Những điều cần thiết khi dựng Dương Cơ

Thảo luận trong 'Kiến thức Phong Thủy: Sơn quản Nhân đinh, Thủy quản Tài' bắt đầu bởi Phuocduyen, 3 Tháng mười một 2007.

  1. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    1- Động Thổ & Tân Gia

    Theo Kinh Dịch thì vũ trụ là Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi (Âm-Dương). Âm- Dương là hai phạm trù đối lập nhau nhưng luôn luôn tồn tại bên nhau, dương chỉ người sống, âm chỉ người chết. Dương cơ là cơ nghiệp của người sống bao gồm nhà cửa, tài sản … Ở đây chúng tôi chỉ bàn đến những điều kiêng kị và nên làm khi xây dựng nhà cửa.

    Nhà cửa là cái thứ nhất tối cần và quan tâm của đời người. Chính vì quan trọng như vậy nên ông bà tổ tiên đã đặt ra những nghi lễ khi làm nhà như lễ động thổ, làm nền, phá mộc, dựng cột, lễ thượng lương. Xã hội hiện đại ngày nay đã giảm bớt những nghi lễ rườm rà ấy chỉ còn hai lễ chính là : Lễ động thổ và Lễ cúng tân gia.

    Lễ động thổ trước là báo cáo xin phép thổ thần nơi công trình tọa lạc vì đã quấy rầy thổ thần, sau là cầu mong công trình trong qúa trình thi công không xảy ra tai nạn lao động, không bị bất kỳ một điều xui xẻo nào ..! Lễ vật sắm sửa gồm : thịt quay, trái cây, hoa tươi, rượu trắng, nhang đèn, giấy tiền vàng mã. Lễ này mang tính chất văn hóa cộng đồng. Lễ vật sau khi động thổ biếu hàng xóm, cho thợ xây dựng để tỏ lòng mến khách, mong sao thợ hết lòng lo cho công trình hòan tất, hàng xóm bỏ qua những phiền hà khi xây dựng.

    Lễ thứ hai là cúng tân gia : Cúng thổ thần đã phù hộ cho công trình hòan tất tốt đẹp, ông bà tổ tiên đã độ trì cho con cháu ăn nên làm ra dựng được nhà mới, sau là mời bạn bè, bà con, thân hữu, hàng xóm để tỏ tình thân mật. Lễ vật gồm như động thổ nhưng có thêm thịt heo luộc, mắm nêm (chỉ ở Miền Nam dành cho những người dân tộc thiểu số đã cư ngụ tại mảnh đất này từ ngàn xưa) và một mâm dành cho cô hồn (những người mà lúc sinh thời là những người kém may mắn, không gia đình, nhà cửa, sống vất vưởng … trong xã hội) gồm trái cây, bánh kẹo, gạo, muối …

    Đất có thổ công
    Sông có hà bá.

    Hai lễ trên mang đậm nét tín ngưỡng dân gian, văn hóa cộng đồng chứ không phải mê tín dị đoan. Suy cho rộng ra mới thấy tinh thần bao dung, hòa hiếu, uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam xưa và nay luôn nhớ đến tiền nhân, dù rằng những người đó không phải là ông bà tổ tiên của mình mà chỉ là những đồng bào dân tộc thiểu số đã ở nơi này từ xa xưa, những người bất hạnh trong xã hội đã khuất núi.

    (Theo Khoa Học Phong Thủy của KTS Nguyễn Duy Liêm)
     
    Last edited by a moderator: 10 Tháng mười một 2007
  2. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Những điều kiện cần thiết khi dựng Dương Cơ

    2- Điều kiện cần và đủ để dựng Dương Cơ

    Dương cơ tốt là dương cơ hội đủ các điều kiện sau đây :

    – Được xây cất trên cát thổ trạch (miếng đất tốt) hợp các tính chất về địa lý phong thủy, bố trí phương hướng cửa đi chính, phòng ngủ, phòng khách, vệ sinh, phương thóat nước đúng phong thủy, kiến trúc mang lại sinh khí cho nhà.

    – Được thiết kế hợp lý, kiến trúc hài hòa đẹp do những kiến trúc sư thực sự đem cả tâm huyết thiết kế phân chia phòng ốc chặt chẽ phù hợp công năng, trang trí nội thất trang nhã, lịch sự nhằm đem lại tiện nghi tối đa cho người sử dụng.

    – Được xây cất thi công vững chắc đảm bảo chất lượng bền theo thời gian.

    – Được người sử dụng sử dụng đúng công năng và bảo quản tốt.

    Bốn yếu tố trên chỉ là điều kiện đủ để dương cơ tốt. Còn các điều kiện cần là : Dương cơ phải làm ở một khu phố, hàng xóm tốt, ở một đô thị, thành phố tốt. Điều này rất đúng khi dựng Dương cơ ở khu phố phức tạp về an ninh, trộm đạo thường xuyên xảy ra, xì ke, ma túy đầy dẫy thì dù dương cơ có hội đủ bốn điều kiện trên đến mấy cũng có ngày bị bị phường đạo tặc đào tường, khóet vách thăm viếng, chưa kể đám con cháu ảnh hưởng của hàng xóm, trở thành con nghiện, ma cô, du thủ, du thực bao giờ không hay.

    Nhà ở đồi núi thì mượn thế núi, thế sông suối tìm long mạch, coi thế đất, thế đồi để chọn được đất tốt. Nếu gặp thế đất tốt mà có một đôi chỗ chưa tốt thì có thể chế hóa như đắp thêm gò đống, đào ao, thả cá ..

    Nhà đồng bằng thì lựa chọn nơi đồi cao, gò đống, gần sông, ao hồ để dựng nhà, xây cửa cũng đón được vượng khí trời đất. Đất gò là nơi cao ráo, nền đất cứng chắc, xây dựng dương cơ giúp tiết kiệm chi phí nền móng. Nhà gần sông không nên xây sát, bởi vì quy luật dòng sông là bên bồi bên lở, hoặc đổi dòng, nếu chẳng may dương cơ nằm vào vùng bị sạt lở thì tiêu tan cả sự nghiệp mà còn nguy hiểm đến tính mạng nữa.

