Phong tục tết

Thảo luận trong 'Phát ngôn - Tiên tri - Dự báo - Cảm ứng' bắt đầu bởi Thái Dương, 19 Tháng tư 2007.

  1. Thái Dương

    Thái Dương New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    184
    Điểm thành tích:
    0
    Một vài phong tục Tết xưa


    Chữ Tết là do chữ tiết có nghĩa là một đốt, một đoạn ngắn, một giai đoạn con người tạm nghỉ những công việc hàng ngày để thực hiện một số phong tục, lễ thiêng liêng của ngày đầu năm như cúng ra mắt tổ tiên hoặc thăm viếng chúc tụng bè bạn thân tộc, yến ẩm, vui chơi:

    Mặn lạt mùi đời ba bữa Tết

    Đỏ đen dưới thế bảy ngày xuân

    (Câu đối Tết)

    1. Cúng rước ông bà:

    Ngày cuối cùng của năm, mọi người trong nhà phải lo tắm rửa để làm lễ rước ông bà. Tắm rửa cuối năm là một phong tục, với ý nghĩa là gột rửa tất cả mọi xui xẻo còn bám dính trên người. Phải tắm rửa cho thật trong sạch để làm lễ đón ông bà về vui Tết với con cháu và chuẩn bị cho năm mới tốt đẹp hơn.

    Tục rước ông bà của người Nam bộ xưa rất cầu kỳ. Sau khi dọn mâm cỗ lên bàn thờ, người chủ nhà phải mặc áo dài, bịt khăn, trang nghiêm, kính cẩn hai tay bưng khay lễ có trầu, rượu ra tận cổng hoặc phần mộ (nếu gần nhà) để đón mời tổ tiên vào nhà. Cùng đi có hai đứa trẻ cầm hai cây mía (mía tây) chừa lá ngọn buộc túm lại, gọi là gậy ông bà (tương tự cặp gậy ông Táo của bà con người Hoa). Vào đến nhà, cặp gậy ông bà được cột cứng hai bên bàn thờ. Người chủ nhà bắt đầu dâng hương, rót rượu mời tổ tiên chứng chiếu và báo cáo ngày hôm sau là ngày Nguyên đán, mời ông bà cùng vui vẻ với con cháu. Khi tàn một cây nhang, chủ nhà rót trà và đốt vàng mả...

    Khoảng sau năm 1930, nghi thức rước ông bà của người Nam bộ giảm dần, bỏ tục ra ngỏ đón ông bà, không còn sử dụng cặp gậy ông bà nữa.

    2. Tục dựng nêu:

    Cây Nêu là biểu tượng. Đó là một cây tre chừa một ít cành lá trên ngọn. Ngọn nêu phải hơi cong để treo chiếc bùa nêu. Nêu dựng lên để báo tin con người tạm nghỉ công việc thường ngày, đang vui Tết.

    Sách Kinh Sở Tuế Thời ký nói vào thời hồng hoang ở phía đông núi Đô Sóc có một cây đào cành lá sum xuê vượt ngoài ba trăm dặm. Tại phía đông bắc núi ấy có một cái hang thông vào thế giới ma quỉ. Ngoài cửa hang có hai vị thần là Uất Luỹ và Thần Trà đón bắt ma quỉ để ăn thịt. Do đó vào lúc giao thừa, dân gian phải dựng nêu và rước hai vị thần nầy về giữ cửa.

    Khoảng một thế kỷ trước, tục dựng nêu bắt đầu thay đổi, Lúc đầu cái bùa nêu kết theo tứ tung ngũ hoành, tức tâm vĩ đan bằng 4 cọng nan dọc và 5 cọng nan ngang, kèm theo ít lá trầu đã têm, vài trái cau tầm vung bỏ trong một cái bội nhỏ. Theo các nhà nghiên cứu tư tung ngũ hoành là bùa Khương Thái Công (tức Lã Vọng). Con số 9 (tứ tung ngũ hoành) là con số cực dương, con số tượng trưng cho sự thịnh vượng và hạnh phúc. Khoảng năm 1900 - 1920, người ta bày ra loại bùa tứ tung ngũ hoành kiểu khác, đơn giản hơn.

    Đến khoảng những năm 1960 - 1964, chiến tranh bắt đầu ác liệt hơn, cuộc sống luôn bất ổn, người ta bắt đầu bỏ tục dựng nêu và thay thế bằng tục treo bùa nêu. Xâu bùa nêu đã được chuẩn bị sẵn, đến giờ giao thừa người ta đem một cái bàn nhỏ ra sân, bày nhang đen lễ vật, khấn vái qua quít rồi đem treo xâu bùa trấn yểm ngay cửa cái. Có khi quên mua trầu cau, chỉ dùng lá bùa dán ngay cửa cũng được.

