Những điều cần biết về sảy thai

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bảo Trâm, 13 Tháng mười một 2007.

  1. Bảo Trâm

    Bảo Trâm New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng mười 2007
    Bài viết:
    274
    Điểm thành tích:
    0
    Từ năm 2001 đến nay, Bệnh viện (BV) Từ Dũ đã điều trị cho 2.460 trường hợp sẩy thai tự nhiên và gần 5.000 trường hợp sẩy thai lưu.


    Riêng trong 6 tháng đầu năm 2004, BV đã tiếp nhận 280 trường hợp sẩy thai tự nhiên và 456 trường hợp sẩy thai lưu. TS-BS Trần Thị Lợi, giảng viên Đại học Y Dược TPHCM, cho biết có nhiều nguyên nhân gây sẩy thai, do cha, mẹ hoặc do cả thai nhi. Ngoài ra, cũng có khoảng 20% - 30% trường hợp không rõ nguyên nhân
    Nguyên nhân gây sẩy thai tập trung nhiều nhất ở thai phụ. Bác sĩ (BS) Lợi cho biết thai phụ nhiễm virus cúm, sốt rét, viêm phổi, thương hàn... dễ bị sẩy thai, đặc biệt virus sinh dục Herpes làm tăng tỉ lệ sẩy thai cao trong nửa đầu thai kỳ hoặc sau khi nhiễm 18 tháng.
    Càng lớn tuổi càng dễ sẩy thai
    Những chấn thương trực tiếp ở vùng bụng có thể chạm đến tử cung hoặc những bệnh ở tử cung cũng khó có thể giúp người mẹ mang thai một cách an toàn. Bên cạnh đó, yếu tố dinh dưỡng và môi trường cũng có nhiều tác động đến sự sống của thai nhi trước khi chào đời. Vì vậy, theo các BS rượu, tia xạ và khói thuốc lá rất có hại cho thai nhi. Những nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ sẩy thai tăng gấp đôi nếu thai phụ uống rượu 2 lần/tuần so với người không uống rượu và tăng gấp 3 lần nếu uống rượu mỗi ngày.
    Nguy cơ sẩy thai còn gia tăng theo số lần mang thai và tuổi của người mẹ hoặc cha. Nếu ở độ tuổi 20 người mẹ có nguy cơ sẩy thai khoảng 12% thì ở tuổi 40 tỉ lệ này lên đến 26%. Tương tự thế, nếu ở tuổi 20 người cha có tỉ lệ sẩy thai là 12% thì ở tuổi 40 tỉ lệ này chiếm khoảng 20%. Theo TS-BS Huỳnh Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc BV Từ Dũ TPHCM, cho đến nay vẫn chưa có khảo sát cụ thể về tình trạng này, tuy nhiên nguy cơ sẩy thai đối với phụ nữ sống ở những TP lớn cao hơn ở thành thị do áp lực công việc nhiều hơn và môi trường ô nhiễm hơn. Bên cạnh đó, xu hướng lập gia đình muộn ở phụ nữ cũng góp phần làm gia tăng nguy cơ sẩy thai.
    Cần giải quyết sớm khi thai ngừng hoạt động
    Theo BS Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình TPHCM, sẩy thai lưu không có triệu chứng rõ ràng, thai phụ chỉ thấy mất kinh kéo dài và các triệu chứng thai hành biến mất, đôi khi kèm theo hiện tượng ngực căng, chảy sữa non. Thường là sau một thời gian, người mẹ thấy thai không tiếp tục lớn hơn nữa, thai nhi không cử động nữa mới đến BS. Không phải trường hợp sẩy thai nào thai nhi cũng được tống xuất ra ngoài, vì vậy cần giải quyết sớm khi phát hiện thai ngừng hoạt động. Nếu tình trạng sẩy thai đang diễn tiến, BS thường nạo lấy thai sau đó cầm máu cho bệnh nhân. Những biến chứng của nạo thai ở bệnh nhân sẩy thai cũng nguy hiểm như nạo phá thai. Bệnh nhân vẫn có thể bị sót nhau, xuất huyết âm đạo, thủng tử cung hoặc có thể có những cơn choáng. Ngoài những biến chứng trên, BS cũng khuyến cáo sản phụ không nên mang thai lại sau khi sẩy thai 3 tháng vì dễ xảy ra tình trạng sẩy thai tiếp tục.
