Ngôn ngữ và phong tục Việt Nam

Thảo luận trong 'Phát ngôn - Tiên tri - Dự báo - Cảm ứng' bắt đầu bởi Bảo Trâm, 18 Tháng hai 2008.

  1. Bảo Trâm

    Bảo Trâm New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng mười 2007
    Bài viết:
    274
    Điểm thành tích:
    0
    Tác giả Tiểu Điệp- đăng trên Vnthuquan.net
    --

    TieuDiep
    giới thiệu văn hoá phong tục Việt

    Cha mẹ với con
    Những mẩu chuyện nhỏ này được bạn TieuDiep đăng trên xuviet.org . vnthuquan chuyển sang font unicode và đăng lại cho mọi người cùng đọc

    Cha mẹ - Hai tiếng cha mẹ trong nước Việt được gọi mọi nơi khác nhau: Bố và Đẻ, Thầy và Ụ Ở Hưng Hoá thì gọi mẹ là Bầm về phía trong thì gọi là Bụ Ở Miền Nam thì gọi cha là Tiá, gọi mẹ là Má. Ở đây hiện giờ thì lại nhiều người gọi cha là Ba, gọi mẹ là Má. còn các nhà hiếm hoi con thì cho người con gọi bằng Chú Thím, người thì cho con gọi là Anh Chi, Cậu Mợ Ngày xưa lại có tiếng gọi mẹ là Cái nữa, nhưng đã không ai dùng ngày nay nữạ
    Sinh con - Đàn bà có mang ai cũng muốn sinh con trai mà ít người muốn sinh con gáị Hàng xóm bà con nghe thấy sinh con trai thì mừng. Trong khi có mang, chóng mặt, đau mình gọi là ốm nghén; hay thèm ăn chua chát, gọi là ăn dở. Đến lúc sinh sản, mời bà mụ đến đỡ, con ra thì cắt rốn chôn nhaụ Chôn phải sâu, nếu chôn cạn thì con hay bị hoạn.
    Người mẹ thì phải kiên khem gió máy, phải nằm than. Ăn cơm muối trắng hấp hay là nước mắm chưng, vài ba hôm mới dám ăn thịt. Đầy cữ (con trai bảy ngày, con gái chín ngày) xông muối xoa nghệ rồi mới được ra ngoàị
    Nhà nghèo nuôi con, nhà giàu thì tìm vú cho con. Có người cho vú đem vềnhà nuôị Cho bú khoảng ba bốn tháng thì cho ăn cơm và vẫn bú dặm cho đến ba bốn tuổi mới thôị
    Con nhà nào là ba tháng biết lẫy, bẩy tháng biết bò, chín tháng biết lò cò chạy chơi, là hợp và ca thì dễ nuôi và mai sau thành ngườị
    Tục Việt hỏi thăm nhau đẻ con trai hay là con gái, người có chữ thường nói là "lộng chương hay là lộng ngõa" (nghĩa là chơi ngọc hay chơi ngói). Điển đó do ở Kinh Thi: sinh con gái thì khinh bỉ mà cho chơi bằng hòn ngóị Lại có người hỏi huyền hồ hay là huyền cân (nghĩa là treo cung hay treo khăn mặt). Điển ấy cũng do Tục Tàu: đẻ con trai trao cái cung ngoài cửa, mà đẻ con gái thì treo cái khăn mặt). Dân Việt dùng điển đó để mà hỏi thăm chứ không có phong tục đó.
    Cúng mụ - trong sách "Bắc Bộ Lục" có nói rằng: Tục Lĩnh Nam nhà giàu đẻ con được ba ngày, hoặc đầy tháng, thì tắm cho con, làm một bữa tiệc, gọi là đoàn du phạn (nghĩa là bữa cơm tròn trặn trơn tru). Sách "Vân đài loại ngữ" của ông Lê Quý Đôn thì nói rằng: tục nước ta, đẻ con được ba ngày, làm vài mâm cỗ cúng mụ Đến hôm đầy tháng, hôm một trăm ngày, hôm đầy tuổi tôi, đều có là cỗ cúng gia tiên, bày tiệc ăn mừng. Bà con, người quen thuộc, dùng thơ câu đối, đồ chơi, đồ quần áo trẻ để mừng nhaụ Mà nhất là tiệc một trăm ngày và tiệc đầy tuổi tôi là lớn hơn.


