Phong thủy bí kíp

Thảo luận trong 'Kiến thức Phong Thủy: Sơn quản Nhân đinh, Thủy quản Tài' bắt đầu bởi danglevu, 25 Tháng năm 2007.

  1. danglevu

    danglevu New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    1. Sơ lược về lịch sử Phong thủy

    Theo truyền thuyết thì thời kỳ hình thành sơ bộ của Phong thủy xuất hiện từ đời Tần Hán, từ những câu truyền miệng mà trở thành cơ sở lý luận cho nó, qua thời kỳ tối cổ từ quan niệm vạn vật hữu linh (tất cả mọi lòai vật đều giống con người ở chỗ cũng có sinh mệnh) mới sinh ra thuật số (thuật là sách lược trị quốc an dân, số là lý luận về âm dương ngũ hành, sinh khắc để suy đoán điều lành dữ, xem sao chiếu mệnh, kỳ môn độn giáp, kham du+...) Kham dư là trời đất. kham là trời, dư là đất (Kham dư là thuật ngữ mà ngày nay chúng ta quen gọi là Phong thủy). Ðến thời Ngụy Tấn, danh sư Quách Phác có cách trình bày, lý luận và truyền bá thuật Phong thủy nên người đời tặng danh hiệu Tổ sự Nhưng Khổng Minh Gia Cát Lượng (Vạn thế Sư biểu) giỏi về Thuật số, mới là người có công trong việc làm cho đời sau tin tưởng để nghiên cưù và học hỏi thêm.

    Từ quan niệm sinh tử và sự sùng bái tổ tiên chôn cất người chết vào mộ phần (mộ là mất) được coi là quan trọng vì tin rằng linh hồn người chết vẫn còn theo phò trợ nên mới tìm đất tốt, hướng tốt cho mồ mả để về sau con cháu được hưng thịnh, từ đó nẩy sinh ra Âm trạch.

    Sau cùng Phong thủy Dương trạch được hình thành dựa theo truyền thống về kiến trúc cổ và tinh thần xây dựng các khu dân cư đông đúc của người Trung Hoạ Trước thập niên 1970, Phong thủy bị coi là mê tín (tín ngưỡng chấp nhận sự việc một cách mù quáng), nhưng khi biết sử dụng khoa học dể nhận thức, phát triển, biết cải cách thì cuối cùng Phong thủy được nhiều người tin tưởng và công nhận.

    Nhất là thời gian gần đây, các báo chí Âu Mỹ đã rầm rộ đăng tải, tạo thành một cao trào mà càng ngày càng được sự chú ý, quan tâm và hưởng ứng rộng rãi của hàng triệu người Tây phương.

    Theo thời gian và đà tiến hóa của xã hội, Phong thủy Âm trạch coi như đã bị đào thải, chỉ còn một số nước Á châu chậm tiến áp dụng mà thôị Từ những phương cách cổ hủ, phán đoán cục bộ để đi đến kết luận phiến diện của ngày xưa, nay đã biến đổi trở thành đơn giản, khoa học và phù hợp đời sống thực te^'. Nhờ vậy Phong thủy hiện đang phát triển mạnh trên hai lãnh vực cơ sở thương mại và nhà o+?...

    Ðịnh nghĩa Phong Thủy
    Có thể nói khoa Ðịa lý là tiền thân của khoa Phong Thủỵ Ðịa lý là danh từ dùng để chỉ vùng đất, cuộc đất, mảnh đất, thế đất... Nói theo danh từ bình dân thì Ðịa lý có nghĩa là đất đai, địa hình, địa the^'. Trong vòng trăm thước là hình, ngoài ngàn thước là the^'. Thế như thành, như tường bao quanh. Hình như lâu đài, nhà cửạ Người ta gọi trái, phải, trước, sau là tứ thế cũng như như gọi núi, nước và án là tam hình. Các thầy Ðịa lý dùng tam hình tứ thế làm 'kim chỉ nam' trong việc táng mộ và xây nhấ

    Phong Thủy là thuật ngữ được đặt ra để giải thích những cách tụ tán của khí và sự luân lưu của nước. Phong là hiện tượng chuyển động tạo ra gió, tạo nên các luồng khí, có thể hiểu khí là mây, là không khí để thở, là khí trời, là nguyên khí (nguồn động lực sinh trưởng của vạn vật), là khí lực tạo ra sức mạnh cho con người, là năng lượng nuôi sống vạn vật trên trái đất.
    Thủy là hiện tượng luân lưu của nước, nước ao tù, nước giếng, nước sông, nước hồ, nước biển, nước mưạ Do ánh sáng mặt trời làm nước nóng, bốc hơi và hơi này bay lên cao gặp lạnh đọng lại rơi xuống thành mưa trên mặt đất làm đầy lại các ao, hồ, sông rạch và từ đó nước chảy ra biển. Sinh vật sẽ không thể tồn tại nếu thiếu nước.

    nPhàm nguồn nước ở xa, nước sông quanh co uốn khúc, chảy qua rồi quay lại, chảy đi nhưng lại muốn dừng, nước suối chảy róc rách nhẹ nhàng, nước mặt hồ phẳng lặng, nước biển có sóng bạc đầu, giếng sâu nước trong và đầy... đều là vượng thủỵ Nhưng không phải lúc nào có nước đều tốt, như nước chảy đến mạnh, nhanh như ngựa chạy, chảy xiết nghe tiếng ào ào, chảy đến mà không nhập đường... làm hại cuộc đất là ám thủy (nước Tuyệt)

    tNgoài ra nước ao hồ bị tù hãm có mùi hôi hoặc vị chua, nước giếng đục, nước bùn... làm hư cuộc đất gọi là bại thủy (nước Tử) Ðiển hình như hai biển hồ ở vùng đất Palestine, cả hai biển đều đón nước từ sông Jordan nhưng một có tên là biển Chết (Dead Sea) vì biển này chỉ nhận nước vào mà không chia nước cho các nơi khác nên nước có nồng độ mặn quá cao, xung quanh không có sự sống của chim cá và con người (tử thủy).

    hTrong khi biển kia có tên là Galilee, sau khi đón nhận nước từ sông Jordan chia qua sông lạch tràn qua các hồ nhỏ, nhờ thế nước trong biển hồ này lúc nào cũng trong sạch, uống được, nên nó mang laị sự sống cho muôn thú, con người và cây cối (vượng thủy). Nhờ nguồn nước này làm cho cây cối xung quanh xanh tươi nên hiện tại biển hồ Galilee là nơi thu hút khách du lịch nhiều nhất nước.