    3. Mừng tuổi ông bà:

    Chiều ngày 30, khi rước Tổ tiên về vui Tết thì con cháu phải xem như Tổ tiên hiện đang ở trong nhà. Trên bàn thờ lúc nào cũng có trà nước, đèn nhang nghi ngút theo câu hương hỏa bất tuyệt.

    Việc cúng kiếng đèn nhang Tổ tiên trong mấy ngày Tết thể hiện hiếu đạo của cháu con, đồng thời cũng có ý nghĩa cầu mong tổ tiên phù hộ con cháu được bình an, phát đạt suốt năm. Sáng sớm ngày mồng một, cháu con phải dâng hương hoa, kẹo mứt dâng cúng tổ tiên. Con cháu phải áo khăn tề chỉnh, từ lớn tới nhỏ, từ già đến trẻ đều phải lạy tất cả bàn thờ, gọi là mừng tuổi ông bà. Sau khi mừng tuổi ông bà xong, các thế hệ lớn tuổi trong gia đình ngồi trên ghế, theo thứ tự con cháu dâng rượu hoặc trà chúc mừng năm mới. Tục xưa, con cháu phải lạy cha mẹ ông bà đủ 2 lạy. Ông bà cha mẹ cũng phải chúc mừng, bảo ban và tặng con cháu những bao lì xì (lợi sự) với vài đồng bạc mới, theo nghĩa ban lộc cho con cháu.

    4. Lễ cúng mồng ba, ra mắt thần Hành Binh Hành khiến:

    Người Việt ở Nam bộ quan niệm tất cả các loại chiến tranh, dịch bệnh, gấy chết người hàng loạt là do thần Hành Binh Hành khiến thiếu quân, chỉ đạo các vị thần có nhiệm vụ thu quân. Mỗi năm có một vị thần Hành binh, một vị thần Hành Khiến và một vị phán quan phụ giúp hai vị thần nầy. Ngày xưa khi có chiến tranh hoặc dịch bệnh gây tai họa khủng khiếp, gây ấn tượng mạnh khiến con người hoảng sợ, hàng năm bày tục cúng ra mắt các vị thần Hành Binh Hành Khiến và Phán Quan tha thứ.

    Lễ vật cúng các thần nầy là gạo muối, trầu cau, trà rượu, một con gà luộc và vài chén cháo....đặc biệt phải có giấy tiền vàng bạc và một bộ đồ thế. Theo quan niệm nhứt nhơn thế nhị hình thì mỗi thành viên trong gia đình phải nộp hai hình thế để các vị thần nầy điền vào sổ lính. Ngoài ra người ta còn đốt dâng cho các vị thần nầy hình ảnh doanh trại, ghe thuyền, xe cộ, vũ khí, chiêng trống...Khi cúng xong, người ta lấy hình một vị thần Hổ dán ngay cửa cái, ý muốn nhờ ngài phù hộ tất cả các thành viên trong gia đình và bẻ cặp giò gà đang cúng để đoán vận mạng cát hung.

    Sáng ngày mồng ba, trong lúc làm lễ cúng ra mắt thần Hành Binh Hành Khiến ở trước sân thì trong nhà cũng phải làm lễ cúng ra mắt tất cả các vị gia thần, như: Long thần, Thổ Địa, Thần Tài, Táo Quân. Người làm ruộng phải cúng ra mắt Chúa Xứ Thánh mẫu. Người làm vườn phải cúng ra mắt Thổ thần. Những người làm thợ mộc, thợ hồ, thợ may...đều phải cúng ra mắt tất cả các vị Tiên sư, Tổ sư, Thánh sư. Trong khi hành lễ, chủ nhà thường lấy giấy đỏ cắt hình những quả bầu hoặc cái khánh...đem dán lên tất cả các vật dụng trong nhà như cột, vách, tủ, bồ chứa lúa...đến cây xoài, cây mận ở ngoài vườn, gọi chung là Tết nhà, Tết vườn.

    Ngoài ra, cư dân vùng Tiền Giang còn có tục vào ngày cuối năm, người ta phải tưới mát các loại hoa kiểng trong sân và cây trái ngoài vườn. Và từ hôm đó cho đến ngày mồng 4- ngày đưa tiễn ông bà tổ tiên, mọi người không được hái hoa, đốn cây, chặt cành... kể cả nhổ một vài cọng cỏ. Người ta quan niệm vào ngày Nguyên Đán, muôn vật đều vui vẻ thì phải để cây cối vui vẻ. Cho nên, ở đây không có tục hái lộc đầu năm. Tục nầy xuất hiện do đồng bào miền Bắc di cư đem vào từ năm 1954, tuy được sách vở, văn thơ ca tụng song nó trái ngược với quan niệm của đồng bào Nam bộ, nhất là với cư dân miệt vườn.

