet phát triển như vũ bão khác hẳn so với thời xưa .
    Ngày trước ,khi ta chỉ trích 1 ai đó thì chỉ có mấy người xung quanh đó biết
    Tội lỗi vì thế cũng chỉ nhân lên 1 vài lần mà thôi .
    Ngay nay ,khi chê bai 1 ai đó ,ta đưa lên internet thì cả ngàn người
    cả triệu người biết ,vì thế tội lỗi ta phải gánh chịu cũng tăng lên hàng triệu lần .



    .
    Chúng ta đừng tưởng Phật giáo nước ta đang thanh bình .
    Có ở trong chùa ,có thân cận với chùa mới biết rằng :
    Có rất nhiều thế lực khác nhau ở trong và ngoài nước không muốn
    cho đạo Phật phát triển .
    Họ có thể sẵn sàng cho ta 1 khoản tiền rất lớn mà không cần ta trả lại
    chỉ yêu cầu ta chỉ trích ,chê bai vị hòa thượng này ,vị sư cô kia
    Có nhiều vị trụ trì đã cương quyết không đồng ý việc làm xấu xa này ,
    Nhưng cũng có những vị mờ mắt vì cái lợi trước mắt ,cho rằng việc chỉ trích
    này cũng đâu có gì nên nhắm mắt làm bữa .





    Nếu biết rằng khi ta chê bai hay chỉ trích ai 1 việc nào đó thì cũng là lúc
    ta gieo cái nhân xấu đi kèm ,chẳng bao lâu sau ,chính ta sẽ mắc đúng
    cái lỗi mà ta đã chê người khác .



    Đá bóng tuy không xấu nhưng cũng chẳng tốt đẹp .
    Báo chí cũng đã đăng đầy thông tin không hay về lối sống của các
    cầu thủ ở hậu trường .



    Nếu 1 đội thắng ,tất nhiên cổ động viên của đội đó ,đất nước của đội tuyển
    đó sẽ rất vui sướng ,tuy nhiên đội thua cuộc ,cổ động viên của đội bóng
    thua cuộc ,đất nước của đội tuyển đó sẽ buồn bã ,khổ đau biết chừng nào .
    1 trò chơi đem lại niềm vui của người này nhưng cũng mang đến u sầu
    cho kẻ khác thì trò chơi đó có nên không ?





    Đấy là chuyện ở trong đạo ,còn chuyện ở ngoài đời thì vô số .
    Trong xóm có 1 người bị bệnh ở chân nên hay đi cà nhắc .
    Có 1 vài người hay trêu đùa người đó ,mỗi khi người đó đi ngang qua
    là lại xúm vào tập đi cà nhắc .
    Lâu dần thành quen , bây giờ muốn đi bình thường cũng không được



    Nếu biết rằng ,khi chê ai 1 câu ,tâm hồn đạo đức của ta cũng đã bị đổ vỡ
    đi 1 mảng thì ta sẽ không dám mở miệng ra chê người đó nữa .




    Nếu biết rằng khi ta khen ai đó 1 câu , từ tận đáy lòng ta , mong muốn
    cho người được ta khen đạt được như lời chúc thì ta đã gieo cái nhân
    lành đi kèm ,và về sau chính ta cũng sẽ đạt được điều như thế .
    Lời khen thật lòng sẽ giúp ta trưởng thành hơn về đạo đức ,
    cái bản ngã của ta bé lại dần dần ,và sau 1 thời gian ,ta sẽ được giống
    như người ta đã khen .




    Nếu biết được bí mật này thì chắc ta đã không tiết kiệm lời khen
    dành cho người khác .




    Thấy ai có cái gì hay ,có cái gì giỏi ,dù ít dù nhiều ,ta cũng nên khen
    ngợi người đó .
    Nhưng có người sẽ hỏi : Nhưng nếu con không nhìn thấy ở người đó
    điểm nào đáng để khen ngợi thì phải làm sao ?




