Nhân sâm điều trị chứng lú lẫn của người già

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi Kiwi, 25 Tháng hai 2008.

  1. Kiwi

    Kiwi New Member

    Tham gia ngày:
    5 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    56
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]
    Ảnh:jupiterimages.com

    Những người mắc chứng lú lẫn hay hội chứng Parkinson trước tuổi 60, gọi là chứng lú lẫn sớm, còn những người bị mắc sau 65 tuổi được xem là hiện tượng lão hóa bình thường. Chứng lú lẫn ở người già: được chia làm 3 loại: một là hội chứng Alzheimer; hai là bệnh Parkinson; ba là những chứng bệnh khác.

    Nhóm thứ nhất trong xã hội người da trắng chiếm trên 75%, nhóm thứ hai chiếm khoảng 20%. Khác với người da trắng, người da vàng có chứng bệnh lú lẫn phần nhiều là ở nhóm hội chứng Parkinson, chiếm trên 15%.

    Bất cứ một sinh vật hay động vật nào cũng đều có sinh - lão - bệnh - tử, mà lão hóa là xu hướng tất nhiên, quy luật tự nhiên. Nguyên nhân của sự lão hóa là do não có tế bào bị teo, bị thiếu oxy, tắc nghẽn mạch máu, phù nề, rối loạn bài tiết, bị thiếu chất trung gian dẫn truyền, hoặc do virus, hóa chất, do khoáng chất dẫn truyền bị ngăn cản, hay phế phẩm của bài tiết chuyển hóa bị tắc nghẽn… gây nên. Do đó, có rất nhiều người mắc bệnh sau khi bị chấn thương hoặc nhiễm cảm cúm; sau khi bị gây mê, gây tê lúc phẫu thuật hoặc dùng một loại thuốc nào đó có tác dụng phụ. Điều này cũng còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người mà mức độ bệnh nặng hay nhẹ.

    Trong tất cả những hội chứng lú lẫn, có những trường hợp có nguyên nhân dễ chữa hơn, có trường hợp không rõ nguyên nhân, chỉ có thể tìm cách hoãn giải biến chuyển xấu, hoặc làm cho bệnh trạng ở mức độ có thể tự chăm sóc được. Việc điều trị lành hẳn bệnh như người bình thường là rất khó. Nếu người bệnh trên 70, 80 tuổi lại có thêm triệu chứng phù não, có những trường hợp cần phải mổ não để làm dẫn lưu, làm chậm diễn biến xấu của bệnh. Trong những trường hợp này hiệu quả dùng thuốc đông y cải thiện tuần hoàn máu; tu bổ chức năng của tế bào thần kinh có hiệu quả rõ rệt và nhanh chóng, trong đó có nhân sâm. Nhân sâm có khả năng lưu thông máu huyết, phá huyết khối, tái tạo tế bào rất tốt mà y học hiện đại đã thử nghiệm và chứng minh.

    Thuốc chống lão hóa: chia làm 4 loại: một là bổ thận, như: thận khí hoàn, hữu quy ẩm; hai là bổ cả khí huyết, như: thập toàn đại bổ thang, quy kỳ kiện trung thang; ba là loại hoạt huyết hóa ứ, như: bổ dương hoàn ngũ thang, thánh du thang, ích khí hoạt huyết tiểu phục thang; bốn là loại bổ tỳ vị, như: tứ quân tử thang, hương sa lục quân tử thang, sâm linh bạch truật tán…

    Trong 4 loại phương thuốc kể trên, phương pháp hoạt huyết hóa ứ kiêm bổ khí hiệu quả tốt nhất. Chứng lú lẫn thực chất là một dạng bệnh thoái hóa, mức độ cải thiện có chừng mực, không thể phục hồi lại hoàn toàn như ở người trẻ tuổi, cho nên khi dùng thuốc không nên nóng vội muốn biết hiệu quả ngay. Như đã biết thuốc chống lão hóa là đào thải, phục hồi, tái tạo tế bào cần phải có thời gian.

    Trên lâm sàng, dùng bài thuốc ích khí hoạt huyết tiểu phục thang có gia giảm (thuộc loại hoạt huyết hóa ứ) có hiệu quả tốt nhất. Bài thuốc này vốn chuyên chữa tắc nghẽn động mạch vành cấp tính, trong đó có hoàng kỳ, quy vỉ, xuyên khung, xích thược, đơn sâm, bản thân tôi có thêm lá bạch quả, bột xuyên thất, bột nhân sâm. Nếu tình trạng tạo máu kém, thần kinh co rút, lại thêm bột lộc nhung; người có não tắc nghẽn nghiêm trọng thêm đại hoàng, người phù não nghiêm trọng thêm trạch tả; người hấp thu kém thêm sơn tra, kê nội kim.

