Nhịp sinh học thông thường của cơ thể

Thảo luận trong 'Kiến thức Nhân Tướng Học-Âm Dương, Ngũ Hành' bắt đầu bởi cabachlong, 14 Tháng một 2008.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Cuộc sống phải chăng chỉ là một cuộc chạy đua với thời gian? Không, nếu chúng ta biết nghe theo chiếc đồng hồ sinh học của cơ thể.
    Như chu kỳ ngày đêm, cơ thể của chúng ta cũng tuân theo các nhịp sinh học được quản lý bởi chiếc “đồng hồ” nhỏ nằm trong não. Ví dụ về một ngày lý tưởng theo đúng nhịp sinh học sẽ là thế nào?
    [​IMG]
    7 giờ: Thức giấc
    Đây là thời điểm thích hợp để rời giấc ngủ và bước vào một ngày mới. Lượng đường và oxy trong máu khá cao, năng lượng của bạn đã được nạp đầy. Nên tắm nước nóng, điều này sẽ làm tăng thân nhiệt và kích động cơ thể.
    7 giờ 30: Điểm tâm
    Sự tiết hormone đang ở đỉnh cao, nhất là cortisone để tạo ra đường cho cơ thể; nó giúp bạn tái tạo lại sự thiếu hụt sau hơn 7 giờ nhịn ăn. Nên dành khoảng 20 phút để dùng ngũ cốc, thức ăn từ sữa, trứng, jambon, thức uống nóng.
    8 giờ: Hoạt động nhiều hơn
    Hãy còn quá sớm để giục giã các neurone. Chờ 1 hoặc 2 giờ để lượng đường huyết và thân nhiệt cao thêm. Nên lợi dụng lúc này để tập thể dục hay dưỡng sinh ngoài trời.
    9 giờ 30: Làm việc
    Hãy mạnh dạn bước vào văn phòng. Nhờ lượng đường huyết tối ưu và thân nhiệt đang gia tăng dần, các neurone sẽ làm việc hiệu quả cho đến giờ ăn trưa. Dù sao cũng nên ưu tiên cho các công việc cần trí nhớ ngắn hạn, nghiên cứu, đọc lại tài liệu.
    12 giờ 30: Ăn trưa
    Cơ thể đã đốt hết năng lượng, lượng đường huyết hạ thấp. Nên tránh các bữa ăn vì công việc, vì khi quá no, tâm trí sẽ mờ mịt. Một miếng thịt ít mỡ hay một con cá, trái cây sẽ rất thích hợp. Một ly rượu vang, uống nhiều nước cho bữa ăn kéo dài từ 30 đến 45 phút này.
    14 giờ: Nghỉ trưa
    Lượng hormone làm tỉnh táo sẽ giảm lúc 14 giờ để tăng lên lúc 15 giờ, do đó nên nghỉ trưa chút ít. Người Nhật thường nghỉ khoảng 5- 10 phút cứ sau 90 phút, vì nhịp sinh học sau thời gian đó lại khiến người ta buồn ngủ.
    14 giờ 30 là lúc thích hợp nhất để bạn chứng tỏ khả năng của mình
    Sau khi nghỉ ngơi, não đã sẵn sàng hoạt động tích cực nhất. Hãy suy nghĩ, sáng tạo, suy luận, làm những công việc cần trí nhớ lâu dài. Cũng đừng quên đến nha sĩ vào giờ này, tác dụng của thuốc tê sẽ mạnh nhất lúc 15 giờ.
    16 giờ: Giải lao
    Cơ thể chúng ta đòi hỏi được tiếp thêm glucide và lipide. Một ly cà phê, bánh ngọt, sữa hay nước trái cây sẽ rất tốt. Nên nhớ uống nhiều nước. Cơ thể luôn luôn cần một lượng nước tối thiểu.
    17 giờ: Cảm xúc
    Lúc này đàn ông rất hưng phấn, thân nhiệt tối đa, lượng sérotonine tiết nhiều, khuyến khích nhiều xúc cảm.
    19 giờ: Rảnh rỗi
    Gần như là bắt đầu một ngày thứ nhì. Lúc này thuận tiện cho các công việc tay chân như làm vườn, sửa chữa đồ đạc/ nhưng nếu bạn thích hẹn hò, gặp gỡ bạn bè, nên chọn một bữa ăn nhẹ. Một món xúp, cá hay thịt không mỡ, rau cải, yaourt, phô mai và trái cây.
    22 giờ: Đi ngủ
    Đồng hồ sinh học của cơ thể được điều chỉnh theo thân nhiệt. Khi thân nhiệt hạ thấp (từ 20 giờ đến 23 giờ), tức đã đến lúc đi ngủ. Khi ấy bạn sẽ dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Và lúc ấy, bạn cũng hài lòng vì đã tuân theo chiếc đồng hồ của chính mình.
    Tú Minh
    ( Vietnamnet)
     
    Last edited by a moderator: 14 Tháng một 2008

Chia sẻ trang này