Những lo ngại về thế hệ "tôi là người đặc biệt" ở Mỹ

Thảo luận trong 'Phát ngôn - Tiên tri - Dự báo - Cảm ứng' bắt đầu bởi Genius, 28 Tháng ba 2007.

  1. Genius

    Genius Thành viên Nhân Trắc Học

    Tham gia ngày:
    6 Tháng mười 2006
    Bài viết:
    9
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]
    Một khảo sát mới đây của trường ĐH California, Los Angeles, cho thấy gần 75% sinh viên năm thứ nhất được hỏi cho rằng “có rất nhiều tiền là một điều quan trọng”

    Giới trẻ Mỹ ngày nay yêu bản thân và tự đề cao mình hơn nhiều so với các thế hệ trước. Đó là kết quả của một nghiên cứu quy mô mới đây do 5 nhà tâm lý học nổi tiếng của Mỹ tiến hành. Họ lo ngại rằng xu hướng này sẽ có thể gây hại cho các mối quan hệ cá nhân và cho cả xã hội Mỹ.

    “Chúng ta cần phải chấm dứt việc nhắc đi nhắc lại với bọn trẻ câu: “Em là một người đặc biệt” để rồi chính chúng cũng nhắc lại câu đó với chúng ta”.

    Đó là phát biểu của GS Jean Twenge của trường ĐH bang San Diego, người đứng đầu công trình nghiên cứu này, “Giới trẻ tự cho mình là “cái rốn của vũ trụ” thế là đủ rồi”.

    Thế hệ “Tôi là một người đặc biệt”

    Trong suốt 24 năm, từ năm 1982 đến năm 2006, bà Twenge và các đồng nghiệp đã tìm hiểu và thu thập câu trả lời của gần 17.000 sinh viên trên khắp nước Mỹ cho một bảng đánh giá có tên là "bảng cho điểm cá nhân về tính tự yêu bản thân". Đến năm 2006, đã có tới 2/3 số thanh thiếu niên có thang điểm trên mức trung bình, nhiều hơn 30% so với năm 1982.

    Một đồng tác giả của công trình nghiên cứu này nói rằng tính tự yêu bản thân cũng có thể có lợi, chẳng hạn như khi giới trẻ gặp gỡ và làm quen với người lạ. Tuy nhiên, không may là đức tính này cũng có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho xã hội, trong đó có sự đổ vỡ của các mối quan hệ thân thiết giữa giới trẻ với mọi người.

    Nghiên cứu khẳng định rằng những người quá yêu bản thân thường có xu hướng yêu chóng vánh, thiếu chung thuỷ, thiếu sự nồng nhiệt về cảm xúc, và hay thể hiện sự thiếu nghiêm túc, thiếu chân thành, các hành vi bạo lực hay kiểm soát người khác.

    GS Twenge, tác giả cuốn sách: “Thế hệ Tôi: Tạo sao giới trẻ Mỹ tự tin, quyết đoán, có nhiều quyền hơn – và đáng thương hơn bao giờ hết”, nói rằng: những người quá chăm lo cho bản thân thường thiếu sự cảm thông, phản ứng dữ dội với những lời phê bình và thích tự quảng cáo mình hơn là giúp đỡ người khác.

    Các nhà nghiên cứu theo dõi hiện tượng này từ khi phong trào mà họ gọi là “Phong trào tự tôn” nổi lên vào những năm 80 thế kỉ trước, và họ cho rằng những nỗ lực tạo dựng sự tự tin đã đi quá xa.

    Bà Twenge đưa ra ví dụ về ca khúc “Frere Jacques” mà trẻ em mẫu giáo ở Mỹ vẫn thường hát, trong đó có câu “Cháu là một người đặc biệt. Cháu là một người đặc biệt. Hãy nhìn cháu”. “Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ ngày nay càng khuyến khích tính tự yêu bản thân của giới trẻ”, bà nhận xét, “Ngay ý nghĩa cái tên Myspace hay You Tube đã khuyến khích giới trẻ tìm kiếm sự chú ý từ mọi người”.

    Một số nhà phân tích ca ngợi rằng những người trẻ tuổi hiện nay tham gia nhiều công việc tình nguyện hơn. Tuy nhiên, Giáo sư tâm lý Jean Twenge lại nhìn nhận hiện tượng này một cách hoài nghi, bà cho rằng nhiều trường trung học buộc học sinh phải tham gia các hoạt động cộng đồng và không ít học sinh cảm thấy chẳng mấy tự hào khi kể về những hoạt động đó trong đơn xin nhập học đại học.

    Một tác giả khác của công trình nghiên cứu thì nói rằng làn sóng “Tự yêu bản thân thái quá” đang hoành hành tới mức ông cũng không biết liệu có thể tìm ra phương thuốc chữa trị cụ thể nào hay không.

    “Sự dễ dãi và buông thả dường như là một nhân tố cấu thành căn bệnh này”, ông nói, “Phương thuốc chữa trị có thể là cha mẹ phải nghiêm khắc hơn, không phải lúc nào cũng cho phép bọn trẻ làm bất cứ thứ gì chúng muốn”.

    Kết quả nghiên cứu này được đưa ra ngay sau khi một khảo sát mới đây của trường ĐH California, Los Angeles, cho thấy gần 75% sinh viên năm thứ nhất được hỏi cho rằng “có rất nhiều tiền là một điều quan trọng”, trong khi tỷ lệ đó vào năm 1980 là 62,5% và năm 1966 là 42%.

    Giới trẻ nói gì?

    Không phải sinh viên nào cũng phải chấp nhận những nhận định khái quát mang tính tiêu cực về thế hệ mình, mặc dù họ cũng thừa nhận một mặt nào đó của các kết quả nghiên cứu trên. Hanady Kader, một sinh viên năm cuối của trường Đại học Washington, cho biết mùa hè năm ngoái cô đã làm việc không công để giúp người tị nạn tái định cư, và cũng cho rằng nhiều bạn học của cô thuộc dạng “cậu ấm cô chiêu”.

    Nhưng Hanady cũng cảm thấy “nhụt chí” trước sự cạnh tranh của một số sinh viên tập trung dường như quá sớm vào sự nghiệp. Cô nói: “Chúng tôi được nhiều người động viên ‘bạn hãy là chính mình, hãy cứ đi ra ngoài đó và làm những gì bạn muốn, sẽ không có ai ngăn cản bạn đâu’. Nhưng tôi có thể thấy các mục tiêu và tham vọng đang ngăn cản những thứ khác, chẳng hạn như các mối quan hệ”.

    Kari Dalane, một sinh viên năm thứ 2 của trường Đại học Vermont nói rằng hầu hết những người đồng trang lứa với cô đều rất năng động, khôn ngoan và không quá đề cao bản thân. “Mọi người lo lắng cho chính mình – nhưng là về vấn đề họ sẽ tìm một chỗ đứng như thế nào trong xã hội này”, cô nói, “Mọi người muốn thể hiện hết mình, muốn sống vui vẻ, nhưng điều đó không có nghĩa là họ không quan tâm đến phần còn lại của thế giới”.

    Bên cạnh đó, một số phản hồi trong nghiên cứu về tính tự yêu bản thân có thể cũng không phải là một điều đáng lo ngại. Dalane nói: “Sẽ đáng buồn hơn nếu như mọi người trả lời: “Không, tôi không hề đặc biệt”.



    Vietnamnet- Hạ Trà (Theo CNN)
     

Chia sẻ trang này