Nhịp sống Hồng Kông

Thảo luận trong 'Phát ngôn - Tiên tri - Dự báo - Cảm ứng' bắt đầu bởi Tử Vi, 11 Tháng mười 2007.

  1. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ngay khi mới đặt chân đến Hong Kong (HK), người ta sẽ nhanh chóng cảm nhận được nhịp sống hối hả của thành phố này. Ở các ngã tư mọi người đứng chờ đèn xanh nhưng ngọn đèn lại phát “bip bip” tựa hồ như cũng đang hối thúc người ta bước nhanh. Trong xe điện ngầm, ai cũng đều mang giày thể thao, vì loại giày này rất thích hợp để đi bộ. Quả đúng như thế, vì người dân HK đi bộ rất nhiều, thậm chí người ta còn bảo rằng có thể phân biệt được người HK với người dân Trung Quốc (TQ) chỉ qua nhịp bước đi của họ.
    [​IMG]
    Ông Hồ Thuỷ Phán năm nay đã 52 tuổi. Theo tập tục thêm vào chữ A ở trước tên, người ta gọi ông là A Phán. Ông là chủ quán cà phê Blue Mountain ở số 8 đường Ôn Chí trong khu Thái Phú. Quán không lớn lắm, chỉ rộng hơn 60 mét vuông, nhưng kết hợp các nét Đông phương và Tây phương. Một mặt quán nhập cà phê từ những nước phương tây để đảm bảo hương vị; mặt khác, quán được trang trí với những mặt nạ sân khấu kịch Bắc Kinh. Vào giờ ăn tối, thực khách được phục vụ các món TQ. Ngoài các loại cà phê, khách cũng rất thích món bánh nướng và cánh gà chiên bơ.
    Trước đây ông Phán là nhà thầu địa ốc, làm việc tại Hong Kong và Macao. “Lúc ấy tôi kiếm được hơn 1000 đô la HK ($HK) mỗi ngày. Tôi có xe hơi, tôi ăn bào ngư và nuôi chó…” ông kể lại. Sau cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1997, lĩnh vực địa ốc bắt đầu đóng băng, ông chuyển sang mở quán cà phê. Lúc đầu công việc không mấy dễ dàng, nhưng từ năm 2002 việc kinh doanh trở nên phát đạt hơn. Vào năm 2003, quán cà phê của ông may mắn không bị đóng cửa vì trận dịch SARS, nhưng ông phải luôn chú ý mở rộng cửa để không khí trong quán được thoáng đãng. A Phán phải tốn tiền điện nhiều hơn bình thường, nhưng khách cảm thấy được an toàn.
    Cũng như mọi công dân HK khác, Phán được hưởng lợi từ chính sách “tự do du lịch” của chính phủ TQ. A Phán và bạn bè nghĩ rằng chính sách này có lợi cho khách du lịch HK. Du khách có ảnh hưởng rất lớn chẳng những đến các hoạt động liên quan trực tiếp với du lịch, mà cả đối với việc kinh doanh lẻ và nhà hàng. Thái Phú là một khu phố cổ và số thực khách của quán đều cư ngụ gần đấy. Từ khi du khách ở lục địa được tự do du lịch sang HK, người dân địa phương kiếm được nhiều tiền hơn và cũng tiêu thụ nhiều hơn. Do đó, việc làm ăn của quán cũng ngày càng phát triển. A Phán thổ lộ: “Trong thời kỳ sa sút, thu nhập của quán mỗi ngày từ 6.000 đến 7.000$HK, nhưng những lúc phát đạt có thể lên đến hơn 6.000$HK. Các nhân viên trong quán thường không làm việc toàn thời gian, vì thế họ có thời gian để làm thêm công việc khác”.
    [​IMG]
    Cuộc sống hối hả ở thành phố
    A Phán ngày càng cảm thấy bị áp lực của môi trường xã hội. Lúc ông mở quán cà-phê, trong khu phố chỉ có 5 nhà hàng, nhưng giờ đây đã có đến hơn 30. Tiền thuê nhà hàng tháng từ 18.000$HK đã tăng lên 23.000$HK. “Nếu mỗi quán cà- phê mới kéo đi 10 thực khách, chúng tôi sẽ không còn gì cả. Hơn nữa, lại còn tiền thuê nhà và hàng hoá gia tăng. Mà để giữ khách, chúng tôi lại không thể nào tăng giá” – A Phán cho biết. Để lôi cuốn khách hàng, A Phán nghĩ ra nhiều mưu kế. Chẳng hạn ông thuê các cô gái đẹp làm phục vụ. Mặt khác, vì người dân ở khu phố thích đi xe đạp nên ông cho trưng bày ảnh các cuộc đua xe đạp và những chiếc cúp lãnh thưởng. Thế là quán cà phê của ông trở thành một câu lạc bộ xe đạp nghiệp dư. A Phán cũng rất yêu thích chó, và ông mời các “tín đồ” tổ chức những cuộc lễ ngay tại quán. Cho dù các hoạt động đó không mang lại gì cho ông, nhưng ông cũng vui khi có thêm thực khách đến với quán.
