Những Bài Thuốc Trị Bệnh Bằng Trái Cây

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi Kiwi, 25 Tháng năm 2008.

  1. Kiwi

    Kiwi New Member

    Tham gia ngày:
    5 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    56
    Điểm thành tích:
    0
    Những Bài Thuốc Trị Bệnh Bằng Trái Cây

    [​IMG]

    Các bài thuốc dùng quả lê.
    Các bài thuốc bằng chuối tiêu
    Quýt, từ quả đến lá đều là vị thuốc.
    Các bài thuốc chữa bệnh bằng quả vải.
    ....
    Và hàng trăm bài thuốc khác.​

    Tác giả: Nhiều tác giả​

     
  2. hoaanhdao

    hoaanhdao New Member

    Tham gia ngày:
    26 Tháng năm 2008
    Bài viết:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Những Bài Thuốc Trị Bệnh Bằng Trái Cây

    em muốn biết các bài thuốc chữa bệnh tiểu đường? em cảm ơn rất nhiều
     
  3. Kiwi

    Kiwi New Member

    Tham gia ngày:
    5 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    56
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Những Bài Thuốc Trị Bệnh Bằng Trái Cây

    Bạn hoaanhdao thân mến!

    Hiện nay có rất nhiều sách hay trên mạng trích dẫn một số bài thuốc chữa trị bệnh Tiểu đường. Bạn thử tìm mua quyển "Món ăn bài thuốc trị bệnh tiểu đường" xem sao nhé!

    link tại đây: http://www.moingay1cuonsach.com.vn/?page=product_detail&category_id=11306&id=976&portal=minhchau



    Ngoài ra, Kiwi tìm được trên mạng Internet, 1 số bài thuốc trị bệnh tiểu đường như sau:


    Một số thảo dược phòng chữa tiểu đường

    Khoai lang là một loại thức ăn tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Các nghiên cứu cho thấy, củ khoai lang trắng chứa caiapo - một hoạt chất giúp kiểm soát tốt lượng đường và cholesterol trong máu ở người mắc tiểu đường type 2.

    Theo tiến sĩ Bernhard Ludvik thuộc Đại học Vienna (Áo), caiapo là chất kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 rất hiệu quả. Không một phản ứng phụ nào được ghi nhận ở những bệnh nhân được điều trị bằng chất này. Lượng cholesterol máu ở nhóm dùng caiapo cũng thấp hơn hẳn so với nhóm đối chứng.

    Ứng dụng chữa bệnh:

    - Khoai lang, củ mài, nấu canh ăn hằng ngày. Hoặc lá khoai lang tươi 200 g, bí đao 100 g, sắc uống ngày một thang. Bài thuốc này có tác dụng chữa tiểu đường.

    - Khoai lang, củ mài, hai thứ lượng bằng nhau, tán bột mịn, nấu chè với hạt vừng, ăn hằng ngày. Bài thuốc này có tác dụng chữa tiểu đường.

    Dừa cạn: Còn có tên trường xuân hoa, nhật nhật tân, mọc hoang và được trồng để làm cảnh do có hoa đẹp. Theo tài liệu cổ, dừa cạn vị hơi đắng, tính hàn, có tác dụng kháng nham (chống ung thư), an thần, trấn tĩnh, bình can, thanh nhiệt, lương huyết, giải độc; thường được áp dụng chữa tăng huyết áp, bệnh bạch huyết, u limpho, viêm đại tràng và tiểu đường... Các nghiên cứu gần đây cho thấy, dừa cạn chứa một số hoạt chất giống insulin.

    Ứng dụng chữa bệnh:
    Thân lá dừa cạn phơi khô sao vàng 20 g, râu ngô 40 g; sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Bài thuốc này có tác dụng chữa tiểu đường.

    Cây bông ổi: Còn gọi là cây ngũ sắc, hoa tứ quý, hoa tứ thời, mã anh đơn, ổi nho, thơm ổi, cứt lợn (nhưng không có tác dụng chữa viêm xoang). Cây mọc hoang ở nhiều nơi và thường được dùng làm cảnh vì có hoa đẹp và nở bốn mùa. Hoa cây bông ổi có các màu đỏ, vàng cam... mọc thành chùm hoa hình cầu rất đẹp.

