1. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Nhịn ăn là một trong những cách chữa bệnh cổ xưa nhất của thiên nhiên. Bất kì con vật nào nào khi ốm đau cũng đều nhịn ăn theo bản năng theo bản năng, nhưng con người chúng ta lại đi chệch khỏi chiều hướng tự nhiên đến nỗi, đáng lý theo bản năng, chúng ta chấp nhận sự biếng ăn, khi chúng ta đau ốm và nhịn ăn để thanh lọc cơ thể, thì chúng ta lại nhồi nhét vào cơ thể với nhiều đồ ăn hơn để “bồi duỡng cơ thể, sức khoẻ”.

    Các nhà hiền triết và các bậc thầy dạy về tâm linh cổ xưa thường nhịn ăn, không phải chỉ về mục đích sức khoẻ mà còn nâng cao tâm trí và tâm linh, vì các vị đó nói:” Dạ dày no căng thì không chịu suy nghhĩ “. Các triết gia Hy Lạp vĩ đại như Planton,Pytagore...bao giờ cũng nhịn ăn truớc khi viết những tác phẩm triết học của mình, hay truớc những cuộc nghiên cứu đặc biệt, vì các bậc thầy đó biết nhịn ăn kích thích khả năng trí tuệ. Các vị thầy tư thế cao cấp cổ Ai Cập cũng đã nhịn ăn trrong những thời gian dài. Khi triết gia kiêm toán học Hy Lạp Pytagore đi Ai Cập để học môn khoa học tâm linh huyền bí, ông đã phải trải qua một thời kỳ nhịn ăn trong 40 ngày vì các vị thầy ở Ai Cập có giải thích rằng 40 ngày là cần thiết để ông có thể nắm đuợc những gì chúng tôi sẽ dạy ông. Trong kinh thánh, không biết bao nhiêu lần chúng ta đọc thấy nhịn ăn. Vì những người Do Thái và Thiên chúa giáo thuờng có thói quen nhịn ăn, không chỉ để chữa bệnh cho mình mà còn để đạt đuợc sức mạnh tâm linh và đến gần chúa hơn.

    Bệnh tật gây ra do tích lũy các độc tố

    Hằng ngày cơ thể chúng ta hấp thụ các thức ăn axít ( như các lạoi thịt, các lạoi thức ăn tinh chế như gạo, bánh mỳ, đuờgn trắng, bánh kẹo và các thức ăn có dầu và chiên, các thức ăn có quá nhiều protein ) đòng thời chúng ta cũng ăn quá nhiều. Như vậy cơ thể trở nên quá nhiều axist và mắc bệnh tật. Mặt khác chúng ta cũng ăn những thức ăn có chất hoá học bởi để dễ bảo quản, đẻ có màu sắc và hương vị haasp dẫn. Không những vậy, môi truờng sống của chúng ta bị ô nhiễm bởi khí đọc hại... và đặc biệt là sự căng thẳng về thần kinh gây suy nhược và tạo ra những biến động về nội tiết. Tất cả chúng đều làm tăng các chất độc hại hoá học trong cơ thể ta.

    MỘt số trong chúng đựoc thari qua thận và ruột hoặc qua da khi đổ mồ hôi. Nhưng nhiều chất độc bám vào các tế bào, các cơ quan, các tuyến , các tĩnh mạch và trôi theo dòng máu. Nhũng chát độc này thì khó chừng tẩy hết được

    Đễ có thể thải đựoc nhúng độc tố này và để làm biến đổi cơ thể bạn thì bạn phải bắt đầu làm sạch tận gốc toàn bộ cơ thể. Tất cả những chát thải đang thối rữa và làm tắc hệ thống phải đuợc thanh toán qua sự trống rỗng tuyệt đối của nhịn ăn. Chỉ khi nào hệ thống tiêu hoá trống rỗng vì nhịn ăn thì khi đó các chát thải mới bị phá huỷ và đốt cháy trong dòng máu .

