Nhiều cách để chữa nấc

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi Tử Vi, 23 Tháng năm 2008.

  1. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Khi bị nấc nhiều, lấy hai cục đá áp vào hai bên hầu chỉ trong khoảng thời gian ngắn 60 giây sẽ đạt hiệu quả hay. Vì nước đá có thể làm chậm tần suất co giật của thần kinh, từ đó can thiệp vào chu kỳ co giật của cơ, như vậy nấc sẽ hết ngay.




    Ngoài ra, có thể chữa nấc bằng một số cách sau:



    Nhịn thở: Trước tiên, há miệng hít một hơi thật sâu làm khoang ngực nở ra, sau đó nhịn thở khoảng 10 giây, rồi hít thở lại bình thường. Nếu 1 lần không khỏi, làm hai, ba lần sẽ khỏi.



    Ấn huyệt: Khi bị nấc, dùng ngay ngón cái hoặc ngón trỏ ấn mạnh vào huyệt hợp cốc (tay trái ấn huyệt ở tay phải và ngược lại, ấn mạnh càng đau càng tốt), chỉ 3 phút là khỏi.



    Ngửi bột tiêu, hắt hơi mạnh một cái là khỏi.



    Dùng ngón cái, hai tay ấn vào huyệt thái dương hai bên đầu, dùng ngón trỏ đồng thời cào mạnh ba lần vùng xương lông mày là khỏi.



    Dùng ngón trỏ ấn chặt vào hai lỗ tai khoảng 3 phút, sau đó uống hai ngụm nước lạnh, bỏ hay tay ra sẽ hết nấc.



    Uống nước làm nhiều ngụm nhỏ liên tục cũng chữa hết nấc.

    H.Sam
    ( Dân Trí)
     
  2. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nhiều cách để chữa nấc

    Nấc cụt có phải là bệnh?

    Cơ hoành co thắt không tự chủ, gây nấc cụt (Sức Khỏe & Đời Sống).

    Nấc cụt nếu chỉ diễn ra từ vài phút đến ít hơn 24 giờ thường không ảnh hưởng đến sức khỏe và không cần điều trị. Nhưng nếu hiện tượng này kéo dài quá 48 giờ hoặc tái phát theo chu kỳ thì thường do bệnh lý.

    Nấc cụt là một phản xạ quan trọng của bào thai khi còn ở trong bụng mẹ để chuẩn bị vận hành các cơ hô hấp cho việc thở ngay sau khi sinh. Trẻ sơ sinh bị nấc cụt ngay khi ra đời và bắt đầu việc hít thở. Nấc cụt còn là phản xạ của hệ tiêu hóa để ngăn chặn việc hít phải nước ối hay chỉ có tác dụng để chuyển thức ăn đi ngang qua thực quản.

    Nấc cụt là những đợt co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành do thì hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín. Một đợt nấc cụt thường chỉ diễn ra vài phút, nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều giờ hoặc 1-2 ngày, thậm chí nhiều năm. Tần số của nấc cụt thay đổi ở mỗi người, khoảng 2-60 cái/phút .

    Nấc cụt từ vài phút đến ít hơn 24 giờ được coi là nấc cụt tạm thời, chủ yếu do dạ dày bị căng trướng và gây kích thích thần kinh phế vị hay cơ hoành. Những nguyên nhân thường gặp là ăn uống quá nhanh, ăn nhiều thực phẩm nóng hay lạnh quá, nhiều gia vị (ớt), uống nhiều nước giải khát có ga), uống nhiều rượu… Đây là dạng phổ biến, thường gặp ở người bình thường, không ảnh hưởng sức khỏe và không cần điều trị.


    Nấc cụt kéo dài quá 48 giờ hoặc tái phát theo chu kỳ thường có bệnh lý đi kèm hay tiềm ẩn. Dạng này ít gặp hơn nhưng lại gây rất khó chịu cho bệnh nhân và về lâu dài có thể ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe như trầm cảm, sụt cân, mất ngủ, kiệt sức… Những tổn thương ảnh hưởng đến vùng đầu, ngực hay bụng đều có thể gây ra nấc cụt kéo dài. Nấc cụt khi ngủ có thể do tổn thương nội tạng; còn nếu biến mất khi ngủ và tái xuất hiện lúc thức dậy thì có thể do tâm lý hay vô căn. Cần khám bệnh và điều trị.

