Phất thủ liệu pháp (vẫy tay dịch cân kinh)

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi cabachlong, 14 Tháng năm 2009.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Phất thủ liệu pháp (vẫy tay dịch cân kinh)

    Dịch Cân Kinh (phiên âm "Yin Gin Ching") là gì ? Dịch là thay đổi, Cân là gân cốt, Kinh là bài học quí giá. Dịch Cân Kinh chỉ cho ta phương pháp luyện tập gân cốt và ý chí chuyển yếu thành mạnh, là phương pháp kết hợp nguyên tắc Thiền và động tác (Động và Tỉnh), giữa Cương và Nhu, giữa Thần và Khí (Tâm và Hơi thở), giữa Khí và Lực (Hơi thở và Sức mạnh).
    Khoảng thế kỷ thứ 6, Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Ðộ sang Trung Quốc thuyết pháp và truyền giáo, sau ở lại Trung Sơn - Hà Nam - Trung Quốc, xây dựng chùa Thiếu Lâm, có nhiều đệ tử nhập môn học Phật để mai sau đi truyền giáo. Bồ Đề Đạt Ma thấy các đệ tử càng ngày càng xanh xao ốm yếu . Tìm hiểu nguyên do và thấy rằng : các đệ tử tuy tinh tấn tu thiền, nhưng hầu như không vận động cơ thể . Tỉnh dư mà động thiếu là cội nguồn của căn bệnh của họ. Nhằm mục đích cải thiện tình trạng sức khỏe cho các đệ tử, người đã nghiên cứu và biên soạn ra phương pháp Dịch Cân Kinh.
    Theo tài liệu của Trần Văn Bình và một số tài liệu Anh ngữ khác thì Dịch Cân Kinh là phương pháp tập đong đưa cánh tay (swinging the arms hay là bãi tí) . Khi cánh tay được đong đưa liên tục, gân cốt và hệ thống khí ở trong khớp vai được kích thích cao độ và khí sẽ chuyển luân vào các vùng có tầng số thấp để điều hòa lưu thông .
    Vì hệ thống khí nối liền với các bộ phận trong cơ thể đều chấm dứt ở bàn tay nên các động tác đong đưa cánh tay sẽ làm tăng thêm lưu lượng máu từ những cái vẫy tay lên xuống . Khí được lưu chảy vào các tế bào của thân thể để có được oxy hóa và sinh ra nhiệt năng đồng thời cũng đưa ra những khí thải và thức ăn thải từ các tế bào trên cơ thể thu hồi và bài tiết ra ngoài .
    Tay vẫy đúng phép, miệng, dạ dày mở, máu mới sinh ra nhiệt năng đầy đủ, các vật chèn ép làm mất thăng bằng trong cơ thể bị xóa bỏ ,làm cho khí huyết hoạt động điều hòa nên có tác dụng chửa bệnh tốt, nhất là bệnh mãn tính, vì đông y cho rằng vấn đề cơ bản của bệnh tật là do khí huyết (Âm, Dương) mất thăng bằng mà sinh ra. Lúc tập Dịch Cân Kinh, nên cố gắng áp dụng căn bản khí công : lúc hít vào thì bằng mủi, cho đến khi đầy lồng ngực, rồi nín thở, dồn hơi xuống đan điền (dưới rốn) sau đó thở ra từ từ bằng miệng, ép bụng đẩy cho kỳ hết hơi ra ngoài.
    Theo tác giả Trần Ðại Sỹ thì bộ sách Dịch Cân Kinh đầy những huyền thoại, ngụy tạo, và mơ hồ, đã làm hại biết bao nhiêu người tin vào các bản ngụy tạo, rồi luyện tập, gây ra phản ứng nguy hại cho cơ thể .Thực sự Dịch Cân Kinh là bộ sách khí công do các Đạo gia Trung-Quốc soạn ra vào cuối đời Minh hay đầu đời Thanh, tương đương với bên Đại Việt vào cuối đời Lê sang đời Nguyễn. Lúc mới xuất hiện Dịch Cân kinh chỉ là một trong hằng trăm bộ sách khí công, không quá siêu việt. Bản Dịch Cân kinh nầy, các Đại-học Y-khoa Trung-Quốc dùng là cổ bản từ cuối đời Minh, đầu đời Thanh, lưu truyền tới nay. Nội dung Dịch Cân Kinh chia ra làm 12 thức. Năm 1985 , các trường Ðại Học Y khoa Trung Quốc đưa Dịch Cân Kinh lên hàng đầu để giảng dạy chung với các bộ khí công khác . Sở dĩ Dịch Cân kinh được đưa lên hàng đầu vì những lý do sau: dễ luyện, mau kết quả và nếu luyện sai, chỉ thu kết quả ít, chứ không sợ nguy hiểm.
    Dịch Cân Kinh từ ngàn xưa, đã chứng minh có một ích lợi phi thường cho cơ thể con người, giúp chúng ta vượt qua nhiều bịnh tật. Tuy nhiên kết quả cuối cùng đều do ở chính ta. Khi tập thì phải tập đủ số. Đặc điểm của Dịch Cân Kinh là rất đơn giản, dễ tập, chỉ cần bền chí và vững lòng tin là có kết quả tốt. Chúng ta thường xuyên tập luyện Dịch Cân Kinh trong một thời gian dài, khí huyết sẽ được sung mãn, cơ thể cường tráng, tinh thần mạnh khỏe, đẩy lui được bịnh tật . Hiệu năng của Dịch Cân Kinh là: điều thông khí huyết, gia tăng chân-nguyên khí, minh tâm, định thần, giữ tuổi trẻ lâu dài, gia tăng nội lực.
    Tuy nhiên cho đến nay có nhiều tài liệu chỉ dẫn về cách luyện tập Dịch Cân Kinh khác biệt nhau . Bài này chỉ viết đại cương, còn phần luyện tập cụ thể thì đọc giả cần nghiên cứu kỹ càng trước khi thực hành .