    Tại sao lại như thế ?
    Chỉ bởi vì ta không chịu hay không muốn nhìn thấy cái hay của người khác
    Tại sao ta không chịu thừa nhận cái hay của người khác ?


    Nguyên nhân nào đã che đôi mắt của ta lại ?
    Chỉ bởi vì trong tâm ta còn ích kỉ ,không muốn ai hơn mình cả
    Sự ích kỉ đó sẽ khiến ta không bao giờ có thể tiến tu đạo lực .



    Người hiền lành thánh thiện thường hay nhìn thấy cái tốt cái hay của
    người khác .



    Còn nhớ không câu chuyện của Đức Phật và 1 vị Đại đệ Tử của mình
    về việc Vị này xin đi giáo hóa ở 1 vùng đất toàn người ác độc ,hung dữ .
    Nếu dân chúng ở xứ đó chửi mắng ông thì ông sẽ làm sao ?
    Thưa Đức Thế Tôn ,họ vẫn là người tốt ,nên họ không đánh con .
    Nếu dân chúng ở xứ đó ,đánh ông thì ông sẽ làm sao ?
    Dạ thưa ,họ vẫn là người tốt vì họ đánh con nhưng không đánh chết .
    Nếu dân chúng ở xứ đó ,đánh chết ông thì ông sẽ làm sao ?
    Dạ thưa ,họ vẫn là người tốt vì họ đã giúp con thoát khỏi tấm thân ô nhiễm này .



    Một Người đệ tử Phật thuận thành cũng như vậy , luôn luôn nhìn
    thấy điểm tốt của người mà khen ngợi ,mà noi theo .
    Chứ không phải những lời khen xã giao .
    Vì thế những điểm tốt của người dần dần sẽ được thành tựu nơi chính ta
    Ví dụ ta khen ai là người hiền lành rồi ta sẽ được thông minh như người
    Ta khen ai thông minh thì rồi ta cũng sẽ dần dần thông minh hơn




    Cũng vì thế mà ta phải lạy Phật ,ta phải kính Phật :
    Dần dần những đức tín tốt đẹp và cao thượng của Đức Phật sẽ rớt
    vào trong tâm hồn ta .
    Dần dần trong tâm ta sẽ xuất hiện Phật tánh .

    Ta lạy Phật vì sự giác ngộ cao siêu của Ngài ,dần dần ta cũng sẽ được
    giác ngộ .

    Ta lạy Phật vì lòng thương vô bờ của ngài ,dần dần ta cũng sẽ thương
    được nhiều người hơn .

    Ta lạy Phật vì trí tuệ như biển của Ngài ,dần dần trí tuệ của ta cũng sẽ
    như suối ,như sông ,rồi trở thành biển cả như Ngài .

    Kính thầy mới được làm thầy .




    Nếu ta biết rằng ,1 lời chúc chân thành từ trái tim sẽ giúp ta gieo 1 nhân
    lành đi kèm thì chắc ta sẽ không tiếc 1 lời chúc .
    Ví dụ ta chúc 1 người bạn bước sang năm mới được giàu sang hạnh phục
    Thì lập tức ta cũng đã tự gieo cho mình 1 nhân lành về sự giầu sang ,và
    1 nhân lành về niềm hạnh phúc .
    Lời chúc là 1 điều ước mong từ trái tim của ta , được nói ra với tất cả
    tấm lòng .
    Lòng chân thành đó sẽ khiến chư Thiên động lòng mà khiến cho người
    chúc và người được chúc đều được thành tựu .




    Nếu ta biết rằng những ý nghĩ xấu trong đầu của chúng ta được khởi nên
    sẽ tạo thành cái nhân khiến cho dòng sông luân hồi vì thế mà ràng buộc
    được ta phải ngụp lặn trong đó thì chắc ta sẽ phải kiểm soát ý nghĩa
    của mình 1 cách chặt chẽ hơn .
    1 khi đã có nhân thì chắc chắn phải có ngày ra quả .