    Nhà gần ao hồ có thể dựng dương cơ một phần trên ao hồ, một phần trên đất liền, dương cơ sẽ rất đẹp, thóang mát. Hình thức nhà ở này gọi là nhà thủy tạ. Đây là một nhà ở rất tao nhã, thi vị đầy lãng mạng, mà vùng đồng bằng sông Cửu Long hay thôn quê có điều kiện (về phong cảnh) để thực hiện. Cần chú ý kỹ nền móng để dương cơ bền vững dài lâu.

    Xây nhà ở thành phố nên chọn cát thổ trạch (miếng đất tốt) để xây dựng. Nhưng lỡ nhằm hung thổ trạch thì vẫn có thể chế hóa để dương cơ được tốt. Tốt nhất khi xây dựng, nên nhờ kiến trúc sư thiết kế để được dương cơ đẹp và hợp lý.

    (Theo Khoa Học Phong Thủy của KTS Nguyễn Duy Liêm)
     
    Last edited by a moderator: 17 Tháng mười một 2007
  3. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những điều cần thiết khi dựng Dương Cơ

    3- Những điều cần tránh khi đang xây dựng Dương cơ

    Lúc đang xây dựng Dương cơ thì có vô số chuyện xảy ra. Do đó người xây nhà cần biết một số điều kiêng kị. Nhiều điều thọat nghe có vẻ hơi phi lý, phản khoa học, mê tín dị đoan, nhưng kinh nghiệm thực tế đôi lúc đã chứng minh rằng điều đó có thực. Trên quan điểm khoa học, có những điều xảy ra đúng như phong thủy đã tiên đóan. Trước hết chúng ta thử tìm hiểu qua những điều tuyệt đối không được để xảy ra trong lúc đang xây dựng dương cơ mà giới xây dựng rất kiêng kị :

    – Không cho đàn bà, con gái xõa tóc đi lại trong công trường.

    – Không cho thợ đứng, ngồi vắt vẻo hay lưng chừng giàn giáo thi công.

    – Ban đêm phụ nữ không đi lại trong công trường khi công trường đã nghĩ.

    – Không để thợ hồ dẫn bạn gái hay gái làm tiền về công trường tâm sự ( !?. )

    – Không uống ruợu bia trước và trong giờ lao động.

    Luận về điều này theo khoa học thì thấy rằng mọi chuyện kiêng cữ này có lý của nó : Công trường là nơi giàn giáo, cây chống chằng chịt . Nếu phụ nữ xõa tóc đi lại trong công trường chẳng may tóc cuốn vướng vào cột chống chưa đóng kỹ, làm cột chống rơi ngã xuống đầu . Như vậy, điều số 1 là để tránh tai nạn tại công trường mà hiện nay chúng ta thấy những quy định của công trường rất nghiêm ngặt như tóc tai gọn gàng, đội nón bảo hộ lao động.

    Không cho phụ nữ ban đêm vào công trường là do chỗ xây dựng thường tòan nam giới, trai trẻ. Nếu để bóng hồng đi lại trong đêm, lỡ có anh bạn trai trẻ, nào trong đám thợ trai tráng, sinh ý tà dâm thì rắc rối to. Có thể xảy ra thưa kiện lung tung làm cả chủ thầu lẫn chủ nhà phải làm nhân chứng thì rất mệt mỏi, còn đầu óc và thời gian đâu mà lo xây dựng dương cơ.

    Không cho thợ hồ dẫn bạn gái hay gái làm tiền về công trường là để tránh trường hợp cả bảo vệ công trường cấu kết với thợ hồ lấy cắp hay tráo đổi vật tư … đem bán chi xài cho những cuộc vui bậy bạ làm thất thóat tài sản của Nhà nước hoặc nhân dân.

    Không cho thợ đứng, ngồi cheo leo là để đề phòng tai nạn lao động, vì chỉ cần một chút sơ sẩy là có thể rơi từ giàn giáo hoặc cây trống giàn giáo không chắc chắn, đóng không kỹ sẽ gây tai nạn như chơi, có thể tử vong hay tàn tật suốt đời. Đó là cái lý của nó, đem một chút huyền bí vào nói thì những thợ xây này dễ nghe hơn là khuyên bảo.

    Không uống rượu bia, bia trước và trong khi đang thi công để tránh tình trạng công nhân hơi “sương sương” mà thao tác xây dựng dễ gây tai nạn lao động, hoặc thi công kém kỹ thuật, mỹ thuật không đạt yêu cầu đề ra.

    Những điều trên được luận theo thuật phong thủy lẫn trên phương diện khoa học. Nghiệm kỹ sẽ thấy nhiều cái lý có ích cho người dựng dương cơ.

    (Theo Khoa Học Phong Thủy của KTS Nguyễn Duy Liêm)
     
    Last edited by a moderator: 24 Tháng mười một 2007
  4. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những điều cần thiết khi dựng Dương Cơ

    4- Nên làm gì khi dựng Dương Cơ

    Dương cơ phải hài hòa, phối hợp với thiên nhiên, gần sông nước, đất đai màu mỡ nhưng phải cao ráo, không ẩm thấp, luôn có ánh sáng, không khí trong lành, quanh nhà nên có cây cối xanh tốt.

    Cây xanh trồng trước nhà nên trồng cây Hòe, Phát tài, Tùng bách … nếu trồng hoa nên trồng hoa sao Nhái, hoa Đại. Nếu có điều kiện, ở hướng Đông nên trồng hoa đào; hướng Nam trồng Mai, Táo; hướng Tây trồng cây Thị; hướng Bắc trồng cây Hạnh thì đại cát. Cây xanh trồng trước cửa nhà nhất là đối với nhà hướng Tây để hạn chế nắng nóng. Ngòai ra cây xanh còn quang hợp (quá trình cây xanh hấp thụ C02 và nhả 02) làm nhà luôn mát mẻ, không khí trong lành, cây xanh còn lọc bụi làm căn nhà thêm sạch sẽ. Trong nhà nên trong phát tài, trúc nhật. Như vậy cây xanh đã giúp cải thiện vi khí hậu cửa trước và trong nhà mà trồng kiểng cũng là một thú chơi tao nhã, là một hình thức thư giãn sau những giờ lao động mệt nhọc.