    Tài liệu đọc thêm :

    *Dịch Cân Kinh - Bác sĩ Trần Ðại Sỹ
    * Ðạt Ma Dịch Cân Kinh - Bác sĩ Lê Ðức Tâm
    * Ðạt Ma Dịch Cân Kinh - Bác sĩ Lê Quốc Khánh

    (http://www.oldcottage.net/vuonthien/dichcankinh.html)
     
  2. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Phất thủ liệu pháp (vẫy tay dịch cân kinh)

    Đạt Ma Dịch Cân Kinh


    [FONT=Verdana, Arial, Sans Serif]
    Bác Sĩ Lê Đức Tâm biên soạn với sự hướng dẫn của sư huynh Trần Trọng Hiếu

    Ngày xưa, đức Bồ Đề Đạt Ma dạy tu thiền tại Thiếu Lâm Tự, thấy các đệ tử càng ngày càng xanh xao ốm yếu , đã tìm hiểu nguyên do và thấy rằng : các đệ tử tuy tinh tấn tu thiền, nhưng hầu như không vận động cơ thể . Tỉnh dư mà động thiếu là cội nguồn của căn bệnh của họ. Nhằm mục đích cải thiện tình trạng sức khỏe cho các đệ tử, người đã nghiên cứu và biên soạn ra phương pháp Dịch Cân Kinh.

    Vậy Dịch Cân Kinh là gì ? Dịch là thay đổi, Cân là gân cốt, Kinh là bài kinh, bài học quí giá.

    Dịch cân Kinh chỉ cho ta phương pháp đào luyện gân cốt và ý chí chuyển yếu thành mạnh, là phương pháp kết hợp nguyên tắc Thiền và động tác (Động và Tỉnh), giữa Cương và Nhu, giữa Thần và Khí (Tâm và Hơi thở), giữa Khí và Lực (Hơi thở và Sức mạnh)

    Chúng ta thường xuyên tập luyện Dịch Cân Kinh trong một thời gian dài, khí huyết sẽ được sung mãn, cơ thể cường tráng, tinh thần mạnh khỏe, đẩy lui được bịnh tật

    Đặc điểm của Dịch Cân Kinh là rất đơn giản, dễ tập, chỉ cần bền chí và vững lòng tin là có kết quả tốt.

    Một số điểm cần chú ý :

    - Nên chọn nơi yên tĩnh, không khí trong sạch

    - Nên tuần tự mà tiến, lúc đầu tập ít và nhẹ, sau khi thuần thục thì tăng dần thời gian và cường độ

    - Nên tập trung tinh thần thì kết quả sẽ tốt hơn

    - Nên kiên trì và tự đặt mình vào kỷ luật, tập mỗi ngày

    - Số lần tập tùy theo thời gian của chính mình, nếu có thời giờ, tốt nhất là ba buổi mỗi ngày :

    Buổi sáng thanh tâm, tập mạnh

    Buổi chiều trước khi ăn, tập vừa

    Buổi tối trước khi ngủ, tập nhẹ

    Nói chung, tập sao cho thấy thoải mái là được

    - Khi ăn no, hay bụng đói quá không nên tập

    - Không nên nhịn đại, tiểu tiện trong khi tập

    - Không nên tập lúc tinh thần bất an

    - Sau khi tập xong, không nên tắm hay ra gió lạnh liền

    Tóm lại, Dịch Cân Kinh từ ngàn xưa, đã chứng minh có một ích lợi phi thường cho cơ thể con người, giúp chúng ta vượt qua nhiều bịnh tật. Tuy nhiên kết quả cuối cùng đều do ở chính ta. Lúc nào cũng hết lòng tin tưởng, kiên quyết tới cùng. Khi tập thì phải tập đủ số.

