Quan niệm tình dục của Đông phương học

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi Phong -Thuỷ, 13 Tháng năm 2007.

  1. Một số quan niệm tình dục của phương Đông cổ đại


    Tình ý phù hợp là một trong những điều kiện để thành công trong chuyện vợ chồng.
    Phương Đông cổ đại lấy lý thuyết âm dương và ngũ hành làm cơ sở để giải thích mọi hiện tượng trong đời sống tình dục. Theo đó, nam là dương, nữ là âm. Nếu âm, dương không cân bằng, không hòa hợp thì con người sẽ phát sinh bệnh tật và tổn thọ.

    Theo triết học cổ đại phương Đông, âm dương là những thế đối nghịch nhau của sự vật như trời - đất, mặt trời - mặt trăng, nam - nữ, trắng - đen, ngày - đêm... Theo Kinh dịch, âm dương có giao cảm với nhau thì sự sống mới tồn tại và phát triển.

    Âm dương luôn phải tương ứng, tương sinh, đó là nguyên lý bao quát trong cả đời sống tình dục. Sách Tố Nữ Kinh giải thích sự suy nhược cơ thể dựa trên thuyết Âm dương ngũ hành: Trong trời đất có 5 yếu tố chính là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ (ngũ hành); chúng tương khắc và tuần hoàn. Nếu thủy tính (nữ nhân) quá mạnh thì dễ hại tới hỏa tính (đàn ông). Cát Hồng - nhà khoa học thời Tấn - cũng cho rằng: "Âm và dương không giao cảm với nhau sẽ làm tổn thương sinh mệnh".

    Người phương Đông xưa coi trọng tình dục và các phương pháp tăng cường sức mạnh tình dục (bổ thận và cường dương). Sách Mạnh Tử viết: "Ăn uống, sắc dục là bản tính". Sách Lễ Ký viết: "Ăn uống, quan hệ nam nữ là nhu cầu lớn trong bản năng sinh tồn". Tình dục không chỉ là nhu cầu của tuổi thanh niên mà ngay cả người có tuổi cũng vẫn cần. Người Trung Quốc vốn nổi tiếng với các thang thuốc cường tinh tráng thể giúp kéo dài tuổi thọ và đời sống tình dục.

    Theo quan niệm phương Đông, tình dục phải hòa nhịp với thiên nhiên. Sách viết về tình dục của Trung Hoa cổ xưa coi chuyện nam nữ là một bộ phận vũ trụ. Lão Tử viết: "Bốn mùa, trời đất, âm dương, con người phải luận theo". Cách thức giao hợp cũng phải theo những thế đối nghịch nhau của sự vật như trời (dương) trùm lên đất (âm), trời đất hòa quyện liền nhau thành nhất thể nên mãi mãi trường tồn...

    Thời điểm thụ thai lý tưởng được coi là giờ Tý (11 giờ khuya đến 1 giờ sáng) hay giờ Sửu (từ 1 đến 3 giờ sáng). Trong khoảng thời gian này, can mạch (mạch liên quan tới gan) hoạt động, trong đó có mạch nối với cơ quan sinh dục, khiến cho sự giao hợp được thoải mái và có thể kéo dài. Can mạch hoạt động lên đến tuyệt đỉnh vào lúc 2 giờ sáng, vì vậy nên xuất tinh vào giờ này. Theo sách Tố Nữ Kinh, không được giao hợp vào ngày đầu tháng (âm lịch), giữa tháng và cuối tháng. Sau này, nhiều nhà nghiên cứu của Đông y đã phê phán những quan niệm quá khắt khe đó, nhưng vẫn giữ lời khuyên tránh giao hợp vào những ngày giông bão, mưa to gió lớn... Họ cho rằng điều kiện môi trường đột biến thì trạng thái cơ thể cũng phải biến động để thích nghi, do đó không nên làm cho tinh khí tiết xuất. Các nghiên cứu về thời sinh học ngày nay cho thấy những lời khuyên của người xưa có nhiều điều hợp lý.