    Dòng nước sông quanh co uốn khúc trước cửa nhà thì gia đình hòa thuận vui vẻ. Dòng nước chảy như đâm thẳng vào nhà thì nhà không yên ổn. Nước thải từ trong nhà ra phải đặt ngầm không được đặt lộ thiên, không được làm hầm cống ngay trước cổng chính. Nước thóat lộ thiên thì vừa mất vệ sinh phố phường, vừa xấu căn nhà. Hệ thống cống ngầm có đôi chút tốn kém nhưng tiện ích thì đã rõ : không chiếm chỗ, không mất vệ sinh và xấu phố phường. Nhà có cống trước nhà thường gặp phải hơi cống bốc lên làm ô nhiễm một phần không khí trước nhà.. Ao trước cửa phải vừa đủ rộng, không lớn qúa hoặc nhỏ qúa đều không tốt.

    Nhà xây cùng một dãy phải đều nhau không nhô ra qúa, nếu nhô ra qúa thì nhà đó gặp nhiều chuyện không may. Điều này cũng hợp trong quy họach, các căn nhà phải thẳng hàng nhau không có nhà nào lồi ra hay thụt vào làm xấu bề mặt phố phường.

    Trước nhà không nên có nhà đổ nát, không được để góc nhà khác đâm chính vào nhà của mình.

    Nếu một căn nhà kiêng cữ nhiều qúa, mọi việc đều chọn ngày lành tháng tốt, giờ cát mới khởi công, đổ móng, lên cột, làm sắt, đổ sàn, lát gạch … tất cả đều xem ngày, giờ thì căn nhà ấy có thể gặp nhiều điều không tốt. Vì đây là một căn nhà qúa hoàn hảo nên chỉ thích hợp cho thần thánh hay người cõi trên ở, mà chúng ta là người dương thế nên không thể nào ở trong ngôi nhà này mà làm ăn được cả.

    Dựng Dương cơ chỉ có một số điều kiêng kị không nên làm và những điều nên làm như tôi đã trình bày. Nhưng theo tôi, tất cả còn tùy thuộc vào điều kiện và khả năng của mỗi người, nên đừng có tư tưởng thái quá mà rốt cuộc tốt đâu không thấy chỉ tòan thấy xấu. Có hung mới có cát, đó là quy luật của muôn đời nay.

    (Theo Khoa Học Phong Thủy của KTS Nguyễn Duy Liêm)
     
    Last edited by a moderator: 1 Tháng mười hai 2007
  5. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những điều cần thiết khi dựng Dương Cơ

    5- Những điều kiêng kị khi chọn mua Dương cơ

    Dương cơ có thể là nhà cửa của người khác xây sẵn, chúng ta mua và dọn về ở ngay, cũng có thể mua về rồi sửa chữa lại cho phù hợp với mình, cũng có thể mua đất mà dựng nên (mua đất dựng lên, tôi đã đề cập ở lọat bài trước). Ở bài viết này tôi đề cập những điều không nên làm khi tìm mua dương cơ xây sẵn.

    – Không nên mua nhà cạnh đền miếu, vì đển miếu là nơi thần thánh cư ngụ, nếu mua nhà bên cạnh thì vô phép với thánh thần, có thể bị thánh thần quở mắng. Còn nhà gần chùa chiền thì tốt cho tinh thần, nhưng có thể ảnh hưởng đến con cháu vì có đứa nghe kinh kệ hằng ngày từ chùa vọng sang đôi lúc muốn dứt bụi trần. Vì vậy, nhà gần chùa chỉ thích hợp cho người trên 60 tuổi.

    – Không nên mua nhà xây trên nền giếng cũ, chẳng qua là vì nhà trên giếng cũ thì nền móng có thể bị sụt lún gây sụp đổ nhà. Đó là quan niệm ngày xưa khi chưa có kỹ thuật và vật liệu gia cố nền móng. Còn ngày nay kỹ thuật tinh thông, vật liệu dồi dào, việc gia cố nền móng không còn khó khăn, chỉ sợ tốn kém tiền bạc nên nhà trên nền giếng cũ không cần kiêng kỵ, cái chính là phải lấp và đầm nén chắc chắn cái giếng cũ .

    – Không chọn nhà tại ngã ba đường, chủ nhà có thể gặp xui, chết bất đắc kỳ tử. Theo khoa học, đây là những địa thế rất bất lợi, dễ gây tai nạn.

    – Không mua nhà cạnh tang nghi quán (nhà tang lễ). Luận theo khoa học, nhà tang lễ thường xuyên quàn người chết, âm khí nặng nề, tử khí u ám. Mua nhà ở cạnh không tốt cho sức khỏe. Nhà này chỉ thich hợp làm nhà đòn (dịch vụ mai táng).

    – Trước nhà không nên có độc đạo đâm thẳng vào, vì ma quỷ có thể thẳng đường vào nhà ở luôn với chúng ta, mà nhà có chứa ma quỷ thì không yên ổn chút nào. Người ta thường chế hóa bằng cách treo tấm kiếng nhỏ trên cửa để con ma nào đi tới tưởng nhầm rằng nhà đã có ma ở nên không vào. Theo khoa học, con đường độc đạo thường bị giói thổi thẳng vào nhà, người ở trong nhà dễ bị trúng gió, bệnh, đôi khi vì trúng gió … mà chết bất ngờ .

    – Trước cửa có núi che khuất tầm nhìn, thế nhà này bị che hết gió phong.

    – Trước nhà không nên có dòng sông chảy xóay lượn vào nhà, dễ gây tai nạn chết người do sạt lở đất, như ở vùng Thanh Đa đã có nhiều nhà sập đổ xuống sông Sài Gòn. Không có hầm cống án ngữ ngay trước cửa nhà vì hơi cống chẳng lấy gì thơm tho cho lắm, gió cuốn vào nhà thì không tốt.