    Trong cuốn Dã đàm Tả Ao, ông Cao Trung bình giải Ðịa đạo Diễn ca của cụ Tả Ao (thầy Ðịa lý nổi tiếng của VN) câu số 91 và 92 như sau:
    91 - Nước Sinh, nước Vượng chầu về, Cứ đến chỗ nào là tràng sinh hay đế vượng của thủy mà có nước chầu về hay có nước tụ là ta được nước sinh hoặc nước vượng.
    92 - Nước Tử, nước Tuyệt chảy đi mặc lòng. Nước tử và nước tuyệt là xấu nhất không được tụ, không được đến mà phải cho chảy đị Hoặc:
    - Nhược luận môn đình tiên luận thủy (bàn về nhà cửa, trước hết bàn về nước).
    - Ðất kết do long mà họa phúc do thủy (đất phát do khí tụ mà lành dữ do nước).
    - Minh đường tụ thủy, gia đa kim ngọc (trước nhà có nước, nhà có nhiều châu báu).
    - Hậu đường tụ thủy, bại sãn tán gia (phía sau nhà có nước, gia đình, tài sản mất mát). Những câu này cho chúng ta thấy nước là yêù tố tiên quyết liên quan đến sự lành dữ của con ngườị

    Nói đến Phong thủy một nơi nào, có nghĩa rằng chúng ta đang đề cập đến một vùng, một thành phố, một tòa nhà, một căn nhà, một căn phòng, mà chúng ta xem xét qua bốn yêù tố chính như sau:
    - Ðịa điểm (Site): Cơ sở thương mại, nhà ở, phòng ốc... Có bị hãm tài không?
    - Vị trí (location): Khu vực chung quanh, hoặc các nhà lân cận... Có bị bại địa không?
    - Môi trường (Environment): Vùng này có được sanh khí không? Có núi non, ao hồ không? Cây cỏ có xanh tươi không?
    Có bị các nhà máy thải ra những độc khí không? Có ở gần nghĩa trang với đầy tử khí không?
    - Ðịnh hướng (Orientation): Dùng la bàn (compass) để định tám hướng: Ðông, Tây, Nam, Bắc, Ðông bắc, Ðông nam, Tây bắc, Tây Nam, xem cửa chính nhà thuộc hướng nàỏ Có hạp với trạch chủ không?
    Tóm lại căn bản của khoa Phong thủy là tìm môi trường sinh thái có lợi cho cuộc sống con người nên chúng ta có thể định nghĩáPhong thủy là phương pháp và là nghệ thuật sống hòa nhập giữa con người với môi trường thiên nhiên và nhân tạo '.
    Mục đích là mang lại sự tốt lành cho sức khỏe và vận may cho con ngườị
    Thật vậy Phong thủy ngày nay rất gần với cuộc sống hàng ngày, nó giúp cho việc làm ăn được tốt đẹp, vợ chồng hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn và học hành tiến bộ hơn.

    2. Khái Quát Về Âm Dương, Bát Quái

    Nhớ lời thầy dạy:
    'Phong thủy là tìm huyệt (địa,thủy, khí), mà huyệt ở đâủ Huyệt tại Tâm. Muốn được Phong thủy tốt, trước nhất Tâm phải tốt. Tâm tức là tâm địa, là tấm lòng, là tình thương đối gia đình và xã hộị Nhận chân tình của người cho mà không nghĩ đến chuyện trả lại hoặc chuyển cho người khác (làm việc thiện) thì cuộc đời sẽ như biển Chết mà thôị Cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa khi một ngày nào ngó lại thấy chung quanh chỉ có một mình, không có ai là bạn thì nói gì đến tâm giao hay tri ky?? Không hiếu thảo với cha mẹ mà đi tìm huyệt tốt để chôn với ước muốn con cháu được hưng vượng mai sau thì đúng là chuyện không tưởng, không những không được như yù mà bản thân còn bị họa, con cháu về sau sẽ bị táng gia bại sản. Hồn thiêng của cha mẹ nào đi phò trợ cho những đứa con bất hiếu?'. Và người đời thường nói gieo nhân nào thì gặt quả nấy, gieo mạ sẽ gặt được lúa, trồng đậu được đậu, chớ trồng cỏ làm sao hái được đậủ Dĩ nhiên ai vun trồng nhân Phúc đức sẽ gặt hái được quả Phúc đức. Người trồng cây hạnh người chơi, Ta trồng cây Ðức để đời về saụ Không tích đức mà muốn được Phong thủy tốt thì không khác nào không trồng mà đòi gặt hái, không gởi tiền vô trương mục mà muốn... lấy ra xài!

    Phong thủy coi trọng tình cảm con người, núi phải nhấp nhô uốn khúc, sông không được chảy thẳng vào mà phải chảy quanh như con cái phải nghe lời ông bà cha mễ Có tôn ti trật tự thì mới thuận lòng Trời mà 'Thuận thiên tồn, nghịch thiên tữ (theo ý Trời thì sống mà nghịch ý Trời thì chết). Bởi vậy Phong thủy quan tâm nhiều đến việc tích đức, lấy đức làm gốc, âm đức cao dầy thì quỷ thần kinh, tạo nhiều phước đức (dương đức) trong đời sống thì luôn được quới nhơn giúp đỡ, con cháu sẽ được kẻ thương người mến. Âm đức là phước đức (làm việc thiện) của ông bà, cha mẹ đã dầy công vun trồng lúc còn sống để lại cho con cháụ Dương đức là những công đức mà người còn sống đang làm, có lợi ích cho xã hộị Âm trạch (trạch có nghĩa là chọn lựa) là chọn đất tốt cho mồ mầ Thuật ngữ này bắt nguồn từ thuyết âm dương, mặt đất là dương, dưới mặt đất là âm. nhantrachoc.net.vn Cho nên việc tìm đất tốt xây nhà cửa người ta gọi là Dương trạch. Thầy Ðịa lý coi trọng âm trạch hơn dương trạch gấp trăm lần, vì an táng ông bà cha mẹ là làm tròn chữ hiếu, hồn thiêng sẽ độ trì cho con cháu thịnh vượng về saụ Âm trạch thịnh hành đến thời kỳ cực độ và suy sụp cho đến ngày nay đúng theo Dịch ly'.

    Lý âm dương là cột trụ của Kinh Dịch, mà Kinh Dịch là một kỳ thư, từ cổ chí kim trong khắp thiên hạ chưa có quyển sách nào khác được các triết gia, sử gia và các khoa học gia trên thế giới tìm hiểu, nghiên cưù và giảng giải nhiều như nô Qua mấy ngàn năm nay cũng không biết ai là tác giả và nó xuất hiện vào thời kỳ nào, chỉ biết nó có đến hàng chục thuyết khác nhau và thuyết nào cũng có giá trị tương đối (Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái định cát hung, cát hung sinh đại nghiệp).