    NGUYỄN NGỌC PHAN
    ( báo Tiền Giang)
     
  2. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Phong tục tết

    Tìm lại Tết Việt xưa
    11:12' AM - Thứ sáu, 20/01/2006

    Những nghi lễ quan trọng nhất trong năm đón Tết Nguyên đán đã dần thay đổi theo năm tháng. Thời gian vô tình làm nhòa đi hình ảnh một ngày lễ truyền thống được người Việt đón nhận như thế nào. Vũ Đình Liên từng rưng rưng cùng ông Đồ già, với giấy thắm nhạt nhòa mưa xuân… Từ bấy đến nay đã sang một thế kỷ nữa và giữa ồn ào cuộc sống hãy lắng lòng hồi cố tháng ngày xưa...




    Xưa, hoạt động văn hoá tinh thần vào dịp Tết Nguyên đán vô cùng phong phú, và có một số nghi lễ bắt buộc...

    Tết ông táo. Theo quan niệm dân gian, ông Táo là vua bếp dưới trần gian, mà bếp là trung tâm cuộc sống của con người. Lễ Tết ông Táo được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp lúc trưa, để tiễn vua bếp về chầu trời tâu trình việc một năm ròng coi sự ở của chủ nhà dưới trần gian. Sau khi cúng hoá vàng (gồm tiền vàng, mũ hài ông táo, cá chép bằng giấy; việc hoá các thứ này khi nhang đang cháy được 2/3 nén), gia chủ còn dâng ông táo con cá chép sống, được thả xuống ao hồ, sông hoặc suối... để cá hoá "rồng" cho Táo Quân cưỡi lên trời.

    Dựng cây nêu, được tiến hành vào ngày 30 Tết (nếu tháng thiếu ngày 29 Tết) nhằm trừ khử xua đuổi ma quỷ. Lễ trừ tịch - lễ giao thừa vào giờ chót của ngày 30 Tết lúc 12 giờ đêm (giờ chính Tý) cũng là bước sang năm mới. "Trừ" có nghĩa là bỏ đi, "Tịch" có nghĩa là đêm, trừ tịch là bỏ đi đêm cuối cùng của năm. Theo quan niệm truyền thống, lễ giao thừa là tế cựu vương hành khiển, đó là người thay mặt Ngọc Hoàng xuống trần gian trông coi việc nhân gian trong năm kể từ lúc giao thừa năm trước đến giao thừa năm sau và đón vương hành khiển của năm mới. Đi cùng với vị hành khiển là vị phán quan, giúp việc ghi chép công tội, thiện ác của nhân gian để về báo cáo Ngọc Hoàng khi hết năm. Các vị này gọi là Dương niên chi thần. Riêng hành khiển có 12 vị tước hiệu khác nhau được phái xuống trần gian lần lượt theo chu kỳ 12 năm một lần. Ví như năm Bính Tuất (2006) này, các vị dương niên chi thần được phái xuống trần gian là Việt Vương Hành Khiển, Thiên Bá Chi Thần, Thành Tào Phán Quan; năm sau (Đinh Hợi, 2007 ) là các vị: Lưu Vương Hành Khiển, Ngũ Ôn Chi Thần, Nguyễn Tào Phán Quan. Dân gian làm lễ tống cựu nghinh tân các vị quan hành khiển và các vị phán quan ở ngoài sân chứ không phải ở trong nhà.

    Xuất hành đầu năm, người xưa rất thận trọng lúc đi ra khỏi nhà ngày đầu năm, đã đề ra cả một phương pháp chọn ngày cát để xuất hành và hướng xuất hành. Ngày xuất hành phải là ngày có nhiều cát tinh như: Thiên đức , Nguyệt đức, Hoàng đạo, Sinh khí, Thiên bảo, Trực tinh, Lục hợp , Ngọc đường, Thiên ân, Thiên thành, Thiên phúc, Thiên giải, Giải thần , Thiên phù, Tam hợp..., nhưng với điều kiện ngày đó không có các hung tinh như: Sát chủ, Thọ tử, Vãng vong.