    – Không có cây liễu trước sân, liễu là cây lá rũ, gây cảm giác buồn làm mất tinh thần làm việc, ý chí phấn đấu của chủ nhân. Nhà tính mua nhà có cây liễu vẫn mua được nhưng khi về ở nhớ chặt bỏ đi.

    – Không có độc thọ (một cây đại thọ) trước cửa che chắn hết gió phong, làm nhà không thóang mát

    – Không có cây chết khô trước cửa, trên nóc nhà. Ý xâu xa là tránh cháy nhà.

    – Không để cửa chính đối diện rừng cây. Theo khoa học, dễ bị gió độc từ núi đồi thổi tới làm trúng gió những người đang ở trong nhà, trẻ con dễ bị bệnh tật, ốm đau.

    (Theo Khoa Học Phong Thủy của KTS Nguyễn Duy Liêm)
     
    Last edited by a moderator: 8 Tháng mười hai 2007
  6. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những điều cần thiết khi dựng Dương Cơ

    6- Hung Thổ Trạch

    Thổ theo Hán-Việt tự điển của cụ Đào Duy Anh là đất. Trạch là nhà ở. Thổ trạch là miếng đất xây dựng nhà ở. Ở đây chúng tôi chỉ bàn về miếng đất tốt - xấu theo phong thủy để cất nhà ở và luận bàn trên phương diện khoa học kiến trúc. Thổ trạch có hình dáng đẹp, ở vị trí tốt , địa lợi thì chủ nhân ăn nên làm ra, gia đình tốt đẹp, may mắn. Và ngược lại, nếu thổ trạch nằm vị trí, hình dáng, hướng xấu thì gia đình gặp bao điều tại hại. Như vậy thử luận bàn về những điều kiêng kỵ khi lựa chọn thổ trạch có liên quan gì đến khoa học-kiến trúc không ?

    * Các kiểu hung thổ trạch (miếng đất không hợp phong thủy)

    Miếng đất hình thang mà cạnh lớn bên ngòai, cạnh nhỏ bên trong hoặc đầu voi đuôi chuột, hình tam giác mà dân gian thường gọi là tóp hậu thì có kiêng kỵ. Nhưng miếng đất này là hung thổ trạch, địa khí khó ngưng tụ nên khó ở và xây cất nhà cửa , chủ nhân ít gặp may mắn. Đó là theo quan điểm phong thủy. Nhưng cũng có cách chế hóa biến xấu thành tốt. Nếu miếng đất này có bề ngang trước rộng trên 7 m ở chốn thị thành như TP.HCM chẳng hạn, thì có thể tận dụng thiết kế mặt bằng thành nhà ở vuông vắn. Còn phía không vuông vắn làm nơi cho thuê sinh thêm lợi nhuận cho chủ nhân.

    Miếng đất mà phía trước có núi lớn (tương tự như ở thành phố phía trước có nhà cao tầng) theo phong thủy thì không tốt, không nên xây dựng nhà cửa, vì theo quan điểm khoa học thì do núi lớn (nhà cao tầng) che chắn hết gió (phong) nên không tốt. Nhưng nếu ở đô thị lớn nhà cao tầng phía trước là khách sạn, nhà hàng, phía bên này buôn bán thì qủa đây là địa lợi, với điều kiên đây là miếng đất mặt tiền.

    Hình dáng con đường cũng ảnh hưởng đến thổ trạch, nhưng thổ trạch có con đường đâm thẳng vào miếng đất, hay có con đường hình chữ đinh (T) thì không tốt, không có lợi cho chủ nhân. Theo quy hoạch kiến trúc, những vị trí này dễ bị giải tỏa phóng đường, làm đường nối dài như chúng ta đã thấy những con đường ở TP.HCM: đường Cao Thắng nối dài; đường Lê Hồng Phong nối dài … Nhưng những vị trí này lại hợp cho thương mại vì dễ đập vào mằt người đi đường.

    Nếu trước nhà có dòng sông lõm vào thì vị trí này không nên cất nhà. Một lý do đơn giản là do dòng sông của sông xói khóet vào đất nên miếng đất này dễ bị xói lở mà dân gian có câu “ Đất bồi thì ở, đất lở Thì đi “

    Nếu bên phải miếng đất có cây cầu, thì địa thế này không tốt, xây dựng nhà ở đây sẽ gặp tai nạn giao thông. Theo quy hoạch giao thông, chiều lưu thông thường bên phải, nên xe từ nhà ra nếu rẽ phải mà không cẩn thận dễ va chạm nguy hiểm đấn tính mạng

    Đất có đường cong hướng vào trong nhà là hung thổ trạch. Điếu này cũng dễ hiệu là do thiết kế mặt bằng phải tránh lực ly tâm nên xe cộ ít dừng, buôn bán, ít có khách hàng, khó khăn.

    Đấ ở gần chùa, miếu mạo trong vòng vài trăm buớc chân thì địa khí khó ngưng tụ, mảnh đất này nếu cất nhà, chỉ hợp cho người già an dưỡng, không thích hợp để làm các lọai hình khác.

    Đất đai gần mồ mả, nghĩa địa cũng không tốt để xây cất nhà cửa vì âm khí ở đây mạnh mẽ lấn át Dương khí làm chủ nhân ngày một thêm lụn bại, hao tài tiền của, bệnh tật. Theo khoa học là do ở gần nghĩa địa, không khí, nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng do tử thi phân hủy. Nếu ăn ở gần bên chẳng khác nào hấp thụ âm khí mỗi ngày làm sức khỏe ngày càng giảm sút, lâu ngày sinh bệt tật, ốm đau, không còn sức khỏe để làm ăn.

    (Theo Khoa Học Phong Thủy của KTS Nguyễn Duy Liêm)
     
    Last edited by a moderator: 15 Tháng mười hai 2007
  7. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những điều cần thiết khi dựng Dương Cơ

    7- Các kiểu Cát thổ trạch (miếng đất hợp phong thủy) :

    Thổ trạch có địa thế tốt theo phong thủy là miếng đất phải vuông vắn, không đầu voi đuôi chuột (dân gian quen gọi là tóp hậu), không hình tam giác. Trong kiến trúc, những miếng đất vuông vắn dễ thiết kế, dễ đẹp hơn những miếng đất lồi lõm, tam giác. Những miếng đất lồi lõm, tam giác là bài tóan hóc búa dành cho kiến trúc sư.