    Ứng dụng chữa bệnh:
    Cành, lá và hoa cây bông ổi phơi khô, sắc uống thay chè hằng ngày, mỗi ngày 40 g. Bài thuốc có tác dụng chữa bệnh tiêu khát (tiểu đường). Nên kết hợp thêm ăn cháo nấu từ củ mài và củ súng thì càng tốt.

    Có thể dùng bông ổi để chữa một số chứng bệnh khác hay gặp ở người mắc bệnh tiểu đường:

    - Chữa viêm da, mẩn ngứa: Cành lá bông ổi nấu nước tắm và ngâm rửa.

    - Chữa vết thương, mụn lở: Lá và hoa tươi giã nát, đắp tại chỗ tổn thương.

    (Theo VN New)
     
  4. Kiwi

    Kiwi New Member

    Tham gia ngày:
    5 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    56
    Điểm thành tích:
    0
    Kinh nghiệm dân gian trị bệnh tiểu đường

    Hạt dưa hấu 50 g giã nát, hòa với nước rồi lọc bỏ bã, đem nấu với 30 g gạo tẻ thành cháo ăn. Đây là môt món ăn bài thuốc giúp cải thiện bệnh tiểu đường trong kho tàng y học dân gian.

    Trong dân gian, kinh nghiệm phòng chống tiểu đường hết sức phong phú. Theo y thư cổ, căn bệnh này thuộc phạm vi chứng “tiêu khát”, do nhiều nguyên nhân gây nên; khi trị liệu cần tuân thủ quan điểm toàn diện, kết hợp nhiều phương thức để khôi phục công năng các tạng phủ. Bởi vậy, việc vận dụng kinh nghiệm dân gian là rất cần thiết. Sau đây là một số bài thuốc dân gian:

    Dùng độc vị

    Nhộng tằm 20 con, rửa sạch, xào bằng dầu thực vật.

    Ô mai 15 g hãm với nước sôi uống thay trà.

    Đậu đỏ để cả vỏ, sấy khô, mỗi ngày dùng 50 g nấu nước uống.

    Nấm mỡ lượng vừa đủ nấu canh hoặc xào với dầu thực vật ăn hằng ngày.

    Bí đao tươi 100 g, rửa sạch, ép lấy nước uống hằng ngày.

    Cà rốt tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, ép lấy nước cốt uống hằng ngày.

    Rễ cỏ tranh 50 g, rửa sạch sắc uống thường xuyên.

    Ăn lê tươi hằng ngày.

    Bí đỏ 250 g nấu canh ăn trong ngày.

    Mướp đắng sấy hoặc phơi khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15-20 g.

    Hải cáp xác tán bột, uống mỗi ngày 12 g.

    Hoàng liên 12 g, sắc uống trong ngày.

    Vừng đen 100 g, sắc uống hằng ngày.

    Uống nước ép vòi hoặc măng tre tươi hằng ngày.

    Rễ hoặc lá cây ngưu bàng sắc uống thay trà.

    Dùng nhiều vị

    Ngũ gia bì, ngũ vị tử mỗi vị 6 g, hãm uống thay trà trong ngày.

    Hạt tía tô và hạt cải củ lượng bằng nhau, sao thơm tán bột, mỗi ngày uống 9 g với nước sắc rễ cây dâu (tang bạch bì).

    Bột hoài sơn hai phần, bột ý dĩ một phần trộn đều, mỗi ngày dùng 90 g hòa với nước sôi ăn.

    Củ cải 5 củ, rửa sạch, thái miếng luộc lấy nước nấu với 100 g gạo tẻ thành cháo ăn hằng ngày.

    Tang bạch bì 120 g, kỷ tử 15 g, sắc uống.

    Hoàng liên một phần, nhân sâm một phần, trạch tả hai phần. Tất cả sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 g.

    Lá hồng 30 g, đậu xanh 30 g, sắc uống.

    Khổ qua 250 g, trai 100 g. Trai ngâm sạch, luộc lấy nước và thịt đem nấu canh với khổ qua ăn.

    Thục địa 12 g; hoài sơn sao, thiên hoa phấn mỗi thứ 6 g; bạch linh, sơn thù mỗi thứ 4,5 g; trạch tả tẩm nước muối sao 3 g, nhục quế 1,5 g, ngũ vị tử 1,8 g, sắc uống.

