Quan Hệ Giữa Cha Mẹ và Con Cái

Thảo luận trong 'Tâm sinh lý' bắt đầu bởi phimanh, 15 Tháng tám 2013.

  1. phimanh

    phimanh New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng mười 2010
    Bài viết:
    38
    Điểm thành tích:
    0

    Ai ai cũng có gia đình, có cha mẹ và con cái. Tôi tin rằng mọi người đều thấy rõ đại đa số trong gia đình sự quan hệ giữa con cái và cha mẹ luôn có một khoảng cách ? Tại sao như vậy? Tại sao sự quan hệ giữa cha mẹ và con cái không được tự nhiên, thoải mái như giữa mình và bạn bè?

    Sự đối xử lạnh lùng, tẻ nhạt của cha mẹ và con cái xuất phát từ nguyên nhân cha mẹ luôn đặt nặng vấn đề kẻ trên người dưới, cha mẹ cho rằng họ có quyền trách mắng, bắt buộc, giam hãm, ra lệnh, đánh đập, la hét, phạt, cấm đoán, cho phép, thương yêu theo cách nghĩ của họ. Họ tưởng rằng làm như vậy là tốt cho con cái. Nhưng ngược lại, họ càng làm cho con cái càng xa lánh họ, luôn giữ khoảng cách với họ, luôn e dè, sợ hãi họ, làm cho con cái và cha mẹ mất đi sự đối đãi tự nhiên, bởi vì con cái thấy rằng mình đã bị mất đi cái quyền sống của con người.

    Khi có cảm giác mất an toàn, con cái không bao giờ nói, chia sẻ hoặc tâm sự thật lòng với cha mẹ những lo lắng, sợ hãi, phiền muộn, những ước mơ và những mong ước trong lòng. Bởi vì chúng biết cha mẹ không biết thông cảm cho chúng, cha mẹ chỉ biết nghĩ theo cách của họ, không bao giờ biết nghĩ cho chúng. Từ đó khoảng cách giữa cha mẹ và con cái càng xa dần, trở nên lạnh nhạt. Giữa họ với nhau, có vui cũng chỉ là những cái vui ngoài mặt, còn trong lòng luôn giữ sự phòng thủ an toàn, e dè và sợ hãi.

    Để tránh những trường hợp trên thì giữa cha mẹ và con cái phải làm gì? Biết rằng "Không có nhân làm sao có quả". Cái nhân là do cha mẹ tạo ra. Cách ứng xử trong gia đình đầu tiên đều phụ thuộc cách ứng xử của cha mẹ đối với con cái.

    Người làm cha mẹ phải đặt mình vào vị trí của con cái để hiểu biết rõ điều này. Muốn có sự quan hệ tự nhiên bình thường giữa cha mẹ và con cái thì cha mẹ phải biết xem con cái như người bạn, đối xử với con cái như đối xử với người bạn thân:

    1. Tôn trọng, bình đẳng, biết lắng nghe, biết thông hiểu mọi cảm nhận của người con.
    2. Không bao giờ bắt buộc con cái làm bất kỳ điều gì theo ý của mình. Biết nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng theo ý của con. Nên tùy thuận những điều thiện, chứ không tùy thuận những điều ác. Trong sự tùy thuận phải biết khéo léo, thiện xảo.
    3. Không trách mắng, không nói cái sai, cái lỗi, cái xấu của con cái,
    4. Không phạt, không chê bai, không đánh đập, không ra lệnh, la hét,...
    5. Không bắt buộc con cái làm bất kỳ điều mà chúng không thích.
    6. Không áp đặt con cái sống theo cách sống của mình.
    7. Biết tạo không gian và môi trường để con cái được thử thách, được học hỏi, tự trải nghiệm và trưởng thành: trường lớp, ngoại khóa, dã ngoại, du lịch, đi xa, đi làm,...
    8. Biết thương yêu và tha thứ, bỏ qua mọi lỗi lầm của con. Lòng yêu thương của cha mẹ được thể hiện từ suy nghĩ, hành động, lời nói, nụ cười, ánh mắt, vòng tay.
    9. Tạo lòng tin và tin tưởng con cái sẽ làm được mọi việc. Tự đứng dậy sau những lần vấp ngã và sẽ trưởng thành.
    10. Luôn tạo một điểm tựa tốt khi cần thiết để con cái nương tựa và đứng dậy.
    11. Dùng cách khéo léo ẩn dụ để giải thích mọi sự việc theo ý nghĩa: những việc này nếu làm hoặc nói sẽ mang đến sự nguy hại, sự đau khổ cho chính mình, cho người và cho các loài vật. Người có trí tuệ sẽ không làm những việc mang đến sự nguy hại và đau khổ cho chính mình, cho người và muôn loài vạn vật khác. Ngược lại chỉ nên nói và làm những việc đem niềm vui và hạnh phúc cho mình, cho người và cho các loài vật khác.
    12. Ngoài ra cha mẹ còn biết thành thật, nhận lỗi khi sai, biết xin lỗi con cái, chứ không phải vì che dấu cái sai cái lỗi của mình mà la mắng, trách móc con cái, bắt con cái làm theo những gì mình nghĩ là đúng.
    13. Không bao giờ dùng những hình thức dối gạt con cái để đạt được mục đích như dối gạt con ăn cơm rồi sẽ mua quà, dẫn đi chơi. Khi con ăn cơm xong thì không mua quà, không dẫn đi chơi,...
    14. Luôn làm gương tốt và đạo đức cho con cái trong từng suy nghĩ, lời nói và việc làm.
    15. Giải thích và phân tích mọi việc cho con cái biết thế nào là ác, thế nào là thiện (10 điều thiện, 10 điều ác) theo 3 tiêu chuẩn: "Những suy nghĩ, lời nói và việc làm của mình có đem niềm vui và hạnh phúc đến cho mình, cho người và các loài vật hay không."
    16. Tự do bàn cãi và tranh luận với con cái mọi vấn đề, không dùng quyền hành bắt buộc hoặc áp đặt con cái nghe theo ý mình, luôn tôn trọng mọi ý kiến của con cái, biết lắng nghe ý kiến của con cái. Cha mẹ chỉ nói lên ý của mình để con cái tự nhận thức dần dần và tự trải nghiệm trong đời sống. Ý kiến của cha mẹ chỉ là sự hướng dẫn con cái đến những điều thiện, điều tốt và lợi ích cho mình và mọi người, chứ không phải bắt buộc con cái phải nghe và làm theo.
    17. Dù cho con cái không nghe và làm theo ý của cha mẹ cũng không sao. Khi chúng gặt được hậu quả sai lầm, xấu hoặc có sự nguy hại nào thì cũng từ đó con cái sẽ rút được kinh nghiệm xương máu, tự con cái sẽ biết kính trọng những điều cha mẹ nói.
    18. Khi thấy con cái sai, bị hậu quả xấu, cha mẹ cũng không vì đó trách mắng, nói cái sai, cái lỗi,... của con. Chỉ tự nhủ thầm rằng, con cái đã học được bài học quý giá từ những cái sai lầm này, sau này chúng sẽ không còn sai phạm nữa là đủ.
    19. Luôn vui vẻ với mọi điều con cái làm ủng hộ chúng. Luôn đứng về phía con cái dù là được kết quả xấu. Đâu có ai là toàn mỹ, biết sai mà sửa thì đó mới là bậc quân tử.
    20. V.v...



    Ai ai cũng có tự ái, có cái ngã, cái tôi, luôn sợ sai, sợ thất bại, sợ người khác biết cái sai, cái xấu, cái lỗi của mình, ai ai cũng muốn mình luôn đúng, ai ai cũng muốn được thương yêu và tha thứ, ai ai cũng muốn được quan tâm, đối xử bình đẳng và tôn trọng, ai ai cũng muốn nhận được nhiều, ai ai cũng muốn có nhiều lợi ích, ai ai cũng muốn là người chiến thắng, ai ai cũng muốn hơn người khác,...Do vậy, không chỉ riêng gì cha mẹ với con cái, anh chị với em, người lớn với người nhỏ, kẻ trước với kẻ sau, người trên với người dưới, người chủ với người làm, vua với dân, ... đều phải biết tâm lý này để rút ra những bài học quý giá, cách ứng xử đúng để có thể đem sự hòa thuận với nhau giữa người và người ở mọi nơi mọi lúc.

    Khi con người cảm thấy mất đi sự an toàn của bản thân, tự họ sẽ rút co lại, đề phòng và tự bảo vệ chính mình. Do vậy hãy luôn tạo sự an toàn cho tất cả mọi người.
     

Chia sẻ trang này