    Nếu miếng đất hình thang mà phía sau rộng, trước hẹp thì địa khí dễ tụ lại, dân gian quen gọi là đất nở hậu . Miếng đất này là cát thổ trach, rất tốt cho chủ nhân. Trong kiến trúc nếu thiết kế những mảnh đất này thì trong nội thất rất đẹp vì có điều kiện tổ chức phòng ốc rộng rãi, thỏai mãi.

    Miếng đất có đường cong phía trước (hướng cong ra ngòai) là cát thổ trạch lý tưởng dễ buôn bán làm ăn. Điều này cũng dễ hình dung vì dạng đường cong hướng ra ngòai thì mặt tiền nhà cũng hướng cong ra, treo bảng dễ thấy, dễ đập vào mắt người đi đường nên buôn bán dễ đắt hàng.

    Nếu miếng đất ở góc ngã tư thì phải khuyết một góc mới hợp phong thủy. Đây là một địa thế tốt, thuận tiện, thương mại hay ở đều tốt. Trong thiết kế quy hoạch thì góc đường nhà cửa đất đai phải vạc góc để tăng tầm nhìn của các phương tiện giao thông tránh tai nạn đáng tiếc.

    Nếu nhiều miếng đất vây quanh một sân trống thì địa thế ở đây cực tốt, đem lại nhiều may mắn giàu có cho chủ nhân. Trong quy hoạch kiến trúc, đây là một hình dạng quy hoạch kiểu các căn nhà vây quanh một công viên nhỏ thành tiểu khu nhà ở. Những căn nhà này được sắp xếp trật tự, khoa học hướng vào một tiểu công viên nhỏ, thóang. Các căn nhà đều hưởng không khí trong lành của công viên làm cho vượng khí vào nhà nhiều, cuộc sống mạnh khỏe, tinh thần sảng khóai, yêu đời, làm ăn ngày một phát tài.

    Trên đây là một số hình dạng khu đất mà các bạn thường gặp. Suy rộng ra thì thấy cái lý, cái khoa học của nó. Như vậy phong thủy là sự tiếp nối của khoa học để đem lại cái thiện mỹ cho mọi nhà. Hiểu phong thủy, chọn lọc những tinh hoa của phong thủy và ứng dụng phong thủy vào đời sống nhưng không lạm dụng sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

    (Theo Khoa Học Phong Thủy của KTS Nguyễn Duy Liêm)
     
    Last edited by a moderator: 22 Tháng mười hai 2007
  8. miumiu

    miumiu New Member

    Tham gia ngày:
    16 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    10
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Những điều cần thiết khi dựng Dương Cơ

    cám ơn bác Phước Duyên
     
  9. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những điều cần thiết khi dựng Dương Cơ

    8- Kích thước Lỗ Ban trong xây dựng

    Theo địa lý Phương Đông, khi xây dựng người ta áp dụng một số thuật phong thủy trong xây dựng như địa thế, vị trí. Trong đó có kích thước. Làm sao để xây dựng đúng kích thước tốt, hợp với chủ nhân để nhà luôn gặp điều tốt lành, người ta thường dùng kích thước Lỗ Ban.

    Thước được chia ra 8 cung : Tài Đức, Bệnh, Ly, Nghĩa, Quan, Sát, Hại, Lộc. Nếu kích thước rơi vào các cung Bệnh, Ly, Sát, Hại thì xấu, chủ nhân bệnh tật, chết chóc hoặc vô số những điều tai ương khác sẽ đến. Còn kích thước rơi vào các cung Tài Đức, Nghĩa, Quan, Lộc thì chủ nhân được thăng quan tiến chức, tài lộc dồi dào và chắc chắn điều may sẽ đến. Như vậy, để ứng dụng trong kiến trúc xây dựng nhà cửa, người ta thường chọn kích thích cửa đi, bếp phải rơi vào đúng các cung Tài Đức, Nghĩa, Quan, Lộc để mọi chuyện tốt lành sẽ đến.

    Đó là khoa học huyền bí Phương Đông. Còn Phương Tây thì nghiên cứu từ kích thước chuẩn của cơ thể người và đưa ra một số kích thước chuẩn trong xây dựng thiết kế. Những kích thước này nhằm để thiết kế bàn, ghế, nhà cửa, nhà sao cho đẹp, phù hợp, đem đến tiện nghi tốt đa cho người sử dụng. Kích thước chuẩn trong Phương Tây, nếu so sánh với kích thước ở Phương Đông đều trùng nhau. Tỷ lệ của Phương Tây là tỷ lệ vàng : tỷ lệ đẹp thẩm mỹ. Tỷ lệ của Phương Đông là tỷ lệ huyền bí, thần thánh nhưng vẫn mang tính mỹ thuật. Cả hai đều khác biệt nhau, nhưng lại có tính chất tương đồng là mong mỏi mang đến cái đẹp, cái tôt cho mọi người. Ví dụ nhà có bề ngang rộng 4 m, bố trí cửa rộng 2,30 m, cao 2.63 m thì hợp phong thủy và cũng hợp với thiết kế kiến trúc (vì nếu bề ngang mặt tiền 4 m là đã mất đi 0,4 m cột và 0,40 m tường gạch )

    Như vậy khi làm nhà, dựng cửa áp dụng tỷ lệ đẹp trong kiến trúc thì có thể tương đương với tỷ lệ huyền bí là hợp với phong thủy. Do đó, khi xây dựng nhà cửa, các bạn có thể tham khảo thêm kích thước Lỗ Ban để căn nhà thêm đẹp, nhưng đừng quá lạm dụng thành ra mê tín.