    Hoài sơn 60 g sao vàng tán bột, hoàng kỳ 30 g sắc kỹ lấy nước hòa với bột hoài sơn ăn trong ngày.

    Hoa đậu ván trắng, mộc nhĩ đen mỗi vị 30 g, sấy khô, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 3-5 g.

    Vỏ bí xanh, vỏ dưa hấu mỗi thứ 15 g, thiên hoa phấn 12 g, sắc uống.

    Cá diếc 500 g, trà xanh 10 g. Cá làm sạch bỏ ruột rồi nhồi trà xanh vào trong bụng, hấp cách thủy, chia ăn vài lần trong ngày.

    Lá khoai lang 100 g, thiên hoa phấn 20 g, ngọc trúc 15 g, sắc uống.

    Ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) 15 g, ngọc trúc 20 g, đường phèn 25 g. Sắc mộc nhĩ và ngọc trúc lấy nước hòa đường phèn uống.

    Tụy lợn một cái, ý dĩ 50 g, hoàng kỳ 100 g, nấu canh ăn.

    Thiên hoa phấn 50 g; cát căn 30 g; sinh địa, mạch môn mỗi thứ 15 g; ngũ vị tử, cam thảo mỗi thứ 6 g, sắc uống.

    ThS Hoàng Khánh Toàn, Sức Khỏe & Đời Sống
     
  5. Kiwi

    Kiwi New Member

    Tham gia ngày:
    5 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    56
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Những Bài Thuốc Trị Bệnh Bằng Trái Cây

    Bài thuốc đông y giúp ổn định bệnh tiểu đường týp 2

    Bác sĩ Kê, Chủ nhiệm đề tài “Đánh giá tác dụng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường týp 2” bằng bài “Bát vị tri bá gia giảm” cho biết bài thuốc là đề tài khoa học do BVYHCTHD thực hiện năm 2003 – 2004. Đề tài đã được Hội đồng khoa học nghiệm thu ngày 4/6/2005. Trên thực tế, đây là đề tài nhánh nằm trong đề tài cấp Nhà nước “Điều tra dịch tễ học bệnh tiểu đường” do TS Tạ Văn Bình – Giám đốc BV Nội tiết TW làm chủ nhiệm.


    Được biết, bài thuốc trên dựa trên bài thuốc cổ chữa bệnh tiểu đường đã có trong sách y học của Việt Nam từ thời xưa để lại. Tuy nhiên, bài thuốc này mới chỉ được thử nghiệm độc tính trên chuột bạch và thỏ trong mấy năm gần đây. Kết quả cho thấy thuốc không có phản ứng phụ, không xảy ra tai biến trong suốt thời gian điều trị. Trước khi được thử nghiệm tại BV YHCTHD, năm 2002, bài thuốc trên đã được áp dụng thử tại Viện y học Cổ truyền Việt Nam trên vài trăm bệnh nhân trong thời gian 90 ngày cho kết quả tốt. Chủ nhiệm đề tài là PGS.TS Dương Trọng Hiếu, lúc đó là Trưởng phòng kế hoạch Tổng hợp (BV Y học cổ truyền Việt Nam) đã cho phép bác sĩ Vũ Thị Kê áp dụng công thức của bài thuốc “Bát vị tri bá gia giảm” vào công tác điều trị bệnh tiểu đường tại BV YHCTHD.

    Năm 2003, bác sĩ Kê thử nghiệm điều trị cho 71 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường týp 2 tại BV YHCTHD. Thời gian điều trị trung bình 46 ngày/bệnh nhân. Bệnh nhân cao tuổi nhất là 71 và ít tuổi nhất là 38. Trong số 71 người thử nghiệm thuốc đợt đầu tiên, người có chỉ số đường huyết cao nhất là 15, thấp nhất là 8. Sau 90 ngày điều trị, kết quả có 36 bệnh nhân (50,7%) ổn định bệnh, 35 bệnh nhân (49,3%) đỡ bệnh. Trong quá trình điều trị bệnh nhân được kết hợp chế độ ăn kiêng và không dùng các loại thuốc khác. Sau khi kết thúc giai đoạn thử nghiệm, BV YHCTHD tiếp tục điều trị được trên 70 bệnh nhân góp phần giảm số người mắc bệnh tiểu đường týp 2 ở tỉnh Hải Dương – một tỉnh có nhiều người mắc tiểu đường týp 2 tại Việt Nam.