    ( Theo Admin- yoga.com.vn)
     
  2. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nhịn ăn

    Với cuộc sống hiện đại ngày nay, cơ thể chúgn ta vì bị chứa đầy các chất dơ bẩn đến nỗi không thể chịu đựng đuợc một đợt nhịn ăn dài ngày. Vậy chúng ta nên có các đợt nhịn ăn ngắn ngày và đều đặn để thanh lọc cơ thể mà ít bị căng thẳng nhất.

    Nhịn ăn 1 ngày Tức là từ lúc mặt trời mọc ngày hôm nay đến lúc kết thúc ở mặt trời mọc của ngày hôm sau. Trong ngày nhịn ăn chúng ta nên vận động và đi lại ở ngoài trời thở sâu để kích thích sự tuần hoàn máu và thúc đẩy quá trình đào thải chất cặn bã .

    Nhịn ăn thì phải đựoc thực hiện từ từ, không đuợc đột ngột, vội vã.
    Lần đầu tiên nhịn ăn, thì bạn có thể ăn trái cây và uống sữa.
    Lần tiếp theo thì chỉ ăn trái cây và nuớc sinh tố ( nuớc ép trái cây) (Không uống sữa)
    Lần kế thì Các bạn chỉ uống nuớc.
    Lần sau cùng thì các bạn không ăn không uống gì cả (Nhịn khô). Theo cách này các bạn sẽ thích nghi dần và dễ dàng hơn với nhịn ăn.

    Cách nhịn ăn tốt nhất là không ăn không uống gì cả (Nhịn khô). Bằng cách nhịn này, nhịn ăn có tác dụng nhanh nhất và hiệu quả nhất, ép kiệt được tất cả mọi độc tố trong cơ thể ra ngoài. Ngoài ra còn một lý do quan trọng nữa để không uống nuớc, liên quan tới tác dụng của mặt trăng lên cơ thể con người (mà tôi đã post với topic “Nhịn ăn theo tuần trăng Ekadashi”).

    Những ai bị sỏi thận, sỏi mật thì không được nhịn khô (phải uống nước).

    Còn những nguời ốm yếu hay quá đau yếu không thực hiện đuợc nhịn ăn hoàn toàn nên “nhịn ăn một nửa”, tức là nhịn từ sau bữa trưa cho đến tận sáng hôm sau .

    Chú Ý : những nguời bị huyết áp thấp không nên nhịn khô. Trẻ em (duới 12 tuổi), phụ nữ mang thai và các bà mẹ đang thời kỳ cho con bú không nên nhịn ăn
    ( yoga.com.vn)
     
  3. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nhịn ăn

    Ngưng nhịn ăn như thế nào cũng quan trọng gần như bản thân vấn đề nhịn ăn vậy. Sau khi Bạn đã làm sạch toàn bộ cơ thể bạn nghỉ ngơi, nếu bạn lại nhồi nhét đầy cơ thể bạn với những số lượng lớn thức ăn khó tiêu, làm dạ dày bạn bị quá tải và căng ra, bạn sẽ vô hiệu hoá tất cả những tác dụng tốt nhất của sự nhịn ăn. Vì vậy bạn phải thực hiện việc ngưng nhịn hay xả nhịn

    Sáng hôm sau ( từ lúc mặt trời mọc), Bạn hãy uống tối thiểu là 1 lít nước chanh muối ( khoảng 1 quả chanh tuơi trong 1 lít nước muối, với tỷ lệ trung hoà ). Dung dịch muối mới đó là một trong những chất làm sạch cơ thể hiệu quả nhất, đồng thời dung dịch đó cũng mang tính chất kiềm thì khi vào trong cơ thể nó sẽ làm trung hoà các loại axít và làm loãng niêm dịch và tất cả chất nhầy này sẽ đựoc tẩy sạch ra khỏi các mô trong khi nhịn ăn và hoà tan chúng để có thể bài tiết dễ dàng.