    2-1. Âm dương
    Thái cực là tiền đề của lưỡng nghi Âm Dương/

    Theo quan niệm của triết học Trung Hoa giải thích: Vũ trụ là một khoảng không, tồn tại từ nguyên sơ được biểu tượng bằng một vòng tròn gọi là Thái Cực, về sau khí âm nặng lắng xuống thành đất, khí dương nhẹ bay lên thành trời, hai khí Âm Dương này được gọi là Lưỡng Nghị Nghi dương được biểu tượng bằng một vạch liền (__) và của Nghi âm bằng một vạch đứt đoạn (_ _). Nghi còn gọi là hàọ Lưỡng Nghi sinh ra Tứ Tượng là do Nghi dương và Nghi âm chồng lên nhau mà thành.
    Hào dương chồng lên hào dương (===) thành Thái dương.
    Hào âm chồng lên hào dương (-- --) thành Thiếu dương.
    Hào âm chồng lên hào âm (== ==) thành Thái âm.
    Hào dương chồng lên hào âm (------) thành Thiếu âm (hình 2).
    Âm dương có nhiều đặc tính, nhưng quan trọng nhất là tính chất tương phản, tính chất tương giao tương hòa và tính chất bao quát.

    2-2. Bát quái
    Thái cực là một khối phân thành 2, 2 nhân 2 thành 4, 4 nhân 2 thành 8; tức ba hào vẽ thành một quái (quẻ). Tổng cộng có 8 quẻ gọi là bát quáị Có tên bát quái rồi thì phải có hình thể, do đó người ta dùng những sự vật thường gặp nhất trong thiên nhiên làm biểu tượng và Bát quái có hình tượng như sau:

    Quẻ thiên nhiên gia đình

    Càn (Ch'ien) trời (heaven) cha (father)

    Khảm (K'an) nước (lake) trung nam (miđle son)

    Cấn (Ken) núi (mountain) thiếu nam (youngest son)

    Chấn (Chen) sấm (thunder) trưởng nam (eldest son)

    Tốn (Sun) gió (wind) trưởng nữ (eldest daughter)

    Ly (Li) lửa (fire) trung nữ (miđle daughter)

    Khôn (Kùn) đất (earth) mẹ (mother)

    Ðoài (Tui) đầm (sea) thiếu nữ (youngest daughter)

    Trong bát quái thì Càn, Khôn (trời, đất) là căn bản, các biểu tượng khác đều từ đó sinh rạ Chủ yêù của bát quái trong khoa Phong thủy là dùng để chỉ phương vị mà thôị Có hai loại hình tượng bát quái: có nguồn gốc từ Hà đồ, Tiên thiên Bát quái xuất hiện vì gần gũi với thiên nhiên và từ cơ sở sẵn có này về sau mới biến hóa thành Hậu thiên Bát quái (từ Lạc thư) có liên quan mật thiết với nhà cửa và con ngườị

    Ðời nhà Tống có Trần Ðoàn Lão Tổ có công trong việc khai sáng ra khoa Tử vi Ðẩu số nên được đời sau xưng tụng lả Tiên nhân'. Ðệ tử các đời sau là Thiệu Ung, do sự tiếp nhận tự nhiên vào cách thức sinh hoạt của con người nên đưa ra hình tượng Tiên thiên bát quái với hai chiều tuần hoàn:
    - Thuận hành (theo chiều kim đồng hồ) thứ tự như:
    Tốn, Khảm, Cấn, Khôn.
    - Nghịch hành (ngược chiều kim đồng hồ) co:ù Càn, Ðoài, Ly, Chấn.
    Ðến thời kỳ con người có những sinh hoạt tiến bộ như biết tạo dựng nhà để che mưa nắng, biết chế tạo quần áo để mặc, không còn ăn thịt sống... thì Hậu thiên Bát quái mới xuất hiện.
    Tương truyền vào đầu thời Tây Chu, vua Văn Vương đã vẽ ra hình tượng nàỵ Hậu thiên bát quái có các quẻ bắt đầu từ Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Ðoàị Thuận hành một chiều duy nhất. Cần nói thêm là trong thuật số dùng chữ quẻ, trong phong thủy dùng chữ cung.
    Theo Phong thủy thì phương vị:
    - Khảm, Ly, Chấn, Tốn thuộc Ðông tứ trạch.
    - Càn, Khôn, Cấn, Ðoài thuộc Tây tứ trạch.
    - Càn, Khảm, Cấn, Chấn thuộc Dương;
    - Tốn, Ly, Khôn, Ðoài thuộc Âm.
    Trong Hậu thiên Bát quái người ta dùng số của cửu cung để đếm từ một đến chín, gọi là Cửu Cung Bát Quái như sau:Nhất Khảm, Nhì Khôn, Tam Chấn, Tứ Tốn, Ngũ Trung, Lục Càn, Thất Ðoài, Bát Cấn, Cửu Lỵ

    Dùng Cửu cung để tính ra hướng nhà cửa, mồ mả hoặc tính cung Phi để biết kiết hung cho nam nữ trước khi gả cưới... Vì từ Hậu thiên Bát quái, người ta tính ra cung mệnh và hướng căn nhà nên xin được mở ngoặc nói trước để dẫn chứng về sự liên quan này, như:
    - Trạch mệnh tương phối: phối hợp hướng của căn nhà và cung mệnh của gia chu?. Chẳng hạn như người Ðông tứ mệnh phải ở nhà Ðông tứ trạch. Người Tây tứ mệnh phải ở nhà Tây tứ trạch thì mới gọi là thượng cát. - Ốc mệnh tương phối: ốc là phòng, tức là chọn phòng ngủ hợp với mệnh mình. Chẳng hạn như người Ðông tứ mệnh ở Ðông tứ ốc, Tây tứ mệnh ở phòng Tây tứ ốc thì được trung cát (nếu không cùng trạch mệnh).
    - Sàng mệnh tương phối: sàng là giường. Ðông tứ mệnh ngủ Ðông tứ sàng (đầu nằm về Ðông), Tây tứ mệnh ngủ Tây tứ sàng (đầu nằm về Tây), được coi là hạ cát (vì đã không phù hợp với trạch và ốc mệnh nên mới chọn cách này).
    Nếu chồng và vợ khác mệnh, thí dụ chồng Tây tứ mệnh, vợ lại Ðông tứ mệnh, trên giường người chồng nên nằm nửa giường phía Tây, vợ nằm nửa giường phía Ðông.
    Các cung của Bát quái
    Người ta dùng 8 câu dưới đây để chỉ hình tượng, phương hướng và cung vị của Hậu thiên Bát quái (cần thuộc lòng):
    Càn tam liên, Tây Bắc, Tuất Hợi,
    Khảm trung mãn, chánh Bắc, đương Ty'.
    Cấn phúc huyễn, Ðông Bắc, Sửu Dần,
    Chấn ngưỡng bồn, chánh Ðông, đương Mẹọ
    Tốn hạ đoạn, Ðông Nam, Thìn Tỵ,
    Ly trung hư, chánh Nam, đương Ngỗ
    Khôn lục đoạn, Tây Nam, Mùi Thân,
    Ðoài thượng khuyết, chánh Tây, đương Dậụ
    (tam liên = 3 vạch liền; trung mãn = vạch giữa liền; phúc huyễn = giống chậu úp; ngưỡng bồn = như chậu ngửa; hạ đoạn = vạch dưới đứt đoạn; trung hư = vạch ở giữa đứt đoạn; lục đoạn = đứt thành saù đoạn; thượng khuyết = vạch trên đứt đoạn).