    Trong mấy năm vừa qua, khi bài thuốc được áp dụng rộng rãi tại Hải Dương đã có hàng trăm bệnh nhân tới điều trị và chưa có trường hợp nào phải quay lại vì bệnh tái phát. Tuy nhiên, bác sĩ Kê cũng khẳng định, bệnh tiểu đường týp 2 không thể chữa khỏi, chỉ dừng lại ở mức ổn định vì nếu người bệnh ăn uống không kiêng khem bệnh sẽ tái phát vì đây là dạng bệnh do rối loạn chuyển hoá. Người bệnh có trọng lượng lớn, đặc biệt là người bị béo phì thuốc sẽ có tác dụng tốt hơn người có thể trạng gầy. Bác sĩ Kê cho biết, sau khi bệnh nhân đã điều trị ổn định bệnh, chỉ số đường huyết trở về 7 phẩy, người bệnh nên duy trì uống thuốc thêm 1-2 tháng. Đặc biệt, người bệnh tiếp tục chế độ ăn kiêng để tránh tái phát bệnh. Ăn nhiều ổi, bí xanh, táo, nho và hoa quả không chứa nhiều đường là biện pháp hữu hiệu để duy trì sự ổn định của bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế ăn nhiều chất bột và tuyệt đối kiêng bia rượu. Hiện nay thuốc đã được sản xuất đại trà và bán rộng rãi tại Hải Dương. Bác sĩ Kê cho hay, BV YHCTHD đang chuẩn bị hợp tác với một cơ sở sản xuất trong Tp Hồ Chí Minh để sản xuất loại thuốc này.

    Bài thuốc gồm các vị: Sinh địa 12g, Sinh hoàng kỳ 12g, Sơn thù nhục 8g, Tri mẫu 10g, Bạch linh 8g, Thiên hoa phấn 8g, Ngũ vị tứ 8g, Đan bì 8g, Trạch tá 8g, Thạch cao 12g và Mạch môn 12g.

    Các vị thuốc trên được lựa chọn dược liệu và bào chế theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam III và được bào chế dạng thuốc sắc ngày 1 thang lấy 300ml nước uống chia làm 2 lần/ngày, uống trước bữa ăn 1 giờ; thuốc còn được sản xuất trên dạng cao lỏng 100ml/túi, ngày uống 2 túi trước bữa ăn 1 giờ.

    http://www.vista.gov.vn/pls/portal/...3&p_siteid=33&p_type=basetext&p_textid=290057
     
  6. Kiwi

    Kiwi New Member

    Tham gia ngày:
    5 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    56
    Điểm thành tích:
    0
    Chữa bệnh tiểu đường bằng mật ong

    [​IMG]


    Ảnh: jupiterimages.com


    Lẽ thường, người bị bệnh tiểu đường phải kiêng ăn đồ ngọt. Nhưng mật ong tuy rất ngọt mà lại có khả năng trị bệnh tiểu đường và vì thế, với một lượng nhất định, mật ong có thể trở thành một trong những thực phẩm hữu ích đối với người bệnh. Điều này đối với y học cổ truyền phương Đông không có gì mới lạ, bởi lẽ từ xa xưa người ta đã biết dùng mật ong đơn độc hoặc phối hợp với các dược liệu khác để phòng chống tiêu khát, một chứng bệnh mà ngày nay chúng ta gọi là tiểu đường.