    PS: Trong trang này Tiểu Điệp viết về phong tục, văn hóa Việt Nam thời nguyên thủỵ Có một số phong tục ngày nay người Việt không còn duy trì nữa vì sự phát triển trong ý thức hê.. Tuy nhiên người Việt mình cũng còn duy trì những truyền thống văn hóa tốt đẹp của mình.
     
  2. Bảo Trâm

    Bảo Trâm New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng mười 2007
    Bài viết:
    274
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ngôn ngữ và phong tục Việt Nam

    Đạo làm con

    Đọc sách Thánh Hiền chúng ta sẽ thấy lấy sự hiếu thảo với cha mẹ là việc quan trọng và lớn lao nhất trong đời của một con ngườị Trong sách xưa có chuyện "Nhị Thập Tứ Hiếu" là một trong những phương châm cho đạo làm con.
    Chữ hiếu là biết kính trọng thương mến cha mẹ, biết vâng lời cha mẹ, biết phụng dưỡng cha me..
    Thông thường, khi con mẹ còn thì con cái không nên đi xa, sợ không được cơ hội phụng dưỡng dưới gối cha me.. Cho nên nhiều người xưa được đưa đi làm quan xa, hoặc phải đi làm xa xôi thì thường hay từ chối rằng ở nhà còn chút cha già hay mẹ già không thể đi xa được.
    Cách phụng dưỡng cha mẹ thì khác biệt trong mỗi gia đình. Nhà nào còn cha mẹ mạnh khỏe và giàu có thì thường ở riêng một mình. Người nào có cha mẹ già yếu hoặa không có nhà riêng thì o(? với con cáị Con có chút tiền bạc thì đem của ngon vật lạ, cơm dưng nước tiến cho cha mẹ . Nhà nghèo thì cũng có chút lưng cơm lành, canh ngọt để phụng dưỡng cha me.. Cũng nhiều người ăn riêng ở riêng, đến tháng gởi chút tiền quà để cung dưỡng. Ở xa xôi cách biệt họ cũng không quên cha mẹ và lâu lâu gởi chút quà mọn về dâng. Nhưng cũng nhiều người chỉ biết lo cho bản thân và gia đình mà không kể đến cha mẹ, nên cũng có câu: "Lúc sống thì chẳng cho ăn, để đến khi chết làm văn tế rồị"
    Thông thường vì dân ta coi cha mẹ rất là kính trọng nên khi đọc đến tên thì phải kiêng, gọi là tục kiêng tên. Ví dụ như tên Kèo thì đọc chại ra là Cừu; tên là Cột thì đọc chạnh ra là Kẹt... Nhiều người tên cha mẹ mình lại muốn cho người ta kiêng nữa, cho nên mới có câu "Nhập gia vấn húy" (vào đến nhà phảI hỏi tên húy để mà kiêng). Kiêng tên tuy là lòng kính trọng nhưng cũng có chút khí hẹp hòị Vì vậy tục này ngày nay rất ít người duy trì.
    Chữ hiếu là nền tảng của đạo lý và luân thường của con người, vì thế ai mà không đối xử tốt với cha mẹ là người thân của mình thì xã hội cũng không còn tử tế với họ nữạ
    Hiếu với cha mẹ không những chỉ cốt giữ được lòng kính mến là đủ mà còn làm cho cha mẹ vui lòng. Mình mong cho cha mẹ vẻ vang thì mình càng phải nghĩ cách mà lập thân mình, làm nên một sự nghiệp vẻ vang có ích cho xã hộị và đừng để tiếng xấu với xã hộị Cha mẹ là người sinh ra con cái, và có một kỳ vọng lớn lao vào con cái, con cái hạnh phúc, cha mẹ hạnh phúc. Vì vậy hiếu thảo với cha mẹ là một nền tảng của tình yêu thương trong xã hội con người chúng tạ Con cái dù có thành công hay thất bại, gia đình vẫn là mái ấm duy nhất luôn cùng con trên bước đường đờị
    (vnthuquan.net)
     