    Chữa nấc cụt

    Nấc cụt tạm thời thường tự biến mất sau một khoảng thời gian ngắn và đáp ứng tốt với các biện pháp cơ học đơn giản. Mục đích chung của các biện pháp cơ học này là làm tăng nồng độ khí CO2 trong máu hoặc kích thích thần kinh phế-vị để cắt đứt xung động thần kinh gây nấc. Có thể làm 3-5 lần mỗi biện pháp sau hay thực hiện các biện pháp cùng lúc:

    - Nín thở thật lâu (kèm với rặn dưới 10giây); thổi gắng sức 10 hơi dài vào 1 cái túi giấy (hay hít thở trong cái túi). Cách này làm tăng CO2 trong máu.


    - Nuốt 1 muỗng giấm hay 1 muỗng đường cát khô, nhai và nuốt bánh mì khô (kèm với nín thở). Cách này kích thích niêm mạc vùng hầu họng.


    - Làm sợ hay giật mình đột ngột.

    - Đè ép trên lưỡi, kích thích lưỡi gà nhằm kích thích thần kinh phế - vị.

    Nếu nấc cụt kéo dài, bạn cần đi khám để bác sĩ cho đơn thuốc.


    Nấc cụt ở trẻ em

    Hầu như mọi trẻ sơ sinh khỏe mạnh đều có thể bị nấc cụt vào bất cứ lúc nào, nhất là vào những tháng đầu sau sinh và sẽ giảm hẳn sau 1 tuổi. Nấc cụt ở trẻ thường xảy ra sau khi ăn, do dạ dày bị căng giãn do quá nhiều hơi hoặc thức ăn. Để có thể ngăn ngừa tình trạng này, các bà mẹ chỉ cần cho bé ăn-bú đúng giờ trước khi bé quá đói và không nên để quá no.

    Ngoài ra, nấc cụt ở trẻ còn có thể do trào ngược dạ dày - thực quản, viêm phổi hay bị phản ứng thuốc.


    Thường không cần làm gì khi bé bị nấc cụt, ngoại trừ khi trẻ khó chịu nhiều hoặc nấc kéo dài hơn 5-10 phút. Vỗ hay vuốt lưng cho trẻ ợ hay cho nhấp vài ngụm nước đường (hòa 1/2 muỗng cà phê đường trong 100 ml nước); hoặc đưa cho bé ngậm, mút một cái gì đó.

    Sưu tầm

    ( Theo Tiecthuong- www.nguoitinh.com)
     
  3. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nhiều cách để chữa nấc

    Nấc và cách chữa​
    [​IMG]Nho có tác dụng chữa nấc.
    Để chữa nấc, lấy gừng tươi 2 lát mỏng giã nhỏ, đun với 200 ml nước nhỏ lửa, để nguội, lọc lấy nước. Cho 1 thìa cà phê đường trắng vào quấy đều. Vừa uống vừa đếm đến 9, dùng 1-2 lần/ngày.
    Nấc là hiện tượng co thắt cơ hoành làm co đột ngột bụng và ngực. Nguyên nhân gây nấc tạm thời là rối loạn hoạt động của cơ hoành. Còn nguyên nhân gây nấc kéo dài thường là các bệnh như thoát vị cơ hoành, viêm miệng nối thực quản, áp xe dưới hoành, hoặc các bệnh phổi, bệnh tim, thiếu máu cục bộ, tăng urê huyết…

    Theo Đông y, nấc là do khí uất gây bất hòa trong nội tạng, làm ảnh hưởng tới cơ chế khí, sự điều hòa tân dịch không thuận, không đủ dinh dưỡng, phát sinh đờm đục, can khí lấn át vị khí. Khi ăn uống không điều độ, đồ ăn nóng lạnh lẫn lộn, thường xuyên uống nước lạnh, hoặc để dạ dày gặp lạnh, mất khả năng điều tiết, khiến khí đi ngược lên cơ hoành... cũng có thể gây ra nấc.