    Khi nghiên cứu thăm dò tác dụng điều chỉnh đường huyết của 50 vị thuốc y học cổ truyền, các nhà khoa học Trung Quốc nhận thấy chỉ có 35 vị có khả năng hạ chỉ số đường huyết ở mức lớn hơn 10% so với trị số ban đầu. Trong đó có 11 vị có tác dụng rõ rệt hơn cả và mật ong là một trong số đó cùng với các dược liệu khác như tang bạch bì, tang thầm, tang diệp, đương quy, ngũ bội tử... Người ta còn nhận thấy, cũng như các sản phẩm khác có nguồn gốc từ con ong, mật ong không những có tác dụng hồi phục và nâng cao năng lực hoạt động của tế bào bêta tuyến tụy nội tiết từ đó làm tăng tiết insulin để bù đắp phần thiếu hụt mà còn có khả năng cải thiện tính mẫn cảm của tế bào tổ chức đối với insulin. Mặt khác, mật ong còn bổ sung chất dinh dưỡng với một cơ cấu tương đối toàn diện, tham gia đắc lực vào quá trình điều tiết chuyển hóa, nâng cao năng lực miễn dịch và chống nhiễm khuẩn của cơ thể. Tuy nhiên, ảnh hưởng của mật ong đối với đường huyết có tính hai mặt: với một lượng nhỏ có thể làm hạ đường huyết nhưng với một lượng lớn lại có thể làm đường huyết tăng cao. Điều này còn phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ nhưng bước đầu người ta cho rằng: vai trò của hai chất glucose và acetylcholine có trong thành phần của mật ong là hết sức quan trọng.
    Như vậy, có thể thấy, nếu được sử dụng đúng cách mật ong hoàn toàn có khả năng góp phần cải thiện tình trạng rối loạn đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Dưới đây xin được giới thiệu một số phương cách điển hình của y học cổ truyền trong việc dùng mật ong điều trị bệnh tiểu đường để độc giả tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

    Bài 1: Hoàng tinh 30g, đậu đen 30g, mật ong 10g. Ngâm hoàng tinh và đậu đen với 1.500ml nước trong 10 phút rồi dùng lửa nhỏ ninh nhừ trong 2 giờ, sau đó cho mật ong vào trộn đều, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 bát nhỏ. Công dụng: bổ trung ích khí, cường thận ích vị, dùng rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường có thể chất gầy yếu.

    Bài 2: Bột hoàng liên, bột thiên hoa phấn, sữa bò, nước ép ngó sen, sinh địa và gừng tươi, mật ong lượng vừa đủ. 7 vị trộn đều thành dạng cao rồi uống với nước ấm. Công dụng: dưỡng âm, thanh nhiệt, sinh tân, dùng cho người mắc bệnh tiểu đường có biểu hiện háo khát nhiều.

    Bài 3: Lê tươi 750g, mật ong 100g. Lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, ép lấy nước rồi hòa với mật ong uống. Công dụng: tư âm thanh nhiệt, nhuận phế chỉ khái, dùng rất tốt cho những người bị viêm phế quản mạn tính. Tăng huyết áp, tiểu đường thể âm hư táo kết với các biểu hiện người gầy, hay có cảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, môi khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ khô, không hoặc ít rêu. Những người hay bị rối loạn tiêu hóa, đi lỏng mạn tính không nên dùng bài này.

    Bài 4: Mận 5 quả, mật ong 25g, sữa bò tươi (không đường) 100g. Mận rửa sạch, bỏ hạt, thái phiến đem nấu với mật ong và sữa bò trong ít phút rồi ăn cái uống nước. Công dụng: thanh can ích vị, sinh tân nhuận táo, dùng cho những người bị bệnh tiểu đường đại tiện bí kết.

    Bài 5: Nước ép ngó sen 150g, nước ép sinh địa 150g, mật ong 150g. Cả 3 thứ cho vào nồi cô nhỏ lửa cho đến khi thành dạng cao, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 15g. Công dụng: tư âm chỉ huyết, thông lâm nhuận táo, giáng đường huyết.

    Bài 6: Trứng gà tươi 5 quả đập vào bát rồi đổ 150ml dấm ăn, quấy đều. Sau khoảng 60 giờ lại đổ thêm 250ml dấm ăn và 250ml mật ong, đánh kỹ sẽ được một hỗn dịch dấm trứng. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15ml.

    Bài 7: Tủy dê 54g, mật ong 54g, cam thảo 30g. Tất cả đem sắc với 600ml nước, sau đó bỏ bã, cô lại thành dạng cao, chia ăn vài lần. Công dụng: dưỡng âm, sinh tân, nhuận táo, theo sách Thiên kim yếu phương bài này chuyên dùng để chữa trị chứng tiêu khát.

