Những phong tục đẹp ngày Tết

Thảo luận trong 'Phát ngôn - Tiên tri - Dự báo - Cảm ứng' bắt đầu bởi Vanhoaphuongdong, 6 Tháng hai 2008.

  1. Vanhoaphuongdong

    Vanhoaphuongdong Humantoday Headhunting- Effective HR Service

    Tham gia ngày:
    18 Tháng tám 2007
    Bài viết:
    139
    Điểm thành tích:
    0
    Những phong tục đẹp ngày Tết Nguyên Đán

    [​IMG]

    Tết Nguyên Đán, theo nghĩa gốc Hán, "Nguyên" là "đứng đầu", còn "Đán" là "buổi sáng". Do đó, "Tết Nguyên Đán" là "Tết mừng buổi sáng đầu năm". Sáng mùng 1 tháng giêng là thời điểm quan trọng nhất, đánh dấu một năm mới chính thức được bắt đầu. Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần xum họp, đoàn tụ, thăm hỏi, cầu chúc cho nhau và tưởng nhớ tri ơn ông bà tổ tiên.

    Phong tục đón Tết của nhân dân ta có nhiều nét độc đáo riêng, bắt nguồn từ những điển tích, huyền thoại xưa. Những phong tục này đều thể hiện những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt và mang nhiều ý nghĩa thực tế trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

    xxxxxxxxxx

    Lấy từ blog của bạn Nhà Tròn V6 và bạn Mèo Ác
    (bcbc-vietlyso.com)
     
  2. Vanhoaphuongdong

    Vanhoaphuongdong Humantoday Headhunting- Effective HR Service

    Tham gia ngày:
    18 Tháng tám 2007
    Bài viết:
    139
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Những phong tục đẹp ngày Tết

    Tắm lá mùi

    Vào ngày 30 Tết, người Hà Nội còn có thói quen đi mua lá mùi già về để tắm tất niên đón chào năm mới. Đó là loại cây lá và thân ngào ngạt mùi hương rất thơm, thường có nhiều vào dịp Tết, mùi thơm của cây mùi già luôn gợi nhớ tới ngày Tết.

    xxxxxxxxxxx

    Xuất hiện như tín hiệu mùa vào tháng Mười âm lịch, khi những chiếc xe đạp chở phía sau xanh um những bó mùi hương quyến luyến các ngả đường, len vào từng ngõ phố. Loài cây như cô gái mảnh mai nói với tạo vật bằng hương thơm từ khi mới lộ trên mặt đất lá mầm xanh biếc, mùi hương làm nên ý nghĩa sự tồn tại của loài cây ấy, từ tên gọi: Cây Mùi.

