1. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật




    Hôm nay chúng ta học sang bài kệ tiếp theo






    Như ong đến với hoa
    Khéo léo lấy chút mật
    Không làm hại hương sắc
    Cũng vậy Thánh vào làng






    Câu chuyện tích như sau :




    Vào thời Phật còn tại thế ,
    một hôm nọ ,
    Ngài dùng Đạo lực
    của mình quán sát khắp nơi xem hôm nay ai sẽ là người
    có duyên với mình để mình đến giáo hoá cho họ.







    Thì lúc đó ,
    có một người chủ ngân hàng thường được gọi là Kosi
    Vô cùng giầu có và sang trọng nhưng lại rất hà tiện







    Gia đình của ông cũng phải chịu đựng sự ích kỷ cực độ của ông.




    Bao giờ ông cũng chỉ thích tiền chảy vào túi mình mà không bao
    giờ để một đồng chảy ra bên ngoài





    Giống như một hồ nước bị ma ám
    Không một ai dám xuống lấy nước uống
    Cũng như vậy , tài sản của ông , không một ai có thể lấy được.








    Ngày hôm đó , ông có việc phải vào hoàng cung
    Sau khi xong việc , ông mới lững thững đi bộ về nhà




    Ông không dám đi xe ngựa bởi vì sợ sẽ tốn tiền.





    Đi được một đoạn , ông mới nghĩ rằng nếu mình cứ đi thế này
    thì sẽ rất dễ hỏng dép cho nên ông bèn cầm dép lên
    Đút vào túi và đi chân không cho chắc ăn.




    Rồi ông có đi ngang qua một khu chợ




    Vô tình thấy một người bán bánh rán rất thơm ngon và hấp dẫn




    Bởi vì nhiều ngày tháng ăn uống kham khổ cho nên khi thấy cảnh
    như vậy , ông bèn tỏ ra vô cùng thèm thuồng





    Tuy nhiên , dù rất thèm ăn nhưng ông vẫn kiên quyết
    đi về nhà vì sợ mua bánh sẽ tốn tiền.






    Về đến nhà thì ông đổ bệnh và bị ốm




    Người vợ thấy vậy bèn gặng hỏi và phát hiện ra do
    vì quá thèm ăn nên sinh bệnh cho nên bà ra chợ
    mua thực phẩm , bí mật đem lên phòng của ông



    Bí mật nấu để cho ông ăn



    Sở dĩ phải bí mật là vì ông không muốn phải chia cho
    ai cả.





    Khi những cái bánh đầu tiên được rán xong thơm phức
    bày ra đĩa





    Chưa kịp ăn thì bỗng xuất hiện từ đâu một vị tỳ kheo
    lơ lửng trên không chăm trú nhìn vào phòng của ông.




    Thực ra thì vị tỳ kheo này chính là Tôn Giả Mục Kiền Liên
    Được Phật sai đến nhà để độ cho ông.





    Và cũng vì ông đã khoá cửa nhà , rồi lện tận tầng cao nhất
    trong ngôi nhà đề nấu ăn cho nên Tôn Giả Mục Kiền Liên
    đã dùng thần thông bay lơ lửng ở ngoài cửa sổ phòng ông.




    Ông này thấy vậy , sợ Ngài sẽ xin bánh cho nên quay lưng
    vào Ngài với ý định là sẽ không cho đâu




    Ông quay lưng đầu bên này , Ngài lại hiện ra bên kia

    Cứ Quay đi quay lại mà Ngài vẫn không đi đâu cả




    Thấy vậy , ông chủ ngân hàng mới nói :



    Trừ phi Ngài làm cho cả ngôi nhà của tôi bay mất thì tôi mới chịu




    Vừa nói xong thì Tôn Giả Mục Kiền Liên hoá phép khiến cả toà nhà
    đồ sộ của ông bay mất




    Tuy nhiên ,dù là thế ông cũng không sợ
    Ông tiếp tục nói :


