1. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Bí ẩn về một phụ nữ không thể quên ký ức


    (Ảnh minh họa: andriaroberto).
    (Dân trí) - Một ngày 6 năm về trước, James McGaugh bất ngờ nhận được thư từ một phụ nữ xa lạ có biệt danh AJ. Câu chuyện của bà về trí nhớ siêu việt, khả năng hồi tưởng quá khứ chính xác đến lạ lùng ngay lập tức kích thích trí tò mò của nhà nghiên cứu thần kinh học lỗi lạc.


    Chỉ cần cho bà một ngày tháng cụ thể thì dù có cách hiện tại đến cả chục năm đi chăng nữa, bà vẫn có thể gọi ra chính xác hôm đó là thứ mấy trong tuần, bà đã trải qua những vụ việc gì và thế giới đã có những tin gì chấn động.



    Là một nhà khoa học nhiều kinh nghiệm, McGaugh không thể không đặt dấu hỏi nghi ngờ.



    Ngay sau đó, ông cùng 2 cộng sự khác ở trường ĐH California ở Irvine (Mỹ) - giáo sư tâm thần học Elizabeth Parker và giáo sư khoa bệnh học thần kinh Larry Cahill - thành lập nhóm nghiên cứu tìm hiểu cặn kẽ về cuộc đời của AJ. Họ đã tiến hành vô số những cuộc phỏng vấn và kiểm tra tâm lý, nhưng ròng rã 6 năm trời, cánh cửa bí mật về người phụ nữ có trí nhớ siêu việt vẫn không hề suy chuyển.



    Với thâm niên hàng chục năm nghiên cứu về ảnh hưởng của cảm xúc đối với năng lực trí nhớ, ngay từ lúc ban đầu, ông đã nghĩ đến khả năng não bộ của AJ bị cảm xúc chi phối quá nặng nề, do đó mà không quên được các sự kiện đã trải qua.



    Tuy nhiên giả thiết đó nhanh chóng bị bác bỏ, bởi lẽ người phụ nữ “không biết quên” còn gọi ra được từng chi tiết vụn vặt nhất, bâng quơ nhất mà người thường dễ bỏ qua. Hỏi, có những sự kiện gì đã xảy ra vào ngày 16/8/1977, bà trả lời không chút do dự: đó là ngày ca sĩ Elvis Presley qua đời.



    Vậy những ngày không hề có sự kiện gì đặc biệt thì sao? Bà vẫn nhớ như in, rằng ngày 6/6/1978 bang California thông qua luật thuế, rồi đến ngày 25/5 năm sau thì một vụ tai nạn máy bay nho nhỏ xảy ra trên bầu trời Chicago... Rất nhiều vụ việc trong số đó chẳng mảy may liên quan đến đời sống riêng tư của bà.



    Hành trình khám phá của McGaugh tưởng chừng đi vào bế tắc thì đột nhiên, bước ngoặt lớn bất thần xuất hiện: vào một ngày, ông bất chợt quay sang hỏi AJ “Bà có nhớ Bing Crosby là ai không?”



    “Quả thực khi ấy tôi chắc mẩm mình đã làm khó AJ, bởi người phụ nữ chưa đến tuổi 40, cách quá xa cái thời của ca sĩ dòng nhạc trữ tình những năm đầu thế kỷ”.



    Ấy thế mà AJ nhớ.



    “Chị có biết ông ấy chết ở đâu không?” - “Trên một sân golf ở Tây Ban Nha”. AJ cũng không quên kể vanh vách ngày tháng ông ca sĩ đột tử, thậm chí còn nhớ đó là thứ mấy trong tuần.



    Mức độ thâm cùng trong trí nhớ siêu việt của AJ chợt khiến McGaugh nảy ra giả thiết: phải chăng, người phụ nữ này mang biệt tài “phân loại hồi ức”?



    Với nhiều người, việc nhớ lại các sự kiện đã qua sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều nếu chúng được phân loại thành các chủ đề và sắp xếp và các tầng lớp có chung điểm tương đồng. Những người dẫn chương trình trên truyền hình thường áp dụng cách này để phát huy tối đa khả năng nhớ sự kiện.



    Quả thực, cuộc sống của AJ cực kỳ chỉn chu, nề nếp và gọn gàng. “Từ khi còn nhỏ, cô ấy đã biết sắp đặt mọi đồ đạc trong phòng vào từng vị trí riêng ngay ngắn, không bao giờ di chuyển chúng lung tung và đặc biệt ghét người khác làm lộn xộn” - McGaugh cho biết.



    “Với các sự kiện cũng vậy, AJ phân loại chúng tỉ mẩn theo ngày tháng. Tuy nhiên điều này vẫn chưa thể giải thích hết vì sao trí nhớ của cô đạt tới trình độ phi thường đến vậy”.



    Trường hợp của AJ cũng không hề giống với một số nhân vật đặc biệt có trí nhớ đáng nể trong một lĩnh vực nhất định nào đó, ví dụ như âm nhạc, nghệ thuật...



    “Những người này có thể nhớ từng chi tiết cụ thể, tỉ mỉ trong khuôn khổ chủ đề họ quan tâm, tuy nhiên phạm vi đó thường khá hạn hẹp” - McGaugh kể về một “hiện tượng” đã từng làm rùm beng giới nghệ sĩ bằng khả năng ghi nhớ bản nhạc gần như ngay lập tức, nhưng lại không thể tự đi xe buýt 1 mình vì chẳng bao giờ nhớ nổi mình đang đứng ở đâu.



    AJ thì ngược lại. “Người phụ nữ ấy sở hữu một trí nhớ hoàn hảo đến bất thường”.



    Hiện nhóm nghiên cứu Irvine đang chuẩn bị chuyển hướng điều tra sang cách tiếp cận khác. Rất có khả năng bộ não của AJ không hoạt động theo cơ chế thông thường - McGaugh hy vọng điều này có thể phản ánh qua các hình chụp từ cộng hưởng. Những cuộc thử nghiệm mới sẽ chính thức tiến hành vào nửa năm sau.



    Và nếu theo như lời của McGaugh: “Chúng tôi quyết tâm làm lại từ đầu”, thì có lẽ lâu lắm bí ẩn về trí nhớ không tì vết mới có lời giải đáp.



    Hải Minh

    Theo ABCNews



    ( Dân Trí)
     

Chia sẻ trang này