    Cách bấm bàn tay
    Xòe ngửa bàn tay trái lên (như hình 5) dùng đầu ngón cái bấm vào lóng tay đeo nhẫn đồng thời đọc Càn, kế tiếp (theo thuận hành) bấm lóng dưới ngón giữa đọc Khảm, tiếp theo bấm lóng dưới ngón trỏ đọc Cấn, bấm lên trên lóng giữa ngón trỏ đọc Chấn, kế tiếp bấm lóng trên cùng ngón trỏ đọc Tốn, rồi tới lóng trên đầu ngón giữa đọc Ly, đến lóng đầu ngón áp út đọc
    Khôn và cuối cùng bấm lóng giữa ngón áp út đọc Ðoàị Cứ như thế bấm vòng nhiều lần sẽ quen tay (vì có 8 cung nên không bấm lóng giữa của ngón giữa, cách bấm này gọi là bấm thuận hành vì thuận chiều kim đồng hồ).
    Sau khi đã quen di chuyển ngón cái, bắt đầu bấm Càn đồng thời đọc nguyên câu Càn tam liên Tây Bắc, Tuất Hợi, bấm cung Khảm đọc nguyên câu Khảm... cứ thế di chuyển ngón cái vừa bấm từng lóng vừa đọc, cuối cùng bấm Ðoài thượng khuyết, chánh Tây, đương Dậụ Bấm tiếp tục như thế mười phút, bảo đảm sẽ quen tay và thuộc lòng.

    Ðịa bàn
    Muốn xem Phong thủy mà không có địa bàn không khác nào vượt biên bằng ghe thuyền mà thiếu hải bàn. Thời trước người ta gọi là La bàn, nay từ chính xác nhất để dịch chữ Compass là Ðịa bàn (tiếng Pháp = La Boussole). Các đơn vị bộ binh dùng Ðịa bàn để định hướng, đặt nó lên bản đồ để xác định vị trí đóng quân hay hướng tiến chiếm mục tiêu...

    Tùy theo mục đích và quốc gia chế tạo, Ðịa bàn có nhiều hình dáng khác nhau nhưng chắc chắn có những điểm chung như:
    - Mặt kiếng trong suốt của nó phải hình tròn.
    - Dưới mặt kiếng có vòng tròn nhỏ hơn di động theo từ trường, từ tâm điểm đi lên có mũi tên (dạ quang) luôn chỉ hướng Bắc, phía dưới tâm có chữ S (South = Nam), bên trái tâm có chữ W (West = Tây) và bên phải có chữ E (East = Ðông).
    - Những lằn gạch ngoài cùng phân chia thành 64 ô nhồ
    - Bên trong có 18 ô nhỏ, mỗi ô chiếm 20 độ, tổng cộng là 360 đo^..
    Cách xử dụng: Ðặt địa bàn lên bản đồ, từ từ xoay bản đồ đến khi hướng Bắc của bản đồ trùng với mũi tên chỉ hướng Bắc của địa bàn là đã định đúng hướng. Cũng như cách trên, đặt địa bàn trên bát quái, xoay bát quái đến giữa cung Khảm nằm trùng với mũi tên chỉ hướng Bắc của địa bàn là định hướng đúng. Ghi chú: Ðia bàn thường bị lệch nếu gần bên có những
    vật làm bằng kim loại, hoặc máy móc có sức hút mạnh hơn từ trường. Trường hợp này chúng ta đặt địa bàn lên bàn tay di chuyển tới lui để thấy độ lệch hầu điều chỉnh lại cho đúng hướng.

    Sách tham khảo:
    The Feng Shui Handbook của Derek Walters (1991)

    3. Không nên trồng cây tre trong sân nhà

    Ở VN, ngày xưa người ta thường trồng những lũy tre thành hàng rào, bao quanh miếng đất của mình để phân ranh với những miếng đất kế cận. Nơi hải ngoại cũng có nhiều người thích trồng tre, trúc vì nó tượng trưng cho người quân tÙ Nhưng họ đâu biết rằng sẽ có tai họạ Thường những nhà nào có trồng tre hoặc trúc (dù trong chậu) đều bị thảm hại, bị nhiều trở ngại trong công ăn việc làm, sức khỏe suy yêù, gia đình xào xáo, gia chủ hoặc người vợ có khi bị mạng vong. Theo ngũ hành luận, hình thể lá tre thuộc hành hỏa, thẳng, nhọn như mũi tên. Chiều dài của lá trúc, tre thường vào khoảng 6 cm đến 15 cm, nếu đo theo thước Lỗ ban, nó luôn nằm ở các cung độc hại từ thoát tài... cô quả, trường bịnh, kiện tài, ngũ quỷ, thất thoát. Gia chủ ra vô hàng ngày đều bị những mũi tên nhọn tẩm độc chĩa vào giống như một mãnh tướng bị thế trận cung tên vây hãm, đến một ngày sức cùng lực kiệt không thể gạt đỡ nổi, thì giống như 'La Thành thọ tiển' mà thôị

    Lời khuyên: Nếu nhà có trồng tre hoặc trúc, xin hãy chặt bỏ, kể cả tre giả làm kiểng trong nhà cũng vậy, đừng bao giờ đem cho người khác, vì làm như thế sẽ đưa tai họa đến cho người, mình sẽ bị tổn đức về saụ


    4. Không nên dùng và trữ muỗng thiếc trong nhà (loại muỗng mà ngày xưa chúng ta dùng nó để ăn tàu hủ).

    Cho dù đang sống ở hải ngoại, có rất nhiều gia đình vẫn sử dụng muỗng thiếc để chan canh hoặc cho trẻ em ăn cơm bằng tộ Phần lớn các gia đình dùng loại muỗng này đều thiếu trước hụt sau về mặt tài chánh, gia đình thường bị xáo trộn, con cái học hành không được tới nơi tới chốn... Vì chiều dài của muỗng này trong khoảng từ 1.25 tấc đến 1.30 tấc, ngay cung kiệt tài (cạn tiền) theo thước Lỗ ban. Hơn nữa, muỗng làm bằng thiếc thuộc hành Kim, ứng với việc gia chủ ngày càng sa sút về tiền bạc. Muỗng cùng loại này nhưng làm bằng sành, bằng plastic thì không sao cả.