    Nhân sâm tăng hoạt tính của tế bào não, tăng lượng bài tiết trong não, tăng trí nhớ, hưng phấn và kích hoạt hoạt động của tế bào thần kinh vỏ não. Người bệnh lú lẫn ở thể công kích, trong thang thuốc thêm vào bột đại xích thạch hay bột mẫu lệ sống, những người già suy dinh dưỡng cần dùng cam mạch đại táo thang kèm bán hạ hậu phác thang; người choáng váng thì thêm thiên ma, người có ảo giác thì thêm bột của hữu quy thang.

    (Theo Lương y LÝ CHÁNH DỤC - Khoa Học Phổ Thông)
     
  2. Kiwi

    Kiwi New Member

    Tham gia ngày:
    5 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    56
    Điểm thành tích:
    0
    Dinh dưỡng của Cá Rô đồng

    [​IMG]Cá Rô đã đi vào văn học dân gian qua câu chuyện khôi hài về một Thày đồ xứ Nghệ vì quá nghèo nhưng vẫn muốn giữ thể diện nên làm một con cá rô bằng gỗ, mang theo mình để đến mỗi bữa cơm.. đem ra dùng đỡ! Người miền Bắc khi di cư vào Nam năm 1954 đã không khỏi bực tức khi được gọi dưới những tên: Dân rau muống và cá rô.. cây..
    Văn học dân gian miền Nam còn có câu ví: ‘Cạn sòng mới biết .. sặc, rô !’


    Và trong kho tàng Ca dao, Tục ngữ Việt Nam, cá rô và cá bống là ha loài cá được nhắc nhở nhiều nhất :
    ‘Cá rô, canh cải nấu gừng
    Không ăn thì chớ, xin đừng mỉa mai..’
    hay : ‘ Cá rô ăn móng trong bùn
    Biết đâu nhân hậu chỉ giùm cho..em’
    Một số địa phương tại Việt Nam còn dược nổi tiếng nhờ .. cá rô :
    ‘Cá rô Đầm Sét, cá chép Mầm đại’
    và ‘Cá rô Bàu nón, kho với nước tương Nam đàn
    Gạo tháng 10, cơm mới, đánh tràn..không biết..no’
    Khi nhắc đến món cá kho, Nhà văn Nguyễn đức Trọng đã quả quyết cá rô là một trong các loại cá, mà khi kho thì ăn sẽ ..nhớ đời (các loại cá kia được Ông ghi nhận là cá Chày, cá Chép, cá Mè, cá Trắm và cá Trê). Cũng trong bài ‘Cá kho’ (trong điện báo Ánh Dương), Ông đã phân tách các cách kho cá của ba miền tại Việt Nam .. và cá rô kho miền Nam được xem là khá..phóng khoáng nên Nhạc Sĩ Bắc Sơn trong bài hát ‘Còn nghe thương thầm’ đã ghi lại : ‘..Tô canh rau đắng và tô cá rô kho, chớ gì đâu mà nhớ..’
    Cá rô là một loài cá có những đặc tính kỳ lạ như có thể di chuyển trên các vùng đất cạn, xấp nước, từ một vùng nước này sang vùng nước khác. Cá được gọi tại Âu Mỹ dưới tên Climbing Perch ..nhưng cá thật sự không thể..trèo cao ! Có những tác giả ghi chép là bắt được cá ..trên ngọn cây, thật ra cá có lẽ bị kẹt lại tại đó khi nước dâng lên cao và rút xuống quá nhanh.nên cá rút theo không kịp..

    Tên khoa học và các tên khác :
    Anabas testudineus thuộc họ cá Anabantidae
    Tên Anh-Mỹ : Climbing Perch
    Thái : Pla mor, Pla sadet ; Cambodia : Trey kranh ; Lào : Pa Kheng