    Tiếp theo là chúng ta sẽ ăn từ từ 1 hoặc 2 quả chuối (chú ý những nguời bị các chứng bệnh liên quan tới cột sóng và cơ lưng như đau lưng, cột sống ... thì không nên ăn chuối tiêu). Khi ăn chú ý ta có thể cắn nhỏ từng miếng không nhai mà phải nốt chửng (nếu để nguyên quả cắn rồi nuốt chửng là tốt nhất ). Bởi Chuói có tác dụng hấp thụ và trung hoà các chất độc còn lại ra khỏi hệ thống tiêu hoá như dạ dày và ruột và nó có tác dụng bôi trơn ruột. Sau đó khoảng 30 phút (nếu có thể) Bạn có thể ăn sáng.

    Bữa ăn đầu tiên sau khi nhịn phải nhẹ, có nhiều trái cây hoặc rau tuơi (đặc biệt là các loại lá xanh và mầm). Nếu có điều kiện thì các bạn có thể ăn sữa chua hoặc trộn hoa quả trên với sữa chua. Bởi bữa sau khi nhịn này , nếu bạn ăn rau có chất xơ, và trái cây cuang cấp nứoc sẽ giúp bạn quét sạch đừong tiêu hoá hơn. Còn sữa chua như 1 nguồn men tiêu hoá gúip dạ dày bạn khởi động dần sau 1 quá trình nghỉ ngơi.

    Sau ngày nhịn ăn bạn nên tắm kỹ bỡi một phần độc tố đựoc thải qua các lỗ chân lông.

    Trên đây, tôi đã trích trong cuốn “ Food for Thought, The Vegetarian Phisolopy “ của 1 acarya đã ghi lại những lời dạy của Nguời thầy lớn chúng ta đó là Baba.

    ( yoga.com.vn)
     
  4. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nhịn ăn

    "Admin ơi cho hỏi chút, tôi bị đau dạ dày thì khi xả nhịn ăn chuối có sao không vậy. Bác sĩ có dặn là đau dạ dày ko ăn chuối mà "
    - Bạn không phải quá lo lắng đâu. Bởi sau khi nhịn ăn (dạ dầy bạn hoàn trống), chuối đuợc ăn nuốt chửng từng miếng để cuốn trôi và hấp thụ các độc tố ở niêm mạc ruột. Đồng thời nó cũng có tác dụng trung hòa chúng và tạo để dưa chúng ra ngoài cơ thể bằng chức năng bài tiết dễ dàng và sẽ đưọc bài tiết ngay. Và việc tác dụng thực sự cuả nó có đưọc là khi bạn thực hành nhịn khô (nhịn cả ăn và uống).Với cách ăn này khác hoàn toàn với việc bạn ăn chuối như bình thuờng (trong dạ dày bạn có thức ăn).

    Mong bạn có kết quả và chóng lành bệnh.


    ( Admin-yoga.com.vn)
     
  5. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nhịn ăn

    Sáng hôm sau, sau khi mặt trời mọc thì mới nên bắt đầu uống nước. Điều này có nghĩa nếu bạn thức dậy lúc... 9h sáng thì hãy uống vào lúc 9h. Còn nếu thức dậy lúc 4h thì hãy đợi đến khi mặt trời mọc rồi hãy uống (Ở VN mặt trời mọc vào khoảng 5:45, có thay đổi tùy theo mùa).

    ( yoga.com.vn)
     
  6. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nhịn ăn

    Các bạn chú ý, vào ngày nhịn ăn khô, cơ thể sẽ rất nóng gây khó chịu muốn quạu, vì vậy đừng ngần ngại tắm thật nhiều, làm mát da và thân thể, với cái đầu luôn, hehe (không cần đợi đến lúc xả nhịn mới tắm). Cảm giác sẽ rất dễ chịu .