    Có 3 loại nấc:

    - Nấc do nhiễm lạnh: Thường xuất hiện vào buổi sáng, tiếng nấc nhẹ. Buổi tối, tiếng nấc nặng hơn và liên tục, thời gian nghỉ giữa 2 tiếng nấc ngắn, chân tay lạnh.
    - Nấc do nhiệt thịnh: Tiếng nấc to, mạnh, thời gian giữa 2 tiếng không cố định, lúc ngắn lúc dài, miệng lưỡi khô, đi ngoài khó…
    - Nấc do cơ thể suy hư, ốm yếu: Tiếng nấc yếu nhẹ, không liên tục, thời gian nghỉ giữa 2 tiếng dài, người mệt mỏi, chán ăn, ngủ kém…

    Một số món ăn bài - thuốc trị nấc:

    - Vải chín 10 quả, bóc cùi, cho vào cốc với 1 thìa cà phê mật ong, hấp cách thủy. Khi cùi vải chín thì ép lấy nước. Bệnh nhân ăn cùi vải trước sau đó uống nước 2 lần/ngày.
    - Quất hồng bì chín 20 quả, rửa sạch, bỏ hạt cho vào cốc dầm nát, thêm 1 thìa canh đường, trộn đều, hấp cách thủy. Khi quất hồng bì chín, ép lấy nước uống.
    - Hạt tía tô 20 g, xay thành bột mịn, thêm hạt tiêu 4 hạt, đun với 250 ml nước, chắt nước bỏ bã. Bột gạo 100 g cho vào nước hạt tía tô, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho 20 g đường phèn, quấy tan. Bệnh nhân ăn một lần lúc đói, trong 2-3 ngày.
    - Nho chín 100 g, gạo 100 g, sữa bò tươi 50 ml, mật ong 1 thìa. Gạo xay thành bột, nho quả rửa sạch, giã dập đun với 200 ml nước, chắt nước bỏ bã. Cho bột gạo, sữa bò tươi, mật ong vào nước nho, quấy đều, đun nhỏ lửa cho đến khi cháo chín. Bệnh nhân ăn 1 lần/ngày lúc đói, dùng trong 2 ngày.

    Các mẹo vặt:
    - Uống liên tục từng ngụm nước nhỏ, nước có ga, hoặc nuốt nước bọt liên tục…
    - Dùng ngón trỏ và ngón cái bóp kín 2 cánh mũi, đồng thời khép kín miệng môi, phồng má rồi dồn khí lên hai tai, mỗi lần làm như vậy trong 2-3 giây, rồi nghỉ 2-3 giây và lặp lại khoảng 15 -20 lần.
    - Bệnh nhân nhắm hờ mắt, dùng hai ngón tay trỏ ấn nhẹ và sâu vào hai nhãn cầu trong 1-2 giây, rồi nhấc hờ hai ngón tay trỏ, làm liên tục trong 15-20 lần.​
    (Theo Khoa Học & Đời Sống)
    ( VNE)​
     
  4. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nhiều cách để chữa nấc

    Chữa nấc bằng mẹo 16:41' 26/01/2007 (GMT+7) Hỏi: Em rất hay bị “nấc”, em muốn biết nguyên nhân em hay bị nấc như vậy là vì sao? Có cách nào chữa cho khỏi bị nấc không? Em xin cảm ơn. (Bạn Hồ Mai Hoa ở Yên Bái).