    Đặc tính sinh học :
    Cá dài khoảng từ 8 đến 25 cm, trung bình thường gặp là 10-15 cm. Thân màu nâu, thuôn và gần như hình ống về phía đầu. Đầu cứng. Mắt to; Miệng trung bình, hơi tù về phía mõm thường hơi hướng về phía trên. Vi hậu môn và vi lưng màu xậm.
    Cá rô tạo ra ổ cho cá mái đẻ trứng, mỗi lần có thể đẻ đến 5000 trứng, cá đực canh giữ trứng đến khi trứng nở (1-2 ngày sau đó).
    Cá thuộc loại ăn tạp và sinh sống tại những vùng nước chảy chậm như ao hồ, ruộng nước; phân bố rộng từ Ấn độ, Đông Nam Á sang đến Philippines, cá được du nhập vào Papua Tân guinê..
    Cá rô chịu đựng được những điều kiện thổ nhưỡng khó khăn, sống được trong nước đực, ao tù. Trong mùa khô cá có thể vùi mình dưới bùn, ăn cây cỏ, tép và cá bột. Tại vùng châu thổ sông Cửu long, cá được cho là có khả năng di chuyển vào các nhánh sông nhỏ khi nước lên và sau đó trở về lại nơi đã sinh sống từ trước khi nước xuống. Cá có thêm một cơ quan thở phụ, có thể thở bằng không khí ngoài trời, nên có thể sống được cả tuần nơi khô cạn, không nước miễn là cơ quan thở có đủ độ ẩm cần thiết. Cá cũng được cho là có khả năng’ đi’ bằng bụng (trườn bằng cách quẫy đuôi giống cá lóc) và trong điều kiện môi trường vừa đủ ẩm ướt, cá có thể đi xa cả trăm thước..
    Cá rô tuy nhiều xương, nhưng vẫn được xem là một loại cá cung cấp thịt khá ngon, nấu canh rất ngọt và là nguồn thực phẩm quan trọng cho nông dân Đông Nam Á .

    Thành phần dinh dưỡng :
    100 gram phần ăn được (bỏ xương) chứa :
    - Calories 103
    - Chất béo 1.5 g
    - bão hòa 0.3 g
    - chưa bão hòa mono 0.7 g
    - chưa bão hòa poly 0.5 g
    - cholesterol 45 mg
    - Chất đạm 20.3 g
    - Sodium 82. 0 mg
    - Potassium 297.5 mg
    - Calcium 116.5 mg
    - Sắt 1.0 mg
    - Magnesium 33.2 mg
    - Vitamin B12 1.0 mcg
    - Vitamin B6 0.2 mg
    - Niacin 2.1 mg
    - Riboflavine 0.1 mg
    - Thiamine 0.1 mg
    Về phương diện dinh dưỡng, cá rô có thể được xem là giúp bổ xương (khi chiên dòn, ăn cà xương lượng calcium sẻ khá cao), cá còn là nguồn chất đạm rẻ tiền, ít chất béo (so với cá trê, cá tra). Cá rô có thể gây vết thương cho người bắt cá nếu không thận trọng vì vi lưng của cá khá cứng và có đến 16-20 gai nhọn.
    Tại Mã lai, một số người đã nuôi cá rô trong nhà vì cho rằng cá rô có khả năng .. trừ được tà ma !

    Cá rô trong dược học cổ truyền :
    Dược học cổ truyền Trung Hoa và Việt Nam gọi cá rô là Quyết ngư, hay Kế ngư, Thạch quề ngư.
    Thịt cá rô được xem là có tính bình, vị ngọt, không độc; có các tác dụng bổ được ‘hư lao’, ích cho tỳ vị, chữa được các chứng ‘tràng phong hạ huyết’, ích được khí lực làm người dùng có cảm giác khoẻ khoắn.
    Mật cá rô hay Quyết ngư đảm được dùng để trị hóc xương, trị dầm gai hay các loại gai hóc trong cổ họng (dùng mật khô, hòa với rượu, hớp rồi nhổ ra)
    Ghi chú : Tại Việt Nam, còn có loại Cá rô thia. Đây là một loài cá khác hẳn. Tên khoa học là Pristolepsis fasciatus, tên Anh-Mỹ : Striped Nanda.
    Cá dài tối đa chừng 20 cm. Thân dẹp màu nâu-lục hay nâu vàng có từ 8 đến 12 xọc xậm. Vi màu nâu hay lục nhạt. Cá sống nơi ao tù, nước đọng. Cá nhiều xương, ít được ưa chuộng hơn Cá rô đồng.