    Chúng ta có mặt ở đây ,đang còn bản ngã ,vì thế những ý nghĩ của ta
    cần phải được kiểm soát và phân biệt 1 cách rõ ràng .
    Đức Phật đã nói : Đừng bao giờ tin hoàn toàn vào những ý nghĩ của
    các ông ,dù cho các ông có tin chắc như thế nào đi nữa .
    Chỉ khi nào các Ông chứng quả vị A La Hán trở đi ,mới được quyền
    tin tưởng hoàn toàn vào ý nghĩ của các ông .




    Thì chúng ta cũng vậy ,đừng có ai tin 100 % vào ý nghĩ của mình .
    Phải nên biết rằng cái ý nghĩ của mình chỉ đúng có 60 - 70 % thôi .





    Có người hỏi tạo sao những người tập thiền lại thường hay có trí tuệ
    hơn những người khác ,thường hay nhạy bén và giải quyết vấn đề
    hợp lý và đúng đắn hơn những người khác ?
    Bởi vì những người đó khi tập thiền tức là họ đang tập cho tâm mình
    không suy nghĩ gì hết cả .
    Khi không suy nghĩ gì thì chuyện gì xảy ra ?
    Thì tự nhiên trí tuệ của họ sẽ Phát sinh




    Ví dụ khi họ nhìn 1 người ,họ biết ngay đó là người tốt hay người xấu
    Khi gặp 1 vấn đề ,họ biết ngay phải giải quyết như thế nào
    Họ bỏ qua khâu suy luận
    Với 1 người bình thường khi gặp 1 người lạ ,họ sẽ phải xem xét đặc điểm
    của người đó rồi mới đưa ra các suy luận :
    Ví dụ : người này mắt một mí thì thế nào ,tai cong cong thì thế nào ,
    nốt ruồi mọc ở đây thì thế nào ,giọng nói khàn thì thế nào .
    Sau khi suy luận xong rồ họ mới đưa ra kết luận .





    Còn với người tu thiền thì khi gặp bất cứ 1 người nào ,họ nhìn
    thẳng vào tâm của người đó ,biết liền đúng sai ,tốt xấu ra sao .




    Đối với các vị Bồ Tát , A La Hán các ngài thường nói
    mọi thứ là không mà mình thấy cái gì cũng là có .
    Các Ngài nói : Không tiền , không bạc , không Phật , không Pháp,
    Không Phàm , không Thánh ..
    Mình mới nghe qua thì thất rất khó hiểu :
    Phàm phu là phàm phu , Thánh là Thánh mà sao lại nói :
    Phàm cũng như Thánh , Thánh cũng như Phàm .
    Vì Đây là chỗ chứng của thánh nên nếu ta không cần thận hiểu sai
    sau khi mất đọa thân súc sinh như chơi .





    Đôi khi ,cái mà ta nên hiểu và nên học lại là những cái tưởng chừng
    như rất thấp , đạo không phải là ở trên mây xanh ,không phải cứ
    mở miệng ra là nói toàn nhưng điều khó hiểu ,toàn những điều trừu tượng .




    Đôi khi ta nên đi từ cái thấp nhất
    Hãy từ 1 +1 =2
    Ta hãy đi từ cái thấp nhất trước đã ,đạo của ta cũng phải đi từ cái đó
    chứ đừng vội Tích Phân , đừng vội Lũy Thừa làm gì cả .




    Nếu cứ với nên cao coi chừng ngã đau ,ở ngoài đời ,gặp thất bại rồi nếu
    cố gắng thì vẫn có thể làm lại được .
    Chứ ở trong đạo , trèo cao mà bị ngã coi chừng không đứng dậy được .
    chi bằng cứ từ thấp nhất mà nên cao thì lại chắc chắn hơn cả .
     
  2. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11/2/09
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nếu biết rằng

    Nếu ta được tiếp xúc 1 người am hiểu về giáo lý hơn ta , thuyết pháp hay hơn ta
    Kêu gọi được nhiều người quy y Phật Pháp nhiều hơn ta .