    Hoạt động tình dục hợp lý, đúng cách cũng là một phương pháp dưỡng sinh. Cát Hồng viết: "Dù cho có uống trăm ngàn thứ thuốc mà không biết thuật phòng trung (các phương pháp thực hành tình dục) thì cũng chỉ là vô ích". Thuật phòng trung thực chất là các phương pháp điều hòa hơi thở, những tư thế trong quan hệ tình dục để đem lại khoái cảm, không làm hao tổn sức khỏe mà còn có thể chữa được bệnh. Sách Ngọc phòng thiết yếu quyết cũng viết: "Phàm ở đời, thân thể người ta thường bị suy mòn do không nắm được phép tắc giao tiếp giữa âm và dương (nữ và nam). Người biết đạo âm dương thì có được sự vui vẻ, người không biết thì thân thể và sinh mệnh sẽ bị hủy hoại...". Y lý phương Đông khuyên nên thực hành tình dục dưỡng sinh ngay từ khi còn trẻ vì những người trẻ dễ coi thường sức khỏe và làm phương hại đến hạnh phúc gia đình. Mọi người cần biết nên làm gì và tránh những gì. Điều này cũng phù hợp với kết quả các nghiên cứu khoa học gần đây: thực hành tình dục an toàn và lành mạnh sẽ đem lại sức khỏe.

    Khác với quan niệm tình dục hiện đại, các "nhà tình dục học" phương Đông phân biệt rõ những tư thế tình dục để lấy khoái cảm (30 tư thế) và những tư thế nhằm mục đích dưỡng sinh, chữa bệnh (24 tư thế gồm cửu pháp, bát ích, thất tổn). Cửu pháp (9 thế) chủ yếu dựa trên sự kiềm chế xuất tinh, nhờ đó có thể tiêu trừ những chứng bệnh sinh ra do buồn giận, ghen ghét (thế thứ 4), giữ tinh lực giúp cho thân thể cường tráng (thế thứ 5), tiêu giải được trăm thứ bệnh (thế thứ 6, 7), tăng tuổi thọ và sức khỏe (thế thứ 9). Có người cho rằng những mô tả về cửu pháp đã cung cấp nhiều gợi ý cho 2 nhà nghiên cứu tình dục học nổi tiếng người Mỹ là Master và Johnsons khi xây dựng liệu pháp tình dục chữa xuất tinh sớm (những năm 1940-1950).

    Những chỉ dẫn về thực hành tình dục của người xưa còn hướng đến mục đích sinh con khoẻ mạnh. Người xưa chưa biết đến tinh trùng và noãn mà chỉ suy luận rằng sinh con là nhờ vào tinh cha và huyết mẹ; hai yếu tố âm dương ấy hòa với nhau tạo nên bào thai. Nếu tinh và huyết cường thịnh thì thai nhi sẽ khỏe mạnh. Vì vậy, đạo sinh con phải lấy dưỡng tinh và dưỡng huyết làm trọng. Hoạt động tình dục điều hòa thực chất cũng là cách bảo vệ tinh cha, huyết mẹ. Ngoài ra, muốn có con cái khỏe mạnh, trai gái cần phải kết hôn ở độ tuổi thích hợp.

    BS Đào Xuân Dũng, Sức Khoẻ & Đời Sống( Vnexpress)
     
  2. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Quan niệm tình dục của Đông phương học

    Tính dục học cổ điển phương Đông (1)

    Tính dục là câu chuyện muôn đời của nhân loại. Tính dục học xuất hiện trước khi con người bước vào văn minh kỹ thuật, và nhiều tính dục kinh truyền tụng lại từ hàng nghìn năm trước chứng tỏ tiền nhân khá hiểu biết về cuộc sống phòng the và có đủ năng lực để nâng nó lên hàng... nghệ thuật.