    (Theo Khoa Học Phong Thủy của KTS Nguyễn Duy Liêm)
     
    Last edited by a moderator: 29 Tháng mười hai 2007
  10. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những điều cần thiết khi dựng Dương Cơ

    9- Bố Trí Phòng Khách

    Phòng khách là nơi tiếp đãi người thân quen, bạn bè, là bộ mặt của nhà ở cũng là nơi có lối vào chính. Phòng khách không rộng quá hay nhỏ qúa, phải phù hợp với ngôi nhà của mình. Đối với nhà phố, phòng khách khỏang 16-20m2 là thích hợp. Trong phòng khách, bố trí một bộ salon, một bàn, một tủ dài để trưng bày đồ mỹ nghệ và thêm một tượng tròn hay vật phẩm trang trí khác là vừa đủ. Phòng khách không nên bố trí nhiều đồ làm xấu đi phòng khách. Phòng khách còn tận dụng làm phòng sinh họat chung cho gia đình nên có thể đặt thêm tivi, đầu máy, hay dàn hifi … để tổ chức những buổi họp thân mật gia đình hay bạn bè. Nhưng đừng trưng bày nhiều đồ quá đắt tiền, qúy giá mà không hợp nhau.

    Phòng khách có thể lấy kích thước chiếu dài là 4,1 m; 4,3 m; 4,5 m là hợp phong thủy. Nhưng phải chú ý đến chiều rộng của căn nhà để quyết định chiều dài và tạo không gian thóang mở để đón gío (phong) vào nhà, có thể kết hợp phòng khách với phòng ăn, bếp, phân chia bằng những tủ, kệ nhẹ nhàng mang tính mỹ thuật cao.

    Đối với hướng nhà không hợp có thể dùng lối vào phòng khách để chế hóa như đổi hướng lên phòng khách. Đây là một phép biến hóa của thuật phong thủy tương tự như thiết kế trong kiến trúc. Kiến trúc sư sẽ thay đổi đường thẳng thành đường xéo hay ngang để đổi hướng lên xuống phòng khách vừa tạo nét duyên dáng lạ lùng cho phòng khách, vừa chế hóa hợp phong thủy.

    Cửa chính phòng khách rất quan trọng có thể dùng thước Lỗ Ban để đo sao cho cửa phải ở cung Đức, Nghĩa, Quan, Lộc để tốt cho gia chủ. Nếu nhà rộng 4 m, chọn cửa rộng 3,2 m là hợp. Kiến trúc sư thiết kế nhà bạn chắc chắn sẽ chọn kích thước cửa chính phòng khách hợp tỷ lệ đẹp, chuẩn với tỷ lệ này, các bạn cứ yên tâm về kích thước cửa chính. Kiểu dáng cửa đẹp, đúng chuẩn cũng là một yếu tố quan trọng để phòng khách thêm đẹp. Không gian phòng khách phải thóang rộng, chú ý cửa đi, cửa sổ (nếu có) đúng vị trí và kích thước, đó là điều cốt yếu trong phong thủy.

    Cửa đi hay cửa sổ phải lớn để đón vượng khí (gío=phong) vào nhà, điều này cũng hợp với kiến trúc là cửa lớn thì tăng khả năng thông thóang, không khí được luân chuyển vào nhà nhanh, người ở thỏai mái, tinh thần phấn chấn, ăn nên làm ra. Trong phòng khách có thể chế hóa thêm “thủy” bằng cách đặt thêm bồn nước như bồn cá cảnh để cải thiện phong thủy. Đây là một cách chế hóa cũng phù hợp với kiến trúc là tăng độ ẩm cho nhà. Khi trời nóng bức, hơi nước trong hồ bốc lên làm dịu đi một phần nào không khí nóng trong nhà, nên người ở cảm thấy thỏai mái, khỏe khoắn hơn.

    (Theo Khoa Học Phong Thủy của KTS Nguyễn Duy Liêm)
     
  11. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những điều cần thiết khi dựng Dương Cơ

    10- Bố Trí Phòng Ngủ

    Phòng ngủ là một nơi rất quan trọng của gia đình. Phòng ngủ ẩm thấp, tối tăm, ngột ngạt, thì chuột, gián, muỗi có chỗ cư trú, dễ sinh bệnh tật. Do đó, nên bố trí phòng ngủ sao cho hợp lý, khoa học để thường xuyên đón vượng khí (phong) vào phòng, làm tăng khả năng luân chuyển khí trời đất, đem lại sự dễ chịu, thỏai mãi cho ngừơi sử dụng, tạo giấc ngủ sâu, trọn giấc, giúp tái tạo nhanh năng lượng sau một ngày lao động mệt nhọc, đầu óc sẽ trở lên minh mẫn, tinh thần sảng khóai, suy nghĩ được nhiều việc lớn, ăn nên làm ra.

    Đối với nhà ở mặt tiền đường lớn, cũng như hẻm nhỏ, nếu có điều kiện, nên kết hợp ban công và logia (một dạng ban công ngược) trước phòng ngủ chính). Logia rộng khỏang 2 m hoặc hơn. Tại đây trồng thêm cây xanh để hạn chế bớt tiếng ồn, lọc bớt bụi, tăng thêm không khí trong lành. Cửa sổ, cửa đi phía ngòai phải lớn, rộng, thóang, phải có chớp trên có thể điều chỉnh được để mùa gió mưa lạnh khi đóng cửa sổ vẫn còn cửa chớp trên lưu thông không khí. Cửa sổ lấy cao khỏang 2,65 m tình từ nền trở lên kể cả bệ cửa, nên xây bệ cửa sổ cao từ 0,8m đến 0,9 m đối với phòng ngủ ở trên lầu, còn phòng ngủ ở duới trệt thì bệ cửa cao khỏang 0,5 m đến 0,6 m là vừa đẹp và hợp phong thủy. Cũng có trường hợp cửa sổ mở sát đến tận nền nhà, trường hợp này kích thước cửa sổ lấy theo kích thước Lỗ Ban (xem bài kích thước Lỗ Ban trong xây dựng đã nêu ở bài trước). Cửa ra vào phòng ngủ bên trong nhà rộng khỏang 0,75 m hoặc 0,8 m, cao 2,2 m (không cửa chớp) hoặc 2,65 m (có cửa chớp) là hợp với kích thước phong thủy Lỗ Ban

