1. Admin

    Admin Administrator

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    86
    Điểm thành tích:
    18
    Bí ẩn chùa Đậu [​IMG] Chùa Đậu là một ngôi chùa nổi tiếng, là một trong 12 di tích của tỉnh Hà Tây được Bộ Văn hoá Thông tin xếp loại đặc biệt quan trọng. Chùa có tên chữ là Thành Đạo Tự, thờ thần Pháp Vũ trong hệ thống Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) nên còn gọi là Pháp Vũ Tự.
    Tục truyền, chùa có từ thời Sỹ Vương, thế kỷ thứ II sau công nguyên. Ngoài những giá trị kiến trúc, chùa Đậu còn bảo lưu được nhiều di vật quý như: 2 con chồn đá ở thềm Tam Quan có niên hiệu thời Trần, đôi rồng đá ở thềm bậc Tiền Đường, đến nay đã có hơn 500 năm tuổi; các phù điêu trạm hình tiên nữ đầu người, mình chim, những chàng trai cưỡi rồng đánh hổ, các loại gạch đất nung có hoa văn thời Mạc, thời Lê, hai bộ sách đồng… Đáng trân trọng hơn cả, chùa còn lưu giữ hai pho tượng ướp xác, còn gọi là xá lỵ, hay tượng táng hai vị tổ thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường quý hiếm, làm nên một chùa Đậu bí ẩn và độc đáo. Tục truyền xưa kia, nhân dân quanh vùng thường gọi thiền sư Vũ Khắc Minh là nhà sư rau, bởi quanh năm thức ăn của ông chỉ duy nhất là rau. Trước khi mất, ông ngồi vào trong am để tụng kinh, mang theo 1 chum nước và một chum dầu để thắp. Ông dặn các đệ tử “sau 3 tháng 10 ngày nếu không nghe thấy tiếng gõ mõ tụng kinh nữa mới được mở cửa am ra. Nếu thi thể của ta còn nguyên vẹn thì lấy sơn ta bả lên người, còn nếu đã bị hôi thối thì dùng đất lấp am”. Vị thiền sư đã chuẩn bị cho sự ra đi của mình. Cho đến nay, khoảng thời gian 3 tháng 10 ngày đó vẫn mãi là bí mật không lời giải thích. Giới Phật tử thì cho rằng, hai vị thiền sư đã tu luyện được “lửa tam muội”, một loại lửa có thể chiến thắng mọi tác động bên ngoài và trường tồn với thời gian mà vẫn được lưu truyền trong Phật giáo. Cách giải thích này cũng không phải không có lý, bởi hiện hai vị sư này vẫn trong tư thế ngồi thiền như trước khi viên tịch. Còn theo như lời của vị sư trụ trì chùa Đậu, đại đức Thích Thanh Nhung, thì hai vị thiền sư sau khi đắc đạo để lại Toàn Thân Xá Lợi. Xá lợi có nghĩa là đốt không cháy, ngâm trong nước không tan, không bị không khí thời gian bào mòn. Quy luật của vũ trụ là vật chất không tự nhiên mất đi, mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác, trong Phật giáo còn gọi là Thành, Trụ, Hoại, Không. Xá lợi không bị chi phối bởi không gian, thời gian và quy luật của vũ trụ. Chính vì vậy, hai pho tượng được coi là quốc bảo thiêng liêng và nhận được sự cung kính như Đức phật sống.
    Tuy nhiên, không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, hiện tượng thiền táng của hai nhà sư đã được các nhà khoa học Việt Nam đặc biệt quan tâm và vào cuộc từ rất lâu. Tuổi thọ của bức tượng đã được xác định là hơn 300 năm, nhưng lớp sơn bả lên thi hài của hai vị thiền sư ở thời điểm nào thì khó mà xác định được. Khoa học ngày nay cho rằng, muốn ướp xác phải thoả mãn đồng thời 3 điều kiện: phải có thuốc, phải hút ruột, hút óc và phải để xác trong hòm kín. Hai pho tượng cổ hoàn toàn không có những điều kiện này. Hơn thế, thời điểm sơn ta được quét lên thi hài hai vị thiền sư theo truyền lại là sau đó vài chục năm, đáng nhẽ các đệ tử của ông sẽ không bả sơn lên thi hài nếu như lớp áo bên ngoài không bị ẩm, rơi rụng. Để bảo vệ cho thi hài, các đệ tử đã “mặc” cho thiền sư nhiều “lớp áo” bằng sơn ta. Và kết luận của các nhà khoa học cũng cho rằng, thi hài của hai vị thiền sư có thể tồn tại sau mấy trăm năm như vậy là nhờ những lớp sơn ta và giấy bồi quét lên cơ thể sau khi viên tịch đó. Phương pháp này được đặt tên là tượng táng, phương pháp thứ 6 sau 5 phương pháp mai táng hiện đang có trên thế giới là Huyền táng, Thổ táng, Thiên táng, Hoả táng và Điểu táng.
    Trong hai pho tượng thì pho tượng thiền sư Vũ Khắc Minh có tuổi thọ lâu hơn và còn nguyên vẹn hơn. Bà con ở đây kể lại rằng, hồi chiến tranh chống Pháp, pho tượng thiền sư Vũ Khắc Minh bị hai tên thực dân Pháp dùng batoong gõ vào đầu gối cho vỡ ra để xem “có xương thật ở chân không”. Chưa hết, năm 1893 có một trận lụt ngập vào tận cửa Am đã huỷ hoại phần chân của pho tượng.
    Quãng thời gian dài tồn tại một cách tự nhiên trong dân gian đã khiến hai pho tượng bị xuống cấp nghiêm trọng, do không được chăm sóc, bảo quản một cách đúng mức, khoa học. Vì thế, sau khi nhân dân sinh sống quanh khu vực chùa Đậu đã lên tiếng về sự xuống cấp của hai pho tượng, sự vào cuộc mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng trung ương, địa phương, sự tác động của Sở Văn hoá thông tin Hà Tây, Hội Phật giáo, UBND tỉnh Hà Tây… cũng như qua rất nhiều cuộc khảo nghiệm, của các nhà khoa học, tháng 5.2003, Dự án Tu bổ và bảo quản hai pho tượng đã chính thức bắt đầu. Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là cơ quan lập thiết kế thi công và PGS.TS. Nguyễn Lân Cường là Chủ nhiệm Dự án cùng nhóm tu bổ và bảo quản gồm các hoạ sĩ sơn mài Đào Ngọc Hân, các nhà điêu khắc Phạm Xuân Sinh, Nguyễn Ngọc Lâm, kỹ sư Nguyễn Mạnh Hà…
    Trước khi bắt tay vào công việc, nhóm Dự án đều nhận định đây là một công trình có tính chất quan trọng. Trong khi tu bổ tượng gốc của thiền sư Vũ Khắc Minh, nhóm đã phát hiện ở đầu gối phải và phần đáy của pho tượng có những rãnh nhỏ và to do côn trùng và vi sinh vật huỷ hoại. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã phải khơi rộng các rãnh này để bơm thuốc vào bằng phương pháp aeroson và xông để diệt vi sinh vật, côn trùng ở bên trong và ngoài tượng. Muốn đảm bảo sự gắn kết bền vững của hai loại sơn cũ và mới, ở các vết nứt trên đầu, mặt và hai đầu gối, hoạ sĩ sơn mài Đào Ngọc Hân đã táo bạo mở rộng vết nứt rồi mới gia cố
    Theo Công nghiệp( DDDN)
     
    Last edited by a moderator: 18 Tháng một 2007

Chia sẻ trang này