    Theo phong tục, người xưa đón năm mới còn mua lá hoàng bì, lá bưởi , lá quýt đem nấu dùng để lau sàn nhà, cột nhà, và các đồ vật khác vào ngày 30 Tết. Dân gian cho rằng làm như vậy sẽ trừ được ám khí của năm cũ, trừ những cái bất lợi của năm đã qua, như những điều khẩu thiệt thị phi, đặc biệt đối với những nhà trong năm vừa có tang. Cái lý của tập tục trên được danh y Lý Thời Trân thời nhà Minh Trung Hoa cổ đại ghi trong sách Bản thảo cương mục. Theo ông bà, thứ lá hoàng bì, lá quất, lá bưởi có tác dụng trừ tà, thanh lọc khí cũ đã hôi ám. Đặc biệt ông còn nhấn mạnh đến công dụng của cành hoa đào trừ được khí cũ, đón vượng khí và cát khí mới, cây đào có vị khí độc, cho nên áp phục được tà khí, chế ngự được trăm thứ quỷ, Từ ý tưởng trên mà đân gian xưa khi năm mới về bao giờ trong nhà cũng treo một cành đào ( đào phù - bùa đào ) trên cửa ra vào để trấn trạch trừ tà những ngày đầu năm mới. Nhưng cành đào phải có tuổi từ 3 năm trở lên mới có công hiệu "trừ tà." Như vậy cây đào là thứ bùa để trấn yểm trước cổng, trước cửa nhà vào những ngày đầu năm mới mà dân gian Việt Nam, Trung Hoa xưa quen dùng, họ không đưa đào vào nhà như một thứ hoa trang trí trong ngày Tết mà người đương đại đang làm.

    Người xưa đón năm mới còn có tục tắm nước cây mùi để khử những ám khí, những điều xui xẻo của năm cũ ra ngoài cơ thể để bước vào năm mới. Trẻ nhỏ thì tắm và gội đầu bằng nước đun cuống dưa hoặc lá dưa. Họ cho rằng, làm như vậy là tăng thêm sức khoẻ của trẻ trong năm mới.

    Đêm giao thừa và sáng sớm ngày mồng một Tết, người xưa có tục đốt pháo vào đêm giao thừa và sáng sớm để xua ôn dịch, ác quỷ, tà ma. Tục này đã có hơn 2.000 năm lịch sử. Lúc bấy giờ chưa có thuốc nổ, không có giấy, người xưa lấy lửa đốt ống trúc làm cho nó phát nổ tí tách. Đến thời Ngụy Tấn (0220 - 0439), các nhà luyện đan, như nhà hoá học ngày nay, đã phát hiện ra diêm, lưu huỳnh, than gỗ trộn với nhau theo một tỷ lệ nào đó sẽ tạo ra sự cháy và nổ. Thuốc nổ ra đời, người xưa cho vào ống trúc đốt gây ra tiếng nổ to vang. Đến thời Bắc Tống ( 0960 - 1127), trong dân gian xuất hiện pháo bằng giấy cuộn, kết lại với nhau thành pháo bánh khi đốt nổ liên hồi. Dân gian Việt Nam xưa đêm giao thừa và sáng sớm ngày mồng một đốt pháo, khi đốt pháo phải cháy nổ hết cả bánh, nếu không e sái.

    Tục người Việt ngày mồng 1 Tết ăn tết ở nhà, mồng 2 ở nhà cha mẹ vợ, mồng 3 đi lễ Tết nhà thầy giáo.

    Ngày mồng 4 đến mồng 7 làm lễ hạ cây nêu, làm lễ hoá vàng, hết Tết, bước vào công việc mới.

    Tôn Nguyệt Hoa
    ( www.dddn.com.vn)
     
  3. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Phong tục tết

    Tục trồng cây nêu

    Một trong những cổ tục khó thiếu trong những ngày Tết của Việt Nam là cây nêu.

    Nêu là một cây tre hay cây bương (một loại tre lớn rỗng ruột, thường dùng làm cột nhà hay máng nước). Ở ngọn cây tre hay bương này người ta đeo một vòng tròn nhỏ có buộc nhiều thứ (tùy theo từng điạ phương) như vàng mã; bùa trừ tà; cành xương rồng; bầu rượu bện bằng rơm; hình cá chép bằng giấy (để Táo quân dùng làm phương tiện về trời; giải cờ vải tây, điều (màu đỏ), đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung nữa.... Mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tại thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai... Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu...

    Đặc biệt vào buổi tối, người ta treo một lồng đèn ở cây nêu để Tổ Tiên biết đường mà về nhà ăn Tết với con cháu. Trước đây, vào đêm trừ tịch cũng như ngày mồng một Tết, người ta còn đốt pháo ở cây nêu để mừng Tổ Tiên về ăn tết, mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không may.v.v... Ở miền Bắc, nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo quân về trời. Chính vì từ ngày này cho tới đêm giao thừa, vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, mà người ta phải trồng cây nêu để trừ tà....
    (hanoi.vnn.vn)
     

Chia sẻ trang này