Nhân sâm vẫn có thể trở thành độc dược !

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi Elovita, 2 Tháng tám 2008.

  1. Elovita

    Elovita New Member

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2008
    Bài viết:
    69
    Điểm thành tích:
    0
    Khác với các dược phẩm khác, nhân sâm không phải loại dễ trồng và dễ thu hoạch. Nhắc tới hai chữ nhân sâm nhiều người vẫn còn cho rằng, đó là vị "thuốc tiên" chỉ có trong những câu chuyện kiếm hiệp thời xưa giúp "trường sinh bất tử". Điều đó lý giải tại sao nhân sâm lại quý và hiếm đến vậy.


    Nhân sâm là loại thảo dược mọc trong khe núi, dùng để trị ngũ thương, an thần, giảm xúc động, hồi hộp, làm sáng mắt, thanh thản và gia tăng trí năng. Đặc biệt, dùng nhân sâm lâu ngày sẽ tăng tuổi thọ và tránh bệnh tật (theo Y sư Đào Hoằng Cảnh, Nghiên cứu về Thần Nông Bản Thảo). Vậy, ta có thể nói ngay rằng, nhiều người "mê" nhân sâm cũng vì muốn "kéo dài tuổi thọ, phòng bệnh" và thậm chí cho rằng, nó có thể... "cải lão hoàn đồng".

    Sâm cũng có rất nhiều loại và không phải cái nào gọi là sâm cũng quý và chữa bệnh được. Chỉ có 5 loại sâm dùng để trị bệnh cho 5 tạng cơ thể mà thôi. Đó là:

    Nhân sâm bổ tỳ, sa sâm bổ phế

    Huyền sâm (hay Nguyên sâm) bổ thận

    Đan sâm (hay Xích huyết sâm) bổ tâm

    Quyền sâm (hay Tử sâm) bổ can

    Tại Triều Tiên, người ta chỉ phân ra 2 loại là: Hồng Sâm và Bạch sâm là loại củ (từ 37g trở lên) đã qua bào chế cùng các phụ gia (thuốc bắc), chưng cách thủy, sấy khô, đóng hộp. Bạch sâm là loại không đủ tiêu chuẩn để chế Hồng sâm. Sâm này khô và trắng, chỉ dùng dao tre cạo sạch vỏ mỏng, sau đó phơi khô, đóng vào hộp giấy.

    [​IMG]

    Nhân sâm có rất nhiều loại và khi dùng không nên lạm dụng vì có thể gây nguy hiểm cho tính mạng

    Ở nước ta, sâm cũng có từ rất lâu nhưng được chia ra làm nhiều loại với nhiều công dụng khác nhau như:

    Bố chính sâm: có ở Phú Yên, ngày xưa được Hải Thượng Lãn Ông dùng chung với các thuốc khác để trị ho, sốt, ốm yếu. Hiện nay Bố chính sâm được dùng làm thuốc bổ khí, thông tiểu, hạ sốt.

    Sâm cau: mọc nhiều dưới tán rừng xanh Lạng Sơn, Hoà Bình và Đồng Nai. Tác dụng: bổ thận tráng dương, chữa bệnh giới tinh lạnh ở nam giới, liệt dương...

    Sâm đại hành: mọc hoang khắp nơi, thường được dùng để trị ho, đinh nhọt, lở ngứa, chốc dầu, tổ đỉa...

    Sâm hoàn dương: mọc ở các vùng núi, cao nguyên, dùng để trị viêm phế quản, mụn nhọt, ho...

    Sam mây: có nhiều ở miền Bắc và Bình Thuận, Đồng Nai. Dân gian dùng sâm này làm thuốc bổ.

    Sâm ngọc linh: còn gọi là Sâm Việt Nam, sâm Khu Năm, mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc tỉnh KonTum và Quảng Nam ở độ cao 2.100m.

    Một điểm khác nhau của nhân sâm Việt Nam là khi nếm thấy: "Tiền khổ, hậu khổ, hậu khổ, khổ" (nghĩa là: "trướcđắng, sau đắng, đắng và đắng), còn nhân sâm Trung Quốc và Triều Tiên thì: Tiền cam, hậu khổ, hậu cam, cam" (nghĩa là: "trước ngọt, sau đắng rồi lại ngọt và ngọt). Nguyên nhân của sự khác biệt này là do các vùng đất khác nhau cho "trái ngọt" khác nhau. Tuy nhiên, công dụng giữa nhân sâm (Trung Quốc, Triều Tiên...) và sâm Việt Nam cơ bản vẫn giống nhau, đó là được dùng làm thuốc bổ, tăng lực, chống suy nhược, phục hồi sức khoẻ, tăng sức chịu đựng và giải độc.

    Nhân sâm vẫn có thể là thuốc độc?

    Chính xác, nếu bạn không biết cách dùng

    1. Không dùng quá nhiều

    Có người dùng nước nhân sâm thay cho nước uống, có người ăn nhân sâm như ăn... kẹo. Việc lạm dụng "thần dược" này có thể gây nguy hại đến tính mạng. Người bị xơ gan và chảy máu đường ruột, sau khi ra viện, uống liền một lúc 30g sâm, chỉ sau 2 ngày, bệnh trở nên nguy cấp, ra nhiều máu và không cứu chữa được. Một người khác dùng nhân sâm đều đặn 3g/ngày, liên tục trong 2 năm. Kết quả là anh thường xuyên có biểu hiện hưng phấn và kích thích trung khu thần kinh (hăng hái nhưng hay bực bội, lo lắng và mất ngủ nặng...).