    Trả lời: Nguyên nhân gây nấc tạm thời thường là rối loạn hoạt động tạm thời của cơ hoành. Còn nguyên nhân gây nấc kéo dài thường do các bệnh như thoát vị cơ hoành, viêm miệng nối thực quản, áp-xe dưới hoành, hoặc các bệnh phổi màng phổi, bệnh tim như thiếu máu cục bộ, tăng urê huyết.
    Một số bệnh lý như táo bón lâu ngày, tiểu tiện không thông, cơ thể hư nhược cũng gây nấc. Các nguyên nhân khác: ăn uống không điều độ, đồ ăn nóng lạnh lẫn lộn, thường xuyên uống đồ lạnh, hoặc dạ dày gặp lạnh, mất khả năng điều tiết nên khí của nó đi ngược lên cơ hoành gây nấc.
    Để chữa "nấc" bạn có thể tham khảo một số món ăn, đồ uống sau để chữa cho mình:
    Nước gừng tươi: Khi bị nấc, bạn lấy 2 lát gừng tươi giã nhỏ, đun sôi cùng 200 ml nước rồi lọc bỏ bã, cho thìa đường nhỏ khuấy đều. Bạn vừa uống vừa đếm từ 1 đến 9, uống 1-2 lần trong ngày.
    Nước vải: Vải chín 10 quả, mật ong 1 thìa cà phê. Vải bóc lấy cùi cho vào cốc với mật ong hấp cách thủy, khi cùi vải chín thì ép lấy nước để riêng, ăn cùi vải trước, sau đó uống nước như bài trên, uống hai lần trong ngày.
    Nước quất hồng bì: Quất hồng bì chín 20 quả, đường trắng 1 thìa canh. Quất hồng bì rửa sạch, bỏ hạt cho vào cốc dầm nát, thêm đường trộn đều, hấp cách thủy cho nóng, khi quất hồng bì chín ép lấy nước và dùng như trên.
    Cháo hạt tía tô: Hạt tía tô 20 g, hạt tiêu 4 hạt, gạo 100 g, đường phèn 20 g, gạo xay thành bột mịn. Hạt tía tô, hạt tiêu giã dập cho vào nồi thêm 250 ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã. Cho bột gạo vào nước hạt tía tô, quấy đều, đun nhỏ lửa, cháo chín cho đường phèn vào quấy cho tan đường là được. Bệnh nhân ăn một lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày.
    Cháo nho: Nho chín 100 g, gạo 100 g, sữa bò tươi 50 ml, mật ong 1 thìa canh. Gạo xay thành bột, nho rửa sạch, giã dập cho vào nồi thêm 200 ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Cho bột gạo, sữa bò tươi, mật ong vào nước nho, quấy đều đun nhỏ lửa cho đến khi cháo chín. Bệnh nhân ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liền trong 2 ngày.
    Chữa nấc không dùng thuốc
    Uống liên tục từng ngụm nước nhỏ, hoặc uống nước có ga, hoặc nuốt nước bọt liên tục.
    Dùng ngón trỏ và ngón cái bàn tay, bóp kín hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng, phồng má rồi dồn khí lên hai tai, mỗi lần làm như vậy 2-3 giây, nghỉ 2-3 giây, lặp lại khoảng 15-20 lần.
    Nhắm hờ hai mắt, dùng hai ngón tay trỏ ấn nhẹ, sâu vào hai nhãn cầu 1-2 giây rồi nhấc hờ hai ngón tay trỏ ra. Làm như vậy 15-20 lần.

    (Nguồn: Bacsigiadinh.com)
    ( Vietnamnet)
     
