1. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11/2/09
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Người sống có ý nghĩa
    Là người biết tu hành
    Sống mà như đã chết
    Là những kẻ ác tâm
    Hiểu rõ ràng điều ấy
    Bậc trí rất tinh cần
    Huân tu giới định tuệ
    Đạt tối thượng niết bàn


    Thật ra câu chuyện liên quan đến bài kệ này dài thăm thảm luôn
    Nếu mà đọc từ đầu cho đến cuối thì phải mất khoảng 1 tiếng rưỡi



    Câu chuyện xoay quanh 1 vị vua trị vì một đất nước mà Đức Phật
    không có đến đó nhiều



    Vị vua này lên ngôi cũng rất kì lạ
    Bà mẹ của ông lúc đang mai thai ông đang dạo chơi ngoài sân
    thì có một con đại bàng không biết ở đâu lao từ trên không xuống
    cắp bà rồi bay lên một ngọn núi cao




    Sau đó thì bà hạ sinh ra ông ngay ở trên núi
    Vô tình gặp một ẩn sĩ và vị ẩn sĩ này đã nuôi dưỡng và dạy dỗ
    ông , truyền cho ông một bí quyết để có thể thu phục được
    voi.
    Nhờ vậy mà sau này ông đã giành lại vương quốc




    Nhưng ta sẽ không tập trung vào câu truyện này
    Mà phân tích kĩ lúc ông lên ngôi vua và có nhiều hoàng phi
    Điều đặc biệt là mỗi vương phi của ông đều có một câu chuyện
    rất hay




    Tại sao như vậy?
    Thì trong đây có hai nhân vật chính là
    hoàng hậu Samavati và hoàng hậu Magandiya




    Đây là hai hình ảnh trái ngược nhau

    Hoàng hậu samavati thì nhân hậu hiền lành và kính tin tam bảo
    những cung nữ xung quanh bà đều được bà hướng dẫn để biết
    Phật Pháp



    Hoàng hậu magandiya thì căm thù Đức Phật ,những người hầu
    của bà cũng được bà hướng dẫn như thế
    Ngay cả dân chúng trong vương quốc ,bà cũng kích động
    họ cảm giận Đức Phật.




    Sự việc rất căng thẳng
    Và vì đã sẵn ghét Phật rồi nên bà cũng ghét luôn hoàng hậu samavati
    Còn nhà vua thì không có chính kiến gì , hai bà muốn theo ai bỏ ai
    thì tuỳ ý





    Gia đình hoàng hậu samavati cũng rất giầu có
    bỗng nhiên ,trong vương quốc dịch tả xuất hiện
    Gia đình bà sợ quá nên dắt các con trốn vào rừng ở
    Và ở đó một thời gian dài đến nỗi cha mẹ cũng qua đời


    Samavati tìm về thành và được nhận làm con nuôi
    một ông trưởng kho của vua



    Người trưởng kho này cũng có một số phận rất kì lạ
    Ông cũng được nhận nuôi và bị chính cha nuôi của mình
    hãm hại đến 7 lần mà không chết




    Bởi vì câu chuyện này rất dài nên chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ
    ở các phần sau



    Thì bà samavati làm con nuôi một thời gian thì nhan sắc của bà
    càng ngày càng rực rỡ
    Và được tiến cung làm vợ vua



    Còn bà hoàng hậu còn lại là magandiya
    Lúc còn nhỏ là một người cực kì xinh đẹp
    nên có rất nhiều người muốn cưới về làm vợ
    Tuy nhiên cha mẹ của bà đều từ chối
    Cha mẹ của bà đều thuộc giai cấp bà la môn rất tinh thông học thuật
    Qua đây chúng ta nên chú ý điểm này




    Giai cấp bà la môn ngày xưa cực kì uyên thâm về học thuật
    xem tướng , coi bói ,phong thuỷ ,yoga , thần thông, trì trú
    cái gì cũng giỏi hết




    cha mẹ của bà nhìn dung mạo của con gái biết chắc
    sau này chí ít thì cũng được làm hoàng hậu
    nên chưa gả cho ai hết




    Một lần vô tình người cha gặp Phật ,vừa nhìn thấy Ngài
    ông đứng sững sờ luôn. Ông cứ lầm rầm trong miệng

    Trên thế gian này sao lại có một con người quá hoàn mĩ đến vậy


    Tại vị xứ ấn độ hầu hết toàn da đen ,đâu có người nào da trắng đâu
    Thế mà Đức Phật và dòng họ Thích Ca của Ngài , ai cũng da trắng hết



    Không chỉ da trắng mà dung mạo bề ngoài còn có ánh hào quang
    tuy không rực rỡ.