    Trên đường tập luyện, nếu có gặp người phát biểu khác về cách tập Dịch Cân Kinh thì cũng không nên thắc mắc vì mỗi môn phái có cách tập khác nhau. Tùy người tập chọn cách nào thoải mái cho chính mình.

    Lúc tập Dịch Cân Kinh, nếu cố gắng áp dụng căn bản khí công : lúc hít vào thì bằng mủi, cho đến khi đầy lồng ngực, rồi nín thở, dồn hơi xuống đan điền (dưới rốn) sau đó thở ra từ từ bằng miệng, ép bụng đẩy cho kỳ hết hơi ra ngoài.

    Đạt Ma Dịch Cân Kinh gồm 12 bộ, số lần tập ghi trong mỗi bộ dùng cho người mới tập, khi quen rồi, có thể tập gấp đôi hay gấp ba lần.

    Khi tập xong bộ thứ 12 rồi, nhớ dành vài phút xoa bóp những huyệt đạo bị động (phương pháp sẽ được chỉ dẫn sau bộ thứ 12)

    Xin đem công trình ghi soạn phổ biến đến các anh chị các bạn và thân nhân, các bậc lớn tuổi dùng để trau dồi sức khỏe và tùy nghi phổ biến đến những người khác.

    * Xin các bậc lão thành tiền bối chỉ dẫn nếu có những sơ xuất trong lúc ghi chép

    * Nếu có gì thắc mắc hoặc muốn biết thêm chi tiết, xin liên lạc về địa chỉ :

    Lê Đức Tâm 836 Des Roselins, Longueuil PQ Canada J4G 2P5

    ---



    Nguyên văn : Đạt Ma Dịch Cân Kinh

    Bộ 1 VI ĐÀ HIẾN CHỬ

    (Vi Đà Bồ Tát Hiến Dâng Lễ Vật 1)

    Tư thế : Đứng thẳng người, hai chân dang rộng bằng tầm vai, hai tay đặt trước ngực, như đang ôm quả cầu, hai cùi chỏ hơi nhếch lên

    Chuẩn bị : Ngậm miệng, hai hàm răng kề nhau, lưỡi cong lên, đầu lưỡi đụng vào hàm khẩu cái

    Cách tập : Mắt ngó thẳng về trước, hơi nhón lên, toàn thân buông lỏng, tựu tâm vô đan điền (dưới rún), bấm mười đầu ngón chân xuống đất. Thở tự nhiên hít vào bằng mủi, tưởng tượng có một luồng khí chạy từ xương sống và lên tới đỉnh đầu, khi thở ra bằng miệng và tưởng tượng có một luồng khí từ mủi chảy xuống tới đan điền (3 lần)

    Chú ý : Khi bắt đầu tập Dịch Cân Kinh, những ngày kế ta thường bị đau bắp thịt, hai nhượng tay, bắp thịt vai, nhất là sau cổ. Đây là hiện tượng tự nhiên, vì huyệt đạo và bắp thịt bắt đầu chuyển động, khi quen sẽ hết thấy đau

    --

    Bộ 2 VI ĐÀ HIẾN CHỬ

    (Vi Đà Bồ Tát Hiến Dâng Lễ Vật 2)

    Tư thế : Tiếp theo bộ 1, hai tay dang rộng hai bên cho đến khi nghe áp sức ở xương sống, giữa hai xương vai. Lòng bàn tay lật lên trên. Mắt ngó về trước, mặt hơi nhếch lên trên

    Chuẩn bị : Toàn thân thả lỏng, tinh thần yên tĩnh, miệng ngậm lại, thở tự nhiên

    Cách tập : Hơi nhón trên mười ngón chân, hoặc bấm mười ngón chân xuống đất. Chuyển sức vào hai bàn tay và ngón chân. Thở giống bộ thứ nhất. Gồng hai bàn tay giống như đang đỡ một vật nặng. Đủ số thì thả lỏng toàn thân, hạ tay xuống và thở bình thường (3 lần)

    Chú ý : Huyệt đạo trong lòng bàn tay, trên hai cách tay, vai hoạt động mạnh

    --

    Bộ 3 VI ĐÀ HIẾN CHỬ

    (Vi Đà Bồ Tát Hiến Dâng Lễ Vật 3)

    Tư thế : Hai tay đưa lên cao trên đỉnh đầu (trên trán), thành hình chữ U, hai bàn tay ngữa lên phía trên. Hai chân theo độ rộng của vai