    Lúc đó nếu ta cảm thấy khó chịu ,thấy ganh tỵ , thấy không vui ...
    Thì phải biết rằng trong tâm hồn ta vẫn con trọng hơn thua , vẫn còn
    những hạt giống của sự ác độc ..





    Nếu biết rằng một khi đã ganh ghét và đố kị với người rồi ,thì quả báo
    của ta sau này sẽ là không bao giờ biết được chánh pháp ,
    làm việc chi cũng thất bại dù có cố gắng đến đâu .





    Cho nên khi gặp 1 ai đó hơn ta thì ta phải biết ơn ,ta phải coi đó như là
    tấm gương để mình noi theo ,mình học hỏi .




    Ai cũng có những điều thú vị ,những hiểu biết ,những việc làm giỏi hơn ta
    Từ Người lao công , người thợ ..cho đến sinh viên ,trí thức ...





    Ta phải dùng trí tuệ của mình để thấy cho ra những cái hay của họ .
    Đó mới chính là người có trí tuệ , đó mới chính là con cưng của Phật .
    Cũng như vậy , nếu ta được tiếp xúc với 1 người Phật tử đã tập thiền
    được nhiều năm thì ta phải kính trọng ,phải noi theo .





    Vì sao ?
    Đừng tưởng ngồi thiền là đơn giản .
    Phải ngồi kiết già đúng như Đức Phật ngày trước .
    Các Ngài ngồi thiền theo tư thế đó không phải chỉ vì các Ngài thích ..
    Mà bởi vì khi ngồi tư thế đó ,chúng ta mới có thể tiến vào thế giới
    tâm linh mầu nhiệm mà Đức Phật đã miêu tả .





    Không có chuyện ngồi bán già hay ngồi các tư thế khác đâu ..
    Và khi ta ngồi đúng tư thế rồi thì chuyện gì sẽ đến ?
    Hai chân ta bắt đầu đau nhức khủng khiếp , nhiều lúc tưởng như chết rồi .
    Nhưng mà vẫn phải ngồi .
    Toàn thân phải mềm mại nhẹ nhàng nhưng bất động .
    Ngồi đạt yêu cầu đã khó rồi , lại còn phải kiểm soát tâm ..
    Không cho nó nghĩ ngợ vẩn vơ hay tưởng tượng linh tinh .






    Thiền đâu phải là suy tưởng ..
    Vô tâm mới thấy chớ hỏi thiền





    Hôm nay ngồi ,tâm mình có vẻ thanh tịnh 1 chút
    Hôm sau ngồi ,tâm mình lại loạn động ghê gớm .
    Nhiều lúc chán nản lắm những vẫn cứ phải ngồi .
    Giống như việc xếp hình vậy , nếu bị đổ thì lại xếp lại .



    Trong những lúc như vậy ,chúng ta mới rèn luyện được ý chí cương nghị .
    Cho nên có người khi được tiếp xúc với 1 thiền gia lâu năm sẽ
    nhận ra rằng họ kiên trì và bền bỉ một cách khủng khiếp .
    Hơn thế nữa , Phật luôn luôn dùng các phương tiện để thử thách
    những đứa con của Ngài .
    Đừng tưởng rằng Ngài lúc nào cũng đưa ra những thử thách dễ dàng
    Ngài không bao giờ muốn những đứa con mà ngài hết mực thương yêu
    lúc nào cũng chỉ biết dựa dẫm và sợ hãi trước thử thách .







    Người nào càng nhìn thấy được nhiều điểm tốt của những người xung quanh càng yêu quý họ thì phải biết rằng người này là con cưng của Phật .



    Sắp chứng những Đạo quả cao quý mà chúng ta hằng mong ước .




    Những người tập thiền được định có tâm linh đừng tưởng mình tài giỏi gì
    đừng tưởng thành quả ấy là do mình nỗ lực không thôi .



    Một phần quan trọng của sự thành công này là do có sự đồng ý của Phật .