    ----------------------------------
    Những lưu ý khi dọa sẩy thai
    BS Nguyễn Ngọc Thông lưu ý ngoài tình trạng sẩy thai còn có hiện tượng dọa sẩy thai, xảy ra khi có xuất huyết âm đạo trong nửa đầu thai kỳ đôi khi kèm theo cảm giác đau bụng. Xuất huyết trong dọa sẩy thai thường không nhiều nhưng kéo dài nhiều ngày hoặc xảy ra hằng tuần. Những trường hợp xuất huyết rất sớm trong những tuần đầu của thai kỳ thường đưa đến sẩy thai, chiếm khoảng 50%. Nếu thấy tình trạng dọa sẩy thai xảy ra và thai phụ được dưỡng thai thành công thì vẫn bị nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ ký. Đối với thai phụ dọa sẩy thai, cần nghỉ ngơi tuyệt đối, bổ sung thêm vitamin, đặc biệt là vitamin E. Nếu thai phụ bớt xuất huyết, thai kỳ có thể vẫn tiếp tục diễn tiến bình thường nhưng cần tránh giao hợp ít nhất là 2 tuần sau khi ngưng ra máu. Còn khi thai phụ đã nghỉ ngơi và có biện pháp dưỡng thai nhưng vẫn tiếp tục đau bụng kèm theo ra huyết thì nên đến BV sớm. Khi mang thai, thai phụ nên khám thai định kỳ để được theo dõi sự phát triển của thai. Ngoài ra, khi thai được 4 tháng tuổi, BS sẽ hướng dẫn cách theo dõi cử động thai từ đó nhận biết được những thay đổi cử động đột ngột để có những xử trí kịp thời.
    ĐÚNG - SAI
    1. Suy dinh dưỡng nặng có thể làm tăng khả năng sẩy thai? ĐÚNG - Mẹ suy dinh dưỡng nặng làm bánh nhau không đủ dưỡng chất để cung cấp cho thai nhi dẫn đến thai chết lưu. Vì vậy những trường hợp thai già ngày nếu không được can thiệp bằng sinh mổ đúng ngày cũng dẫn đến tử vong do cơ thể mẹ không cung cấp dinh dưỡng qua nhau thai để nuôi em bé nữa.
    2. Tâm lý không ổn định cũng là yếu tố gây sẩy thai? ĐÚNG - Những tổn thương về mặt tâm lý như lo lắng, sợ hãi hay xúc động quá mức cũng được đánh giá có những ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Phụ nữ đã từng sẩy thai thường lo lắng khi mang thai ở những lần sau. Và sự lo lắng này, đôi khi là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sẩy thai ở lần mang thai tiếp theo.
    3. Nếu không được tống xuất ra ngoài, thai lưu sẽ gây nguy hiểm cho mẹ? ĐÚNG - Trong hầu hết trường hợp, thai lưu cũng được tống xuất ra ngoài, tuy nhiên cũng có trường hợp thai được giữ lại. Thai đã chết 6 tuần mà vẫn còn trong tử cung thì dễ gây biến chứng rối loạn đông máu. Đến lúc này, cả việc lấy thai ra cũng nguy hiểm vì BS phải chắc chắn là không có biến chứng đông máu mới tiến hành thủ thuật.
    (Nguồn: Trung tâm Bảo vệ sức khỏe Bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình TPHCM)
    Nhất Phương
    (NLDO)
     