    Chuẩn bị : Hai chân rùng xuống, mặt hơi ngước lên, giữ lưng thẳng

    Cách tập : Hít hơi vào bằng mủi, đẩy hơi xuống đan điền (dưới rún), nín hơi, từ từ đẩy thẳng hai tay lên cao (hơi hướng về phía trước) đồng thời nhón gót lên, chịu sức lên mười ngón chân. Mắt ngó theo hai bàn tay. Giữ tư thế này và đếm thầm từ 1 đến 5, thì thở ra từ từ bằng miệng và đồng thời xả lỏng tất cả thân mình. Lập lại động tác trên tổng cọng ba lần giữa mỗi lần ngừng lại thở đều để tất cả trở lại bình thường

    Chú ý : Khi đẩy hai tay lên, sức phải chuyển vào hai lòng bàn tay, những bắp thịt trên hai tay phải cứng lên, huyệt giữa hai xương vai phải nghe động, và xương sống phải nghe dãn ra

    --

    Bộ 4 TRÍCH TINH HOÁN ĐẨU

    (Dời Sao Đổi Ngôi)

    Tư thế : Hai chân sát vào nhau, tay trái đem về sau lưng, lòng bàn tay úp xuống ngang thắt lưng. Tay phải vòng lên trước mặt, hơi cao hơn khỏi đầu, lòng bàn tay ngửa lên trời

    Chuẩn bị : Người hơi nghiêng về phía trái. Mắt phải ngó theo tay trên

    Cách tập : Hít hơi bằng mủi cho đầy lồng ngực, đẩy hơi xuống đan điền, nín hơi. Chuyển lực vào hai tay, tay trái đẩy xuống dưới càng thấp càng tốt, bàn tay mặt đẩy lên cao về hướng trái cho đến khi thấy nửa thân bên trái kéo dãn ra, đồng thời ngón chân bấm chặt xuống đất. Mắt ngó theo tay mặt ở trên. Giữ tư thế, đếm từ 1 tới 5. Xả hơi ra từ từ bằng miệng, đồng thời xả lỏng toàn thân và thở tự nhiên, hai tay trở về lại tư thế ban đầu. Thở bình thường, nghỉ mệt vài giây sau đó đổi qua phía phải. (Lập lại từ đầu, chỉ đổi trái thành phải) (tập ba lần)

    --

    Bộ 5 ĐẢO VỆ NGƯU VĨ

    (Nghiêng Người Nắm Đuôi Trâu)

    Tư thế : Hai chân sát nhau, hai tay duổi thẳng ra hai bên, mắt ngó về trước

    Chuẩn bị : Ngực xếp lại bằng cách đem hai tay vào, tay trái duổi thẳng xuống dưới, tay phải thẳng lên trên, hai cùi chỏ đụng vào nhau

    Cách tập : Hít vào bằng mủi đồng thời bước chân trái xéo lên về phía trái, hạ thấp người xuống (đinh tấn), nín hơi, đẩy hơi xuống đan điền. Hai tay na ('m chặt lại. Cánh tay mặt và trái đảo ngược chiều nhau (tay trái phía trong), đẩy tay trái về phía trái (trên), tay mặt thẳng về phía mặt (dưới), hai lòng bàn tay đảo ngửa lên trên. Mắt ngó lên cườm tay trên. Giữ tư thế, nín hơi, đẩy xuống đan điền, đếm từ 1 đến 5. Thở ra bằng miệng, toàn thân thả lỏng, hai tay đi ngược chiều trở về tư thế chuẩn bị. Lần này tay trái lên trên, tay phải xuống dưới. Lập lại cách tập, lần này đổi trái thành phải (để tập bên phải) (tập mỗi bên ba lần)

    Chú ý : Khi tập bộ này hai tay phải gồng cứng, kéo ngược chiều nhau. Sức nặng thân thể chịu trên chân đang bước ở trước (70/30)

    --

    Bộ 6 XUẤT TRẢO LƯƠNG SĨ

    (Đại Bàng Xòe Móng)

    Tư thế : Hai chân sát nhau, hai tay đặt ở hai cạnh sườn mắt ngó thẳng về trước

    Chuẩn bị : Toàn thân thả lỏng, tinh thần yên tĩnh. Hàm răng ngậm lại, lưỡi cong lên

    Cách tập : Hít hơi vào bằng mủi, 10 ngón chân bấm xuống đất, đẩy hơi xuống đan điền, nín hơi đồng thời hai tay xòe ra, ngón tay cong lại như chân chim ó, vận lực vào lòng bàn tay đẩy hai tay về phía trước. Đếm từ 1 đến 5. Tư từ thở ra bằng miệng, kéo hai tay về ngang sườn như tư thế đầu. Lập lại động tác ba lần.

    Chú ý : Khi tập bộ này, lúc hít hơi hai cánh tay đẩy ra thì phải gồng cứng, ngón chân phải bấm xuống. Lúc thả lỏng thì toàn thân phải thả lỏng, ngay cả ngón chân.