    Tài liệu sử dụng :
    - A Guide to Common Freshwater Fishes of Singapore (Kevin Lim)
    - FAO Fishery Information, Data and Statistics Service, 1993
    - Fish and Fish Dishes of Laos (Alan Davidson)

    Ds Trần Việt Hưng

    (Theo yduocngaynay.com)
     
  3. Kiwi

    Kiwi New Member

    Tham gia ngày:
    5 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    56
    Điểm thành tích:
    0
    Đặc tính chữa Ung thư của nhân sâm

    [​IMG]


    Ảnh:jupiterimages.com​


    Ung thư có đặc điểm: các tế bào tăng trưởng nhanh, xâm lấn và di căn rộng khắp. Người ta đã biết, nhân sâm có tinh chất ginsenosid Rh2 và Rh3 có khả năng ức chế sinh trưởng tế bào ung thư hoặc diệt chúng. Qua nghiên cứu các nhà khoa học thấy rõ, rối loạn hay suy giảm chức năng miễn dịch là một trong những nguyên nhân chính phát sinh bệnh ung thư.

    Việc đề cao sức miễn dịch để đẩy lùi bệnh tật từ bên ngoài là việc quan trọng nhất. Ngoài ra, khi mắc bệnh ung thư lập tức phải tìm cách thải, cô độc khối u là điều quan trọng. Trong hội nghị thế giới lần thứ 2 về nhân sâm, các viện nghiên cứu ở nhiều quốc gia đều có kết quả giống nhau là nhờ nhân sâm mà các tế bào ung thư trở thành bình thường. Như vậy, các nhà nghiên cứu khẳng định nhân sâm có thành phần tác dụng chữa ung thư.
    Người ta lấy saponin cho vào một ống nghiệm có chứa tế bào ung thư, còn ống nghiệm khác lấy tế bào ung thư thí nghiệm đối chứng. Để hai ống nghiệm này trong 1 năm, nhưng mới nửa năm người ta đã phát hiện ống nghiệm không có saponin, tế bào ung thư phát triển rất nhanh. Còn ở ống nghiệm có saponin, tế bào có phát triển, nhưng là những tế bào bình thường cường hóa làm các tế bào trong ống nghiệm lên men chuyển hóa thành tế bào bình thường.

    Gần 50 năm trước, GS. Bộ Biên Bố Nhị Mẫn đã nhận thấy: tế bào ung thư không lập tức trở thành ung thư mà chuyển hóa từ từ, có thể chuyển đổi tế bào ung thư thành tế bào phát triển bình thường. Giả sử, lập luận của GS. Nhị Mẫn là đúng, thì tế bào ung thư có hy vọng trở thành tế bào không có độc do tiến hành tác dụng đảo ngược. Có thể làm tế bào đang “nghỉ ngơi” trở thành bình thường hóa. Lấy tế bào của động vật, chiết xuất chất ung thư làm các tế bào chết đi, các nhà khoa học Hàn Quốc đã thử nghiệm và báo cáo ở hội nghị này. Saponin có thể phá hoại tế bào ung thư, nhưng tế bào bình thường không bị tác hại, tinh chất nhân sâm làm bình thường các gen lạ của tế bào ung thư, để tế bào ung thư khôi phục trạng thái vốn có trở nên bình thường.

    Hiện nay ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đang có những cố gắng nghiên cứu nâng cao sức đề kháng của người bị bệnh ung thư. Tế bào ung thư lấy hết dinh dưỡng của các tế bào khác, điều đó làm cho người bệnh bị suy dinh dưỡng, bị thiếu máu làm cho sức đề kháng yếu. Liệu pháp xạ trị tiêu diệt tế bào ung thư cũng tiêu diệt nhiều bạch cầu. Một số người giảm bạch cầu xuống dưới 2 triệu làm cho sức đề kháng giảm yếu không tạo ra được khả năng miễn dịch. Điều này làm cho tế bào ung thư càng tự do phát triển hơn, vì vậy phải gia tăng bạch cầu cho người bệnh. Nhân sâm có khả năng tăng bạch cầu rất hiệu quả.

    Nhân sâm không chỉ tăng bạch cầu mà còn tăng nhiều hồng cầu. Người bệnh được tăng bạch cầu, tăng sức đề kháng và mau khỏe mạnh. Thí nghiệm lâm sàng cho thấy, để chống tái phát, người bệnh nên dùng 10 - 30 g nhân sâm/ngày sẽ có hiệu quả cao. Ung thư bao tử hay loét bao tử dùng nhân sâm đều chữa khỏi 100%. Không may do ung thư mà bao tử bị bệnh trầm trọng thì rất đau và khó chịu đựng được. Lúc này, người bệnh uống nhân sâm sẽ giảm đau rất tốt và có thêm sinh khí kéo dài tuổi thọ.