    Sau đó , người cha bèn về nhà dẫn theo bà vợ và người con
    chạy tới chỗ Phật



    Đức Phật biết chuyện Ngài bèn dùng thần thông in dấu chân
    mình nên một bờ đá rồi lặng lẽ đến gốc cây gần đó ngồi xuống




    Một lúc sau gia đình này đi đến thì thấy dấu chân của Phật
    in trên đá
    Bà vợ vừa nhìn thấy thế bèn bảo chồng

    Không có hy vọng đâu ông ơi
    Dấu chân của người này đã nói lên rằng Ông ta đã
    vượt khỏi mọi dục lạc và ham muốn của thế gian rồi




    Tuy vậy ,người chồng vẫn cương quyết đến gốc cây gặp Phật
    và đề nghị Phật cưới con gái mình
    Rồi ông khen ngợi về sự kiều diễm và nhan sắc của con gái mình


    Phật lặng lẽ , uy nghi nói một câu :

    Trên thế gian này mọi thứ đều vô thường ,đây không phải là chỗ
    có thể ở lâu được , cái mà ông bà gọi là nhan sắc
    thực ra chỉ là một túi da bên trong đựng toàn thứ bất tịnh
    Ta không bao giờ muốn đụng đến dù chỉ là ngón chân


    Vừa nghe Đức Phật nói xong , cộng thêm duyên đời trước
    nên hai ông bà chợt khai ngộ


    Nhưng cũng thật oái ăm , cha mẹ đã được khai ngộ còn cô con gái
    thì không như vậy
    Và nổi giận khi nghe Phật nói sắc đẹp của bà chỉ là đồ bỏ đi


    Thế là cô con gái hay là hoàng hậu magandiya bây giờ đã
    cam ghét Phật từ đó.
    Cha mẹ cô thì đã đi theo Phật luôn nên cô về ở với người chú


    Thời gian sau được tiến cung làm hoàng hậu


    Cho đến lúc này , bà vẫn luôn kích động từ vua quan cho đến
    dân chúng căm ghét Phật
    Hễ Đức Phật cùng tăng đoàn đi khất thực đến xứ đó
    là bà xúi dân chúng chạy đến để chửi bới , xỉ vả Ngài



    Tình trạng đó ngày một căng thẳng thêm ,cho đến khi
    Bà thấy là nhà vua có ý không chấp thuận yêu cầu của bà nữa
    Lợi dụng lúc vua đi săn mấy ngày , bà gọi gia nhân của mình
    đốt cháy nơi ở của hoàng hậu samavati


    Hoàng hậu samavati và gần 100 gia nhân bị thiêu rụi cùng
    cung điện của bà



    Nhà vua sau khi đi săn về ,thấy vậy rất đau khổ.
    Một gia thần đứng bên hỏi :
    Thưa đại vương ,ai gây ra nông nỗi như vậy?

    Nhà vua mới trả lời thế này :

    Samavati lúc còn sống đã làm phiền ta rất nhiều
    cho nên người nào rất yêu ta mới dám giết samavati


    Sau đó ,nhà vua nói với hoàng hậu magandiya sẽ thưởng
    cho hành động này của bà
    Và yêu cầu bà hãy gọi hết gia nhân ,họ hàng quyến thuộc
    của mình ở mọi nơi về đây để nhà vua ban thưởng


    Sau khi đại gia đình hoàng hậu magandiya đã tề tựu đông đủ rồi


    Nhà vua bất ngờ ra lệnh trói tất cả lại


    Chôn nửa người xuống đất , nửa người còn lại sẽ cho trâu cày lên


    Còn hoàng hậu magandiya thì nhà vua cho thiêu sống
    ngay trước mặt mọi người



    Đến lúc này ,mọi người mới biết nhà vua đã làm thế để
    trả thù cho hoàng hậu samavati


    Chuyện này về sau lan đi rất nhanh
    Dân chúng nghe tin đều bị chấn động và kinh hãi



    Nghe chuyện xong ,các vị tỳ kheo mới đến hỏi Phật nguyên nhân



    Phật nghe xong Ngài mới kể ra cặn kẽ nhân duyên của từng người
    trong các kiếp xưa ,đã làm gì để bây giờ phải nhận lấy hậu quả
    vô cùng thảm thương này


    Xong rồi Phật mới nói bài kệ ở trên để kết luận lại câu chuyện này




    Chúng ta bản thêm một chút về câu chuyện này :



    Hai bà hoàng hậu với tình cách khác nhau một thì hiền lành
    một thì độc ác đều chịu chung một số phận như nhau
    cái chết thì không buông tha bất cứ một ai
    Tuy nhiên người hiền lành chết đi sẽ sinh về một cõi sung sướng
    ac lạc
    Người xấu chết đi thì đoạ vào cõi ác chịu đựng khổ sở




    Sống mà không biết tu hành ,không biết thương yêu và giúp đỡ
    người khác thì khác chi người chết rồi
    Nghe qua câu này thì chắc hẳn chúng ta đồng ý liền với nhau
    đúng không?