    kieumac viết:
    con khi minh ngoi thien , bat ky thoi gian nao trong ngay minh cam thay muon ngoi thien thi minh ngoi, cung duoc hay pai bat buoc sang luc mat troi lan va moc,va minh cung biet la khi ngoi thien pai de bung doi khoang may tieng vi minh hay co thoi quen an toi , ma pai de doi doi ngoi thien truoc khi di ngu thi chac minh di ngu mat tieu , vi minh biet thien truoc khi di ngu giup minh ngu ngon tra loi dum minh nhe




    Thời điểm mặt trời mọc và mặt trời lặn là lúc thiền tốt nhất trong ngày. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện thì thiền giờ nào cũng được (chân lý là "có còn hơn không") với điều kiện bụng trống. Thông thường, ngoài 2 thời điểm lý tưởng trên, bạn nên thiền trước khi ăn và trước khi tập asanas. Nhiều người (cao nhân) tranh thủ mọi thời gian rảnh rỗi để thiền như trên xe bus (xe đò), trong các buổi họp mà họ không thấy thú vị nhưng bắt buộc phải tham dự,... Nếu bạn thích thiền lắm lắm, bạn sẽ tìm được nhiều cơ hội để làm việc này. Để buổi thiền được tốt, nhớ tắm rửa sạch sẽ mát mẻ trước và tìm nơi thoáng mát, không mùi để ngồi. Bạn nên quy định một nơi cố định tại nhà để ngồi thiền, rất rất tốt đấy. Điều quan trọng là sắp xếp thời gian để đến dự buổi thiền tập thể (DC) đều đặn hàng tuần.

    Ah, ngày nhịn ăn là ngày thiền tuyệt vời nhất đó, vì bụng trống cả ngày. Nếu không làm gì thì bạn cứ tắm - thiền - asanas - ngủ rồi lại tắm - thiền - asanas... cả ngày luôn

    ( yoga.com.vn- Revatii)
     
  7. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nhịn ăn

    strongmind viết:
    Admin nói:

    "Sáng hôm sau ( từ lúc mặt trời mọc), Bạn hãy uống tối thiểu là 1 lít nước chanh muối ( khoảng 1 quả chanh tuơi trong 1 lít nước muối, với tỷ lệ trung hoà )..."

    Xin hỏi tỷ lệ trung hòa này phải bỏ bao nhiêu muối vào 1 lít nước ? Có phải là bỏ muối đến khi nào muối không còn tan ra được nữa phải không? Và xin nói thêm về động tác búng chân?

    Xin cám ơn trước





    Thật ra pha nước chanh với muối sao cho vừa miệng là được. Thường thì 1 lit nước pha khoảng 2 ~ 3 trái chanh (tùy theo chanh nhiều nước hay không) với 1 muỗng cafe muối là ok rồi. Nếu bạn bỏ muối vào đến khi muối không tan được nữa chắc là nước muối đó phải đạt đến độ mặn của Biển Chết. Cá còn không sống được trong đó, làm sao người... chịu nổi.

    Động tác Búng chân mà bạn hỏi chắc là Utks'epa Mudra. Động tác này thực hiện vào lúc mới ngủ dậy (wake up), còn nằm trên giường, co hai chân ép sát ngực, hai tay ôm chân, rồi búng mạnh ra, 3 hoặc 4 lần liên tiếp. Sau đó mới ngồi dậy (get up), uống một ly nước lạnh với điều kiện nước không chạm vào răng. Sau đó phơi vùng rốn ra ngoài không khí, và cứ thế đi qua đi lại một lúc ngoài trời. Động tác này giúp cho hệ bài tiết làm việc tốt. Đi vệ sinh các loại lúc sáng sớm đều đặn sẽ làm chúng ta "đầu vào, đầu ra" tốt cả ngày (ăn ngon lại không phải lo vệ sinh)



    ( yoga.com.vn)
     
  8. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nhịn ăn

    Trong chữ Phạn, ekadashi có nghĩa là “ngày thứ 11” và chỉ thời gian sau lúc trăng tròn và trăng non khi mặt trăng đ­ược mặt trời hỗ trợ và tạo nên một sức hút mạnh đối với trái đất.