    Từ lúc xanh non đến khi già, mùi luôn được bó mớ. Lúc xuân thì, nó là rau sống, là gia vị mà ai cũng có thể ăn, thứ rau thơm kèm được với nhiều món mà không e khắc vị. Như gia vị, người ta bó mớ mùi ấy bằng sợi lạt nút mỏng; bằng bàn tay, thân mùi chừng 10 đến 13cm, để nguyên đoạn rễ (cả rễ cũng có mùi thơm), những chùm rễ trắng còn vương chút đất. Rau mùi không bao giờ thiếu trên quầy rau thơm, mẹt rau góc chợ, gánh hàng rong gánh phố trưa khê ngủ hay lúc buông chiều.
    Như những loài cây gieo trồng bằng hạt, cây mùi có thời gian sinh trưởng ngắn, chẳng khi nào người trồng nhổ hết. Những luống mùi già, cao chừng bằng hai gang tay chi chít những quả nhỏ như hạt đỗ, cũng ngào ngạt mùi hương, như lá, như thân mùi. Đây chính là thứ “đặc sản” không thể thiếu trong những ngày Đông giá hay khi he hé Xuân về. Những vùng ven đô hay bãi phù sa sông Hồng quanh năm trở mình mùa vụ, vào độ cuối năm lại thơm một mùi thơm toả lan và khoáng đạt. Mùi của hoa, của đủ thứ rau thơm, mùi của phù sa ngàn năm bồi lở, mùi lá và hoa mùi cắt mình lên khơi luống lan chảy vào không gian trong giác quan cảm xúc của người.
    Từ lâu lắm rồi, người phụ nữ Việt Nam vẫn gội đầu bằng bồ kết. Quả bồ kết nướng thơm, cho vào nồi đun sôi có thể đum thêm cả vỏ bưởi, rồi gội với chanh. Các cô cầu kỳ thích gội lá hương nhu hay đun nước cỏ mầm trầu cho tốt tóc, lại rắc thêm vài bông hoa bưởi vào độ tiết Xuân. Thời hiện đại, có biết bao loại dầu gội đầu: Sunsilk, Pantene, Essential, Enchanteur, Sifone, Clear, Head and Shoulders, Lux, Lifebouy, Mỹ Hảo, Daso.. nhưng bồ kết và hương lá mùi vẫn là loại “dầu gội” tốt nhất cho tóc, hiển lộ xuyên thời gian bằng việc vượt qua một cách ngạo nghễ bởi sự yêu thích của các cô, các bà. Mùi hương xuyên qua những thế kỷ như một trong những biểu hiện của đồng bằng Bắc bộ, của văn minh lúa nước sông Hồng, của chốn thôn làng qua bao biến thiên vẫn giữ được phong tục cổ truyền, đất lề quê thói.
    Những cô gái đua nhau cắt tóc tém mà tôi thấy, bỗng nhiên lại nuôi tóc dài. Dường như mái tóc dài vẫn là mốt của mọi thời đại, người con gái nuôi tóc dài, để thấy mình nữ tính hơn trong gợi cảm mềm mại, dịu dàng. Nhìn những cửa hiệu gội đầu, những đầu tóc được chăm sóc bởi những ngón tay mơn trớn, bỗng thèm được thấy cảnh bến nước giếng làng...
    Cây đa, bến nước, sân đình là ba hiện diện của làng quê vùng đồng bằng ngàn năm, nơi phản ánh đời sống tụ cư, tính cộng đồng gắn kết của người nông dân với quê hương, xứ sở. Hình ảnh những cô thôn nữ mặc yếm ra bến làng gội đầu chiều tất niên, bỗng thấy như huyền thoại, khiến ta như trở về ấu thơ với niềm tin một ngày được gặp những cô tiên giáng trần thường tắm gội vui đùa rồi thay xiêm y mới. Còn những-cô-tiên-tóc-đen trong tiềm thức ấy của tôi, thì đang bay khắp trần gian suốt mùa Xuân cùng hương lá và hoa quả quyến rũ. Quyến rũ, với những cảm giác thánh thiện, mơ mộng và ngọt ngào hơn tất cả những loại nước hoa đắt tiền, sang trọng. Tắm tất niên bằng nước đun với lá mùi gắn với tâm thức người Việt như một nghi thức tất yếu. Người muốn tắm gội nước lá hoa mùi, đã được thoả mãn vào cữ tháng Mười, nhưng hầu hết tất cả mọi người đều thấy cần phải tắm gội thứ nước ấy vào chiều cuối cùng của năm (âm lịch). Cùng với việc dọn dẹp trang hoàng nhà cửa, ai cũng muốn thân thể mình sạch sẽ. Và nước lá hoa mùi, không chỉ cho người ta được sạch sẽ, gột rửa bụi trần, mà còn được tắm rửa tinh thần, để cả tâm hồn và toàn thân thể được tinh khiết, thơm tho, thanh thản trong cảm giác bay bổng, yên bình. Mùi hương của mùi ngấm vào thịt da, như thể con người vừa làm nghi lễ cho mình. Tôi cho rằng việc tắm gội lá mùi chiều ba mươi Tết là nghi lễ thuộc về văn hoá tinh thần. Nó tồn tại không nhất thiết phải hiện hữu trước mắt, mà trong ý nghĩ, hồi ức và hoài niệm của chúng ta. Hoài niệm về những cái còn, cái mát. Như những ngôi nhà cổ cuối cùng và những bức tranh phố cuối cùng còn lại ở Việt Nam của Bùi Xuân Phái. Như những khuôn mặt già nua của các bà hàng xén, hàng rau với mẹt rau có những mớ rau thơm bé xíu “lướt” vào chiều không gian xa ngái khi mà các siêu thị đang tới tấp mọc lên. Như bóng dáng ông đồ viết câu đối mừng năm mới. Như tiếng pháo nổ giòn trong truyện, thơ và ký ức...
    Người với người gần nhau hơn, thân ái hơn, khi tắm lá mùi mùa Xuân và hương thơm làm người ta tĩnh tâm sau bao mệt mỏi của cuộc mưu sinh và vòng quay bon chen, tham vọng... Hình như khi một cô gái mang hương lá mùi trên thân thể, ai cũng muốn gần cô hơn. ý thức bản năng và giới tính trước mùi hương gợi cảm và tinh khiết, được bao bọc bởi niềm đam mê thanh sạch.
    Tôi như thấy các mẹ, các bà trẻ lại, khi tắm gội nước lá mùi và hong tóc trước sân. Những sợi lá mùi vương vào mái tóc nhiều muối tiêu của bà gội xanh người về thời son trẻ