    Tại phương Đông, cùng với hai nền văn minh rực rỡ của Ấn Độ và Trung Quốc, hai bộ sách tính dục Kamasutra và Tố nữ kinh xứng đáng là những tác phẩm cổ điển đề cập một cách sâu sắc đến lạc thú gối chăn trên bình diện khoa học.

    Từ Kamasutra, niềm tự hào của người Ấn Độ

    Kamasutra được xem là một trong những "tính dục kinh" cổ điển của nhân loại, nhưng đến nay, nó vẫn còn mang tính thời sự trong việc nghiên cứu đời sống tình dục của con người đương đại. Tác giả của tác phẩm này là Vatsyayana Mallanaga, một nhà hiền triết nghiên cứu về tôn giáo sống ở Pataliputra, phía bắc Ấn Độ, trong khoảng năm 200 đến 300.

    Theo tín ngưỡng Hindu giáo, của cải vật chất trên trần thế, tính dục và sự cứu rỗi của linh hồn đều có tầm quan trọng như nhau. Sự thiếu vắng của một trong những yếu tố này sẽ làm cho cuộc sống con người không hoàn hảo. Không có tính dục, xã hội loài người sẽ biến mất, đó là lý do tại sao mỹ thuật tính dục chiếm một vị trí vừa quan trọng, vừa thiêng liêng trong kinh cổ của người Hindu.

    Kamasutra là một tuyển tập những "cách ngôn về tình yêu" được Vatsyayana viết bắng tiếng Phạn (Sanscrit), ngôn ngữ văn chương cổ của Ấn Độ, trong đó đề cập đến nhiều vấn đề tình dục. Tác phẩm gồm khoảng 1.250 khổ thơ chia thành 7 tiết, 36 chương và 64 đoạn, trong đó, ngoài nghệ thuật gối chăn, còn có nhiều khía cạnh khác, tạo cho người xem một hình ảnh chi tiết của đời sống xã hội Ấn Độ xưa.

    Kể từ lúc xuất hiện, Kamasutra đã được phổ biến trên toàn Ấn Độ, nhiều tác phẩm bình luận về nó ra đời vào những thế kỷ sau đó. Càng về sau, càng ít người biết được nội dung bản gốc ra sao. Mãi đến cuối thế kỷ 19, người phương Tây mới biết đến Kamasutra qua bản dịch của nhà ngôn ngữ học người Anh Richard Burton, xuất bản năm 1883. Từ đó đến nay, đa số những nghiên cứu, thảo luận về Kamasutra đều dựa trên tác phẩm này.

    Kamasutra không chỉ đề cập đến tính dục như kích thích dục tình, sự ôm ấp, vuốt ve, giao hợp..., mà còn luận về những chuyện thường thức trong đời sống lứa đôi như hôn nhân, nghĩa vụ và ưu quyền của người phụ nữ, gái mại dâm... Tuy nhiên, ngày nay, khi nói đến tác phẩm này, người ta nghĩ ngay đến những vấn đề tính dục, đặc biệt là các tư thế giao hợp được phân thành 8 tư thế chính, mỗi tư thế chính lại chia thành 8 tư thế phụ, tổng cộng là 64 tư thế khác nhau, tất cả chiếm khoảng 20% dung lượng tác phẩm. Kamasutra miêu tả chuyện gối chăn như một "sự kết hợp thánh thiện", trong đó, tác giả tin rằng tính dục tự nó không có gì sai trái, nhưng sinh hoạt tình dục bừa bãi là điều tội lỗi. Ý niệm này sau 18 thế kỷ vẫn còn nguyên giá trị. Tác phẩm giúp con người đạt được nghệ thuật gối chăn ở mức độ thâm sâu nhất.