    5. Nên mở cơ sở thương mại tại địa điểm đã bị cháỵ Sông có bên bồi bên lở, bên bồi thịnh bên lở suỵ Phố sá cũng vậy, một bên phát một bên bình, bên này đường rầy xe lửa tiêu điều nhưng bên kia lại phồn vinh tấp nập, cùng một diện tích, giá cả thuê mướn lại khác nhau, có khi gấp ba lần. Ra làm ăn buôn bán ai cũng muốn vị trí tốt, nhưng mấy ai biết được dù nằm bên thịnh hay bên suy, cơ sở làm ăn cũng sẽ phát đạt nhanh chóng nếu nơi đó đã bị thần hỏa thăm viếng và vừa được xây dựng lạỉ Phàm nơi nào bị thần hỏa viếng, nơi đó được lửa đốt tiêu đi những tà khí còn vương đọng sau biết bao năm tích tu.. Khí nơi đó bắt đầu sinh vượng, đắc địa hai chu kỳ là mười tám năm. Ðiển hình như tại Cabramatta, bên này ga xe lửa, đường Broomfield, có một Club bị cháy và đã được xây dựng lại rất khang trang, rộng rãi, tràn đầy sinh khí, nhất là nơi nhà hàng Tingha Palace tọa được đắc địa, trang trí bên trong cũng như bức từng nước và hàng cây xanh bên ngoài làm cho nó được đắc cách.

    Theo Phong thủy vị trí buôn bán được đắc địa thì tài lộc dồi dào, cộng thêm đắc cách, cơ sở làm ăn đó sẽ vươn lên một cách nhanh chóng, thuật ngữ phong thủy gọi là Ðại cát.

    (trích từ vobivietnam. com)
     
  2. danglevu

    danglevu New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Phong thủy bí kíp

    6. Hà đồ, Lạc thư và chữ Ngũ

    Lời người viết: Một số độc giả nóng lòng yêu cầu Vô Chiêu nên đi ngay vào phương pháp và cách thức xem Phong thủy cho nhà ở và cơ sở thương mại để quý độc giả này có thể thực hành ngay chớ khỏi cần 'vòng vo Tam
    quốc'. Lại có rất nhiều độc giả lại hoan nghênh lối viết có đầu, có đuôi như hiện tại để có thêm kiến thức hầu dễ dàng nghiên cứu thêm trong tương laị
    Dù sao đi nữa Vô Chiêu cũng chân thành cám ơn những tấm lòng ưu ái của quý vị dành cho, nhưng theo thiển ý của Vô Chiêu, muốn chơi cờ tướng thì trước hết chúng ta phải biết cách chơi, tức là phải biết cách đi của Xe, Pháo, Ma~... cách ăn con và cách chiếu bí đối phương. Nếu không biết những căn bản đó thì làm thế nào chúng ta nhập cuộc chơỉ Cũng như muốn lái xe hơi, đầu tiên chúng ta phải biết luật đi đường, kế tiếp phải thực tập điều khiển tay lái, có thông thạo thì mới lái xe an toàn đến nơi, đến chốn. Hoặc muốn làm thơ Ðường luật, chúng ta phải biết qua âm luật bằng trắc...! Cho nên... Nhớ thầy kể: Ngày xưa, có bà lão ở chung một nhà với hai đứa con trai, đứa lớn ngày ngày vào rừng đốn củi đem ra chợ bán, đứa con kế làm nghề bán du`. Cả làng đều biết bà này ngày nào cũng khóc dù cho trời mưa hay nắng, bởi lý do trời mưa làm cho đứa con lớn không thể vào rừng đốn củi, còn trời nắng đứa nhỏ không bán được du`. Nhưng đến một ngày bà lão ấy không còn khóc nữa mà ngày ngày đều tươi cườị Thì ra bà gặp một dị nhân, râu tóc bạc phơ đã hỏi bà: Hôm nay trời nắng, thời tiết rất tốt cho thằng con bà đi đốn củi, khỏi sợ mưa ướt, vậy tại sao bà không vui mừng cho nó mà bà lại khóc? Ngày mai trời mưa thằng con nhỏ sẽ bán được nhiều dù, tại sao bà không thấy đó là điều tốt mà bà luôn nghĩ ngược lạĩ và bà lão đã 'ngo^.' ngay khi đô
    Sau khi kể, thầy hỏi Vô Chiêu: 'Nhà ngươi nghĩ gì về câu chuyện này?'. Trả lời rằng: 'Theo ý con, hai người con đó phải trao đổi nghề nghiệp lẫn nhau, thì cả hai mới có công việc làm hằng ngày, không phải bận lòng vì
    mưa hay nắng'.
    Thầy phán: 'Vậy thì nhà ngươi có thể xuống núi được rồi đố Bây giờ Vô Chiêu vừa biết đốn củi, vừa biết bán dù, cho nên mặc trời mưa hay nắng ngày nào cũng vui tươị
    Thôi thì quý độc giả nào yêu cầu mà không toại ý, xin cũng nở nụ cười giống như hàng ngày để đời thêm tươi, chớ đừng buồn trách mà tội nghiệp cho... Vô Chiêụ

    Nguồn gốc Hà đồ, Lạc thư
    Theo truyền thuyết rằng vua Phục Hy lấy được Hà đồ trên lưng con long mã ở sông Hoàng Hà, vạch ra bát quái (có 8 quẻ đơn, mỗi quẻ chỉ có ba vạch) và nhân đó đặt ra chữ viết đầu tiên. Về sau không biết ai đã trùng
    quái, tức là kết hợp với bảy quẻ kia thành tám quẻ kép, tuần tự kết hợp tám lần thành sáu mươi bốn quề

    Về Lạc thư, tương truyền rằng vua Ðại Vũ nhân dịp đi du ngoạn trên sông Lạc (là một nhánh của Hoàng hà) thấy rùa thần nổi lên và trên lưng nó có những nét đặc biệt, từ đó làm ra Cửu trù Hồng phạm, còn gọi là Lạc thư (kỳ thư trên sông Lạc).

    Mặc dù cùng có những con số giống nhau nhưng:
    Hà đồ biểu thị trường khí dương xoáy thuận hành (thuận chiều kim đồng hồ) từ trái sang phải (hình 6). Lạc Thư biểu thị trường khí âm xoáy nghịch hành từ phải sang trái, đồng thời còn bao gồm cả trường khí âm dương giao hội, tức là vừa có dòng xoáy thuận hành và vừa có dòng xoáy nghịch hành .
    Gần đây rất nhiều học giả cho rằng Hà đồ, Lạc thư bắt nguồn từ sự quan sát các hiện tượng tinh tú trong giải Ngân hà, tức khoa Thiên văn và Ðịa lý học.