    (Theo GS. ĐẠO ĐẮC CỬU BẢO - Khoa Học Phổ Thông)
     
  4. Kiwi

    Kiwi New Member

    Tham gia ngày:
    5 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    56
    Điểm thành tích:
    0
    Nhân sâm với Huyết áp thấp

    [​IMG]
    Ảnh: jupiterimages.com

    Y học hiện đại có ít thuốc điều trị hữu hiệu huyết áp thấp (HAT), huyết áp bất thường. Huyết áp cao (HAC) có thể gây tai biến mạch máu, có thể cướp đi sinh mạng con người. Người ta nghiên cứu nhiều về thuốc làm ổn định huyết áp. Đã có thuốc chữa HAC ổn định, nhưng chữa HAT còn rất hiếm. Những người HAT, nếu tập thể dục thường xuyên sẽ có nhiều oxy cho cơ bắp, thần kinh giao cảm phát huy được chức năng hô hấp để HA tăng.

    Hít thở chậm làm thân thể khôi phục bình thường. Thần kinh giao cảm phụ thuộc vào năng lực đối với bên ngoài. Thần kinh thực vật giữ cân bằng thì không có vấn đề. Tùy người, sự bất ổn làm cho thần kinh giao cảm bị rối loạn. Những người bị HAT luôn trong tình trạng “thắng xe”. Thần kinh giao cảm khẩn trương giống như xe tăng tốc độ nhanh, phải hết sức cẩn thận.
    Thần kinh giao cảm không mãnh liệt thì làm cho người bị trầm uất, dễ bị sa bao tử. HAT làm cho thân nhiệt giảm, thường vào buổi sáng sớm người không khỏe.

    Ngoài ra, người có tinh thần không ổn định, không tập trung hay mất ngủ, ngực bị đè nặng, bao tử sa sẽ khó chịu. Những người chỉ bị HAT không có hiện tượng khác thường. Phó thần kinh giao cảm và HAT có quan hệ mật thiết với nhau.

    Nguyên nhân điều trị huyết áp thấp gặp khó khăn

    Những người HAT phải giảm bớt căng thẳng. Đó là hiệu quả nhất. Trong dược phẩm có loại thuốc giảm căng thẳng nhưng khó duy trì thần kinh cân bằng.

    Thần kinh giao cảm trong thần kinh thực vật có khi bị căng thẳng dẫn đến HAT. Vấn đề quan trọng là phải giảm căng thẳng, giữ cân bằng thần kinh. Vì vậy, điều trị HAT gặp khó khăn. Ngoài ra, sự cân bằng hormon và HAT có liên quan mật thiết với nhau. Não thùy, phó thần kinh giao cảm, hormon gây ra sự thất thường HA cũng làm khó xử lý.

    Nhân sâm có thể cải thiện huyết áp thấp

    Y học hiện đại gặp khó khăn, nhưng nhân sâm có thể phát triển tác dụng cải thiện triệu chứng này, làm cho phó thần kinh giao cảm giảm bớt căng thẳng, thần kinh thực vật cân bằng nên chỉ số HA khôi phục bình thường. Người thiếu máu được tăng lên, giữ được cân bằng thần kinh, giữ được huyết áp ổn định. Những người da mặt không tốt, bị lạnh tay chân, xây xẩm mặt mày dùng nhân sâm có hiệu quả tốt. Vấn đề cải thiện tâm lý, nhân sâm có thể làm được.

    Một phụ nữ nội trợ 49 tuổi tay rất lạnh đến bệnh viện khám về việc bà bị chóng mặt, vai nhức mỏi, toàn thân ớn lạnh. Thân mình mập mạp, tưởng chừng bà bị huyết áp cao (HAC), nhưng huyết áp chỉ ở 93/65 mmHg. Trị liệu bằng nhân sâm 1 tuần sau thấy bệnh tiến triển tốt. Bà lên cầu thang mà không mệt, khác hẳn lúc trước, tình trạng chóng mặt, xây xẩm và lạnh tay chân cũng biến mất. Chất béo không tái tạo, cơ thể bà nhẹ nhàng, khoẻ mạnh.