  5. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nhiều cách để chữa nấc

    Nấc và cách chữa trị theo y học cổ truyền
    Nấc là hiện tượng co thắt cơ hoành làm co đột ngột bụng và ngực, kèm theo một tiếng động khàn gây ra do không khí rung động khi bị đẩy ra khỏi thanh môn đang bị co.
    [FONT=Geneva, Arial, Sans-serif] Nho.
    Nguyên nhân nấc tạm thời thường do rối loạn hoạt động tạm thời của cơ hoành. Còn nguyên nhân gây nấc kéo dài thường do các bệnh như thoát vị cơ hoành, viêm miệng nối thực quản, áp-xe dưới hoành, hoặc các bệnh phổi màng phổi, bệnh tim như thiếu máu cục bộ, tăng urê huyết.
    Trong Đông y cho nấc là do khí uất gây bất hòa trong nội tạng, làm ảnh hưởng tới cơ chế khí, sự điều hòa tân dịch không thuận và không đủ dinh dưỡng, phát sinh đờm đục, can khí lấn át vị khí mà gây nên.
    Một số bệnh lý như táo bón lâu ngày, tiểu tiện không thông, cơ thể hư nhược cũng là một trong những nguyên nhân gây nấc. Ngoài ra còn do ăn uống không điều độ, đồ ăn nóng lạnh lẫn lộn, thường xuyên uống đồ lạnh, hoặc dạ dày gặp lạnh, mất khả năng điều tiết nên khí của nó đi ngược lên cơ hoành gây nấc.
    Người ta chia nấc làm 3 loại
    Nấc do nhiễm lạnh: Thường có biểu hiện như buổi sáng tiếng nhẹ, buổi tối tiếng nấc nặng, liên tục, thời gian nghỉ giữa hai tiếng nấc ngắn, chân tay lạnh.
    Nấc do nhiệt thịnh: Thường tiếng nấc to trong mạnh, thời gian giữa hai tiếng nấc không cố định, lúc ngắn lúc dài, miệng lưỡi khô, đi ngoài khó.
    Nấc do cơ thể suy hư, ốm yếu: Tiếng nấc yếu nhẹ, không liên tục, thời gian nghỉ giữa hai tiếng nấc dài, người mệt mỏi, không muốn ăn, ngủ kém.
    Món ăn, nước uống chữa nấc
    Quất hồng bì.
    Nước gừng: Gừng tươi 2 lát mỏng, đường trắng 1 thìa cà phê.
    Gừng tươi giã nhỏ cho vào nồi cùng 200ml nước đun nhỏ lửa cho sôi, để nguội lọc lấy nước bỏ bã, cho đường vào nước gừng quấy đều cho tan hết đường. Bệnh nhân vừa uống vừa đếm từ 1-9, uống 1-2 lần trong ngày.
    Nước vải: Vải chín 10 quả, mật ong 1 thìa cà phê. Vải bóc lấy cùi cho vào cốc với mật ong hấp cách thủy, khi cùi vải chín thì ép lấy nước để riêng, ăn cùi vải trước, sau đó uống nước như bài trên, uống hai lần trong ngày.
    Nước quất hồng bì: Quất hồng bì chín 20 quả, đường trắng 1 thìa canh. Quất hồng bì rửa sạch, bỏ hạt cho vào cốc dầm nát, thêm đường trộn đều hấp cách thủy cho nóng, khi quất hồng bì chín ép lấy nước và dùng như trên.
    Cháo hạt tía tô: Hạt tía tô 20g, hạt tiêu 4 hạt, gạo 100g, đường phèn 20g, gạo xay thành bột mịn. Hạt tía tô, hạt tiêu giã dập cho vào nồi thêm 250ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã. Cho bột gạo vào nước hạt tía tô, quấy đều, đun nhỏ lửa, cháo chín cho đường phèn vào quấy cho tan đường là được. Bệnh nhân ăn 1 lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày.
    Cháo nho: Nho chín 100g, gạo 100g, sữa bò tươi 50ml, mật ong 1 thìa canh. Gạo xay thành bột, nho rửa sạch, giã dập cho vào nồi thêm 200ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Cho bột gạo, sữa bò tươi, mật ong vào nước nho, quấy đều đun nhỏ lửa cho đến khi cháo chín. Bệnh nhân ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liền trong 2 ngày.
    Các bài thuốc chữa nấc
    Bài 1: Thị đế (tai của quả hồng) 8g, đinh hương 8g, gừng tươi 5 lát, thái nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml uống làm 2-3 lần trong ngày. Có thể thêm trần bì (vỏ quýt khô) 4g, thanh bì (vỏ quýt tươi) 4g hoặn bán hạ chế 2g.
    Bài 2: Thị đế 5g, đảng sâm 5g, trần bì 5g, thái nhỏ, sắc uống khi thuốc còn ấm, ngày 2-3 lần.
    Chữa nấc không dùng thuốc
    - Khi bị nấc bạn có thể uống liên tục từng ngụm nước nhỏ, hoặc uống nước có ga, hoặc nuốt nước bọt liên tục.
    - Bệnh nhân dùng ngón trỏ và ngón cái bàn tay, bóp kín hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng, phồng má rồi dồn khí lên hai tai, mỗi lần làm như vậy 2-3 giây, nghỉ 2-3 giây, lặp lại khoảng 15-20 lần.
    - Bệnh nhân nhắm hờ hai mắt, dùng hai ngón tay trỏ ấn nhẹ, sâu vào hai nhãn cầu 1-2 giây rồi nhấc hờ hai ngón tay trỏ ra. Làm như vậy 15-20 lần.[/FONT]
    [FONT=Geneva, Arial, Sans-serif]( Bacninh.gov.vn)[/FONT]
    [FONT=Geneva, Arial, Sans-serif]BS. Lê Thu Hương - SK&ĐS[/FONT]​
     