    --

    Bộ 7 BẠT MÃ ĐAO

    (Rút Mã Tấu)

    Tư thế : Hai chân dang rộng bằng chiều ngang của vai. Tay trái đặt ở sau lưng, phía dưới, lòng bàn tay ngửa lên trên ngang thắt lưng. Tay mặt vòng ra sau ót về phía trái, lòng bàn tay phủ vào lỗ tai.

    Chuẩn bị : Thở tự nhiên

    Cách tập : Hít vào thật sâu bằng mủi, tay trái chuyển sức đem lên phía trên, càng lên cao trên lưng càng tốt, đồng thời tay mặt cũng chuyển sức kéo đầu về sau, cổ cũng phải gồng lên để cố gắng giữ đầu ở đàng trước. Mười ngón chân bấm xuống đất... Giữ hơi lại dồn xuống đan điền. Đếm từ 1 tới 5. Thở ra từ từ bằng miệng và xả lỏng toàn thân. tập ba lần.

    Chú ý : Khi tập bộ này, phải nghe động bên cạnh sườn bả vai và nhất là cổ

    --

    Bộ 8 TAM BÀN LỤC ĐỊA

    (Ba Phần Thân Thể Đều Hạ Xuống Đất)

    Tư thế : Hai chân dang rộng, đứng trung bình tấn (50/50) Hai tay úp xuống đất, chiều rộng của vai (phía trong của hai đầu gối, chứ không như hình vẽ hai tay ngoài đầu gối)

    Chuẩn bị : Thở tự nhiên, hàm răng ngậm lại, lưỡi co lên, ngón chân bấm xuống đất, mắt ngó về trước

    Cách tập : Hít hơi bằng mũi vào lồng ngực. Hai tay từ từ chuyển sức lật bàn tay ngửa lên phía trên. Chuyển hai cánh tay lên ngang vai đồng thời nhón hai gót chân lên. Khi hai cánh tay lên đến ngang vai, nuốt hơi đẩy xuống đan điền. Hai bàn tay từ từ lật úp xuống, chuyển sức vào lòng bàn tay như đẩy hai cây cọc xuống đất. Thở ra từ từ bằng miệng, xả lỏng toàn thân, gót chân đặt trở xuống đất. Thở đều nghỉ mệt, sau đó làm thêm hai lần nữa

    Chú ý : Lúc lên thì tưởng tượng như nâng một vật nặng lên, lúc xuống thì như đóng hai cây cọc xuống, sao cho ba phần thân thể lên và xuống đều nhau

    --

    Bộ 9 THANH LONG TRẢM THẢO

    (Rông Xanh Đưa Móng Dò Xét)

    Tư thế : Hai chân sát vào nhau, tay trái đưa ra trước. Bàn tay nắm lại như đấm. Tay mặt nắm chặt đặt bên hông

    Chuẩn bị : Thở tự nhiên, mắt ngó về trước

    Cách tập : Bấm ngón chân xuống. Hít hơi bằng mũi, đưa xuống đan điền. Nín hơi. Từ từ chuyển bàn tay trái lật ngửa lên, kéo tay từ từ về hông đồng thời tay mặt xòe ra như móng con rồng đẩy lên ngang mặt xéo về phía trái. Mắt ngó theo tay mặt. Nín hơi đếm từ 1 đến 5. Xả hơi ra từ từ bằng miệng. Toàn thân thả lỏng ra, tay trái đấm trở ra, tay mặt về vị trí cũ bên hông mặt . Thở đều nghỉ vài giây sau đó làm lại thêm hai lần. Đủ ba lần lập lại tư thế, kỳ này đổi trái thành mặt và mặt thành trái.

    Chú ý : Khi tập, tay kéo về phải cố gắng gồng lên, còn tay ra trước thì phải cố gắng vươn ra và xéo lên. Nghe động hai vai, cổ và bên cạnh sườn.

    --

    Bộ 10 NGẠ HỔ PHÁT THỰC

    (Hổ Đói Vồ Mồi)

    Tư thế : Bước chân trái tới trước, cúi người, chống hai tay tì xuống đất trên các ngón tay. Hai bàn chân sát đất. Chân sau thẳng.

    Chuẩn bị : Ngẩng mặt ngó thẳng về trước

    Cách tập : Hít hơi vào mũi cho đầy lồng ngực, nín hơi chân sau nhón trườn người ra phía trước mặt ngửng lên (cho đến khi thấy cột xương sống bị kéo dản ra) Đếm từ 1 đến 5. Từ từ thở ra bằng miệng, thả lỏng toàn thân. Thở đều, nghỉ mệt, sau đó trở về tư thế, tập ba lần rồi đổi trái thành mặt.