    Ngoài ra, trong quá trình bào chế và sản xuất các dạng thuốc thành phẩm, đặc biệt là thuốc hoàn, để điều trị bệnh tiểu đường, mật ong cũng được sử dụng khá rộng rãi. Có thể nói mật ong là tá dược dính chủ yếu dùng trong viên tễ với nhiều ưu điểm không những có lợi cho kỹ thuật bào chế như dễ dính, dễ tan, có lợi cho quá trình bảo quản... mà còn là chất điều vị khá tốt, giá trị dinh dưỡng cao, làm tăng tác dụng kiện tỳ, bổ khí, hiệp đồng tác dụng với các thuốc khác có trong thành phần viên tễ để làm tăng hiệu lực của thuốc. Hiện nay, một số đông dược thành phẩm của y học cổ truyền được dùng để điều trị bệnh tiểu đường như lục vị địa hoàng hoàn, kim quỹ thận khí hoàn, nhân sâm cố bản hoàn, tiêu khát hoàn, ngọc tuyền hoàn, thanh vị tiêu khát hoàn, sinh tân tiêu khát hoàn... đều có sử dụng mật ong làm phụ liệu. Tuy nhiên, vẫn cần phải nhắc lại là: vì trong mật ong có một lượng nhất định glucose cho nên trong quá trình sử dụng nhất thiết không được lạm dụng và phải hết sức cảnh giác với loại mật ong “rởm” được sản xuất bằng cách cho ong ăn đường hoặc pha chế thêm đường để tăng lợi nhuận.

    Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn - Sức Khoẻ & Đời Sống
     
  7. Kiwi

    Kiwi New Member

    Tham gia ngày:
    5 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    56
    Điểm thành tích:
    0
    Bài thuốc chữa tiểu đường đơn giản

    Tiểu đường đứng hàng thứ năm về nguyên nhân gây tử vong và hàng thứ ba về mặt biến chứng. Chế độ ăn đúng là cách điều trị hiệu quả đối với căn bệnh này.

    Thực đơn bài thuốc đơn giản

    - Bài 1: Táo đỏ 7 quả, kén tằm 7 cái, cho nước vào sắc đặc, uống làm vài lần.

    - Bài 2: Cọng rau muống 60g, râu ngô 30g rửa sạch, cho cả vào nước sắc lấy nước uống.

    - Bài 3: Thịt dê 250g, phổi dê 1 bộ, rửa sạch, cho nước vào nấu, uống canh.

    - Bài 4: Rau cần 500g, rửa sạch, giã nát, lấy vải màn sạch vắt lấy nước, nấu sôi, uống ngày 2 lần.

    - Bài 5: Tụy lợn 1 cái, 3 quả trứng gà , rau chân vịt 60g. Tuỵ lợn rửa sạch, thái miếng mỏng, nấu chín (không cho muối). Sau đó cho trứng gà, rau chân vịt vào ăn, ăn cả nước lẫn cái, ngày ăn 1 lần.

    - Bài 6: Cà chua 20g, vỏ dưa hấu 15g, vỏ bí xanh 15g, bột qua lâu (phấn hoa) 15g, cho vào nấu nước uống.

    - Bài 7: Sinh tố tổng hợp: ớt ngọt xanh 1 quả, mướp đắng 1/2 quả, dưa chuột 1 quả, rau cần vài cọng. Rửa sạch các loại rau trên, xắt đoạn. Cho rau vào máy xay, xay thành nước sinh tố. Uống ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều sẽ điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường.

    - Bài 8: Lá khoai lang 50g, bí đao 200g, hành, bột gừng mỗi thứ một ít, muối, mì chính vừa đủ. Lá khoai lang rửa sạch, ngắt bỏ cuống, thái nhỏ. Bí đao rửa sạch, gọt vỏ thái miếng nhỏ. Cho bí đao vào đảo qua dầu, thêm ít nước, tra hành, gừng, đun nhỏ lửa trong 30 phút. Cho lá khoai vào nấu chín, nêm muối, mì chính. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ đường huyết.