    Tôi vẫn tin ở sự bền vững của những tình yêu lớn lao và cao cả. Như vẫn sung sướng với niềm tin vào nghi lễ tắm gội lá mùi, một nghi lễ linh thánh gắn kết vĩnh viễn những cặp uyên ương, những cặp vợ chồng mãi là người yêu của nhau nhờ mùi hương vượt qua mọi giới hạn khi phu thê quấn quýt tắm gội cho nhau bằng nước lá mùi, để tình yêu không bao giờ có tuổi, lại thăng hoa trong cảm xúc tươi mới, hồn nhiên, đằm thắm vô bờ.


    Vi Thùy Linh

    (bcbc-vietlyso.com)
     
  3. Vanhoaphuongdong

    Vanhoaphuongdong Humantoday Headhunting- Effective HR Service

    Tham gia ngày:
    18 Tháng tám 2007
    Bài viết:
    139
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Những phong tục đẹp ngày Tết

    Tục cúng ông Táo


    [​IMG]


    Tết Nguyên Đán dù chỉ 3 ngày (mùng 1, 2, 3 tháng giêng âm lịch) nhưng quá trình chuẩn bị trước đó có thể hàng tháng và bắt đầu cao điểm từ ngày "đưa ông Táo về trời" 23 tháng Chạp.

    Theo quan niệm của nhân dân ta, ông Táo (hay Thần Bếp) là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Thường lệ, vào 23 tháng Chạp âm lịch, từ thành thị đến thôn quê, khắp mọi nơi trên đất nước ta, dân chúng làm lễ đưa tiễn ông Táo về trời để tâu việc trần gian với Ngọc Hoàng.

    Qua đó, tục lệ này nói lên tình cảm và lý trí của nhân dân ta đối với công việc bếp núc và cũng nhằm đánh giá việc chăm sóc dinh dưỡng và việc ăn ở của người dân trước khi sang năm mới.

    Ngày ông Táo về chầu trời cũng được xem là ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi đưa tiễn ông Táo, người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà, tổ tiên, treo tranh, câu đối và cắm hoa ở những nơi sang trọng để chuẩn bị đón Tết.


    (bcbc-vietlyso.com)
     
  4. Vanhoaphuongdong

    Vanhoaphuongdong Humantoday Headhunting- Effective HR Service

    Tham gia ngày:
    18 Tháng tám 2007
    Bài viết:
    139
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Những phong tục đẹp ngày Tết

    Tục chưng hoa ngày Tết

    [​IMG]This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900x675 and weights 107KB.[​IMG]



    Chưng hoa kiểng ngày Tết là một nhu cầu làm đẹp của dân tộc ta, có truyền thống từ ngàn xưa và mang nhiều ý nghĩa. Hoa được coi là yếu tố tinh thân cao quý, thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai. Đây là 2 loại hoa tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt. Ngoài ra, người ta còn chưng thêm cây quýt chín đầy quả vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng của sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc. Trên bàn thờ gia tiên cắm những bông vạn thọ, những cành phát lộc... với ý nghĩa thể hiện ước vọng của mọi người là năm mới khoẻ mạnh, trường thọ, phát tài phát lộc hơn năm cũ.