    Tuyệt đối không kê giường ngủ quay đầu ra ngòai đường vì đây là hướng đặt tử thi, hướng tuyệt mạng. Trên phương diện khoa học thì hướng này thường có gió lùa vào, dễ làm lạnh đầu, dễ trúng gió. Giường ngủ tốt nhất là nằm song song với con đường trước nhà, không nên kê giường sát vách tường đối với giường đôi. Trong phòng ngủ không trưng bày nhiều đồ linh tinh hoặc chứa hàng hóa, nhất là hàng hóa dễ gây cháy nổ. Phòng ngủ có thể chọn kích thước rộng rãi thỏai mãi để kết hợp thêm salon nhỏ hoặc bàn trà, bàn làm việc, bàn phấn …

    Két sắt thường để trong phòng ngủ. Hướng két sắt nên đặt theo hướng của giường ngủ để lấy hướng tốt, giữ tài lộc cho chủ nhân. Két sắt có thể đặt trên sàn hoặc tốt hơn hết là đặt âm trong tường, vừa kín đáo vừa an tòan và tránh những hướng xấu cho két sắt như : Họa hại, Ngũ Quỹ, Lục Sát.

    Nếu nhà có trẻ con mới sinh mà có đặt nôi chung với phòng ngủ chính với bố mẹ thì phải đặt song song với giường bố mẹ, xung quanh nôi phải che chắn kỹ tránh gió lùa và tuyệt đối tránh hướng Tuyệt Mạng.

    Phòng ngủ nên sơn các màu sáng như vàng kem,xanh nhạt, trắng xanh … tạo cảm giác nhẹ nhàng, mát mẻ. Tuyệt đối không sơn những màu đậm, nóng làm cho phòng ngủ thêm ngột ngạt , nóng bức dễ sinh tính khí bất thường, thần kinh căng thẳng./.

    (Theo Khoa Học Phong Thủy của KTS Nguyễn Duy Liêm)
     
  12. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những điều cần thiết khi dựng Dương Cơ

    11- Kích thước Cầu Thang nhà ở

    Khi xây dựng nhà cửa, ngòai bếp, cổng, cửa theo phong thủy, chủ nhân còn chú ý đến cầu thang. Cầu thang phải tính sao cho số bậc là lẻ mới hợp phong thủy để tránh điều xấu và điều không tốt xảy ra. Điều này cũng phù hợp trong kiến trúc và xây dựng. Kiến Trúc Sư khi thiết kế xây dựng nhà cửa đến hạng mục cầu thang cũng phải tính tóan sao cho thang không dốc qúa, độ cao bậc không cao qúa, chiều rộng bậc cũng phải rộng đủ để bước chân và một điều nữa cũng quan trọng không kém là không lỡ bước chân.

    Bề ngang cầu thang thường lấy 0,60 m; 0,70 m; 0,80 m là hợp phong thủy và cũng đạt yêu cầu kiến trúc. Độ đốc thang quyết định bởi chiều rộng (b) và chiều cao (h) của bậc, thường lấy độ dốc 26 độ -33 độ là thích hợp hoặc tốt nhất là :

    h/b= 150mmm/300mm hoặc
    h/b= 160mmm/280mm

    Độ dốc cầu thang còn tương quan đến công năng của công trình. Đối với cầu thang ít đi lại có thể dốc hơn một ít. Chiều rộng, chiều nghỉ cầu thang phải lớn hơn hoặc bằng chiều rộng thân thang.

    Lan can tay vịn có quan hệ đến độ đốc của cầu thang, cầu thang dốc ít lan can cao và ngược lại. Thường lấy chiều cao lan can 08 - 1 m, trung bình là 0,90 m. Độ thông thủy cầu thang (khỏang cách đi lọt) thường không nhỏ hơn 2,60 m. Đối với thang một vế phải tính tóan chú ý tránh lỡ bước chân, chiều nghỉ phải có khi số bậc nhiều. Thang thiết kế phải tính tóan sao cho có thể mang vác đồ đạc, tủ giường lên lầu dễ dàng, tránh trường hợp thang xây xong bị lỡ bước, hẹp qúa hoặc dốc qúa gây nguy hiểm cho người sử dụng như té, ngã gây thương tích hoặc tử vong lại nghĩ căn nhà đó không hợp phong thủy gây ra điều tai ương cho gia chủ, chẳng qua là do không biết thiết kế thang mà gây ra không biết bao nhiêu điều phiền tóai.

    Nhà ở thường làm một thang. Đối với nhà ở rộng lớn hơn hay biệt thự có thể làm hai thang. Tùy theo diện tích, chiều dài nhà ở để bố trí vị trí thang, kiểu dáng thang cho đẹp, phù hợp với căn nhà đầy cá tính chủ nhân. Thang cũng dùng để trang trí cho căn nhà, vì vậy kiểu dáng thang phải thật lạ và đẹp có thể gây ấn tượng. Đó là tài năng của người thiết kế, mà không chừng chính là tài năng của bạn đấy !

    (Theo Khoa Học Phong Thủy của KTS Nguyễn Duy Liêm)
     
  13. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những điều cần thiết khi dựng Dương Cơ

    12- Cách bố trí Nhà Bếp

    Quan niệm từ xưa đến nay rất chú ý đến nhà bếp. Bếp đặt đúng hướng tốt thì vợ chồng hòa thuận, ăn nên làm ra, con cái học hành tiến bộ. Ờ đây tôi bàn về cái tốt của bếp theo phương diện khoa học phong thủy.

    Thứ nhất : Bếp phải đặt phía sau nhà. Do khi nấu ăn (trước dùng củi, than) thường có khói bụi, nếu đặt trước nhà thì cả nhà phải hít khói bụi, gây cay mắt, dễ sinh bệnh, nhất là đối với trẻ con. Ngày nay, dù có ống thông khói, mùi thức ăn cũng gây khó chịu khi bếp đặt ở giữa nhà.