    Có nhiều người Phật tử cũng có tâm trạng như vậy
    Họ sống đã hơn 40 năm rồi mới biết Phật pháp ,biết tu tập
    Nhìn lại quãng đường đã qua ,họ thấy rất tiếc nuối tại sao
    không biết đạo sớm hơn , chứ ngày tháng đã qua họ
    đã khổ đau ,đã sân hận đã sống vô ích như thế nào



    Giờ đây ,họ đã biết sống tốt hơn ,qua từng ngày ,từng tháng
    họ thấy gia đình họ ,bạn bè họcũng an vui hơn



    Vậy thế nào là sống vô nghĩa?

    Có nghĩa là khi mình đang còn sống ,mình đang còn thở
    người xung quanh không muốn gặp mặt mình ,không
    muốn tiếp xúc với mình

    Lúc mình chết đi rồi ,những người xung quanh cảm thấy vui mừng



    Nghĩa tử là nghĩa tận
    Khi chết đi thì dù có ghét nhau đến mấy cũng vứt bỏ
    hiềm khích sang một bên mà tiễn đưa nhau
    Rồi người ta tìm đủ mọi việc làm tốt ,hành động tốt của người chết
    ghi lại trong một tờ cáo phó để tôn vinh ,để biểu dương
    người đã chết cho người ở lại thì không phải xấu hổ
    mà người ra đi cũng được thanh thản
    Vì vậy ,trong tang lễ chúng ta chỉ nghe thấy những lời xưng tụng
    ngợi khen : Ông ấy đã làm được việc này ,đã giúp được người đó
    Thôi thì mong cho ông ấy ra đi thanh thản



    Nhưng đấy là những người bình thường
    Còn những người Phật tử như mình thì không thể đợi đến khi
    chết rồi người ta cố tìm cho ra một việc tốt ít ỏi để ngợi khen

    Ngay trong lúc còn sống ,còn thở ,người Phật tử phải dốc lòng dốc sức
    để giúp đỡ người khác ,để cuộc sống có ý nghĩa



    Người Phật tử là người khi còn sống ai cũng muốn tiếp xúc ,gặp gỡ
    Khi chết đi rồi ai cũng tiếc thương cũng buồn bã



    Vậy muốn làm cho mọi người xung quanh ta được an vui
    thì phải làm sao?

    Câu này không có dễ nói

    Ví dụ như người xung quanh ta cần sự giúp đỡ
    thì ta giúp đỡ
    Muốn ta đạo đức hơn ,tốt bụng hơn ,giỏi giang hơn thì
    ta cũng cố làm cho được như vậy

    Mình làm được thì người xung quanh ta sẽ an vui

    Tuy nhiên điều này không đơn giản
    Vì nhiều người cho rằng sống trên đời không thể thiếu
    những trò vui ,những trò giải trí

    Ví dụ có một người chồng rất yêu thương gia đình
    rất quan tâm và cham sóc chu đáo cho gia đình
    Tuy nhiên anh lại thích đánh bài ,cho rằng đánh bài là vui

    Qua đó chúng ta thấy rằng việc bảo người khác từ bỏ mọi trò
    vui của thế gian để sống một cuộc sống mẫu mực không
    hề dễ dàng


    Ngay cả một người lãnh đạo rất tận tuy trong công việc
    nhưng ngoài những lúc làm việc ra ông còn nhiều trò tiêu khiển
    khác như nhậu nhẹt



    Nên ta thấy đòi hỏi một con người sống rất mực gương mẫu
    không đòi hỏi một thú vui thế gia nào là rất khó


    Ta sẽ chỉ có thể tìm ra người đó trong Phật pháp trong tăng đoàn mà thôi
    Ngoài ra những người thế gian hầu như khó được như vậy lắm


    Như vậy mới gọi là người sống có ý nghĩa
    Đấy là mặt bên ngoài
    Còn mặt tâm linh bên trong ta chỉ có thể tăng tiến khi
    ta có đạo đức
    Đạo đức sẽ làm cho tâm hồn ta thanh tịnh không loạn động
    Khi tâm hồn thanh tịnh rồi ,tâm linh mới khai mở đuợc

    Còn điều bất thiện sẽ khiến cho tâm hồn ta loạn động

    Quí vị nào không tin cứ thử ngẫm lại trong
    quá khứ xem khi mình làm điều gì đó bất thiện thì
    tâm mình sẽ hoang mang hồi hộp hay tự tin và thoải mái?


    Cho nên ích kỷ là nguồn gốc của khổ đau
     

Chia sẻ trang này