    Chú ý : Khi tập bộ này phải nghe động sau cổ, nhượng hai tay và nhượng chân sau.

    --

    Bộ 11 ĐÃ CUNG

    (Cúi Mình Xuống)

    Tư thế : Hai chân sát vào nhau (nếu thấy khó quá thì hơi dang chân ra sẽ dễ hơn). Hai tay đem về sau ôm lấy phần sau của đầu (trên ót)

    Chuẩn bị : Mắt nhìn về trước, thở tự nhiên

    Cách tập : Hít vào bằng mũi đầy ngực. Giữ hai chân thẳng, cúi gập người về đằng trước, hai tay đẩy đầu càng sát vào chân càng tốt. Đếm từ 1 đến 5 rồi xả hơi bằng miệng, đứng thẳng người lên, toàn thân buông lỏng. Thở đều. Sau đó làm thêm hai lần nữa.

    Chú ý : Khi tập bộ này càng gập người càng sát càng tốt, nghe động ở dọc xương sống và hai nhượng chân

    --

    Bộ 12 ĐIỆU VĨ

    (Lắc Đuôi)

    Tư thế : Hai chân sát vào nhau. Mười ngón tay đan vào nhau để phía trước ngực, lòng bàn tay hướng xuống đất.

    Chuẩn bị : Mắt ngó về trước, thở tự nhiên.

    Cách tập : Hít hơi bằng mũi cho đầy ngực, nín hơi đẩy xuống đan điền. Cúi người xuống, chân giữ thẳng, cố gắng vươn hai tay cho chạm chân. Mặt ngẩng lên ngó về trước. Nhún xuống cho đụng chân ba lần, đoạn đứng lên về tư thế đầu. Thở đều. Sau đó lập thêm hai lần.

    Chú ý : Nếu thấy khó đụng chân thì hơi nhón gót lên khi cúi xuống. Tập bộ này phải giữ chân thẳng và ngẩng đầu lên. Nghe động ở sau cổ, hai nhượng tay, hai bên bắp thịt dưới nách và hai nhượng chân.

    --

    Phương Pháp Xoa Bóp Huyệt Sau Khi Tập Tới Bộ 12

    - Xoa mu bàn tay bằng các ngón của bàn tay kia, xoa từ kẻ giữa các ngón đến cườm tay

    - Nắn bóp hai đầu dưới của xương cánh tay (tại cổ tay)

    - Nắn bóp mặt trước và sau của cùi chỏ

    - Nắn vùng hai bên cột sống phía trong xương bả vai

    - Xoa mặt ngoài của hai đầu gối
    [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Sans Serif]

    Người gửi: Thành Viên
    Người đăng: Thành Viên
    Người sửa: Phượng Các 11/29/2003; Phượng Các 11/29/2003; Phượ
    [/FONT]​

    (dactrung.net)
     
  3. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Tương truyền, kinh này xuất phát từ chùa Thiếu Lâm (Trung Quốc), là công phu do Đạt Ma sư tổ truyền dạy nhằm giúp chư tăng có đủ sức khỏe để tu tập giáo pháp. Dịch cân kinh giúp chuyển đổi gân cốt và cơ bắp từ suy nhược thành sung mãn.