    Từ thời cổ, các nhà duy linh đã thực hiện việc nhịn ăn vào các ngày Ekadashi này vì sự bảo vệ thể chất tâm trí và tinh thần. Do đó, Ekadashi đ­ợc hiểu là nhịn ăn vào ngày thứ 11 sau lúc trăng tròn và trăng non.



    Giống như­ trái đất, cơ thể con người gồm 80% chất lỏng và 20% chất rắn. Đây là điều kiện sinh học căn bản giúp chúng ta thấu hiểu ý nghĩa khoa học của việc nhịn ăn Ekadashi.



    Chúng ta đều biết thuỷ triều lên vào những ngày trăng non và trăng tròn và thuỷ triều xuống vào ngày thứ bảy của tuần trăng. Trái đất và mặt trăng hút lẫn nhau như­ng có những ngày sức hút này mạnh hơn vì chúng gần nhau. Chính sức hút này đã tạo ra thuỷ triều ở các đại d­ương và tất nhiên cũng phải có thuỷ triều sinh học lên, xuống do mặt trăng điều khiển. Sức hút của mặt trăng tạo nên một tác động vào các chất lỏng trong cơ thể con người cũng giống nó tác động vào các đại dư­ơng của hành tinh này. Ông Arnold Lieber, một chuyên viên tâm thần ở Miami. Florida đã khám phá rằng các dòng thuỷ triều sinh học đã tác động đến tâm tính và hành vi của chúng ta. Nhiều bệnh viện tâm thần cho biết vào các ngày trăng tròn và trăng non, hành vi của các bệnh nhân tâm thần càng lúc càng bị kích động và kỳ quái.



    Trong một bài viết có nhan đề “Mặt trăng có điều khiển tâm tính của bạn không?” Edga Ziegler cho biết Sở cứu hoả Phoenix , tiểu bang Arizona báo cáo đã nhận đ­ược số lần gọi điện thoại tăng thêm từ 25 đến 30 lần vào những đêm trăng tròn.



    Có bằng chứng cho thấy những ngày thuỷ triều lên khi mặt trăng đến gần trái đất nhất, những người bị suy nh­ược cơ thể và tâm thần phải chịu nhiều tác động xấu hơn. Các cuộc nghiên cứu đã chỉ rõ ảnh h­ưởng của các thiên thể đối với chúng ta. Chúng đã gây ra những bất quân bình về kích thích tố về các chất lỏng và nắm một vai trò quan trọng trong việc tạo ra các bệnh thể xác và các hành vi bất thường về tâm lý. Các tuyến và kích thích tố sinh lý trong cơ thể chúng ta là nguyên nhân tâm - sinh lý của một số biểu hiện tâm trí được gọi là “vrttis”, chẳng hạn nh­ư sợ hãi, tham lam, thù hận, đam mê và giận dữ… Nếu những tuyến này bị mất quân bình, các chất nội tiết sẽ trở nên bất bình th­ờng, thí dụ nh­ư các trạng thái cao hoặc thấp dẫn đến các biểu hiện bất bình thườ­ng hoặc là “vrttis”. Nhiều trạng thái “vrttis” này có thể bị tác động bởi thuỷ triều sinh học của mặt trăng, chủ yếu là do những nhiễu loạn hấp lực.



    Còn có những lực khác cũng gây ra mất quân bình tâm - sinh lý. Da của thân thể chúng ta là một màng bán thấm, cho phép các lực điện từ di chuyển theo hai chiều để tạo một thể cân bằng động lực. Lieber đã nói “mỗi xung động thần kinh sinh ra một hào quang năng lượng nhỏ, mỗi tế bào giống nh­ư một hệ thái dương cỡ nhỏ đều có điện từ trư­ờng mờ yếu của nó. Có thể các lực điện từ lớn phát sinh từ các thiên thể đã tác động đến thế quân bình của thế giới các tế bào vi mô của chúng ta. Khi thuỷ triều lên rất cao, hoạt động điện từ ở vùng lân cận cũng gia tăng do các bức xạ điện từ bắn đi từ mặt trăng. Tình trạng này kích thích hệ thần kinh và làm yếu các dây thần kinh”. Khi nghiên cứu một số bệnh suy nh­ợc thần kinh, Lieber đã ghi nhận việc tái xuất hiện các triệu chứng suy nh­ược, nôn nao, mất ngủ và tim đập nhanh trong các ngày thuỷ triều lên cao.