    6.1 Hà đồ

    Riêng các nhà khảo cổ đời nay lẫi cho rằng Hà đồ có thể có nguồn gốc từ Hệ Từ truyện trong kinh Dịch: 'Nhất thiên, lưỡng địa, tam thiên, tứ địa, ngũ thiên, lục địa, thất thiên, bát địa, cửu thiên, thập địá (số 1 trời, 2 đất, 3 trời, 4 đất,... 9 trời, 10 đất). Thiên chỉ số dương, dấu vòng tròn trắng. Ðịa chỉ số âm, dấu vòng tròn đen.
    Trời có 5 số: 1, 3, 5, 7, 9, cộng thành 25. Ðất có 5 số:
    2, 4, 6, 8, 10, cộng thành 30.
    Tổng cộng số âm dương là 55. Vì tam thiên (3) cộng lưỡng địa (2) thành ngũ (5) là số tượng trưng cho trời và đất nên đặt số 5 ở giữa gọi là Ngũ trung, Ðông (số 3), Tây (số 4), Nam (số 2), Bắc (số1).
    Mỗi số có một số bổ túc thành cặp như:
    - Ở phương Ðông: 3 dương cộng 5 của cung trung thành 8 điểm đen (âm).
    - Ở phương Tây: 4 âm cộng 5 của trung cung thành 9 điểm trắng (dương).
    - Ở phương Nam: 2 âm cộng 5 của trung cung thành 7 điểm trắng (dương).
    - Ở phương Bắc: 1 dương cộng 5 của trung cung thành 6 điểm đen (âm).
    - Ở trung ương: 5 âm cộng 5 của trung cung thành 10 điểm đen (âm).
    Số: 1 2 3 4 5 là số sinh.
    Số: 6 7 8 9 10 là số thành của Hà đo^`.
    Số trời 1 sinh thủy 6; số đất 2 sinh hỏa 7; số trời 3
    sinh mộc 8; số đất 4 sinh kim 9; số trời 5 sinh thổ 10.
    Cần nhớ các cặp số 1-6 Thủy; 2-7 Hỏa; 3-8 Mộc; 4-9 Kim;
    5-10 Tho^?.

    6.2 Lạc thư

    Số của Lạc thư như sau:
    Số dương gồm 1 - 3 - 5 - 7 - 9 cộng thành 25 (giống Hà đồ).
    Số âm gồm 2 - 4 - 6 - 8 cộng thành 20 (kém Hà đồ 10).
    Biểu tượng cho số dương hay âm đều như Hà đồ, vòng trắng dương, vòng đen âm, nhưng các số bố trí khác nhau như số 5 ở giữa gọi Ngũ trung; Ðông (số 3); Tây (số 7); Nam (số 9); Bắc (số1). Nếu để Lạc thư chồng lên
    Hậu thiên bát quái chúng ta sẽ thấy có sự tương quan chặt chẽ ở hướng Ðông Tây Nam Bắc và Ngũ trung.
    Ba câu thiệu dưới đây chỉ số của Lạc thư (cần nhớ):
    Tứ hải, Tam sơn hội Bát tiên
    Cửu long, Ngũ hổ trụ Nhất thiên
    Nhị vương, Thất tướng phò Lục quốc (hình 10)
    Cộng 3 con số theo chiều ngang, dọc, xéo đều ra 15.
    Những con số này là bản thể của vạn vật trong vũ trụ (theo vũ trụ luận của Pythagore). Chính nhà triết học và toán học Pythagore cũng phải công
    nhận.

    Hà đồ lấy số sinh làm chủ nên phải đặt số 5 vào cung trung (Ngũ trung). Lạc thư cũng lấy số 5 đặt ở cung trung vì số này là số của trời đất (tam thiên: dương; lưỡng địa: âm).

    6. 3 Nói về chữ Ngũ
    Trước đây, vào đêm giao thừa hay ngày mùng một Tết Nguyên Ðán người giàu có thường kêu đoàn Lân đến nhà múa để xua đuổi tà ma, chướng khi'... mang lại vận may cho gia chu?. Nhưng với điều kiện phải đủ năm con Lân năm màu khác nhau múa Ngũ phúc lâm môn thì gia chủ mới
    chịu chi tiền hậu hỷ (lâm: đi đến, môn: cửa hai cánh)

    Ngũ phúc: Ngũ là năm; phúc là tốt lành.

    Theo kinh thư, Ngũ phúc có: Thọ (sống lâu), Phú (giàu có), Hiếu đức (có hiếu và làm được điều thiện), Khang ninh (khỏe mạnh) và Khảo chung mạng (già mới chết, chứ không bị tai nạn mà chết). Người ta không bao giờ để người 'xông đất' đến nhà hoặc khai trương cơ sở thương mại vào ngày Ngũ kỵ (người xông đất là người đầu tiên đến nhà trong ngày Tết Nguyên Ðán).

    Ngũ kỵ: Ngũ là năm; kỵ là kiêng cữ, gồm có: Nhứt Xích (xích tòng giáng hạ); nhì Thiên (thiên tai đại họa); tam Nương (ba cô phá); tứ Sát (sát chủ); ngũ Nguyệt (nguyệt kỵ).
    Ngoài ra cũng tìm người có tướng mạo Ngũ hưng, mang hai chai nước đến nhà 'xông đất ' đầu năm, nhà mới được đại cát đại lợị Tìm người có đủ Ngũ hưng, không khác gì 'mò kim đáy biển' nên người ta chỉ cần người có hai trong năm điều kiện để tượng trưng là được.

    Ngũ hưng: Ngũ là năm; hưng là hưng thịnh.

    Một là dòng dõi vua chúa; hai là dị tướng; ba là đã có ứng nghiệm về sự may mắn; bốn là rộng rãi, có lòng nhân từ; năm là sáng suốt, biết dùng ngườị Người có hai tướng mạo tốt theo ngũ hưng cũng chưa đủ, phải nhờ thầy xem tướng mệnh người xông đất có tốt không? Có sống thọ không? Số có vất vả không? Nếu tốt thì mới được mời đến xông đất. Năm vị trí để xem tướng mệnh gọi là Ngũ nhạc.

    Ngũ nhạc: Ngũ là năm, nhạc là núị Năm hòn núi tiêu biểu cho năm phương của Trung Hoa và cũng tiêu biểu cho năm vị trí trên khuôn mặt mà khoa tướng mệnh nhìn vào đó để luận đoán.