    Anh Nam 24 tuổi, làm việc ở một công ty chứng khoán, có triệu chứng của bệnh trầm cảm, đau nhức vai. Anh được chẩn đoán mất cân bằng thần kinh thực vật, tiểu gắt, huyệt tam âm biểu hiện chứng sợ lạnh. Bác sĩ tư vấn nên dùng nhân sâm. Một trường hợp khác, người bệnh mua trà nhân sâm uống, không hiệu quả. Bác sĩ đề nghị dùng hồng sâm. Kết quả, người bệnh ngủ ngon, thèm ăn, có thể làm việc liên tục, một tuần nghỉ 1 ngày. Hai tháng sau chỉ số huyết áp khôi phục lại bình thường. Trường hợp người ngồi xuống đứng lên chóng mặt dùng nhân sâm máu lưu thông tốt lên não. Chứng bệnh này dùng nhân sâm sẽ khỏi. Học trò có người đứng lâu bị ngất xỉu, té ngã có thể trị bằng cách để chân cao, đầu xuống thấp.

    Đường ruột đại tràng tiết độc tố làm HAT. Người bị hen suyễn ho cũng bị HAT, đều có thể trị được. HAT mạn tính do tim co bóp yếu, bệnh tim, nhồi máu cơ tim. HAT cũng có thể sử dụng thuốc trợ tim là nhân sâm.

    Người mất ngủ, uống nhiều thuốc an thần mệt mỏi, làm việc kém hiệu quả, nên dùng nhân sâm 1 tuần sẽ hết mất ngủ, cuộc sống trở lại bình thường. Những người HAC muốn hạ huyết áp sử dụng nhân sâm với liều lượng cao hơn. Dùng liều lượng nhân sâm ít hơn để tăng huyết áp thì đạt kết quả rất tốt. Phụ nữ 45 tuổi, bụng lớn, HAC do thận bị phẫu thuật. Tây y không điều trị, đông y đo huyết áp 210 mmHg, người bệnh uống thuốc hạ áp với liều gấp 2 lần đến mức chóng mặt, hoa mắt và bị mất sức. Bác sĩ cho uống thuốc lợi tiểu. Nhưng khi dùng nhân sâm thì có hiệu quả rõ rệt và cải thiện thể chất. Nhân sâm duy trì sức khỏe, kiên trì uống lâu dài sẽ rất tốt.

    (Theo GS. SƠN BẢN XƯƠNG HOÀNH -Nhật Bản)

    Khoa Học Phổ Thông​
     
  5. Kiwi

    Kiwi New Member

    Tham gia ngày:
    5 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    56
    Điểm thành tích:
    0
    Trái bòn bon

    [​IMG]

    Một truyền thuyết tôn giáo tại Philippines kể rằng:
    "Quả lanzones (tên gọi của Bòn bon Tại Phi) trước đây rất chua, không ăn được và còn có chất độc, nhưng một ngày kia có một bà mẹ rất xinh đẹp bồng con đi ngang một vùng chỉ có cây này, bà không tìm được gì khác để ăn nên đành hái một quả và đưa cho con.. và ngay sau đó, lạ thay quả trở thành có vị ngon ngọt như ngày nay..và Bà mẹ này chính là Thánh Nữ

    Đồng Trinh Mary.. nhưng vì Bà chưa chuyển biến quả hoàn toàn.. nên vẫn còn một số lanzones.. chưa được ngọt..'
    Bòn bon có nguồn gốc tại vùng Tây Mã lai, được trồng khá phổ biến trên khắp bán đảo Mã. Cây cũng được trồng rất nhiều tại đảo Luzon (Philippines) nơi đây quả rất được ưa chuộng và cây được trồng để bao phủ các vùng đồi trọc. Cây cũng gặp tại Thái Lan và Nam Việt Nam (từ Quảng Nam xuống đến Đồng bằng sông Cửu long, Bòn bon Lái thiêu được xem là loại ngon nhất). Ngoài ra, tại Ấn độ cây rất phổ biến trong vùng Nilgiris và tại những vùng ẩm ướt phía Nam Ấn: nơi đây quả được bán tại khắp các chợ.. Bòn bon được đưa vào Hawaii khoảng năm 1930 và được trồng tại những vùng có cao độ tương đối thấp.
    Bòn bon ít được biết đến tại vùng nhiệt đới Mỹ châu ngoại trừ tại Surinam (tại đây chỉ có một số ít cây được trồng để khai thác thương mãi). Năm 1926, hạt giống bòn bon được gửi từ Java (Indonesia) sang Trung tâm Cây giống thực nghiệm ở Tela, Honduras: cây phát triển tốt..nhưng không cho..quả! Trái lại tại các đảo khác như Trinidad, Puerto Rico, cây lại cho quả khá tốt.
    Tại vùng phía Nam Florida, tuy các điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng không thích hợp lắm, nhưng nhà trồng cây chuyên môn William Whitman đã tìm cách trồng được 2 cây bòn bon tại một khu vực có đất pha trộn đặc biệt, cả 2 cây đều cho quả khá nhiềụ Khí lạnh của mùa Đông làm cây rụng hết lá và gốc bị tróc vỏ nhưng cây vẫn hồi phục lại được. Các cây mẫu khác cũng sống được tại vùng xa nhất về phía Nam Keys..

