Những điều cần tránh sau nhồi máu cơ tim

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi hoangphuong2003, 25/2/11.

  1. Chúng ta đã biết nhồi máu cơ tim là bệnh cảnh xảy ra đột ngột và rất nặng nề, kể cả sau khi đã cấp cứu qua khỏi thì bệnh nhân nhồi máu cơ tim có nguy cơ tái phát cũng rất cao nếu không có cách phòng ngừa đúng.

    [​IMG]

    Trong đại đa số trường hợp, nhồi máu cơ tim làm bệnh nhân già đi nhiều, một số chết đột ngột vì biến chứng rung thất, tắc mạch phổi, vỡ tim hoặc nhồi máu cơ tim tái phát. Do vậy ngoài việc người bệnh tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc, hoạt động thể lực phù hợp..., người bệnh cần chú ý tránh 7 điều sau đây:

    Tránh phá vỡ nhịp điệu giờ giấc trong sinh hoạt và làm việc. Phải xây dựng thời gian biểu phù hợp với nhịp sinh học tự nhiên. Không được gắng sức về thể lực và tinh thần.
    Tránh say rượu và phải bỏ rượu. Say rượu là một dạng stress, làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và nghiện rượu gây suy nhược cơ thể. Có người ngộ nhận: rượu làm giãn mạch máu, vậy có ích cho việc chống nhồi máu cơ tim? Đúng là uống ít rượu có làm giãn mạnh một số vùng (ví dụ đỏ mặt), song nói chung làm tăng huyết áp tức là tăng gánh nặng cho cơ tim, tim buộc phải tăng sức bóp mới đẩy máu đi được, làm thuận lợi cho nhồi máu cơ tim phát sinh. Hơn nữa, rượu có tác dụng làm tăng tính đông máu, lại làm tổn thương nội mạc của thành mạch máu nên càng tăng khả năng tạo huyết khối bít nghẽn mạch vành, gây nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên nếu uống ít, một cách điều độ (khai vị, không quá 1 - 2 ly nhỏ/ngày với thứ rượu nhẹ như rượu vang) có thể chống xơ vữa động mạch. Nhưng dù uống ít, "điều độ", rượu cũng vẫn gia tăng tần suất bị ung thư vú và đại tràng.

    Tránh các cơn tăng huyết áp (THA): Bệnh tăng huyết áp riêng mình nó đủ gây nhiều tai họa, kể cả tai biến nhồi máu cơ tim. THA cùng với xơ vữa động mạch vành (XVĐMV) là hai bệnh gốc của nhồi máu cơ tim. Nhưng tăng huyết áp thường cùng có mặt một lúc với XVĐMV và hai bệnh này lại xúc tiến, thúc đẩy lẫn nhau. Nếu XVĐMV làm bít hẹp lòng động mạch là cái nền thường xuyên đe dọa nhồi máu cơ tim tại vùng cơ tim tương ứng thì các cơn THA buộc tim phải gắng sức mới vận chuyển được máu càng làm tăng nguy cơ tai biến nhồi máu cơ tim. Các thống kê khảo cứu cho thấy nhiều người bị THA không được phát hiện từ trước. Trong khi đó, cơn THA đột ngột, có mặt trong khoảng 1/3 các trường hợp nhồi máu cơ tim. Như vậy, THA là một trong các nhân tố đe dọa hàng đầu của nhồi máu cơ tim nên việc phòng ngừa nhồi máu cơ tim phải tập trung vào khâu phát hiện bệnh THA, điều trị kiên trì THA, ngăn chặn bằng được các cơn THA đột ngột.

    Tránh các chấn thương tinh thần và quá sức về trí óc: Trầm cảm rất có hại, dễ làm bệnh tái phát. Đây là cả một nghệ thuật, phụ thuộc vào phương pháp và cách tiếp nhận các biến cố (stress) của mỗi bệnh nhân. Đối với các stress ở dạng xúc cảm âm tính mà tột đỉnh là chấn thương tinh thần, ta có thể chủ động giải tỏa bằng nghị lực, bằng bản lĩnh, nhân cách, tư tưởng và cả quan niệm sống. Nghiên cứu hồi cứu trên đa số bệnh nhân nhồi máu cơ tim thấy trước khi bệnh khởi phát đã có giai đoạn làm việc căng thẳng (stress).