    Người ta cũng thư­ờng nhận thấy các cơn đau do giun chỉ gây ra nhiều nhất là vào các ngày thuỷ triều dâng cao và tác động xảy ra từ thời gian Ekadashi đến các ngày trăng non và trăng tròn.



    Trai giới trong thời kỳ Ekadashi bao gồm cả nhịn ăn và nhịn uống, như­ thế mới tạo ra đ­ợc khoảng trống trong đ­ường tiêu hoá để chống lại sức hút của mặt trăng. Cũng cần để ý là tác động của thủy triều mạnh nhất trong suốt thời gian từ kỳ Ekadashi đến lúc trăng tròn và trăng non. Phải mất ba ngày cơ thể mới lấy lại đư­ợc mức chất lỏng bình th­ường sau một ngày nhịn ăn uống. Vì vậy , tác dụng đối kháng của trai giới kỳ Ekadashi sẽ tồn tại hầu nh­ư suốt giai đoạn thuỷ triều lên.



    Nhờ tác dụng quân bình này, việc nhịn ăn uống tạo đư­ợc nhiều lợi ích cho cả cơ thể và tâm trí. Lợi ích đầu tiên và quan trọng nhất là duy trì thế quân bình của kích thích tố và các chất nội tiết khác trong các tuyến và tế bào và giúp điều khiển chức năng của tất cả các cơ quan, các thay đổi hoá học, sự tăng trư­ởng của các tế bào và các chuyển hoá sinh học khác.



    Mọi người trên 12 tuổi nên thực hiện trai giới vào thời kỳ Ekadashi. Trai giới vào các ngày trăng tròn và trăng non còn mang lại những kết quả tốt hơn. Việc bắn phá của các lực điện từ vũ trụ vào các tế bào nhỏ bé của chúng ta sẽ bị giảm hoặc không có tác dụng nào hết, nhờ vậy, thế quân bình sẽ đ­ược đảm bảo hữu hiệu hơn.



    Qua thử nghiệm, người ta thấy các bệnh nhân suy nh­ợc thần kinh đư­ợc chữa khỏi nhờ các kỳ trai giới có hệ thống này. Nhiều trạng thái bất bình thư­ờng của tâm trí mà nhiều người trên thế giới này vấp phải, sẽ bị giảm bớt. Sự kích thích tính dục quá độ, giận dữ, sợ hãi, tham lam và đam mê … sẽ đ­ược thăng hoa nhờ các kỳ trai giới này. Ngay cả bệnh huyết áp cao cũng có thể bị chế ngự một cách hữu hiệu. Nhiều ng­ười sợ rằng nhịn ăn sẽ làm họ suy nh­ược. Đây là một nỗi sợ hãi không đúng. Nhịn ăn một ngày sẽ làm bộ máy tiêu hoá đ­ợc nghỉ ngơi, do đó sẽ giúp cho bộ máy này hoạt động tốt hơn trong t­ương lai.



    Hơn nữa, trai giới vào kỳ Ekadashi còn có ý nghĩa đặc biệt đối với những ng­ười tập Thiền. Nó giúp chuyển biến các chất trong cơ thể thành các chất tinh tế như­ phần ngoại chất (citta) của trí não và còn lên những mức độ cao hơn nữa.