    - Ðông nhạc: Thái sơn (gò mábên trái)
    - Tây nhạc: Hoa sơn (gò má bên phải)
    - Nam nhạc: Hoành sơn (trán)
    - Bắc nhạc: Hằng sơn (cằm)
    - Trung nhạc: Tung sơn (mũi)
    Theo sách viết thì năm ngọn núi này còn được gọi là Ngũ Hành Sơn.
    Nói đến Ngũ Hành Sơn là nhớ tới năm ngọn núi mà Tề Thiên Ðại Thánh bị Phật tổ dùng để nhốt, trong truyện Tây Du ký của tác giả Ngô Thừa Ân.
    Truyện kể: Sau khi loạn Thiên cung, Tề Thiên bị bắt trói và bị xử trảm. Vì nhờ ăn đào Tiên, uống ngự tửu của Ngọc Ðế và năm chục bầu kim đơn của Thái thượng Lão quân nên trở thành mình vàng, đao kiếm chặt không đứt,
    cuối cùng Thái thượng Lão quân xin Ngọc Ðế cho đem Tề Thiên bỏ vào lò bát quái (càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài) đốt bốn mươi chín ngày để Kim đơn chảy ra thì Tề Thiên sẽ ra trọ Bị đốt Tề Thiên bèn trốn
    trên cung Tốn (gió ở trên) nên không bị lửa bát quái đốt chết nhưng đôi mắt bị khói un biến thành màu vàng và cũng ngất ngư gần chết. Ðúng ngày, đạo sĩ canh gác mở nắp lo,u Tề Thiên bèn nhảy thót ra và lập tức đá
    ngã lò bát quái (rớt xuống trung giới thành núi lửa) bắt đầu đánh phá Thiên cung. Tứ đại Thiên vương và ba mươi sáu vị Lôi công do Ngọc Ðế sai tới đều đánh không lại Tề Thiên. Ngọc Ðế liền cầu viện Phật To^?. Khi Phật tổ Như Lai đến, Tề Thiên hiện nguyên hình, đòi Phật tổ phải kêu Ngọc Ðế nhường lại Thiên cung cho mình. Phật tổ hỏi: Ngọc hoàng Thượng đế đã tu hơn 1500 kiếp mới được cai quản Thiên cung, nhà ngươi có tài đức gì mà đòi thay thễ (một kiếp = 60 năm).
    Tề Thiên trả lời: Ngoài 72 phép thần thông, cân đẩu vân, ta còn có phép nhảy, một nhảy của ta xa 108 ngàn dậm. Như thế đủ để làm Thượng đế chưả
    Phật Tổ: Không cần nói nhiều, nếu nhà ngươi nhảy qua khỏi bàn tay ta, ta sẽ nói Ngọc đế nhường ngôi chọ Còn nếu nhảy không qua khỏi thì nên về Trung giới tu tiếp tục, nhà ngươi chịu không?
    Tề Thiên nghe xong mừng thầm trong bụng, vì nghĩ rằng với tài nhảy của mình qua bao nhiêu núi đồi còn được huống hồ gì một bàn tay thì 'chắc ăn như bắp', liền đồng y'.
    Phật Tổ xoè bàn tay hồng đỏ bên phải bằng lá sen đưa ra về phía trước. Tề Thiên liền co giò nhảy qua, sau đó Tề Thiên ngó quanh thấy năm cây cột màu đỏ, phía trên ngọn có mây xanh, nghĩ rằng mình đã qua khỏi bàn tay của Như Lai, nhưng phải làm dấu để đối chứng bèn viết xuống cột giữa tám chữ 'Tề Thiên Ðại Thánh đáo thử nhứt dú (Tề Thiên Ðại Thánh đi chơi đến chỗ này) và vạch quần đái một vũng rồi cân đẩu vân trở lại báo với Phật Tổ là đã nhảy qua bàn tay rồị Phật Tổ bảo: Nhà ngươi nhảy không qua khỏi bàn tay của ta mà lại múa mồ
    Tề Thiên nói: Ngươi đâu có theo ta mà biết, ta đã đi đến tận chân trời,không tin ngươi đi theo ta coi thÙ
    Phật Tổ: Ta chẳng đi đâu hết, ngươi hãy cúi đầu nhìn vào bàn tay của ta, ngươi sẽ rổ
    Tề Thiên trợn mắt nhìn xuống thấy ngón tay giửa của Phật Tổ có tám chữ do mình đã viết và một vũng nước đái, hoảng kinh muốn nhảy đi coi lại một lần nữa, nhưng Phật Tổ đã úp bàn tay, năm ngón tay hóa thành năm hòn núi chụp đè lên lưng Tề Thiên, năm hòn núi là Ngũ hành sơn.

    Qua câu truyện trên chúng ta nhận thấy thời nhà Ðường là thời kỳ phát triển Phong thủy thành thục vì không riêng về truyện Tây Du ký mà một số truyện khác cũng lồng Bát quái hoặc Ngũ hành vàọ Về Thuật số quan trọng nhất là bát quái nhưng về Phong thủy thì Ngũ hành được xem là tối quan trọng, vì nó có đặc tính khác như tính sinh hóa và khắc che^'.
    (Ðón đọc kỳ tới: Ngũ hành)


    Sách tham khảo:
    1. Dương cơ chứng giải của Lộc Dã Phu (1995)
    2. Lịch sử Phong thủy của La Tuấn và Hà Hiểu Hân (1997)
     
  3. danglevu

    danglevu New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Phong thủy bí kíp

    7. Thiên Can, Ðịa Chi

    Thiên Can

    Can là yếu tố bắt nguồn từ trời, dương khí, từ khí Tiên thiên nên gọi là Thiên Can. Theo truyền thuyết, Thiên Can xuất hiện vào đời Thương
    (1776-1122 trước Công nguyên) do vua Thành Thang lấy tên các người con đặt tên cho mười số có sớm nhất trong mẫu tự chữ viết và chia làm mười phương gọi là Thập Thiên Can gồm có:
    Giáp, Ất, Bính, Ðinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quy'.
    Về âm dương: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm thuộc dương.
    Ất, Ðinh, Kỷ, Tân, Quý thuộc âm.
    Phối hợp với ngũ hành: Giáp, Ất hành mộc; Bính, Ðinh
    hành hỏa; Mậu, Kỷ hành thổ; Canh, Tân hành kim; Nhâm, Quý hành thủỵ
    Về tạng phủ thì Tạng gồm: Ất (gan), Ðinh (tim), Kỷ (lá lách), Tân (phổi), Quý (thận). Phủ có: Giáp (mật), Bính (ruột non), Mậu (bao tử), Canh (ruột già), Nhâm (bàng quang).