    Tránh những gắng sức thể lực quá mức: Gắng sức quá mức sẽ là nhân tố đe dọa đáng sợ, nó phát động nhồi máu cơ tim khá rõ. Sự quá sức càng lớn, nhồi máu cơ tim càng nhanh xuất hiện. Khi gắng sức quá mức sẽ làm THA đối với trường hợp có sẵn bệnh THA. Mà cơn THA cũng là một nhân tố đe dọa nhồi máu cơ tim. Còn những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim không được chẩn đoán kịp thời và cứ tiếp tục cố gắng thể lực thì theo kinh nghiệm lâm sàng, nhồi máu cơ tim (tức đám hoại tử) sẽ lan rộng hơn và về sau này hay bị phình tâm thất, loạn nhịp và suy tim hơn. Kể cả gắng sức trong hoạt động thể dục thể thao cũng có thể gây nhồi máu cơ tim. Nếu là thể dục thể thao không có mức độ, không đúng cách thì sẽ không phù hợp với người có bệnh động mạch vành. Song nếu thể dục có mức độ phù hợp với từng người, đúng phương pháp, nâng dần từ thấp lên cao thì lại rất cần thiết, có tác dụng phòng ngừa nhồi máu cơ tim. Trong đó biện pháp phù hợp nhất là đi bộ tập dưỡng sinh, thái cực quyền đều có lợi cho tim. Thời gian tập luyện trong ngày cũng cần chú ý. Nhiều công trình nghiên cứu về "nhịp sinh học" và về "chu trình ngày đêm" cho thấy thời điểm sáng sớm trùng với đỉnh điểm nhiều nhồi máu cơ tim, nhiều cơn "thiếu máu cục bộ cơ tim im lặng" và cả TBMMN nữa, điều đó có liên quan tới quy luật về tính đông máu, độ nhớt của máu, mức cường thần kinh phó giao cảm... Do đó, có thể chuyển bớt 2/3 khối lượng tập luyện buổi sáng vào buổi khác trong ngày (4 - 5 giờ chiều) hoặc vài ba giờ trước khi đi ngủ.

    Tránh hút thuốc lá quá nhiều: Tốt nhất là bỏ thuốc lá hoàn toàn vì tác hại của thuốc lá không chỉ về nhồi máu cơ tim mà còn về bệnh mạch máu, bệnh ung thư phế quản - phổi... Đối với động mạch vành, thuốc lá gây co thắt động mạch vành lớn (ở bề mặt ngoài của tim), hư tổn nội mạch động mạch vành (một mặt có thể xúc tiến mảng xơ vữa tăng thêm, mặt khác có thể xúc tiến hình thành huyết khối tại đó), tăng tính đông máu, làm giảm HDL (cholesterol có lợi), giảm lượng ôxy từ phổi tới cơ tim.

    Tránh chủ quan với bệnh đái tháo đường, bệnh gút (thống phong).
    Đái tháo đường có thể xúc tiến sinh nhồi máu cơ tim thông qua các khâu: gây tổn thương nội mạc ở thành mạch vành; làm tăng lượng cholesterol có hại gây tăng XVĐMV và tăng huyết áp.
    Một điều cũng nên biết thêm là thời tiết lạnh, áp suất khí quyển thay đổi, khi giao mùa nóng- lạnh, cả yếu tố nhóm máu (nhóm máu A)... dễ có nguy cơ nhồi máu cơ tim. Vì vậy, những người đã bị nhồi máu cơ tim càng cần phải chú ý.

    Theo sức khỏe đời sống
    Nguồn: Những điều cần tránh sau nhồi máu cơ tim
    ___________________
    Có thể bạn quan tâm:
    - Những điều cần biết về bệnh tim mạch
    - Điều trị bệnh huyết áp cao
    - Triệu chứng huyết áp thấp
     

Chia sẻ trang này