  2. Bảo Trâm

    Bảo Trâm New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng mười 2007
    Bài viết:
    274
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Những điều cần biết về sảy thai

    Sẩy thai và cách phòng ngừa9/2/2006 6:45:00 AM


    [FONT=Times New Roman, Times, serif]Sẩy thai là tình trạng kết thúc thai nghén trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Ước tính cứ 5 thai phụ thì 1 người bị sẩy. Hầu hết các trường hợp sẩy thai đều xảy ra trong vòng 12 tuần lễ đầu.
    [​IMG]U xơ tử cung, một nguyên nhân gây sẩy thai. (Ảnh: SK & ĐS)Hơn 60% trường hợp sẩy thai tự nhiên là hậu quả của dị dạng nhiễm sắc thể do yếu tố người mẹ hoặc bố. Khoảng 15% là do chấn thương, nhiễm khuẩn, thiếu dinh dưỡng, tiểu đường, nhược năng tuyến giáp hay dị dạng giải phẫu ở người mẹ (cổ tử cung bị hở, tử cung có vách ngăn, u xơ tử cung quá to). Trong ¼ số trường hợp, nguyên nhân sẩy thai không xác định được.
    Các triệu chứng báo hiệu sẩy thai bao gồm: Đau quặn bụng, có hoặc không có xuất huyết (ra máu) âm đạo kèm theo. Nếu xuất huyết âm đạo nhiều kèm theo đau quặn bụng là dấu hiệu thai sắp bị sẩy.
    Người ta phân sẩy thai thành các loại sau:
    Dọa sẩy thai: Thường có xuất huyết âm đạo và đau bụng, nhưng thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Cổ tử cung vẫn đóng kín, hoặc mở nhưng các thành phần của thai chưa bị tụt ra. Nếu bệnh nhân vẫn tiếp tục chảy máu và đau bụng, các thành phần của thai đã đi qua ống cổ tử cung (thập thò âm đạo) thì được coi là sẩy thai không tránh được.
    Chắc chắn bị sẩy thai: Thai nhi đã chết và đang được đẩy ra. Sẩy thai chắc chắn có thể là hoàn toàn (toàn bộ thai nhi lẫn nhau thai cùng bị tống ra một lúc, sau đó hết đau quặn bụng, nhưng máu vẫn có thể tiếp tục rỉ ra như kinh nguyệt) và không hoàn toàn (một phần của thai và nhau thai vẫn còn trong tử cung; tuy đã bớt đau quặn bụng nhưng máu âm đạo vẫn chảy liên tục, thậm chí băng huyết).
    Sẩy thai lưu: Là trường hợp thai nhi đã chết nhưng còn lưu lại trong tử cung chưa bị đẩy ra ngoài. Thời gian lưu có thể lâu hàng tuần, hàng tháng nhưng triệu chứng thai nghén biến mất, có máu đen ra ở âm đạo, không đau bụng. Khám thấy cổ tử cung hơi chắc và hơi to ra, thân tử cung trở nên nhỏ hơn so với tuổi thai và mềm không đều. Siêu âm không có tim thai.
    Xử trí như thế nào?
    Nếu có dấu hiệu dọa sẩy thai, cần nghỉ ngơi tại giường, người nhà mời bác sĩ sản khoa đến khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn (có thể dùng các thuốc giảm co bóp tử cung, nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh). Khi có dấu hiệu dọa sẩy, phải kiêng lao động, giao hợp, ăn uống thức ăn mềm, dễ tiêu, tránh táo bón.
    Nếu đã dùng thuốc và nghỉ ngơi nhưng máu ra vẫn tăng hoặc đau bụng tăng thì phải đi bệnh viện khám siêu âm để xác định thai còn sống hay chết, từ đó bác sĩ có quyết định tiếp tục điều trị giữ thai hay bỏ thai.
    Đối với thai lưu thì không nên chờ để sẩy tự nhiên mà cần đi khám để tùy theo tuổi thai và thời gian lưu mà có cách xử trí. Nếu thai nhỏ dưới 3 tháng bác sĩ sẽ chỉ đạo nạo buồng tử cung hoặc dùng phương pháp phá thai nội khoa (thuốc đặt âm đạo, phối hợp dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn). Nếu thai to hơn, cần làm xét nghiệm máu xem có bị rối loạn đông máu không, nếu có thì phải điều trị rồi mới phá thai.
    Ngăn ngừa sẩy thai bằng cách nào?
    Cách ngăn ngừa duy nhất là thăm khám thai định kỳ tại cơ sở y tế. Nếu phát hiện bất thường như hở eo tử cung, bác sĩ sẽ có chỉ định khâu vòng cổ tử cung sớm để tránh sẩy. Đây là thủ thuật đơn giản, bệnh nhân không phải nằm viện. Trường hợp có thai mà đau bụng lâm râm, có ra huyết dù là chút ít cũng cần đến khám dù chưa đến hẹn.
    Khi mang thai, cần có chế độ dinh dưỡng cân đối, uống bổ sung viên sắt để tránh thiếu máu vì đây là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng và gây sẩy. Tránh lao động nặng hoặc tiếp xúc với các chất độc hại. Vệ sinh cá nhân và vệ sinh giao hợp vì nhiễm khuẩn âm đạo, tử cung cũng là nguyên nhân gây sẩy thai.
    BS. Trần Thị Hạnh
    (Khoahoc.com.vn)
    [/FONT]
     