  6. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nhiều cách để chữa nấc

    Kinh nghiệm chữa nấc cụt kéo dài

    Theo Tây y, chứng nấc cụt là do thần kinh phế vị và thần kinh cơ hoành và cơ thành bụng, cơ ngực co thắt đột ngọt, đẩy không ra ngoài nên gây tiếng nấc. Theo Đông y, nấc cụt còn gọi là “ách nghịch”, có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do vị khí xung nghịch, khí xông ngược lên qua cổ họng phát thành tiếng, không thể kiềm chế được.
    [​IMG] [​IMG]Phần lớn, chứng nấc ngẫu nhiên tự khỏi, hoặc chỉ dùng một vài thủ thuật như uống một ly nước lạnh (7-9 hụm); hít một hơi dài và nín thở nén không khí xuống bụng; nuốt một muỗng đường kính hoặc ngoáy lỗ mũi gây hắt xì hơi … là khỏi. Tuy nhiên, nhiều khi tất cả các phương pháp trên đều vô hiệu. Các cơn nấc kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày gây ảnh hưởng đến các động tác ăn uống, nói, thở, ngủ… Cần khám và điều trị tích cực mới hết.
    Theo Đông y, để diều trị nấc cụt phải chẩn đoán phân biệt rõ chứng thuộc hàn hay nhiệt, hư hay thực, tuỳ thuộc vào đó mà dùng phương thuốc hay phương huyệt châm cứu thích ứng. Việc điều trị này đòi hỏi phải là thầy thuốc giỏi biện chứng luận trị, có đủ thuốc men dụng cụ mới tiến hành được. Trong bài viết này tôi xin giới thiệu với bạn đọc một kinh nghiệm chữa nấc cụt của tôi rất đơn giản mà cực kỳ hiệu quả.
    Tình cờ gặp một trường hợp nấc cụt kéo dài nhiều ngày, đã sử dụng thuốc và điện châm không khỏi. Qua thăm khám người bệnh, tôi biết nấc cụt là do vị khí hư nhược. Nguồn gốc chính là nguyên khí suy kém, lại do ảnh hưởng ngoại tà (cảm nhiễm gió lạnh, ăn đồ sống kạnh…) khiến vị khí nghịch. Muốn điều trị phải bồi bổ nguyên khí, dẫn hoả quy nguyên thì vị khí điều hoà, khí nghịch tự giáng. Với lý luận như vậy, tôi áp dụng phương pháp đốt cứu huyệt Quan nguyên - vốn được coi là nơi hội tụ của nguyên khí (ở dưới rốn 3 đồng thân thốn, tức bằng bốn khoát ngón tay) – trong phút trốc thì cơn nấc không còn nữa. Sau đó tôi áp dụng kinh nghiệm này để chữa trị cho hàng chục bệnh nhân thì đều có kết quả tốt.
    Khi có điều kiện tra một số sách Đông y cổ điện tôi mới hay cổ nhân đã ghi nhận kinh nghiệm này từ rất lâu rồi. Sách “Y học cương mục” có viết: “Chứng ách nghịch cứu huyệt Quan nguyên 7 mồi liền khỏi”. Sách “Y học chính truyền” và “Vạn bệnh hồi xuân” lại cho rằng cứu huyệt Khí phải (dưới rốn 1,5 thốn điểm giữa rốn và huyệt Quan nguyên) 5-7 mồi cũng lập tức hết nấc cụt. Kết hợp với các kiến thức này với kinh nghiệm riêng, chúng tôi dùng “Lò cứu điếu ngải Thái ất” để