    2. Không ăn chung với củ cải và đồ biển

    Tất cả các loại củ cải (trắng, xanh, đỏ...) và hải sản đều tuyệt đối bị cấm sau khi uống hoặc ăn nhân sâm. Củ cải và hải sản là đại hạ khí, còn nhân sâm là đại bổ khí, hai thứ triệt nhau mà dùng chung với nhau thì coi chừng... mất mạng.

    Các đối tượng không được dùng nhân sâm

    1. Người bị thương phong cảm mạo, phát sốt. Tuy có tác dụng trị sốt nhưng nếu đang dùng nhân sâm dài ngày thì khi phát bệnh cảm mạo, sốt... bạn phải ngưng dùng nhân sâm ngay lập tức.

    2. Những người bị bệnh gan mật cấp tính nếu uống nhân sâm, thân sẽ sinh nhiệt làm cho khí tuệ uất kế và chứng gan mật cấp tính sẽ còn nặng thêm.

    3. Những người viêm dạ dày và ruột cấp tính, bị nôn mửa, đau bụng đi ngoài. Nếu dùng nhân sâm, dạ dày và ruột càng bị lấp nhét thêm, bệnh sẽ càng nặng chứ không bổ ích gì.

    4. Những người bị viêm loét dạ dày cấp tính và xuất huyết.

    5. Những người bị giãn phế quản, lao, ho, ra máu.

    6. Những người cao huyết áp

    7. Những người bị dị tinh, xuất tinh sớm

    8 Những người có bệnh về hệ thống miễn dịch

    Với các bệnh như: ban đỏ, mụn nhọt, viêm khớp loại phong thấp, da cứng, nhân sâm có thể tăng cường miễn dịch, làm kháng thể tăng lên nhiều, kích thích kháng hạch kháng thể hoạt động. Như vậy, không thích hợp với những bệnh nói trên.

    9. Phụ nữ thời kỳ mang thai

    10. Trẻ em dưới 14 tuổi khi dùng nhân sâm, tuyến sinh dục có thể sớm hình thành. Trẻ em dưới 1 tuổi lại càng không được dùng. Nói chung, mọi người khi dùng nhân sâm phải có đơn thuốc chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ.


    Theo Netlife
     
  2. niitpro

    niitpro New Member

    Tham gia ngày:
    23 Tháng tám 2006
    Bài viết:
    74
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nhân sâm vẫn có thể trở thành độc dược !

    Dau bu.ng phu.c nhan sa^m - Ta'c tu? (die)
     
  3. An Hoa

    An Hoa Guest

    Ðề: Nhân sâm vẫn có thể trở thành độc dược !

    Chào các bạn bài viết trên rất bổ ích cho ai quan tâm đến sức khỏe, đây là bài sưu tầm , chứ người viết không phải là thầy thuốc đông y.
    Đông y có bài độc sâm thang chỉ dùng khi có chỉ định của thầy thuốc, chứ thuốc mà tự ý dùng là tai họa,Nhân sâm thuộc họ ngũ da bì,tính ôn,vị cam,khổ, đại bổ khí .thường dùng kèm các vị bổ khí.phối với bài thuốc bổ thận, tăng hiệu quả của bài thuốc bổ thận. phối với các vị thuốc khác đều được cả,cổ y có nói nhân sâm phản lê lô. theo nghiệm chứng viện trung y Trung Quốc không thấy hai vị này phối với nhau sinh ra chất đọc. góp vài ý cho diền dàn, chào các bạn. còn sa sâm, đan sâm, huyền sâm, sâm đại hành,phòng đản sâm, lộ đản sâm, bố chính sâm.đều không cùng họ với nhân sâm. vì vậy tính dược khác nhau, các bạn đừng nhầm lẫn. Riềng sâm Ngọc linh của Việt Nam, cực quí , hàm lượng geising saponin cao hơn nhân sâm Triều Tiên gấp 10 lần. có tác dụng chữa các bệnh về gan mà sâm triều tiên, sâm huê kỳ không có.
     
  4. Smile987

    Smile987 New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng sáu 2008
    Bài viết:
    29
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nhân sâm vẫn có thể trở thành độc dược !

    Người đang mệt dùng sâm tức thì thêm dưỡng sức
    Người đang nguy kịch dùng sâm kéo dài thêm hơi sức
    Nhưng người cơ địa đang ko tốt.mệt mỏi chán ăn mất ngủ ..héo ốm,tuyệt đối ko nên dùng sâm làm phương thuốc trị lâu ngày ,sẽ càng thêm bạc nhước
    Smile biết thế thôi .Thấy bác An Hoa viết hay quá ^^
     
  5. tongchinh

    tongchinh New Member

    Tham gia ngày:
    4 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    4
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nhân sâm vẫn có thể trở thành độc dược !

    Thank bác AnHoa và 1 số bác góp ý,em thích nhất là mấy bài kiểu như thế này=D>~_rose:">! thanks..............
     

Chia sẻ trang này