    Trừ phi Ngài làm cho chỗ này đầy khói thì tôi mới chịu





    Vừa nói xong thì không biết khói từ đâu bay ra mịt mù
    khiến cho ông vô cùng khó chịu




    Vậy là lần này ông cũng đã phải nhượng bộ
    Ông bèn cầm một chiếc bánh đưa cho Ngài




    Ông định cho Ngài một cái bánh thôi nhưng không hiểu sao
    Lấy rổ bánh rán lại dính chặt vào nhau



    Lấy một cái thì tất cả chiếc bánh còn lại đều bị dính vào





    Và thế là ông cố sức để tách mấy chiếc bánh ra
    Giằng qua giằng lại , toát hết mồ hôi , bỗng dưng ông lành bệnh




    Sau khi lành bệnh thì ông hết cơn thèm ăn.





    Lúc này ,sau khi hết bệnh ông mới chợt nhận ra rằng
    Vị tỳ kheo này có những thần thông mà trước nay
    chưa bao giờ ông được chứng kiến.





    Ông bèn mời Ngài vào nhà

    Sau đó , Tôn Giả có thuyết pháp cho ông nghe


    Cái duyên đạo không biết từ kiếp nào , nay trỗi dậy


    Và rồi ông chợt tỉnh ngộ





    Ông bèn cùng Tôn Giả đi về tinh xá của Phật để đảnh lễ.





    Khi gặp Phật

    Ông bèn quỳ xuống đảnh lễ và dùng số bánh vừa rán được
    đem cúng dường Chư Tăng




    Phật mới dùng thần thông để làm cho những chiếc bánh
    cứ nhiều ra nhiều ra mãi


    Sau khi cúng dường chư Tăng mà vẫn chưa hết
    Ông bèn đem bố thí cho những người gần đó






    Vẫn chưa hết , ông bèn đem để vào một cái hốc ở gần đó.



    Cho đến tận thời đại ngày nay , cái hốc chứa bánh đó
    vẫn còn ở Ấn Độ và nó được gọi là Hang Bánh.






    Trở lại câu chuyên :




    Sau này thì ông chứng Sơ Quả Tu Đà Hoàn

    rồi tu tập tinh tấn cho đến khi qua đời.






    Chúng ta phân tích câu chuyện này một chút :



    Sau đó thì Phật có khen ngợi Tôn Giả Mục Kiền Liên rất khéo léo
    đã độ được cho người đàn ông keo kiệt này


    Giống như ong với hoa
    Khéo lấy mật mà không khiến hoa bị chết




    Rồi Phật mới nói bài kệ ở trên.




    Bài kệ này cũng nhắc nhở các vị tỳ kheo khi chúng ta muốn
    vận động Phật tử cúng dường để làm việc Phật sự



    Chuyện này phải rất cẩn thận




    Chúng ta phải làm sao khi người Phật tử cúng dường
    cho nhà chùa rồi mà tâm họ vẫn còn vui ,vẫn còn mãn nguyện




    Chứ nếu họ cúng mà họ tiếc nuối thì ta đã làm sai lời Phật dạy




    Vì như vậy chúng ta phải xem xét kỹ mấy điều sau :



    Thứ nhất là khả năng tài chính của người Phật tử



    Thứ hai là xem đạo tâm của họ thế nào
    Nếu đạo tâm họ lớn thì cúng nhiều họ vẫn vui
    Nếu đạo tâm họ nhỏ thì cúng ít họ cũng đã buồn rồi



    Thứ ba là xem họ có duyên với mình hay không
    Nếu họ có duyên thì ta sẽ thường gặp họ





    Nhiều khi trong Chùa hay sửa sang chỗ này chỗ kia
    Nhưng việc này rất là tốn tiền tốn của.
    Thường thường là số tiền chuẩn bị sẽ thiếu.
    Vì vậy phải chuẩn bị thật kỹ càng việc này.