  3. Bảo Trâm

    Bảo Trâm New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng mười 2007
    Bài viết:
    274
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ngôn ngữ và phong tục Việt Nam

    TieuDiep
    giới thiệu văn hoá phong tục Việt

    Anh em, chị em


    Tục xưa một gia đình thường có một người đàn ông và nhiều vợ cho nên thông thường anh em cùng cha mẹ hay anh em cùng cha thường hay thân thiết với nhaụ Còn anh em cùng mẹ khác cha thì coi như người ngoài thôị
    Anh em cốt lấy tình thân ái làm đầu, "lá lành đùm lá rách", bênh vực giúp đỡ lẫn nhaụ Ông bà thường hay nói anh em vui vẻ, hòa nhã với nhau là nhà có phúc. Nhưng thường thì tự ai nấỵ
    Người anh cả có quyền hơn cả các người em. Cha mất rồi thì người anh là người thay mặt cho cha mà trông coi các em. Em còn thơ thì phải nuôi nấng, rồi phải lo dựng vợ gả chồng cho em nữa, thường được gọi là "Quyền huynh thế phụ" Gia sản của cha mẹ để lại, cũng người anh cả được hưởng phần lợi hơn, cho nên công việc trong nhà như ma chay giỗ tết, người anh phải chịu phần nă.ng. Đôi lúc, người con út được hưởng phần lợi của cha mẹ hơn các anh. Vì anh em ai cũng có gia đình, cơ nghiệp hết, chỉ có em út còn ở với cha mẹ nên được cha mẹ cho hết. Cũng từ đó có câu "Giàu con út, khó con út, trút sạch cửa nhà."
    Trong dân gian ta có câu chuyện khuyên anh em thân nhau được gọi là "Chuyện giết chó khuyên chồng."
    "Xưa có một người chồng chơi bời thân thích với một người bạn, nay chè mai chén, rồi lại thuốc phiện. Anh ta chỉ biết chơi với bạn mà không hề lo đến em của mình. Người vợ khuyên chồng mãi không được nên mới nghĩ ra kế: Một hôm người vợ giết con chó cạo lông cho trắng trẻo, để trong xó nhà tốị Chồng đi chơi về khuyạ Vợ nói dối rằng hôm nay lỡ tay đánh chết một đứa trẻ, để giấu trong buồng. Chồng sợ mất vía, chạy vào xó buồng xem thì quả nhiên có một đứa trẻ nằm đó. Chồng bảo gọi em để nhờ em đi chôn. Vợ nói: Xưa nay chàng chơi thân thiết với bạn, không nghĩ đến chú, bây giờ có nan sao chú chịu giúp mình có gì thì mình chờ người bạn bè còn hơn. Chồng nghe lời nói, cho mời bạn đến, nói đầu đuôi câu chuyện rồi nhờ bạn chôn dùm. Người bạn chôn xong, sáng mai lập tức đi báo quan để lấy công. Anh ta lại chỉ dẫn cho quan về tận nơi khám. Quan đào lên thì là con chọ Hỏi ra thì người vợ thuật câu chuyện cho quan nghe và nói rõ mưu kế của mình. Chồng từ đó chán người bạn mà thân với em.
    Chị em ở với nhau cũng có tình thân ái như anh em, có câu rằng: "Em ngã chị nâng, chị ngã em nâng." đó là chuyện thường tình của dân tạ Còn về phần anh em rể hay chị em dâu thì không có thân nhau mà thường hay khủng khỉnh với nhaụ Chỉ có những gia đình có giáo dục kỹ, biết lễ nhường nhịn nhau thì không có nhiều chuyện khó khăn xảy rạ
    Trong gia đình mà anh em lủng củng, vì chút lợi gia sản mà cấu xé nhau đến kiện quan thì đó làgia đình không có phúc. Thậm chí có gia đình khi cha mẹ chết, bỏ quan tài cha mẹ qua một bên, tranh dành hương hỏa xong rồi mới chôn cha mẹ, thông thường chỉ có những gia đình nào suy đốn, dân ta thường nói là "đồi phong bại tục" thì mới có chuyện đó xảy rạ
    Hầu hết, anh chị em là bát máu xẻ làm đôi, tình thân thiết hơn mọi người ngoài, luôn nhường nhịn nhau và khuyên bảo nhau, vui vẻ làm cho cha mẹ được thỏa lòng.
    (nguon:nt)
     