    Ngày nay, phép chữa bệnh theo Dịch cân kinh được gọi là phất thủ liệu pháp. Đây là phương pháp khí công chữa bệnh bằng cách lắc tay đơn giản, dễ nhớ, dễ tập và có hiệu quả cao đối với nhiều bệnh mạn tính khác nhau, từ suy nhược thần kinh, hen suyễn đến bệnh tiêu hóa, tim mạch, sinh dục…
    Tìm nơi thoáng mát, không khí trong lành. Mặc quần áo rộng rãi. Đứng thẳng, hai chân dang ra song song ngang vai, các ngón chân bám chặt vào mặt đất, hậu môn nhíu lại, bụng dưới hơi thót, ngực hơi thu vào, vai xuôi tự nhiên, hai mắt khép hờ, đầu lưỡi chạm nướu răng trên, tâm ý hướng về Đan điền (dưới rốn khoảng 3 phân).
    Hai cánh tay, bàn tay và các ngón tay duỗi thẳng tự nhiên. Hai cánh tay hơi cong ở khuỷu. Đưa hai cánh tay về phía trước, đồng thời hít vào. Dùng lực vẫy hai cánh tay ra phía sau đến hết tầm và thở ra. Khi hết tầm tay ra phía sau, hai cánh tay theo đà của lực quán tính trở về phía trước, đồng thời với hít vào. Sau đó lại tiếp tục vẫy tay ra phía sau. Một lần hít vào, một lần thở ra là một cái lắc tay. Làm liên tục nhiều cái. Tối thiểu 500 cái một lần tập. Mỗi ngày có thể tập hai lần. Nếu để chữa bệnh thì mỗi lần tập phải thực hành từ 1.500 cái trở lên.
    Động tác lắc tay phải bền bỉ, đều đặn, nhẹ nhàng, linh hoạt. Không cần dùng sức mạnh để cố vẫy tay ra phía sau mà chỉ dùng sức bình thường, tương ứng với nhịp thở điều hòa của cơ thể. Việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống đất cũng vậy. Chỉ cần dùng sức vừa phải nhằm bảo đảm tâm lý thoải mái và thể lực dẻo dai để có thể thực hành đến hàng ngàn cái mỗi lần tập.
    Động tác đưa tay về trước là do phản lực quán tính từ phía sau tạo nên. Tuyệt đối không dùng sức. Tầm tay phía trước không vượt quá thắt lưng. Trong suốt quá trình lắc tay, mặc dù cánh tay di động trước sau, nhưng phải luôn duy trì tình trạng thoải mái tự nhiên, cánh tay không gồng sức.
    Những người bệnh hoặc có tật ở chân không đứng được vẫn có thể thực hành hiệu quả phất thủ liệu pháp bằng cách ngồi trên đất hoặc trên ván, vẫy tay ở vị thế cánh tay co lại khoảng 90 độ.
    Cơ chế tác động của phất thủ liệu pháp
    Động tác hít thở phối hợp với lắc tay điều hòa và liên tục tác động vào các cơ ngực và thành bụng, nhất là cơ hoành, giúp xoa bóp các nội tạng, thúc đẩy sự vận hành khí huyết và tăng cường chức năng của các cơ quan. Nó cũng có tác dụng khai thông những bế tắc, ứ trệ trong kinh mạch hoặc tạng phủ. Những người tiêu hóa đình trệ sau khi thực hành khoảng 500-700 cái sẽ có trung tiện hoặc ợ hơi, có cảm giác dễ chịu rất rõ. Phất thủ liệu pháp là phương pháp đơn giản nhất để chữa bệnh đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa. Những trường hợp khí nghẽn, khí bế, khí uất do stress, bệnh tật hoặc do tập khí công sai lệch cũng có thể làm cho thông bằng phất thủ liệu pháp.
    Theo quan điểm của y học truyền thống và khí công cổ đại, con người và vũ trụ có quan hệ giao hòa thông qua hô hấp. Hai nhà bác học người Pháp Jacqueline Chantereine và Camille Savoire cũng kết luận: “Lực vũ trụ nhập vào con người ở đầu và xuất ra nơi bàn chân phải, âm lực của quả đất nhập vào con người nơi chân trái để lên đến đỉnh đầu ở phía sau ót”. Những động tác của phất thủ liệu pháp tuy đơn giản nhưng đã trực tiếp phát huy quy luật này đối với việc chữa bệnh và tăng cường nội khí.

    Ở phía trên, động tác hít thở và lắc tay kích hoạt huyệt Bách hội ở đỉnh đầu và Đại chùy ở giữa hai bả vai để thu thiên khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các đường kinh dương. Bách hội và Đại chùy đều là những điểm giao hội của các đường kinh dương và mạch Đốc.

    Ở phía dưới, việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống mặt đất kích thích hai huyệt Trường cường và Hội âm ở hai bên hậu môn và tĩnh huyệt của các đường kinh âm. Quan trọng nhất là huyệt Dũng tuyền ở giữa lòng bàn chân và Ẩn bạch ở đầu ngoài móng ngón chân cái. Động tác này có tác dụng hấp thu địa khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các âm kinh.