    Ngoài chủ đề chính là các tư thế trong phòng the, Kamasutra còn đề cập đến việc tạo ra một "môi trường tính dục", với một căn phòng được tổ chức sao cho có thể đánh thức và kích thích mọi cảm giác của con người. Nói một cách cụ thể hơn, cần trang trí căn phòng bằng hoa và trái cây, dùng hương thơm tạo ra một bầu không khí dễ chịu, treo những tác phẩm nghệ thuật hoặc trưng bày vải vóc có hoa văn đẹp để nhìn ngắm... Bên cạnh đó, các đối tượng cần xây dựng một không gian cách biệt với đời sống bên ngoài, không một áp lực thời gian nào đè nặng lên những giây phút hoan lạc lứa đôi.
    ( maiyeuem.net)
     
  3. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Quan niệm tình dục của Đông phương học

    Phần 2
    Trong thời thịnh trị của các vua chúa phương Đông, đời sống tình dục là một trong những biểu hiện đi đôi với quyền lực, quyền lực càng cao thì cung phi mỹ nữ càng nhiều, tam cung lục viện càng đông đúc.

    Tố nữ kinh - "sản phẩm độc quyền" của vua chúa Trung Quốc

    Nhiều đấng cửu trùng chỉ sống được 20-30 năm chỉ vì thể hiện thứ "quyền lực" ấy một cách quá ư mãnh liệt, khiến cơ thể không còn khả năng bù đắp những tổn hao quá lớn diễn ra hằng đêm. Tuy nhiên, có vị hiểu được điều này rất sớm, nên trong thời gian trị vì, đã có bên mình những danh y, cố vấn tình dục vào hàng siêu đẳng.

    Tiêu biểu cho thành phần biết lo xa đó là vua Hoàng Đế nước Trung Quốc sống cách đây khoảng 4.600 năm. Ông có ba nữ cố vấn tình dục là Tố nữ, Huyền nữ và Thái nữ, luôn kề cận bên mình để trả lời mọi "thắc mắc biết hỏi ai" của nhà vua. Ngoài ra, nhà vua còn có một danh y giúp chăm sóc sức khoẻ, tương truyền chỉ riêng tuổi thọ 800 năm của ông Bành Tổ này cũng đủ trở thành một đảm bảo tuyệt vời có thể khiến nhà vua yên tâm mà thể hiện "quyền lực" hằng đêm trong cung cấm. Có lẽ nhờ vậy mà Hoàng Đế sống đến 100 tuổi (2697-2598 trước Công nguyên) và thời đại của ông đã để lại cho đời sau hai bộ "tính dục kinh" nổi tiếng là Hoàng Đế nội kinh và Tố nữ kinh.

    Nếu Kamasutra chú trọng đến tư thế ái ân để mang lại sự thoả mãn toàn diện, thì Tố nữ kinh (và y học cổ đại Trung Quốc nói chung) dựa trên ý niệm âm - dương, ngũ hành (Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ) và được coi là sách kinh điển về tính dục học suốt thời kỳ phong kiến Trung Quốc. Tác phẩm này chủ yếu ghi lại những câu hỏi của nhà vua và lời giải đáp của Tố nữ, được người đời sau coi đó là những ý niệm có tính khoa học và vẫn còn có giá trị nhất định trong xã hội đương thời. Yếu tố âm dương thường được nữ cố vấn này vận dụng trong nhiều trường hợp "khúc mắc" của nhà vua. Chẳng hạn như Hoàng Đế than phiền với Tố nữ là ông cảm thấy mình khí suy nhược, khi ái ân không có sự đồng nhịp với bạn đồng hành, khiến cho tâm trạng bất an, lòng không còn vui thú. Người cố vấn này đã giải thích rằng hiện tượng trên xuất phát từ sự thiếu hoà hợp âm dương, tinh lực của người nam như lửa, của nữ như nước, nếu tinh lực của người nữ mạnh hơn nam thì cũng như nước tạt vào lửa, làm cho ngọn lửa tắt ngấm, dẫn đến hậu quả là sự ái ân có hại cho sức khoẻ và không còn thú vị nữa.