  4. Bảo Trâm

    Bảo Trâm New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng mười 2007
    Bài viết:
    274
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ngôn ngữ và phong tục Việt Nam

    TieuDiep
    giới thiệu văn hoá phong tục Việt

    Giao Thừa và Lễ Trừ Tịch


    Tết Nguyên Đán bắt đầu từ lúc giao thừạ Vạn sự trong thiên nhiên đều có từ lúc khởi đầu cho đến lúc kết thúc. Vì vậy một năm đều có sự bắt đầu và sự kết thúc của một năm là vào lúc giao thừạ
    Theo Hán-Việt Từ Điển của Đào Duy Anh, giao thừa nghĩa là cũ giao lại, mới tiếp lấỵ Chính vì nghĩa đó, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ mới này, có lễ trừ tịch.
    Lễ Trừ Tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt qua năm mớị
    Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ đi hết những điều xấu dở của năm cũ để đón những điều mới mẻ, an lành và tốt đẹp của năm mớị Lễ này được diễn ra vào lúc giao thừa nên còn được gọi là lễ giao thừạ
    Dân ta tin rằng mỗi năm có một vị thần trong coi thiên ha.. Lúc giao thừa là lúc thần cũ trao nhiệm vụ cho thần mớị Trong lễ giao thừa thường được cử hành trịnh trọng từ trong nhà ra đến đình chùa để tiễn đưa vị thần năm cũ và đón tiếp vị vương năm mớị Thông thường dân Việt của ta ngày trước, trong giờ phút giao thừa này, đánh chuông trống, pháo nổ không ngớt từ nhà này đế nhà khác, từ thành phố đến ruộng đồng.
    Bàn thờ giao thừa của làng xóm hoặc đình làng cũng như tại các tư gia được thiết lập giữa trờị Lễ giao thừa đều có cúng mặn. Các ông thủ từ lo ở đình, miếu, còn tại tư gia thì thường con trưởng, gia trưởng lo liệu
    Bàn thờ là một chiếc hương án được kê ra, trên hương án có đỉnh trầm hương hoặc bình hương thắp. Lễ vật gồm, thủ lợn (đầu heo), hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm cỗ mũ của vị Đa.i-Vương.
    Ngày nay còn ít nơi cử hành cúng lễ giao thừa ở các thôn xóm, ngoài lễ cúng tại đình đền. Trong các tư gia, bàn thờ trở nên giản tiện hơn với sự thành kính như xưạ Có khi chỉ là chiếc bàn nhỏ với mâm lễ vật. Hương thắp lên được cắm vào một chiếc ly đầy gạo hoặc cái lọ nhỏ để giữ chân nhang.