    Tên khoa học và các tên khác:
    Lansium domesticum thuộc họ Thực vật Meliaceae
    Tên Anh-Mỹ : Lansat; Pháp : Doukou, Lansiam; Đức : Duku; Tây ban Nha : Lanza; Philippines : Lansones; Thái Lan : longkong, lansa; Indonesia : duku, kokosan.

    Đặc tính thực vật:
    Cây thuộc loại thân mộc, mọc thẳng đứng, cao 15-20 m. Cây phát triển chậm, mất đến 15 năm mới trưởng thành. Vỏ thân màu nâu đỏ hay vàng-nâu. Lá kép hình lông chim, lẻ , dài 22.5 đến 50 cm: có từ 5-7 lá chét thuôn, cứng, không lông dài 8-13 cm, rộng 7-12 cm. Phiến lá có 12-14 cặp gân phu. Cuống lá phụ dài đến 1cm. Hoa màu trắng hay vàng nhạt, mọc thành chùy ở ngọn nhánh. Hoa lưởng phái : đực và cái riêng biệt. Hoa nhỏ, có 5 lá đàị Quả gần như tròn, tụ thành chùm từ 2 đến 30 quả, vò vàng nhạt hay hơi trắng hồng, mịn như nhung có chứa một chất nhựa-mủ, Quả thường có 5 múi, có vách ngăn mỏng. Múi chứa nhiều nước có mùi thơm. Vị ngọt và hơi chua Quả có hạt trong, dính với thịt; hạt có áo mỏng. Hạt màu xanh lục dài 2-2.5 cm, rộng 1.25-2 cm có vị rất đắng (đôi khi nếu hạt dính chắc vào phần thịt trong múi của quả, có thể làm cho nước lây vị đắng).
    Bòn bon tại Mã Lai thường cho mỗi năm hai mùa quả: Tháng 6-7 và Tháng 12-1, đôi khi kéo đến tháng 2. Tại Ấn độ, quẳ chín trong các tháng từ tháng 4 đến tháng 9.. Tại Việt Nam, cây cho quả trong các tháng 6-8.
    Tại Philippines, mỗi cây có thể cho đến 1000 quả/ năm.
    Về phương diện thực vật, cây Bòn bon được chia thành 2 nhóm khác biệt:
    Lansium domesticum var. pubescens: tiêu biểu cho loài cây hoang, cây có dạng mỏng manh hơn, mọc thoáng, các nhánh nhỏ có lông. Quả gần như tròn, vỏ dày chứa nhiều nhựa.
    Lansium domesticum var. domesticum, còn gọi là duku, doekoe hay dookoo. Cây mạnh hơn, lá bao phủ thân, lá có gân nổi rất rõ. Quả hình thuôn, da mỏng màu nâu nhạt, không nhựa hay rất ít nhựa.
    Vài chủng nổi tiếng:
    Conception: Chủng cho quả ngọt, trồng tại Philippines
    Uttaradit: Chủng phổ biến tại Thái Lan.
    Paete: Chủng chính tại Philippines.

    Thành phần dinh dưỡng:
    100 gram phần ăn được chứa :
    - Chất đạm 0.8 g
    - Chất Carbohydrates 9.5 g
    Chất sơ 2.3 g
    - Calcium 20 mg
    - Phosphorus 30 mg
    - Carotene (Vit A) 13 IU
    - Thiamine 0.089 mg
    - Riboflavine 0.124 mg
    - Ascorbic acid 1 mg
    Về phương diện thực phẩm, quả bòn bon sau khi lột vỏ có thể ăn sống như một trái cây giải khát (bỏ hột). Với những chủng, vỏ chứ nhiều nhựa có thể nhúng quả vào nước sôi trước khi lột vỏ.
    Quả tươi có thể giữ khoảng 4 ngày ở nhiệt độ bình thường, nhưng nếu giữ trong tủ lạnh ở 52-55 độ F (12-13 độ C), có thể tồn trữ đến 2 tuần. Vị ngọt gia tăng vì lượng đường trong quả được chuyển đến mức cao nhất trong vòng 7 ngày, rồi giảm xuống.
    Quả sau khi lột vỏ, bỏ hạt có thể đóng hộp, ngâm trong nước đường.