    (bcbc-vietlyso.com)
     
  5. Vanhoaphuongdong

    Vanhoaphuongdong Humantoday Headhunting- Effective HR Service

    Tham gia ngày:
    18 Tháng tám 2007
    Bài viết:
    139
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Những phong tục đẹp ngày Tết

    Tục chưng mâm ngũ quả



    [​IMG]

    Trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình mỗi dịp Tết đến, ngoài các thứ bánh trái, còn không thể thiếu mâm ngũ quả. Ở miền Bắc, mâm ngũ quả thường có nải chuối xanh, quả bưởi, cam (quýt), hồng, quất. Còn ở miền Nam, người ta thường chọn năm thứ quả là: dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một vài loại trái cây khác.

    Chung lại, mâm ngũ quả là những loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng. Ngũ quả là lộc trời. Chưng mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa nói lên ước vọng của gia đình bước sang năm mới được no đủ, sung túc.

    xxxxxxxxxxxx


    Ngày Tết, gia đình nào cũng có mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ tổ tiên, ông bà.Hoa qủa là lộc của thiên nhiên, đất trời. Mâm ngũ quả có 5 loại.

    Tại sao lại 5? Theo Nho giáo thì xuất xứ của mâm ngũ quả có liên quan đến quan niệm triết lý Khổng giáo của phương Ðông, thế giới được tạo nên từ “ngũ hành”: Kim - Mộc - Thuỷ - Hỏa - Thổ, nghĩa là 5 yếu tố cấu thành vũ trụ. Còn theo quan niệm của dân gian thì “quả“ (trái cây) được xem như biểu tượng cho thành quả lao động một năm. Ðã gọi là ngũ quả thì nhất thiết phải là 5 loại quả. Nhưng các vùng, các miền do mùa xuân hoa trái khác nhau, nên mâm ngũ quả cũng khác nhau như: chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na, hồng xiêm, táo...
    =
    [​IMG]
    =
    Mỗi quả mang một ý nghĩa:
    Chuối - phật thủ: hai thứ này thì chuối thường là nải sứ xanh, ko ăn được, phật thủ ( còn gọi là trái tay cùi ) cũng ko ăn được lun, chỉ trang trí cho đẹp. Tất cả đều có ngón, như bàn tay che chở >>> cầu bình an
    Bưởi - dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn >>>cầu an khang
    Hồng - quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt >>> cầu tài lộc, thịnh vượng

    Mâm ngũ quả trong Nam cũng khác so với ngoài Bắc. Trên mâm ngũ quả ở ngoài Bắc thường có : Bưởi, đào, quýt, chuối, hồng. Có khi người ta thay bưởi bằng phật thủ hoặc lựu. Mâm ngũ quả trong Nam vẫn cứ giữ nguyên truyền thống là mãng cầu, sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài mà các bà thường quan niệm sơ đẳng là “cầu - sung (túc)- vừa - đủ - xài”


    (bcbc-vietlyso.com)
     
    Last edited by a moderator: 6 Tháng hai 2008
  6. Vanhoaphuongdong

    Vanhoaphuongdong Humantoday Headhunting- Effective HR Service

    Tham gia ngày:
    18 Tháng tám 2007
    Bài viết:
    139
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Những phong tục đẹp ngày Tết

    Tống cựu nghênh tân

    Vào dịp cuối năm, mọi người đều quét dọn nhà cửa sạch sẽ, vứt bỏ mọi rác rưởi, dọn dẹp, trang trí bàn thờ, lau dọn, cắt tóc, mua sắm quần áo mới. Mọi người đều nhắc nhở con cháu, người thân của mình kể từ giờ phút giao thời trở đi không được nghịch ngợm, cãi vã, không nói tục, chửi bậy, cha mẹ anh chị không trách phạt, quở mắng con em mình. Đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, rạng rỡ, vui vẻ, niềm nở chúc nhau những điều tốt lành.
    Những tập tục, sinh hoạt ngày tết của ta rất phong phú như năm mới phải mặc đồ mới ( vì ông bà ta cho rằng cần phải rũ bỏ những cái cũ, cái không may mắn đi theo quần áo cũ và đón một năm mới với nhiều hi vọng và niềm vui mới từ bộ quần áo mới đó), kiêng cữ quét nhà trong ngày Tết (Theo quan niệm dân gian, việc quét nhà trong ngày Tết sẽ quét đi theo cả lộc xuân, người quét nhà sẽ bị rông cả năm).
    (bcbc-vietlyso.com)
     