    - Bài 9: Mướp đắng hầm đậu phụ: Mướp đắng 200g, đậu phụ 180g, hành, muối, xì dầu mỗi thứ một ít. Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột, thái lát. Cho dầu xào chín, tra muối, xì dầu, hành. Đổ nước vừa đủ, cho đậu phụ vào cùng nấu chín. Mướp đắng chứa hợp chất có tác dụng tương tự như insulin, giúp hạ đường huyết rõ rệt.
    (Sưu tầm)
     
  8. Kiwi

    Kiwi New Member

    Tham gia ngày:
    5 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    56
    Điểm thành tích:
    0
    Hoa chữa bệnh tiểu đường


    [​IMG]
    Atiso.

    Gần đây, cùng với các bệnh lý rối loạn chuyển hóa khác như rối loạn lipid máu, gút... bệnh tiểu đường có xu hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Để phòng chống căn bệnh này, ngoài việc nghiên cứu và sử dụng các thuốc y học hiện đại mới, người ta cũng chú trọng tìm trong kho tàng kinh nghiệm phong phú của y học cổ truyền những phương pháp, những vị thuốc và bài thuốc có tác dụng làm hạ đường huyết để nghiên cứu và ứng dụng trên lâm sàng, trong đó có phương thức trị liệu bằng các loại hoa.

    Rượu cúc hoa mạch môn

    Cam cúc hoa 20g, kỷ tử 250g, mạch môn 50g, rượu nếp 3.000ml. Cho tất cả các vị thuốc vào ngâm với rượu nếp trong bình kín, mỗi ngày lắc nhẹ bình 1 lần, sau 10 ngày thì có thể dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml. Công dụng: tư âm bổ thận, ích tinh dưỡng can, minh mục, dùng thích hợp cho những người bị tiểu đường thuộc thể can thận âm hư biểu hiện bằng các triệu chứng người gầy, môi khô họng khát, hai gò má đỏ, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên, hay hoa mắt chóng mắt, mắt mờ, lưng đau gối mỏi, nam giới di tinh liệt dương, nữ giới kinh nguyệt ít và có màu đỏ thẫm, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, lưỡi đỏ không hoặc ít rêu..


    Cao nhị hoa sơn tra

    [​IMG]
    Kim ngân hoa.


    Kim ngân hoa 500g, cúc hoa 500g, sơn tra 500g, mật ong 300g. Sơn tra rửa sạch, thái phiến; kim ngân hoa và cúc hoa rửa sạch, tất cả đem sắc kỹ lấy nước bỏ bã rồi cho mật ong vào cô chung bằng lửa nhỏ cho tới khi thành dạng cao đặc, mật ong chuyển màu vàng đậm là được, để nguội rồi đựng trong lọ kín để dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 30g. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, sinh tân nhuận táo, dùng thích hợp cho những người bị tiểu đường có biến chứng viêm nhiễm như ung thũng, mụn nhọt, viêm loét sưng nóng đỏ đau, viêm tắc động mạch đầu chi, môi khô miệng khát, tâm phiền bất an...


    Gia vị ngân hoa thang

    Kim ngân hoa 120g, sơn tra 120g, đường phèn 120g, sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, nhuận phế sinh tân, hoạt huyết hóa ứ, dùng thích hợp cho những người bị tiểu đường thuộc thể phế nhiệt thương tân biểu hiện bằng triệu chứng khát nhiều, uống nhiều, môi khô họng háo, tiểu tiện nhiều lần, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch nhanh...


    Hoa nhài bồ câu thang

    [​IMG]

    Hoa nhài.

    Hoa nhài tươi 25 bông, thịt chim bồ câu non 300g, lòng trắng 2 quả trứng gà, bột mỳ và gia vị vừa đủ. Hoa nhài rửa sạch để ráo nước; cho lòng trắng trứng, bột mỳ và gia vị vào bát quấy đều thành dạng hồ; thịt chim bồ câu rửa sạch, thái miếng, nhúng qua nước sôi rồi cho vào nồi, chế thêm gia vị, đun chín. Khi được, múc ra bát, rải những bông hoa nhài lên trên, ăn nóng. Công dụng; tư thận ích khí, trừ phong giải độc, dùng thích hợp cho người bị tiểu đường có thể chất suy nhược, thiếu máu...


    Cháo địa hoàng hoa

    Địa hoàng hoa 9g, gạo tẻ 100g, hai thứ đem nấu nhừ thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: tư âm thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát, dùng thích hợp cho những người bị tiểu đường thuộc thể can thận âm hư.