  3. Bảo Trâm

    Bảo Trâm New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng mười 2007
    Bài viết:
    274
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Những điều cần biết về sảy thai

    Những thói quen dễ gây sẩy thai

    Nhiều bà mẹ nghĩ rằng sự tiếp xúc giữa mẹ và bé từ rất sớm khi thai nhi còn trong bụng sẽ làm tăng mối liên hệ tình cảm giữa mẹ và con sau này nhưng không biết rằng âu yếm con quá sớm dễ gây sẩy thai.


    Với xu hướng có con muộn, bà mẹ ngày càng lớn tuổi, hiện nay tình trạng sẩy thai sớm xuất hiện ngày càng nhiều hơn.
    Trên thực tế có rất nhiều lý do gây sẩy thai như căng thẳng do làm việc quá sức, không dám vận động, dùng thuốc, tử cung người mẹ không bình thường (tử cung dị dạng, hở eo tử cung)... Bên cạnh đó, nhiều thói quen không đúng cũng góp phần gây gia tăng nguy cơ sẩy thai.
    Xoa bụng khi mang thai: Tuyệt đối cấm
    Ngày nay, các bác sĩ sản khoa ghi nhận sẩy thai còn do việc dùng kem dưỡng da trong lúc mang thai, nhưng nguyên nhân không phải do các loại kem mà do chính hành động hay xoa lên bụng của các bà bầu.
    Bác sĩ Dương Phương Mai, Trưởng Khoa Kế hoạch hóa gia đình - Bệnh viện (BV) Từ Dũ TPHCM, cho biết hầu hết phụ nữ khi mang thai do tăng cân quá nhanh nên làn da thường bị rạn, đặc biệt là da ở vùng bụng phải dãn mạnh trong thời gian quá ngắn theo sự phát triển của thai nhi nên da vùng này cũng trở nên xấu đi.
    Vì lo sợ làn da bị rạn xấu và khó phục hồi sau khi sinh nên nhiều người đã dùng kem dưỡng da dành riêng cho bà bầu đều đặn mỗi ngày ở các vùng bụng, hông hoặc đùi.
    Có người nghe theo lời quảng cáo còn massage thật kỹ, xoa kem rất mạnh tay để kem ngấm sâu vào da, tăng tác dụng bảo vệ làn da mà không biết rằng việc xoa bóp lên thành bụng trong lúc mang thai sẽ làm tử cung co gây động thai.
    Bên cạnh việc dùng kem chống rạn da, chính hành động hay “âu yếm” con của các ông bố, bà mẹ cũng là thủ phạm gây sẩy thai.
    Càng nghĩ đến con họ càng xoa bụng, có người còn “nắm tay”, “nắm chân” em bé dựa vào những chỗ lồi lõm trên bụng. Hoặc khi thấy thai nhi đạp khỏe, các bà mẹ có thói quen vuốt ve em bé.
    Bác sĩ Dương Phương Mai khuyến cáo trong thời gian mang thai, tuyệt đối nghiêm cấm hành động xoa bụng vì làm tử cung xuất hiện các cơn co, dẫn đến sẩy thai, động thai, sinh con thiếu tháng. Càng về giai đoạn cuối của thai kỳ, nguy cơ từ việc xoa bụng càng lớn.
    Tránh những động tác gây ảnh hưởng vùng bụng
    Theo tiến sĩ Trần Thị Lợi, bộ môn sản - Đại học Y Dược TPHCM, những chấn thương trực tiếp ở vùng bụng có thể chạm đến tử cung cũng khó có thể giúp người mẹ mang thai một cách an toàn.
    Quan hệ tình dục trong lúc mang thai tuy không phải là hành động bị nghiêm cấm, nhưng đây cũng là một trong những nguy cơ gây sẩy thai.