    TieuDiep
    giới thiệu văn hoá phong tục Việt

    Vài Tục Lệ Trong Đêm Giao Thừa

    Trong đêm giao thừa, sau khi làm lễ giao thừa xong, ta có những tục lệ mà cho đến nay cũng còn nhiều người giữ.
    —Lễ Chùa, đình, đền: Sau khi cử hành xong lễ giao thừa, người ta kéo nhau đi lễ ở các chùa chiền, đình, đền để cầu phúc cầu may, để xin Phật Thần phù hộ cho năm mới gia đình và bản thân được nhiều phước lành và may mắn đến. Bên cạnh đó người ta còn đi xin quẻ đầu năm để có thể biết trước năm mới sẽ ra saọ
    —Xuất hành: Khi đi lễ người ta thường hay chọn giờ, chọn hướng để xuất hành. Họ tin rằng nếu đi đúng giờ và đúng hướng ra khỏi nhà thì năm mới sẽ gặp lành nhiều mà dữ thì ít. Ngày nay ở Sài gòn, việc chọn giờ chọn hướng không còn được dùng nhiềụ Ở các đình chùa, đêm giao thừa thường đông các thiện nam tín nữ trong những bộ áo quần đủ màu đến lễ báị
    —Hái lộc: Bên cạnh đi lễ đình chùa, lúc trở về người ta còn có tục hái cành cây hay cành hoa khi xuất hành về. Hái lộc có ngụ ý là m lấy lộc của Trời Đất, Phật Thần ban cho về nhà. Trước đình chùa thường có những cây to cành lá um tùm như cổ thụ, cây bồ đề.... Mỗi người bẻ một nhánh gọi là cành lộc. Họ đem cành lộc về cắm trên bàn thờ cho đến khi tàn. Cành lộc tượng trưng cho điềm tốt lành, may mắn, phúc lộc của năm mớị
    —Hương lộc: Có nhiều người không hái lộc trong lúc xuất hành, họ xin lộc tại các đình chùa bằng cách đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn trước bàn thờ, rồi mang về nhà cấm lên bình hương của bàn thờ Tổ Tiên, hoặc các vị Thần khác ở nhà. Ngọn hưong tượng trưng cho sự phát đạt thành công của năm mớị Xin hương lộc tức là xin Phật Thần phù họ cho công việc làm năm được tốt lộc quanh năm. Nếu trên đường đưa hương về nhà, gió thổi mạnh làm bốc cháy hương thì người ta tin đó là một điềm tốt, may mắn cho cả năm.
    —Xông nhà là người đầu tiên bước vào nhà trong năm mớị Ta tin người dễ vía xông nhà thường mang tốt đẹp quanh năm đến cho gia đình. Vì vậy, thường khi họ đi lễ về thì đã sang năm mới, họ tự xông nhà của mình để tránh những người khác mạnh bóng vía đem diều xấu đến cho năm mớị Nhưng có thể trong nhà không ai có vía dễ thì có thể nhờ một người trong làng xóm, hay thân bằng cố hữa tốt vía sớm ngày mồng Một Tết xông nhà trước khi có khác đến.
    —Đốt pháo: Đêm giao thừa, mọi nhà đều đốt pháọ Dân ta tin đốt pháo để trừ ma quỷ. Theo tục người ta truyền thì có giống ma núi được gọi là Sơn tiêu, khi đến gần người thì người đau bệnh, vì vậy đốt pháo để tránh xạ Nhiều gia đình bắt đầu đốt pháo từ buổi chiều giao thừa, khi bắt đầu cúng gia tiên. Phần lớn dân ta hiện nay không phải đốt pháo để trừ ma quỷ mà chính tiếng pháo giúp vui cho ngày Tết, làm gia tăng thêm sự hân hoan, phấn khởi của mọi ngườị Xua tan những phiền muộn của năm cũ. Tiếng pháo làm cho ngày xuân thêm tưng bừng và năm mới thêm nhộn nhịp.
    ( nguon:nt)
     

Chia sẻ trang này