    Chúng ta tu tập hàng ngày ra sao ,đều được Chư Phật giám sát chặt chẽ .
    Khi thấy người nào đạt tiêu chuẩn rồi ,các Ngài mới chấp thuận mở ra
    khả năng tâm linh cho họ .
    Đây là một điều bí mật mà ai cũng nên biết .



    Nó lạ lùng như vậy đấy , mình càng ngày càng thấy được ưu điểm của
    những người xung quanh mình ,thì mình cũng nhờ đó mà ngày càng tốt lên .
    Đạo hạnh tăng tiến dần dần rồi chứng quả lúc nào không hay .
    Điều này cũng đúng với sự việc ngược lại .
    Nếu như càng ngày mình càng nhìn thấy điểm xấu của người khác ,
    càng ngày mình càng thích chê người khác ,cho đó là niềm vui thích
    thì mình đang xấu xa đi dần dần .
    Đạo lực cũng bị mất dần dần ,các khả năng tâm linh cũng không còn nữa .
    Vì vậy ,chúng ta phải kiểm soát tâm mình hàng ngày




    Đây là điểm để ta đo lương tâm của ta
    Ta yêu nhiều hơn hay ta ghét nhiều hơn thì ta sẽ biết ngay sự tu tập của
    bản thân mình tiến bộ hay thụt lùi .



    Nếu biết rằng khôn ba năm dại một giờ




    Chúng ta có thể rất tinh tấn rất siêng năng nhưng cũng không ngoại trừ
    khả năng 1 lúc nào đó ta lỡ dại phạm sai lầm .


    Có 1 vị cư sĩ sống rất mẫu mực và tinh tấn ,vị này liền xin xuất gia
    Sau khi xuất gia thì không biết tại sao mắc phải bệnh si tình .


    Vị này liền nói : Tại sao lại nghiệt ngã như vậy ,mặc dù con biết rõ
    bệnh của mình nhưng không làm sao ngăn nổi .



    Thầy tôi liền hỏi : Trước đây , con có lần nào lỡ dại chê bai một ai đó
    về một điều gì chưa ?
    Vị này thành thật trả lời trước khi xuất gia con có từng chê bai mấy
    người bạn của con .


    Con thấy mấy người bạn của con hay yêu đương nên mới chê :
    Suốt ngày yêu với đương ,nhìn tui đây này ,có thèm yêu ai đâu .
    Vậy đấy ,qua câu chuyện này chúng ta thấy rõ nhân quả công bằng .
    Chính vì vậy ,chúng ta là những người con Phật ,thì phải hết sức
    kiểm soát lời nói của mình ,khen ai chê ai cũng phải tìm hiểu kĩ xem


    người đó có đáng được khen như vậy không ?

    người đó có nên bị chê như vậy không ?


    Nếu biết rằng sự chê bai của chúng ta cũng sẽ ảnh hưởng đến con trẻ ,
    những đứa con những đứa cháu thân yêu của ta sẽ bị ảnh hưởng
    Đạo đức của nó sẽ bị tàn phá hay bị ảnh hưởng không nhỏ .
    Vì vậy những gia đình nào có con trẻ hay bướng bỉnh và luôn mắc lỗi lầm
    thì phải xem xét lại bản thân mình .
    Ta có hay chê bai không ?
    Ta có hay nói xấu ai không ?



    Nếu biết rằng sự tha thứ ,cảm thông và lòng thương yêu dù tạo ra kết quả
    chậm ,dù có khiến ta vất vả hơn cũng sẽ khiến cho mọi thứ được
    tốt đẹp và được bền lâu hơn .
    Bắt người thì dễ ,bỏ tù người thì dễ
    Nhưng dạy cho người đó trở thành tốt hơn thì khó vô cùng .
    Nhưng không phải vì khó mà ta không dám làm .
    Dù có mất 10 năm ,20 năm phải vất vả đắng cay thì cũng cam tâm tình nguyện
    ở bên người xấu đó ,để giáo hóa ,để thương yêu họ ,giúp họ hiểu ra mọi thứ
    Khiến họ cảm hóa .
    Những người như thế mới là đệ tự cưng của Phật .