    Lại nói về kôsi ,người đàn ông làm chủ ngân hàng
    Ông có cái nhân đắc đạo Sơ Quả Tu Đà Hoàn trong
    một trường hợp thật là đặc biệt





    Một người khi chứng quả Tu Đà Hoàn thì tâm ý trở nên
    hoàn toàn vị tha không chút ích kỷ




    Người ấy có thể cúng dường tài sản của mình mà không
    mảy may tiếc nuối.




    Tại sao một con người hà tiện như vậy lại có thể
    đắc đạo nhanh như vậy?



    Sau này Phật có nói :



    Trong một kiếp xưa , ông là một người vô cùng hào phóng
    Thế nhưng trong một lần nọ , khi vô tình trông thấy một người
    hà tiện thì ông lỡ dại chê người đó như thế này :

    Anh là một người hà tiện nhất thế gian này.




    Chỉ một câu nói thôi mà sang kiếp này ,chính ông phải chịu quả báo
    trở thành người hà tiện






    Cho nên có những lầm lỗi ta mắc phải không vì ta xấu xa
    Mà chỉ bởi vì trong một lần nào đó ,ta lỡ dại chê bai người khác.





    Do đó , cái miệng là một nơi mà chúng ta cần phải rất cẩn thận





    Có một cách để chúng ta giải nghiệp do miệng gây ra là
    từ nay về sau chúng ta hãy tập khen ngợi người khác nhiều hơn





    Thực sự thì bất kì một ai đều có ưu điểm dù ít dù nhiều
    Ăn thua là chúng ta có nhìn ra để mà khen hay không thôi.






    Trong câu chuyện này , chúng ta cũng thấy được
    sự tài giỏi của Ngài Mục Kiền Liên



    Độ được những người khó độ


    Cuộc đời bây giờ cũng vậy , cũng có rất nhiều người khó độ
    Nhất là đối với những người có quyền có chức




    Và vì sao Ngài Mục Kiền Liên lại được gọi là thần thông đệ nhất
    Trong khi dưới thời Đức Phật có rất nhiều vị A La Hán có thần thông?





    Chỉ bởi vì Ngài Mục Kiền Liên sử dụng thần thông một cách rất
    khéo léo
    Dùng thần thông mà không để cho người đó mê say thần thông
    rất đến lầm lạc
    Dùng thần thông mà vẫn gửi gắm được đạo lý ở trong đó.






    Trong câu chuyện này , Phật có nói ông này giống như :



    Một hồ nước bị ma ám
    Không một ai dám xuống lấy nước.



    Đây cũng là một lời nhắc nhở nữa của Phật






    Chúng ta sang câu chuyện tiếp theo




    Chẳng nên xét nét người
    Lỗi lầm nhiều hay ít
    Chỉ nên xét lấy mình
    Lầm lỗi đã hết chưa





    Có một người phụ nữ theo làm đệ tử của một ẩn sĩ theo phái
    loã thể ( Tức là không mặc quần áo )





    Chúng ta có thể rất ngạc nhiên vì việc này nhưng Xứ Ấn Độ
    thời đó , giáo phái loã thể được dân chúng công nhận
    Và vì như vậy cho nên việc đi theo hầu hạ là điều bình thường.





    Trong khi theo hầu vị ẩn sĩ này, Bà mới nghe danh về Đức Phật
    là một con người vô cùng trí tuệ




    Rất là tò mò và muốn được gặp Phật cho nên bà mới đi hỏi
    thầy của mình để xin phép.