    Thành phần hóa học:
    Ngoài thành phần dinh dưỡng trên của quả, các bộ phận các của cây còn chứa một số hoạt chất :
    Hạt: chứa các triterpinoids và các tetranortriterpenoids: domesti culide A-E; một hợp chất loại alkaloid, và 2 hoạt chất đắng; nhựa tan trong alcohol (1%)
    Vỏ quả: Vỏ tươi chứa tinh dầu dễ bay hơi (0.2%) màu vàng nhạt, một chất nhựa màu nâu, tannin và một số acid hữu cơ. Vỏ khô co thể trích ra một chất nhựa dẻo (oleoresin) gồm 0.17 % tinh dầu và 22% nhựạ Trong vỏ quả cũng có các triterpen loại noceranoid.

    Công dụng sinh học của Bòn bon:
    Bòn bon và một số cây khác trong gia đình thực vật Meliaceae như Vong nem (Azadirachta indica), Cedar (Cedrela odorata) đã được trong dược học dân gian tại nhiều nơi (Indonesia, Philippines..) để làm thuốc trị sốt rét.
    Nghiên cứu tại ĐH Ottawa (Canada) ghi nhận các triterpinoids loại lansiolides ly trích từ vỏ thân cây bòn bon có hoạt tính trong các thử nghiệm sinh học (in vitro) chống lại ký sinh trùng gây sốt rét Plasmodium falciparum và trên chuột bị gây nhiễm P. berghei (Current Topics in Medicinal Chemistry Số 3-2003).
    Nghiên cứu tại ĐH Walailak, Thasala (Thái Lan) ghi nhận các terpenoids ly trích từ hạt bòn bon có hoạt tính diệt được Plasmodium falciparum ở nồng độ IC50 = 2.4-9.7 microg/ml (Phytochemistry Số 67-2006).
    Nghiên cứu tại ĐH Malaysia , Sarawak (Mã lai) ghi nhận : Nước chiết từ vỏ quả và lá Bòn bon có tác dụng làm giảm hạ số lượng P. falciparum thuộc các chủng đã kháng chloroquine (T9) và chưa kháng chloroquine (3D7). Dịch chiết từ vỏ quả gây trở ngại, làm ngưng chu kỳ phát triển của ký sinh trùng. (Journal of Ethnopharma cology Số 85-2003).
    Nghiên cứu tại ĐH Philippines, Manila ghi nhận dịch chiết từ lá bòn bon có tác dụng diệt được ấu trùng (lăng quăng) của các loài muỗi Aedes aegypti (tác nhân chuyển bệnh Sốt xuất huyết) và Culex quin quefasciatus. Hoạt tính diệt lăng quăng này xẩy ra trong vòng 48 giờ sau khi thêm dịch chiết vào môi trường thử nghiệm ở các nồng độ 100g % đến 1,565g % (SouthEast Asian Journal of Tropical Medici ne and Public Health Số 25-1994).

    Vài phương thức sử dụng khác:
    Vỏ : Tại Java (Indonesia), vỏ quả được phơi khô, và đốt : khói có mùi thơm dùng đuổi muỗi và làm nhang xông tại các phòng người bê.nh.
    Gỗ : Gỗ thân màu nâu nhạt, độ cứng trung bình, có hạt mịn, dai khá bền. Tại Java được dùng làm cột nhà, thuyền bè, cán dụng cụ và cán đồ nhà bếp. Nhựa than lấy được bằng chưng cất, dùng để nhuộm răng.
    Thuốc dân tộc: Hạt, phơi khô, được tán thành bột dùng trị nóng sốt và sán lải (Indonesia). Vỏ thân dùng trị vết cắn của bọ cạp (Malaisia). Nước sắc từ vỏ thân và lá dùng trị tiêu chảy và sốt rét. Nước nấu từ lá dùng làm thuốc nhỏ, trị sưng mắt.
    Thổ dân tại Indonesia, Philippines dùng vỏ quả và vỏ cây để chế tạo một loại thuốc độc tẩm vào mũi tên. Trong vỏ quả và vỏ cây có một lượng nhỏ lansium acid một độc chất khi chích vào ếch, gây tim ngưng đập.
    Tài liệu sử dụng:
    Fruits : A Connoisseur's Guide ( Alan Davidson)
    Fruits of Warm Climates (Julia Morton)
    Từ Điển Cây Thuốc Việt Nam (Võ văn Chi)

    Ds Trần Việt Hưng

    (Theo yduocngaynay.com)​
     

Chia sẻ trang này