    Nhìn số chót của năm Tây lịch, chúng ta biết năm đó thuộc Can gì: Canh số 0, Tân số 1, Nhâm số 2, Quý số 3, Giáp số 4, Ất số 5, Bính số 6, Ðinh số 7, Mậu số 8, Kỷ số 9. Vì thế nếu thấy số 0 chót thì biết là chữ Canh, như sanh năm 1950 Canh Dần, 1960 Canh Tý, 1970 Canh Tuất. Số 4 chót là chữ Giáp, chẳng hạn như 1924 Giáp Tý, 1934 Giáp Tuất, 1944 Giáp Thân. Số 9 chót là chữ Kỷ, như năm 1949 Kỷ Sửu, 1959 Kỷ Hợị

    Ðịa Chi

    Chi là yếu tố bắt nguồn từ Ðất, âm khí, từ khí Hậu thiên nên gọi là Ðịa Chị
    Âm dương là về tinh thần, Ngũ hành là phần vật chất, Ðịa Chi là âm. Ðịa Chi có Ngũ hành của Chị Ngũ hành của Chi có cái dương, cái âm nhưng Ðịa Chi trội dư hơn Thiên Can hai hành Thổ (một dương, một âm).
    Thập nhị Ðịa chi là từ dùng để gọi mười hai con vật rất quen thuộc với chúng ta như: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợị
    Về âm dương: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất thuộc dương. Sửu, Mẹo, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi thuộc âm. Về bát quái và hướng: Tý (khảm: Bắc); Sửu, Dần (cấn: Ðông Bắc); Mẹo (chấn: Ðông); Thìn, Tỵ (tốn: Ðông Nam); Ngọ (ly: Nam); Mùi, Thân: (khôn: Tây Nam); Dậu (đoài: Tây); Tuất, Hợi: (càn: Tây Bắc).
    Phối hợp với ngũ hành: Dần, Mẹo hành mộc; Tỵ, Ngọ hành hỏa; Thân, Dậu hành kim; Hợi, Tý hành thủy; Thìn, Tuất, Sửu, Mùi hành tho^?.
    Về tháng: Căn cứ theo sự di chuyển và 12 vị trí của sao Bắc Ðẩu, nên tháng được tính như sau: Dần tháng Giêng, Mẹo tháng 2, Thìn tháng 3, Tỵ tháng 4, Ngọ tháng 5, Mùi tháng 6, Thân tháng 7, Dậu tháng 8, Tuất tháng 9, Hợi tháng 10, Tý tháng 11, Sửu tháng Chạp. Về giờ: Tý (11-1 giờ sáng), Sửu (1-3 giờ sáng), Dần (3-5 giờ sáng), Mẹo (5-7 giờ sáng), Thìn (7-9 giờ sáng), Tỵ (9-11 giờ sáng), Ngọ (11-1 giờ trưa), Mùi (1-3 giờ chiều), Thân (3-5 giờ chiều), Dậu (5-7 giờ tối), Tuất (7-9 giờ tối), Hợi (9-11 giờ tối).
    Ðúng ra 10 Can ghép với 12 Chi sẽ thành 120 nhưng vì xếp dương vào với dương, âm vào với âm cho nên chỉ còn lại phân nửa là 60. Chính vì thế tính chất âm dương của Can, Chi bao giờ cũng trùng, như Can dương đi chung với Chi dương, Can âm đi với Chi âm. Cho nên không bao giờ có Can dương đi với Chi âm hay ngược lại, chẳng hạn như Giáp (+) Sửu (-), Ất (-) Dần(+)...
    Mỗi năm người ta dùng tên một Chi để gọi, như năm nay là chi Thân, người ta ghép thêm can Giáp vào phía trước, nên gọi năm nay là năm Giáp Thân. Ghép như thế hết một vòng từ Giáp Tý đến Quý Hợi là 60 năm (Lục Giáp).

    Thiên can và Ðịa chi là hai thế Lưỡng nghi của Dịch lý, Can là dương, Chi là âm. Can là gốc còn Chi là ngọn. Luận Can Chi theo Ngũ hành, cuộc đời của mỗi con người đều nằm trong sự sinh khắc như:
    - Can sinh Chi: Có bản lãnh hơn ngườị
    - Can và Chi cùng hành: Có năng lực đầy đu?.
    - Chi sinh Can: Gặp may nhiều hơn có thực tàị
    - Can khắc Chi: Gặp nhiều trở ngại trên đường đờị
    - Chi khắc Can: Luôn gặp nghịch cảnh, chông gaị

    Bàn tay tính Can

    Chỉ sử dụng ba ngón tay: trỏ, giữa và áp út. Tính chỉ chớ không tính lóng .
    Dùng ngón cái, khởi bấm từ ngón tay đeo nhẫn đọc Giáp, theo thuận hành qua trái bấm ngón giữa đọc Ất, tiếp tục bấm qua ngón trỏ đọc Bính, bấm lên một nấc của ngón trỏ đọc Ðinh, bấm lên thêm một nấc nữa đọc Mậu, bấm trên đầu ngón trỏ đọc Kỷ, bấm qua đầu ngón giữa đọc Canh, bấm qua đầu ngón áp út đọc Tân, bấm xuống một nấc của ngón áp út đọc Nhâm và cuối cùng bấm xuống một nấc của ngón áp út đọc Quy'. Cứ thế
    tiếp tục bấm lại từ đầu đọc Giáp cho đến Quý, vừa bấm vừa đọc không lâu sẽ quen tay, càng tập càng bấm nhanh.

    Bàn tay tính Chi

    Dùng hết bốn ngón: trỏ, giữa, áp út và ngón út. Tính chỉ chớ không tính lóng . Dùng ngón cái, (cũng giống như bàn tay tính Can) khởi bấm từ ngón tay đeo nhẫn đọc Tý, theo thuận hành qua trái bấm ngón giữa đọc Sửu, tiếp tục bấm qua ngón trỏ đọc Dần, bấm lên một nấc của ngón trỏ đọc Mẹo, bấm lên thêm một nấc nữa đọc Thìn, bấm trên đầu ngón trỏ đọc Tỵ, bấm qua đầu ngón giữa đọc Ngọ, bấm qua đầu ngón áp út đọc Mùi, bấm qua đầu của ngón út đọc Thân, bấm xuống một nấc của ngón út đọc Dậu, bấm xuống một nấc nữa đọc Tuất và bấm xuống dưới cùng của ngón út đọc Hợị Cứ thế tiếp tục bấm từ Tý cho đến Hợi, vừa bấm vừa đọc không lâu sẽ quen taỵ Nên tập bấm bàn tay này nhiều hơn, vì nó rất quan trọng cho việc tính toán các bàn tay sau nàỵ
    Can Chi phối hợp với Âm Dương tuần tự luân chuyển, khiến vạn vật phải chịu ảnh hưởng ngày đêm, tối sáng, từ suy vong đến thịnh vượng. Cuộc đời con người cũng thế, có lúc thịnh lúc suy, đời sống và định mệnh gắn
    liền với sự chuyển dịch của vũ trụ và thiên nhiên. Cho dù thịnh hay suy, quan trọng nhất là chúng ta phải kiên nhẫn tiếp tục những công việc hàng ngày, đừng thất chí mà bỏ rơi tất cả, cũng đừng tự kiêu mà làm tổn
    hại đến phước đức đã vun trồng, luôn lúc nào cũng quyết tâm làm lành lánh dữ thì cho dù bị cùng hung cũng sẽ hoá kiết.

    Sách tham khảo:
    - Biết trước 10 năm của Vương Thiên Ðịa, Triệu Hâm và Vương Phàm (2002).

    (trích từ vobivietnam. com)
     
    Last edited by a moderator: 26 Tháng năm 2007

Chia sẻ trang này