    Thứ hai : Bếp không gần nước (Hỏa kị Thủy) với quan niệm nước làm tắt lửa. Tuy nhiên hiện nay trong thiết kế có nhiều đường ống nước đi dưới bếp, kế bên có bồn rửa inox sáng choang, sạch sẽ, lửa gas đánh tự động. Do vậy, không nên kiêng cữ qúa nhiều.

    Thứ ba : Là hướng đặt bếp phải tùy vị trí nhà và cách bố trí sao cho đẹp, thuận tiện. Có người thích đứng nấu ăn sao cho có thể quan sát được phía trước sân. Có người rất ít khi đụng tay vào bếp vì đã có người giúp việc. Nhưng một điều chắc chắn là hướng bếp, vị trí bếp sao cho thông thóang, đạt yêu cầu về đường ống kỹ thuật như ống khói. Bếp đẹp, sạch, thì người nấu bếp thỏai mãi, phấn chấn, chuẩn bị được những món ăn ngon, hợp vệ sinh.

    Thứ tư : Về kích thước bếp. Bếp phải có kích thước hợp lý, đúng chuẩn thì sử dụng sẽ thuận tiện. Thông thường bề rộng bếp là 0,60 m, nếu chật qúa sẽ không có chỗ để vật nấu nướng, rộng qúa thì người nấu phải với tay mới chạm được bếp. Khi nghiên cứu một số kích thước bếp hợp với phong thủy, tôi đều thấy trùng khớp với tỉ lệ vàng (tỉ lệ đẹp) trong kiến trúc. Tỉ lệ vàng là tỉ lệ của phương Tây. Tỉ lệ trong phong thủy là tỉ lệ của phương Đông. Tựu trung cả hai đều ước mong mang lại vẻ đẹp, tiện nghi cho mọi người. Như vậy khi các bạn có xây bếp hay làm lại nhà bếp nên nhờ kiến trúc sư thiết kế nhà, tư vấn về cách bố trí bếp sao cho đẹp tiện nghi, không nên lạm dụng phong thủy mà thành mê tín dị đoan. Ông bà xưa có câu : “Xưa nay nhận định thắng thiên cũng nhiều”. Mọi việc đều do bàn tay và khối óc chúng ta cả.

    (Theo Khoa Học Phong Thủy của KTS Nguyễn Duy Liêm)
     
  14. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những điều cần thiết khi dựng Dương Cơ

    13- Vị trí Nhà Vệ sinh

    Các nhà cổ xưa không có nhà vệ sinh, muốn tắm giặt thì ra giếng hay kín đáo hơn thì gánh nước về nhà tắm giặt. Còn cái “việc kia” thì xin mời ra đồng ruộng. Ngày nay, hầu hết các nhà ở thành thị đều có nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh là một tiêu chuẩn văn minh cần phải phát triển ở thành thị lẫn nông thôn.

    Nhà vệ sinh cũng có phong thủy. Nhà vệ sinh phải đặt ở hướng xấu, không đặt đối diện với cửa chính, không nằm trên long mạch, không gần bếp kẻo ô uế táo quân, không kề bên bàn thờ Phật, Thánh tổ tiên, xa giếng nước. Luận bàn những điều cấm kỵ nên theo khoa học , theo kiến trúc thì chúng ta đều thấy cái lý, cái đúng của nó. Nhà vệ sinh đặt ở hướng xấu, cuối hướng gió để chủ nhân không phải hít phải mùi xú uế, “mùi tổng hợp đặc biệt” nhờ gió thổi vào, làm ăn mất ngon, lâu ngày dễ bệnh bao tử, ốm đau sức khỏe giảm sút. Nhà vệ sinh không nên đặt đối diện cửa chính vì không đẹp đẽ gì khi mới vào cửa đã nhìn thấy ngay cái toilet. Điều quan trọng nữa là nhà vệ sinh phải xa nguồn nước như nước giếng đóng hay giếng đào vì hầm phân bên dưới có thể gây nhiễm bẩn giếng nước, gây nguy hại, bệnh tật cho người sử dụng. Đây là phép vệ sinh an tòan sức khỏe mà giới y tế cộng đồng thường hay tuyên truyền.

    Nhà vệ sinh không sát bên nhà bếp vì kiêng kỵ làm ô uế ông táo. Hơn nữa bếp là hỏa lại gần nhà vệ sinh là thủy nên kiêng kỵ. Điều này cũng có cái lý của nó : bếp là nơi chuẩn bị thức ăn, gần nhà vệ sinh thì có thể gây nhiễm bẩn làm mất hương vị thức ăn. Âu cũng là một nguyên tắc chăm sóc sức khỏe, an tòan thực phẩm vậy.

    Nhà vệ sinh cũng không nên kề cận bên bàn thờ Phật Thánh, ông bà tổ tiên vì sợ ô uế chỗ thiêng liêng. Điều này có ý nghĩa tôn kính tạo hóa cũng như tổ tiên, ông bà đã sinh ra chúng ta hôm nay, gắn liền với tín ngưỡng Việt Nam.

    Nhà vệ sinh nên chọn kích thước 2 x 2 m hoặc 2 x 2,5 m không nên hẹp và dài qúa. Không sử dụng kích thước 1,3 x 3m hoặc 1,3 x 4 m. Nhà vệ sinh phải thóang để địa khí của trời đất có thể đến được.

    Nhà vệ sinh không nằm trên long mạch. Long mạch là thế núi, thế đất, sông suối uốn lượn, nhấp nhô như rồng bay lượn lúc ẩn trong mây, lúc hiện ra. Long mạch có thể rất ngắn hoặc dài . Để xác định được long mạch là một việc cực kỳ khó khăn phức tạp, phải quan sát thế núi, thế sông uốn lượn mới xác định được long mạch. Ở đồng bằng thì chỉ xác định được một số thế của long mạch như ẩn long, ngọa long. Do đó vần đề này không đặt nặng ờ nhà cửa chốn thị thành.

    (Theo Khoa Học Phong Thủy của KTS Nguyễn Duy Liêm)
     

Chia sẻ trang này