    Tuy nhiên ở đây sự tha thứ khác hoàn toàn với sự nhu nhược .
    Yêu thương ai đó cũng phải đúng cách .
    Có lúc thì phải ngọt bùi
    Những cũng có lúc không hối hận khi phải sử dụng đòn roi .




    Trong Phật giáo cũng vậy , mấy thể kỷ trước đây khi quân đội hồi giáo
    đánh vào ấn độ ,lúc đó được coi là quê hương của đạo Phật .
    Lúc đó có một học viện Phật giáo được xây dựng làm nơi sinh hoạt
    cho gần 10 ngàn vị tăng ni .
    Khi 1 nhóm quân hồi giáo tiến đánh ngôi trường này .
    Chúng có khoảng gần 200 tên lính .
    10 ngàn tăng ni hay nói cách khác là 10 ngàn con người
    bằng xương bằng thịt tự nguyện để cho 200 tên lính hồi giáo sát hại hết .
    Màu chảy thành sông , xương chất thành núi .
    Tại sao lại như vậy ?




    Tại sao 10 ngàn con người ưu tú lại dễ dàng để cho mấy tên hung ác
    giết hại mà không hề phản kháng như vậy ?



    Tại sao trong lúc nguy cấp như vậy lại không dùng sức mạnh ?
    Các chư tăng đã không hề làm gì cả ,không hề phản kháng ...



    Cái chết của khoảng 10 ngàn tăng ni như vậy có đáng không ?
    có ý nghĩa gì không ?



    Lòng từ bi ở trong hoàn cảnh này có nên sử dụng không ?



    10 ngàn con người ưu tú này , nếu còn sống sau khi ra trường
    tỏa đi bốn phương sẽ khiến cho hàng trăm nghìn người
    biết được Chánh Pháp ,có cơ hội để giải thoát khổ đau vĩnh viễn ..
    Vậy mà lại chết 1 cách vô ích như vậy .
    Cũng chính vì nguyên nhân này ,mà một thời gian dài sau đó ,
    Phật giáo ở Ấn Độ ngày một suy yếu ,những thành viên ưu tú
    của tăng đoàn đã không còn nữa ,hoặc những người còn sống
    cũng đã phải lưu lạc khắp nơi vì không có ai bảo vệ .



    Vậy ta đặt ngược lại vấn đề : Tại sao 10 ngàn tăng ni lúc đó không
    phản kháng ? không chống cự ?
    Vì các ngài tưởng là mình đúng .
    Các ngài tưởng mình không phản kháng là đúng .
    Chúng ta không nên quá bảo thủ quá chấp vào giới luật như vậy .




    Trong những tình huống quá nguy hiểm như vậy không thể lấy lòng
    từ bi ra mà để khuyên răn chúng được .
    Phải dùng sức mạnh để bảo vệ Chánh pháp , nếu không người chết rồi
    lấy ai đi trao truyền chánh pháp nữa đây ?




    Cái chết chỉ có ý nghĩa khi Chân lý , điều tốt đẹp ,những người kế thừa
    đã xuất hiện .
    Ta sẵn sàng chết ,để cho Tổ Quốc của ta , Chánh Pháp của ta được
    tồn tại thì cái chết đó rất cao cả .




    Còn nếu ta chết đi khiến cho đạo Pháp bị suy vong thì ta đã mang tội
    rất nặng với Chư Phật ,với Thầy tổ của Ta .




    Nếu biết rằng ,những người đệ tử Phật sau khi đã trang bị lòng từ bi
    sự tha thứ thì phải tiếp tục trang bị cho mình sự dũng cảm và lòng quyết tâm
    Có thể hôm nay ,ta từ bị với họ được .



    Nhưng có thể ngày mai ,ta phải dùng sức mạnh để chặn đứng sự xấu xa
    Nếu thấy sự xấu xa đó có thể làm cho Chánh Pháp bị suy yếu .
     

Chia sẻ trang này