    Trong thời kỳ mang thai, với những phụ nữ đã từng sẩy thai do vấn đề quan hệ tình dục, trong ba tháng đầu tuyệt đối không nên quan hệ, ba tháng sau có thể quan hệ nhẹ nhàng, ba tháng cuối phải giảm bớt.
    Do phụ nữ mang thai thai dễ bị mỏi mệt hay đau bụng nên khi quan hệ tình dục dễ gây những va chạm ở vùng bụng. Ngoài ra, việc kích thích đầu vú cũng dẫn đến gia tăng các cơn co tử cung gây động thai hoặc sẩy thai. Vì vậy, khi quan hệ tình dục trong thời gian mang thai, nên tránh động tác này.
    Không ít phụ nữ quan niệm rằng đi bộ nhiều trong thời gian mang thai giúp họ vượt cạn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, theo bác sĩ Phương Mai, đây là suy nghĩ sai lầm vì việc đi bộ nhiều gây ra những áp lực cho vùng chậu và vùng bụng dễ gây sẩy thai hoặc sinh non.
    Những bài tập gắng sức ở giai đoạn đầu mang thai sẽ làm tăng gấp ba nguy cơ sẩy thai, nhất là đối với những thai phụ bị hở tử cung.
    Ngoài ra, những ai ít vận động trước khi có bầu thì không nên tập ngay các bài nặng, mà làm quen dần dần mỗi ngày. Không nên bắt đầu một hình thức tập mới lạ trong những tháng đầu của thời kỳ thai nghén, điều này có thể gây hại cho mẹ và thai nhi nếu kỹ thuật tập sai.
    Ngoài ra, đi cầu thang bộ cũng rất nguy hiểm cho thai kỳ. Thai phụ tránh những sinh hoạt nặng, xách nặng, không nên dùng lực gây ảnh hưởng đến vùng bụng. Việc đi bộ cũng chỉ nên vừa phải theo nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
    Theo tiến sĩ Vũ Thị Nhung, Giám đốc BV Hùng Vương, những người có tiền sử sẩy thai sẽ rất dễ bị tái phát sẩy thai và nguy cơ này tăng theo số lần sẩy.
    Thường với những trường hợp sẩy thai một lần thì nguy cơ sẩy thai lần hai là khoảng 30% và đến lần mang thai thứ ba, nguy cơ này sẽ tăng lên, có khi đến 50%.
    Vì vậy, khi mang thai nên hạn chế những nguy cơ dẫn đến rủi ro để tránh tình trạng sẩy thai có thể tái phát sau này.
    Phụ nữ ở thành phố lớn dễ bị sẩy thai
    Theo TS Huỳnh Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc BV Từ Dũ TPHCM, nguy cơ sẩy thai đối với phụ nữ sống ở những thành phố lớn cao hơn do áp lực công việc nhiều hơn và môi trường ô nhiễm hơn.
    Bên cạnh đó, yếu tố dinh dưỡng và môi trường cũng có nhiều tác động đến sự sống của thai nhi trước khi chào đời. Thói quen uống rượu, hút thuốc hoặc ngay cả hút thuốc lá thụ động rất có hại cho thai nhi.
    Trong khói thuốc lá có chứa hàng ngàn loại hóa chất, trong đó có những chất đã được biết là có hại cho sức khỏe sinh sản, như chì, benzene và cadmium.
    Những nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ sẩy thai tăng gấp đôi nếu thai phụ uống rượu hai lần/tuần so với người không uống rượu và tăng gấp ba lần nếu uống rượu mỗi ngày.
    Theo NLĐ

    (Netnam)
     

Chia sẻ trang này