    Ông chủ quán này thích suy nghĩ và bàn luận với bạn bè. Họ cho rằng từ khi các xưởng máy chuyển vào lục địa, cách đây vài năm, công ăn việc làm của người dân HK bị giảm đi. Do vậy mọi người phải thay đổi lối sống và chuyển sang ngành kinh doanh nhà hàng. Đây là một vấn đề mà chính quyền địa phương và người dân phải đối mặt. Tuy nhiên, A Phán không nghĩ đến việc làm ăn với người lục địa. Đã 2 lần ông đến Thượng Hải để tìm mục tiêu đầu tư nhưng không kiếm được đối tác. Trước đây ông không quan tâm gì đến tỷ giá đô la HK, nhưng giờ đây ông phải chú ý đến bởi vì khi tỷ giá này thay đổi, việc kinh doanh của ông cũng thay đổi theo vì rất nhiều hàng hoá ông phải mua từ TQ lục địa.
    Khi nói về những thay đổi trong thập niên vừa qua, A Phán hơi buồn. Trước khi có cuộc khủng hoảng tài chính, rất nhiều người dân HK đầu tư vào chứng khoán và không phải làm việc quá căng. Chẳng hạn trước đây ông già A Phán 50 tuổi này sống trong cảnh sang giàu, giờ đây ông đã biết đến các khó khăn của cuộc sống và phải lao động cật lực để kiếm tiền. Cách đây 5 năm, ông đã mua một căn hộ 70m2 với giá hơn 2 triệu $HK. Mọi người rất thán phục ông vì đó là một căn hộ quá lớn đối với khu vực này, nơi “tấc đất tấc vàng”. Và A Phán cũng rất mãn nguyện. Ông nhớ lại thời trẻ, lúc ông sống cùng cha mẹ và anh chị em trong một căn hộ chỉ rộng hơn 10m2. Lúc ấy anh em ông phải luân phiên nhau ngủ.
    A Phán hài lòng về cuộc đời mình. Cách đây ít lâu, cả gia đình đã đi du lịch Nhật Bản. Giờ đây hạnh phúc của 3 đứa con là mong muốn quý giá nhất của ông. Ông hy vọng rằng 2 cô con gái lớn sẽ có thu nhập cao, còn cô con út sẽ được vào một trường đại học tốt. Mối bận tâm của ông chính là tuổi nghỉ hưu. A Phán không muốn phụ thuộc vào các con lúc về già. Ông rất vui khi cho các con một cái gì, nhưng khi họ biếu lại ông, ông không mấy hài lòng. Ông đã quyết định sẽ làm các công việc lặt vặt cho đến khi không còn làm được nữa.
    Cách đây vài năm, người HK được dân lục địa gọi là “những kẻ giàu có ở HK”. Vào thời đó, các cô gái lục địa rất mong muốn được kết hôn với những người giàu ở HK mà chẳng cần để ý gì đến tuổi tác. Vì thế độ chênh lệch tuổi tác rất lớn (kỷ lục là 40). Tuy nhiên, theo các số liệu thống kê mới nhất sự chênh lệch này nay đã giảm đi nhiều và chênh nhau 10 tuổi cũng rất hiếm. Theo một số nhà phân tích, cứ theo đà tăng trưởng kinh tế và sự phát triển các trao đổi văn hoá và kinh tế, niềm kiêu hãnh tự đại của người dân HK đã dần dần giảm đi, và giờ đây tình yêu là yếu tố cơ bản của nhiều cuộc hôn nhân.
    “Trong 10 năm qua, được kết hôn với một người gốc lục địa không phải là một lợi thế chủ yếu đó sao?” – bà Tăng Minh Vũ đặt câu hỏi với một nụ cười ranh mãnh. Trước khi HK được trao trả về cho TQ năm 1997, đại đa số những cô gái sinh trưởng tại HK thật khó hình dung được họ sẽ kết hôn với một người đàn ông ở lục địa. Tuy nhiên; đến năm 2006, người ta đã ghi nhận được 6.500 cuộc hôn nhân HK- lục địa, tức tăng gấp 2 lần rưỡi so với 10 năm trước.