    ( yoga.com.vn)
     
  9. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nhịn ăn

    Đầu trang tui cũng đã nói một chút, hôm nay gặp bạn hiền tui có vài dòng đãi mộ các bạn.
    Trứoc đây thì tôi không đuợc phổ biến về lợi ích nhịn ăn và cách nhịn rộng rãi như bây giờ. Nói chung muốn tìm hiểu thì phải đi " Mò thông tin". Và tự phải đi tìm lấy lợi ích của fasting, và cũng chẳng có ai chia sẻ với tôi kinh nghiệm như thế nào.Và một ngày trời không đẹp lắm, tôi đã thu thập đuợc cách nhịn ăn, tôi dánh liều 1 phen "nhịn xem sao", như các cụ đã nói muốn bắt cọp thi phải vào hang, cứ như vậy tôi y án. Trong khi mình ko đuợc mọi ngf nói về lợi ích, thôi thì không gì bằng phải tự mình làm xem đã, rồi mình sẽ có câu trả lời mà mình mong muốn.Thế là tôi fasting hoàn toàn luôn.Cả ngày thì bình thường, But đêm đó tôi hầu như không ngủ, nằm xoay ngang xoay dọc mãi. Rồi tôi quyết tâm, chuông 5 giờ đã diểm, tôi vùng dậy. Giờ xả nhịn đã đến. But khi tôi tỉnh dậy thì chân tay bủn rủn, mà không dám kêu đưoc với ai 1 lời nào (trời thì sáng tinh mơ, nhà mọi ng đang ngủ, khua mọi ng dậy thì cùng đuợc nhưng khi đó tôi mà để bố mẹ tui biết thì chắc tui cũng không đuợc nhịn đuợc đến bây giờ); tôi cầm quả chanh mà vắt mãi mới đuợc...Và cứ như vậy tui âm thầm... uống nuớc chanh muối...rùi 01l nươc đã hết... rùi ăn 02 quả chuối...nghỉ một lát..rùi tập Asana...cuối cùng giờ phút xả nhịn ra khỏi cơ thể cũng tới. Tôi nhớ mãi cái cảm giác tôi có đuợc sau khi xả. Tôi cảm thấy cả cơ thể và tâm trí tui rất nhẹ nhàng và thanh thoát.Truớc tui mệt mỏi, bủn rủn chừng nào...thì lúc bấy giờ tui thầy nhẹ nhàng thanh thoát chừng đó, và tui có cảm giác cơ thể tui có đuợc sức mạnh nào đó, tui đặt chân xuống và thấy bứoc đi đầu tiên của mình lẹ làng mà vững chắc (không liêu xiêu như lúc mới dậy), rùi tui bước 1 bước thứ 2...rùi đi lại bình thường.Tui không tin vào mắt mình nữa.Và tui nghĩ trong đầu "Sao mình thấy mình khoẻ như vậy, Sao cơ thể mình lại nhẹ đến nhường vậy...Sau đó, tui ngồi Thiền 1lát, và lúc đó tui thấy tập trung rất nhanh(truớc đay, tui thiền rất ít), nói chung lúc đó tui không thể tả xiết băng từ ngữ giây phút lúc đó. Và khi về sau này, tui thực hành Thiền định đều thì tui thấy đuợc khi đó mình đã cảm đuợc gì, dù giây phút lúc đó đến với tui nó rất ngắn ngủi. Trong lúc đó, ở trong đầu tui luôn có 1 câu "tui phải thực hành fasting, tui phải thực hành Thiền định"...Và cho đến bây giờ tui đã thực hành dều cả 2 việc đó.




    Mystic ngày 26/5/2006 lúc 09:25

    ( yoga.com.vn)
     
  10. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nhịn ăn

    Tính ngày trăng tròn Purnima (thường rơi vào 15,16),ngày trăng non Amarasya ( thường rơi vào 29,30 of mồng 1 tháng sau),Ekadashi là ngày thứ 11 sau ngày trăng tròn và trăng non.