điều trị. Nếu không có sẵn điếu ngải thì thay tạm bằng vài ba cây hương hay điếu thuốc lá, đốt hơ ấm trên huyệt Quan nguyên (cách mặt da khoảng 1cm), khi thấy nóng quá liền chuyển qua hơ huyệt Khí hải. Cứ thế luân phiên hơ nóng 2 huyệt này. Thường thì không quá một phút sẽ cắt được cơn nấc. Nên tiếp tục hơ thêm 5-7 phút để tránh tái phát. Theo Đông y, thường xuyên hơ ấm 2 huyệt Quan âm và huyệt Khí hải có thể tăng cường khí lực, phòng trị rất nhiều bệnh tật. Muốn hơ cứu thường xuyên phải dùng điếu ngải làm bằng ngải nhung chế từ lá ngải cứu lâu năm mới tốt.
    Để kết thúc bài này, tôi xin nêu thêm một trường hợp thú vị đã gặp. Khoảng trung tuần tháng 3/1998, tại khoa Đông y Bệnh viện Đà Nẵng có một bệnh nhân đã vượt hơn trăm cây số đến (vì nghe có đoàn chuyên viên châm cứu ở Trung ương về) để xin được điều trị mỗi chứng… nấc cụt. Anh bị nấc cụt kéo dài hơn 10 ngày, đã đến bệnh viện khu vực điều trị mà không có kết quả. Sau khi được các chuyên viên châm gần chục cây kim lên người, anh lập tức hết nấc. Vui mừng khôn xiết, anh rối rít cảm ơn các bác sĩ rồi ra về. Sáng hôm sau, đầu giờ làm việc lại thấy anh có mặt tại bệnh viện. Thì ra vẫn chứng ấy. Về nhà đến đúng nửa đêm thì chứng nấc tái phát. Anh phải lo dậy sớm để quay lại bệnh viện điều trị. Lần này anh vẫn được châm như cũ, nhưng thật không may, vừa rút kim ra chứng nấc lại phát. Điện châm rồi thuỷ châm thêm vẫn vô hiệu. Vì phòng bệnh lúc đó đang quá tải nên bác sĩ cho anh ra ngoài ngồi chờ, hẹn một lúc sau vào châm lại. Khi ấy, tôi là học viên khoá “Châm cứu nâng cao” của Viện Châm cứu đang kiến tập tại bệnh viện. Tôi đã tranh thủ gặp anh ở phòng chờ và xin phép anh cho tôi thử áp dụng của mình bằng mấy cây hương cháy dở vừa lấy dưới chân tượng Y tổ trong vườn hoa bệnh viện. Anh nhìn tôi đầy vẻ ngờ vực nhưng vẫn lặng lẽ nghe theo. Chưa đầy một phút sau, anh đã thay đổi hẳn thái độ… Tôi chỉ cười và đưa mấy cây hương cho anh cầm tự hơ vào các vị trí huyệt tôi chỉ thêm mấy phút nữa. Anh ngồi thêm hơn một giờ nhưng không thấy “động tĩnh” gì thì xin phép ra về sau khi nhờ tôi xem bệnh và kê thêm cho một đơn thuốc Bát vị hàn gia giảm. Nhờ vậy mà tôi còn nhớ tên anh là Nguyễn Sáu, 45 tuổi, ở thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước, Quảng Nam.
    Rõ ràng đốt cứu là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc đơn giản, ít tốn kém mà rất hiệu quả, không chỉ với nâc cụt mà còn với rất nhiều bệnh chứng khác. Hẹn có dịp chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu trên CTQ.
    (Nguồn: Cây thuốc quý – L/Y Phan Lang)