    [​IMG]
    Ông Phán và cô con gái út trong quán cà phê nhà
    Bà Vũ làm việc trong ngành vải sợi và từ năm 1998 bà đảm trách việc kinh doanh cho một xí nghiệp quần áo nổi tiếng. Năm 2000, nhờ kế hoạch “khuyến khích các tài năng ở TQ lục địa làm việc tại HK” của chính quyền địa phương, ông Thẩm Tường, xuất thân trong một gia đình trí thức ở Bắc Kinh, đã trở thành đồng nghiệp của bà. Theo bà thổ lộ thì bà chỉ có một đòi hỏi, đó là “một nửa kia” phải biết cưng chiều bà. Trước khi gặp ông Tường, bà không hề cảm thấy bị lôi cuốn bởi những người đàn ông gốc lục địa. Thế nhưng bà đã bị dáng dấp cao ráo, tính trung thực và tinh thần trách nhiệm của ông hấp dẫn. Chính những điểm chung về sở thích, đam mê và quan điểm sống đã kéo hai người lại gần nhau. Năm 2003 họ kết hôn tại HK, và đến năm 2005 họ mua được một căn hộ 70m2 trong cùng khu phố với cha mẹ của bà. Và như thế hai người có thể làm việc mà không phải bận tâm chuyện nhà ở.
    Cuộc sống của hai con người trưởng thành tại những nơi xa cách nhau và trong các bối cảnh xã hội, chính trị, văn hoá khác nhau sẽ như thế nào. Thật ra, chẳng hạn như về ăn uống, ông Tường đã quen với thức ăn HK. Do ảnh hưởng của người cha đã trưởng thành ở miền nam TQ, việc nấu nướng trong gia đình kết hợp phong cách ẩm thực của cả hai miền Nam Bắc. Thế nhưng mỗi khi trở về Bắc Kinh, ông Tường vẫn háo hức được thưởng thức món cừu hầm theo kiểu Mông Cổ, một món ăn đặc trưng ở Bắc Kinh.
    Khi sang thăm cha mẹ chồng Bắc Kinh lần đầu tiên, bà Vũ khá ngạc nhiên về ngôi nhà to lớn và số lượng sách trong tủ sách gia đình. Ở HK hiếm khi người ta có nhiều sách như thế trong nhà, vì nói chung người dân HK ít đọc sách.
    Tuy nhiên, các khác biệt về văn hoá cũng không gây trở ngại cho sự đồng cảnh và tình yêu của hai người. “Chúng tôi dễ tìm được sở thích chung, chẳng hạn như leo núi, chơi cầu lông, dạo xem các cửa hiệu…” – bà Vũ nói. Nhưng đôi khi mỗi người vẫn khăng khăng theo thói quen cửa mình. Chẳng hạn, người HK không quen mang vớ trong nhà vào mùa đông, và với ông Tường, như thế rất dễ bị cảm lạnh, nhưng vợ ông lại không đồng tình với ý kiến đó.
    Cho dù có một vài khác biệt, nhưng cả hai lại cùng nhất trí ở một điểm: hai người sẽ không có con. Có rất nhiều bạn bè của hai người cũng không có con. Tại HK, nuôi dạy một đứa con rất tốn kém, mỗi tháng chi phí từ 10.000 đến 15.000 tệ. Do đó chính sách khuyến khích có con của chính quyền địa phương đã không có tác dụng.
    So với phụ nữ thời trước, thế hệ của bà Vũ chú trọng nhiều đến sự tự lập. Bà Vũ luôn rất bận rộn, và những ngày trong tuần bà phải ra khỏi HK để làm việc. Vì sự cạnh tranh nghề nghiệp ngày càng khốc liệt nên bà rất quý vị trí hiện nay, đồng thời cũng để dành tiền. Tuy nhiên bà không muốn hy sinh tất cả cho công việc. Theo bà, muốn có được hạnh phúc thì phụ nữ phải vui vẻ, khoẻ mạnh và mọi thành viên trong gia đình phải hoà hợp với nhau.
    Thật ra bà Vũ hiểu biết về TQ lục địa không những qua người chồng, mà còn nhờ công ty của bà. Vào đầu thập niên 90, công ty đã mở một nhà máy tại Quảng Đông và đã phát triển rất mạnh. Bà Vũ rất ấn tượng bởi các thay đổi lớn lao diễn ra vào thời kỳ đó. Chẳng hạn như cách đây 10 năm, các đồng nghiệp của bà ở Quảng Đông còn rất yếu kém về quản lý và kỹ thuật, nhưng giờ đây họ chẳng thua kém gì người HK về các lĩnh vực đó. Hơn nữa, các đồng nghiệp HK ngày càng hiểu rõ hơn về tập quán, văn hoá và lịch sử của TQ lục địa nên nhiều người tỏ ra rất thích thú với văn hoá và nếp sống ở Bắc Kinh hay Thượng Hải, một số người còn chuyển hẳn sang định cư ở lục địa.
    Tre Today (Theo Beijing Information)
     

Chia sẻ trang này