  7. Vanhoaphuongdong

    Vanhoaphuongdong Humantoday Headhunting- Effective HR Service

    Tham gia ngày:
    18 Tháng tám 2007
    Bài viết:
    139
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Những phong tục đẹp ngày Tết

    Đón giao thừa


    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif][​IMG][/FONT]​

    Theo tiếng gốc Hán thì "giao" là "xen kẽ, thay nhau" hoặc "nối tiếp, trao đổi lẫn nhau", còn "thừa" là "đảm nhận, thi hành" hoặc "thừa kế, kế tiếp". Do vậy, giao thừa tức là vào lúc 12h đêm 30 tháng Chạp âm lịch. Đây là thời điểm thiêng liêng nhất trong năm, thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thời điểm con người giao hoà với thiên nhiên, tổ tiên trở về sum họp với con cháu. Cúng giao thừa xong, cả nhà quây quần quanh mâm cỗ đã chuẩn bị sẵn, uống chén rượu đầu xuân, con cái chúc thọ ông bà, cha mẹ, người lớn lì xì cho trẻ tiền quà mừng tuổi đựng trong bao giấy đỏ như một sự may mắn trong năm mới.
    (bcbc-vietlyso.com)
     
  8. Vanhoaphuongdong

    Vanhoaphuongdong Humantoday Headhunting- Effective HR Service

    Tham gia ngày:
    18 Tháng tám 2007
    Bài viết:
    139
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Những phong tục đẹp ngày Tết

    Tục "xông đất" ngày Tết

    Với ngày đầu tiên trong năm, Tết có một ý nghĩa đặc biệt trang nghiêm. Vì là ngày bắt đầu một năm nên mọi công việc làm trong 24 giờ đều có ảnh hưởng đến trọn năm. Sự xông đất, xuất hành những cử chỉ đầu tiên, những lời nói đầu năm là điều mà ai cũng phải cẩn trọng. Trong tất cả mọi việc, tục xông đất được coi là quan trọng hơn hết.

    Sau giao thừa, người nào từ ngoài đường bước vào nhà được gọi là người "xông đất", nếu là người "tốt vía" thì cả nhà sẽ ăn nên làm ra, gặp nhiều may mắn. Vì vậy, người xông nhà thường được chọn trong số những người bạn thân, với mong muốn mang lại sự tốt lành cho gia đình trong suốt năm mới
    (bcbc-vietlyso.com)
     
  9. Vanhoaphuongdong

    Vanhoaphuongdong Humantoday Headhunting- Effective HR Service

    Tham gia ngày:
    18 Tháng tám 2007
    Bài viết:
    139
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Những phong tục đẹp ngày Tết

    Tục khai bút đàu năm


    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif][​IMG][/FONT]​

    Đầu Xuân, người có chức tước khai ấn; học trò, sĩ phu khai bút; nhà nông khai canh; người buôn bán mở hàng lấy ngày... Sau ngày mùng Một, dù có mải vui cũng chọn ngày để "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu.

    Riêng khai bút thì Giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê mướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì đó. Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.
    (bcbc-vietlyso.com)
     
  10. Vanhoaphuongdong

    Vanhoaphuongdong Humantoday Headhunting- Effective HR Service

    Tham gia ngày:
    18 Tháng tám 2007
    Bài viết:
    139
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Những phong tục đẹp ngày Tết

    Sêu Tết, miền Nam gọi là "đi tết",

    là nghĩa vụ phải làm trước Tết của chàng trai sau lễ hỏi và trước lễ cưới. Sau lễ hỏi chàng trai chính thức là rể chưa cưới và có bổn phận đối với nhà gái.

    Bổn phận này bao gồm phải có "sêu tết" và đôi khi có việc đi làm rể. "Sêu" có nghĩa là mùa nào thức ấy, chàng trai phải mang lễ vật sang biếu bố mẹ vợ chưa cưới.

    Đối với nhiều người Việt, dịp tất niên là dịp trả nợ cũ, xóa bỏ xích mích của năm cũ, để hướng tới năm mới vui vẻ hòa thuận hơn.
    (nguon: nt)
     

Chia sẻ trang này