    Các ngày Ekadashi, Purnima ,Amarasya là theo lịch Ấn
    Các ngày thường Mystic chú thích trong là ngày theo lịch mặt trăng của Trung Quốc (lịch ta)

    ( yoga.com.vn)
     
  11. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nhịn ăn

    gddt1211 viết:
    Namaskar!

    Mình đã ngồi gần 1 tiếng chỉ để đọc đi đọc lại mấy bài viết của mọi người về fasting. Nhưng thật tình được "đại khai nhãn giới" mà mình vẫn chưa hiểu gì nhiều. Đây là lần đầu tiên mình biết về Ekadashi, nên cũng không biết tính ngày trăng tròn và trăng non như thế nào. Có thể hỏi mọi người về điều này được không?






    Bạn có thể hỏi các thành viên CLB về lịch nhịn ăn trong năm. Các ngày trong lịch này được tính theo lịch của Ấn độ.

    Tuy nhiên để đơn giản hóa, bạn có thể xem các ngày Ekadashi là ngày 11 và 26 âm lịch. Đây chính xác là ngày 11 sau ngày trăng rằm (15 + 11 = 26) và ngày trăng non (ngày 30 là ngày trăng non, sau 11 ngày là ngày 11 âm lịch).

    Vì vị trí của nước VN và Ấn độ cũng không xa lắm, nên ngày VN có trăng rằm hay trăng non thì ở Ấn độ cũng như vậy hoặc xê xích một chút. Do đó, ngày 11 và 26 âm lịch theo lịch VN thường trùng vào các ngày Ekadashi của lịch Ấn hoặc là chênh lệch nhau một ngày.

    Hàng năm các Dada, Didi sẽ thông báo ngày nhịn ăn theo lịch Ấn độ, bạn có thể hỏi tìm lịch nhịn này hoặc nhịn theo ngày 11 hay 26 âm lịch thì cũng tương đương.


    ( yoga.com.vn)
     
  12. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nhịn ăn

    sayogin85 viết:
    Topic noi toi tinh khoa hoc cua nhin an,nhung khong noi co nhin uong khong,nuoc giup cho tuan hoan va bai tiet ma lai nhin uong thi lieu co tich luy soi than mac benh soi than khong?





    Đã là nhịn ăn theo phuơng pháp của Yoga thì nhịn cả uống và nguời ta gọi là "nhịn khô"(tất nhiên là trừ những nguời bị sỏi thận, bị huyết áp thấp và dạ dầy thì ko nên nhịn khô).Tôi đọc bài của Admin , Admin viết trong cơ thể ta thì tới gần 80% là nuớc...Và trong những ngày trăng tròn và non (thuợng huyền và hạ huyền - thì mặt trăng gần trái đất) thì sự ảnh hưởng của mặt trăng lên tới lớp nuớc của vỏ trái đất rất lớn..và vật lý người ta gọi đó là Hiện tuợng Thủy triều.

    Và chính vì vậy, luợng nuớc trong cơ thể chúng ta cũng bị ảnh huởng của sức hút của mặt trăng...Các bác sĩ tâm lý cũng có làm nhiều thí nghịem đối với bệnh nhân tâm thần thì trong những ngày này họ thấy rằn các bệnh nhân của họ bị ảnh hưởng rất lớn như bệnh tái phát, or thể hiện nặng hơn....

    Đối với việc thực hành thanh lọc cơ thể theo Yoga thì phải làm như thế nào...? Ngoài việc nhịn ăn, họ phải nhịn uống để trong cơ thể của họ luợng nuớc sẽ bị rút đi và tạo nên 1 khoảng trống trong đuờng tiêu hoá, và như vậy nó sẽ làm giảm áp lực, sức hút của mặt trăng lên cơ thể. Và dây cũng chính là lý do mà trong những ngày nhịn or sau khi nhịn trọng luợng cơ thể của ta bị giảm....Vậy việc nhịn ăn, nhịn uống trong nhũng ngày Ekadashi là hoàn toàn hợp lý và khoa học.




    ( yoga.com.vn)
     

Chia sẻ trang này