    Canh actiso lá lách lợn

    Hoa actiso 50g, ý dĩ 50g, lá lách lợn 150g, gia vị vừa đủ. Hoa actiso và ý dĩ giã nhỏ, lá lách lợn rửa sạch thái miếng. Tất cả cho vào bát đem hấp cách thủy, khi chín chế đủ gia vị, ăn nóng. Cần ăn liên tục 3-4 liệu trình, mỗi liệu trình 10 ngày, giữa các liệu trình nghỉ 5 ngày. Công dụng: kiện tỳ dưỡng huyết, bình can nhuận mật, giáng đường huyết.


    Bánh hòe hoa đậu phụ vừng đen

    Hòe hoa non tươi 500g, đậu phụ 250g, trứng gà 2 quả, vừng đen, bột mỳ, hành hoa, gừng tươi, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Hòe hoa rửa sạch, để ráo nước, cho vào bát cùng với đậu phụ, trứng gà, bột mỳ, hành hoa, gừng tươi thái vụn và gia vị vừa đủ, quấy đều, vê thành viên để làm nhân bánh. Vừng đen rửa sạch, để khô rồi đem rang thơm, đựng vào bát. Đổ dầu vào chảo đun nóng, lấy các viên nhân bánh lăn trên vừng rang rồi cho vào chảo rán chín là được, ăn nóng. Công dụng: tư âm nhuận táo, ích khí dưỡng huyết, dùng thích hợp cho những người bị tiểu đường, đại tiện ra máu, khái huyết...

    Theo TS Hoàng Khánh Toàn, SK&ĐS
     
    Last edited by a moderator: 16 Tháng sáu 2008
  9. Kiwi

    Kiwi New Member

    Tham gia ngày:
    5 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    56
    Điểm thành tích:
    0
  10. Kiwi

    Kiwi New Member

    Tham gia ngày:
    5 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    56
    Điểm thành tích:
    0
    Món ăn từ hoa đào

    [​IMG]
    Ảnh: jupiterimages.com

    Không chỉ có mặt trong các công thức cải thiện dung nhan, hoa đào còn được sử dụng trong các món ăn bài thuốc chữa táo bón, bí tiểu ở thai phụ.

    Chữa táo bón

    Nguyên liệu: Cách hoa đào tươi 4 g, gạo tẻ 100 g.

    Cách làm: Hai thứ trên nấu thành cháo loãng, ăn cả nước lẫn cái, cách một ngày dùng 1 lần. Có tác dụng nhuận tràng, thông tiểu tiện nên chữa được chứng táo bón.

    Chữa tiểu tiện không thông cho phụ nữ mang thai

    Nguyên liệu: Hoa đào tươi 5 bông, tôm nõn 10 g, chân giò hun khói 10 g, trứng gà 4 quả, gia vị vừa đủ dùng.

    Cách làm: Ngắt bỏ nhuỵ hoa đào, rút từng cánh hoa rửa sạch, để ráo nước thái thành sợi nhỏ. Tôm nõn rửa sạch cho rượu và gia vị hấp chín, lại cắt nhỏ. Chân giò hun khói cắt nhỏ. Trứng gà đập vào bát đánh tan, thêm nước dùng gà, mì chính, rượu, gia vị, bột tiêu sọ, muối tinh, bột ướt, đánh đều. Đặt chảo cho mỡ nóng, cho hỗn hợp trứng gà, nêm gia vị đủ, đảo đều đến chín múc ra đĩa và rắc hoa đào sợi, tôm nõn và chân giò hun khói lên trên. Ăn hết một bữa. Dùng vài lần sẽ hiệu nghiệm.

    Ngoài ra, để làm da mặt tươi mịn, có thể lấy hoa đào 4 lạng, bạch dương bì 2 lạng, hạt bí đao 5 lạng, giã nát nhuyễn. Mỗi đêm, dùng nước ấm rửa sạch mặt rồi bôi thuốc lên da mặt, lưu ý nơi nám và có tàn nhang. Sáng dậy dùng nước ấm rửa sạch mặt. Có thể dùng 2 vị thuốc này trộn với mật ong mà bôi, đắp mặt nạ lại càng tốt. Cần kiên trì mới hiệu quả.

    Theo Gia Đình & Xã Hội
     

Chia sẻ trang này