    Nhưng vị ẩn sĩ không cho đi



    Bà cũng rất ngoan ngoãn vâng lời



    Nhưng do cái duyên xưa nó thôi thúc cho nên bà mới sai
    con của bà đến mới Đức Phật đến nhà




    Người con đi được nửa đường thì lại gặp ông thầy của mẹ mình
    Ông thầy này biết chuyện mới ngăn cản




    Nhưng do Phật đã biết chuyện được cho nên ngày hôm sau
    Phật cùng một vài tỳ kheo mới đến nhà bà để thuyết pháp





    Đang thuyết pháp một hồi thì ông thầy của bà không biết
    từ đâu xuất hiện thấy như vậy



    Thì đùng đụng nổi giận , mắng chửi bà một cách thậm tệ
    rồi bỏ đi





    Bà nghe xong thì thấy rất là phiền lòng
    Bởi vì nhân cách của ông thầy mình kém quá


    Bà mới nói :



    Con được ngồi cạnh nơi Thế Tôn đang thuyết pháp thế này
    như được ngồi bên dòng nước mát vô tận
    Những lời của Thế Tôn khiến cho lòng con được mở rộng
    Cho trái tim con biết thấy lẽ phải
    Từ nay con đã biết con đường con phải đi


    Trong khi người ẩn sĩ kia , được con hầu hạ trong bao nhiêu năm
    mà vẫn còn ganh tỵ , hơn thua , sân si.





    Nhưng bà chê bai hơi quá lời cho nên Phật mới nói bài kệ
    ở trên để ngăn bà lại




    Đức Phật biết là ông thầy kia cũng sai nhưng cũng ngăn cản
    việc chê bai trỉ trích người đó.


    Chúng ta mắc căn bệnh này hoài




    Ai xấu thì chúng ta mừng lắm
    Vì trong tâm chúng ta tự ý thức rằng người kia xấu hơn mình
    có nghĩa là mình tốt hơn họ



    Và vì như vậy cho nên chúng ta rất thích moi móc bới chuyện
    xấu của người khác để đem ra kể lể.





    Khi làm như vậy , chúng ta tin rằng mình có cái gì đó hơn
    người khác.
    Điều đó nó làm cho tâm chúng ta cảm thấy dễ chịu



    Khi chúng ta thường xuyên chê bai người khác thì
    đi kèm theo nó là sự suy diễn , tưởng tưởng



    Có thể người đó xấu một ,nhưng ta sẽ suy diễn để
    người đó xấu 3 xấu 4




    Cho nên khi chúng ta học đến bài kệ này
    Chúng ta nên sửa chữa cái lỗi lầm này



    Vì khi ta chê người khác , về sau chúng ta sẽ
    liên tục gặp thất bại và mắc phải lầm lỗi





    Điều tiếp theo là ta phải tập cho mình thói quen
    luôn luôn mong muốn cho người khác có đạo đức hơn


    Tuy nhiên nói đi thì cũng phải nói lại


    Sống trên đời nhiều khi chúng ta phải biết linh hoạt




    Suốt ngày chỉ biết trỉ trích chê bai người khác là một cái sai
    Im lặng và vờ như không thấy cũng là một cái sai




    Nhưng ở đây chúng ta phải thật sự khéo léo và kín đáo
    Phải xem thật kĩ xem khi nào phải nói và khi nào phải im lặng




    Ví dụ khi mình thương yêu con người thì mình được quyền
    xét lỗi người khác


    Bởi vì lúc này , ta xét lỗi bởi vì ta muốn cho người đó tốt hơn


    Chỉ có người nào thương ta thật sự mới được quyền
    mắng ta


    Tình yêu thương khác hẳn với sự mưu tính




    Một người có mưu tính thì khi trách mắng người khác
    ta sẽ nhận ra ngay sự không thật lòng của người đó



    Cho nên vì vậy , chúng ta phải tu tập được lòng từ bi
    thương yêu rộng lớn



    Lỗi lầm người khác mình biết nhưng im lặng để giữ danh dự
    cho người ta
    Biết mà âm thầm sửa lỗi cho người ta
    Biết mà dìu dắt người ta
    Biết mà không làm người ta cảm thấy xấu hổ và mặc cảm
     

Chia sẻ trang này