    (Báo điện tử Tổ quốc)
     
  7. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nhiều cách để chữa nấc

    Mẹo vặt chữa nấc cụt
    18:04:32, 02/01/2008​
    * Tôi năm nay 85 tuổi, tôi bị nấc cụt lâu nay. Mỗi lần bị tôi có uống một loại thuốc Tây. Lúc đầu uống 6 viên thì hết, nhưng rồi phải tăng dần thuốc mới hết. Lúc trước thời gian giữa những cơn nấc rất lâu, nay ngày càng ngắn lại. Tôi nghe nói có thể chữa bằng Đông y, bấm huyệt, châm cứu, và nhiều mẹo vặt khác. Chương trình có biết chỉ giúp để tôi trị dứt bệnh. Cám ơn! (Nguyễn Quang Huy <huyqntn@...>) - Trả lời: Nấc cụt là sự co thắt đột ngột ngoài ý muốn của cơ hoành, tiếp sau đó là sự khép lại của dây thanh âm, tạo ra tiếng nấc đặc trưng. Nấc là hiện tượng chỉ xảy ra vài phút rồi hết, có khi bị lại. Thường nấc xảy ra không có nguyên nhân rõ ràng. Đôi lúc nấc có thể do một bệnh nào đó gây kích ứng cơ hoành hay dây thần kinh hoành, nấc cũng có thể gặp ở bệnh màng phổi, viêm phổi, rối loạn dạ dày, thực quản, nghiện rượu, viêm gan. Thường các cơn nấc nhẹ sẽ tự khỏi, không cần chữa trị. Có trường hợp nấc kéo dài, khó chịu. Theo y học cổ truyền, nấc được xem là chứng ách nghịch, nguyên nhân thường do tỳ vị hư hàn, thận khí hư tổn, thực trệ (ăn uống không điều độ)... Đông y phân biệt rõ tiếng nấc ngắn, dài, nấc liên tục, hay nấc vài cái rồi thôi, và đưa ra hai chứng hư - thực: thực chứng là trường hợp người khỏe mạnh bình thường, do bị kích ứng tự nhiên gây tiếng nấc dài, mạnh - trường hợp này dễ chữa, đôi lúc làm mẹo vặt cũng hết. Hư chứng thường xảy ra ở người già hay người bệnh mãn tính, cơ thể bị suy yếu, tiếng nấc yếu, ngắn không liên tục - trường hợp này khó chữa hơn.
    Trường hợp của bác là nấc ở người già yếu, có thể do một bệnh nào đó gây nên, không thể sử dụng mẹo vặt. Về Đông y có sử dụng bấm huyệt túc tam lý (nằm ở vị trí từ đầu gối phía ngoài đo xuống 3 lóng tay), ấn nhiều lần huyệt này, mỗi lần khoảng 5 phút để chữa nấc. Ngoài ra, dân gian còn có mẹo vặt là uống một ngụm nước đầy, nín hơi lại và nuốt mạnh ngụm nước, làm vài lần - mẹo này sử dụng cho trường hợp nấc tự nhiên.
    Lương y Huỳnh Văn Quang (TP.HCM)


    ( Thanh Niên)
     
  8. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nhiều cách để chữa nấc

    Nếu bị nấc liên tục không ngưng, bạn có thể ngậm một thìa đường dưới lưỡi, cách này rất hiệu quả. Tuy vậy đến nay người ta vẫn chưa điều tra được nguyên nhân vì sao. Có người cho rằng những hạt đường có tác dụng kích thích thần kinh trong cổ họng, đồng thời lấn át những tín hiệu thần kinh gây nấc khác.
    (sonviet.net)
     
  9. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nhiều cách để chữa nấc

    Hầu như ai trong chúng ta đều bị cái chứng “kì cục” này nhất là nó lại xãy ra vào những thời điểm nhạy cảm trong cuộc sống và người ta lại biết rất ít về chứng bịnh này.
    Thông thường khi bị nấc cục người ta thường chữa mẹo bằng cách hít một hơi dài rồi ngậm trong miệng một ngụm nước và uống từ từ làm nhiều ngụm (nam 7 nữ 9 ngụm). Nếu chữa mẹo không có kết quả thì chúng ta phải sử dụng đến chiêu “điểm huyệt đạo”. Vì huyệt đạo chữa nấc cục nằm phía sau lưng nên ta phải nhờ một người khác thực hiện dùm.
    Hai huyệt này nằm tại đốt xương sống thứ 7 và cách nhau bằng hai ngón tay chập lại trên cột sống.Muốn tìm haihuyệt đạo này, người bịnh phải cởi áo, ngồi hơi cuối người xuống, ta đếm từ đốt xương nhô cao (đốt cuối xương cổ) xuống 1,2,3 …7 (xem hình)
    Thông thường tất cả các huyệt đạo khi ta bấm hoặc nhấn hay day vào nếu đúng thì ta có cảm giác đau thốn hơn khu vực chung quanh.
    [​IMG]
    [​IMG]
    ( Diễn đàn Thanh Niên Xa mẹ- hội viên Xeko)
     

Chia sẻ trang này