    Theo học thuyết Kinh lạc, dương phải thường giáng và âm phải thường thăng. Vì lắc tay liên tục đến hàng ngàn cái nên khi các đường kinh dương được khai thông và đi dần xuống (Dương giáng) điểm cuối ở đầu ngón chân, chúng sẽ tự động kích hoạt những tĩnh huyệt của kinh âm, khiến các đường kinh này chạy ngược trở lên (âm thăng). Đối với các đường kinh âm cũng vậy, khi chạy đến điểm cuối ở phía trên, nó sẽ lại kích hoạt các đường kinh dương đi trở xuống và cứ thế tiếp tục luân chuyển tuần hoàn trong cơ thể. Đây chính là một biểu hiện của quy luật Cực dương sinh âm và Cực âm sinh dương.
    Phất thủ liệu pháp có tác dụng cân bằng âm dương, thuận khí, giáng hư hỏa. Theo y học cổ truyền, khí dương thường thừa mà khí âm thường thiếu. Âm hư có thể do bẩm sinh, hay quá căng thẳng, lo âu trong cuộc sống. Sự mất cân bằng đó là đầu mối của nhiều bệnh tật mà Đông y gọi chung là chứng Âm hư Hỏa vượng (hay sốt về chiều, mờ mắt, mắt đỏ, khô cổ, ù tai, đau lưng, hay lở miệng, hay ho, suyễn, viêm họng, viêm xoang mạn). Phất thủ liệu pháp có thể chữa các chứng này bằng cách kích thích các đường kinh âm để sinh âm, bồi bổ âm khí. Chính tư thế của liệu pháp cũng bảo đảm nguyên tắc thượng hư hạ thực (như thư giãn phần vai, cứng chắc phần hạ bộ, nhíu hậu môn, bám các đầu ngón chân…) - biện pháp điều trị hữu hiệu với những chứng hư hỏa. Nguyên tắc này đòi hỏi người tập luôn giữ cho phần trên của cơ thể được thư giãn về hình, hư linh về ý. Ngược lại, phần dưới phải đầy đặn, cứng chắc nhằm đưa trung tâm lực của cơ thể dồn xuống.
    Phất thủ liệu pháp cũng giúp điều hòa thần kinh giao cảm. Khoa học hiện đại cho biết trên 50% bệnh tật của con người là do những cảm xúc âm tính gây ra. Chính tâm lý căng thẳng do tình chí uất ức hoặc nhịp sống quá nhanh trong một thời gian dài dễ làm thần kinh quá tải, suy nhược và rối loạn. Sự rối loạn này làm cơ thể mệt nhọc, ăn ngủ kém ngon, giảm sức đề kháng, dễ sinh bệnh tật hoặc làm trầm trọng thêm những chứng bệnh đã có. Nếu tập trung tư tưởng vào nhịp lắc tay, người tập sẽ mất đi những cảm xúc khó chịu thường ngày. Đó là nguyên tắc dùng một niệm để chế vạn niệm.

    Theo học thuyết Paplov, khi ta gây hưng phấn ở một điểm và một vùng nhỏ thì những phần còn lại của vỏ não sẽ rơi vào trạng thái ức chế, nghỉ ngơi. Áp dụng những nguyên tắc này, việc tập trung vào lắc tay sẽ điều hòa được thần kinh giao cảm, phục hồi tính tự điều chỉnh, tự hoàn thiện vốn có của hệ thần kinh trung ương.
    Tập phất thủ liệu pháp có gây phản ứng nguy hiểm gì không?
    Phất thủ liệu pháp có tác dụng kích thích, xúc tiến để cơ thể tự khai thông, tự chỉnh lý; nó không vận khí, không cưỡng cầu nên hiếm khi xảy ra sai lệch. Trong quá trình tập, người tập có thể đau, tức, ngứa ngáy, co giật do việc khai mở một số huyệt vị trên đường kinh hoặc công phá một tổ chức bệnh trước khi những chỗ bế tắc này bị thải trừ hết. Thông thường, những phản ứng trên sẽ tự chấm dứt sau một vài ngày.
    Do không rơi vào nhập tĩnh nên khó xảy ra trường hợp người tập bị ảo giác làm rối loạn tâm lý. Phất thủ liệu pháp tác động kích thích đồng thời các huyệt bách hội, hội âm và trường cường. Do đó, bách hội và hội âm tạo ra những van an toàn để trung hòa với chân hỏa phát sinh từ trường cường, khó xảy ra trường hợp chênh lệch thái quá giữa âm và dương nên không gây nguy hiểm cho người tập.

    Phất thủ liệu pháp tuân thủ nguyên tắc thượng hư hạ thực và tâm ý quán chiếu Đan điền, khiến năng lượng của cơ thể không chạy lên đầu gây tổn thương cho não, không xảy ra những chứng trạng mà người ta thường gọi là tẩu hỏa nhập ma.

    Việc đầu lưỡi chạm nướu răng trên và nhíu hậu môn làm nối liền hai mạch Nhâm, Đốc, tạo ra sự thông nhau giữa hai bể khí âm và dương. Sự tương thông này giúp nội khí tuần hoàn trong thân người, điều hòa âm dương và sinh lực giữa lục phủ ngũ tạng.​
    (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)​

    (ykhoanet.com)
     
  4. Ðề: Phất thủ liệu pháp (vẫy tay dịch cân kinh)

    Bạn nào không có thầy hướng dẫn: tuyệt đối không được tự luyện tập bộ "phất thủ liệu pháp" này. Bác sĩ Trần Đại Sỹ đã nói rất rõ nguồn gốc ngụy tạo của bộ kinh này, vả lại mẹ mình đã phải trả giá rất đắt vì nó. Mọi người tham khảo cho vui, nhưng nhớ không được luyện tập.

    Nếu thực sự muốn tập khí công bảo vệ sức khoẻ, phải tìm thày đàng hoàng hoặc có thể tham khảo các sách đạo gia khí công của Mantak Chia
     

Chia sẻ trang này