    Về sự hoà hợp âm dương, Tố nữ kinh còn đi xa hơn khi cho rằng trong ân ái, người nam có thể "hấp thu" tinh lực của người nữ bằng cách làm cho họ đạt đến độ cực khoái nhiều lần trong khi mình vẫn bế tinh, không làm mất đi chân khí. Sự hấp thu này tăng cường khí lực cho bộ não, khiến cho họ có thể sống trường thọ. Trong khi đó, ở giới nữ, tình trạng cực khoái một hay nhiều lần trước bạn tình không làm hao tổn chân khí của họ. Có lẽ đây cũng là một trong những lý do khiến cho các vua chúa phong kiến có nhiều phi tần cung nữ trẻ đẹp bao quanh.

    Sự hấp dẫn và đi sâu vào điểm yếu ở nam giới của Tố nữ kinh đã khiến cho các vua chúa và giới công hầu trong xã hội Trung Quốc coi đó như "gia bảo" thuộc thành phần giai cấp của họ. Mặt khác, theo quan niệm thời đó, những gì đề cập đến trong tác phẩm này là "tà dâm", làm bại hoại xã hội, cho nên Tố nữ kinh bị ém nhẹm trong chốn cung đình hay giới quý tộc trong suốt hơn 2.000 năm. Nhiều bậc đế vương không hiểu thấu đáo hay hiểu sai những gì được diễn đạt trong Tố nữ kinh, khiến cho nhiều ông đã sớm rời bỏ ngai vàng, về miền cực lạc ở tuổi 20-30. Mãi đến năm 225, dưới thời nhà Hán, sách này mới được phổ biến tương đối rộng rãi trong tam cung lục viện và sau đó đi dần vào cuộc sống đời thường.
    ( maiyeuem.net)
     
  4. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Quan niệm tình dục của Đông phương học

    Tính dục học cổ điển phương Đông (3)

    Sự hiện diện của Kamasutra trong nghiên cứu tính dục của giới khoa học đương đại là điều đã rõ. Cho đến nay, 64 tư thế ái ân do kinh này vạch ra vẫn còn là đề tài tham khảo trong các tài liệu tính dục học.

    Kamasutra và Tố nữ kinh trong cuộc sống đương đại

    Tố nữ kinh không được giới nghiên cứu phương Tây chú ý bằng Kamasutra, tuy vậy, những ý niệm căn bản mà nó nêu lên vẫn đang là chủ đề được các nhà tình dục học chuyên tâm nghiên cứu. Ý niệm này được tóm lược trong câu nói của Huyền nữ với Hoàng Đế: "Dương đắc âm nhi hoá dục, âm hộ dương nhi thành trưởng, âm dương tương hỗ tương thành, hỗ tương cảm ứng, tuần hoàn tương sinh" (Dương có âm mà sinh ham muốn, âm hỗ trợ dương cùng lớn lên, âm dương cùng hỗ trợ nhau mà thành, cùng nhau cảm ứng, cùng nhau tuần hoàn). Đến thời nhà Chu (770-220 trước CN), những người theo học thuyết của Lão tử tiếp tục nhấn mạnh đến thuyết âm dương trong sinh hoạt nam nữ. Họ cho rằng người phụ nữ hấp thu được khí âm một cách viên mãn, trong khi đó, người nam chỉ hấp thu dương khí trong một chừng mực nào đó. Vì thế, theo họ, trong đời sống gối chăn, trước khi xuất tinh, người nam phải tạo điều kiện cho người nữ đạt đến cực khoái nhiều lần để hấp thu tinh lực của họ. Không làm được điều này, có nghĩa là nếu người nam xuất tinh trước người nữ thì đương sự sẽ không hấp thu được tinh lực của người nữ, sức khoẻ suy kém, lâu ngày có thể dẫn đến tử vong. Cũng từ quan niệm này, những người theo học thuyết Lão tử coi hiện tượng thủ dâm là cấm kỵ và có hại cho sức khoẻ, vì không có sự hoà hợp âm dương.

    Trong khi đó, y học phương Tây trước đây quan niệm rằng tinh dịch của người đàn ông sẽ được phục hồi ngay sau khi xuất tinh và năng lực sản xuất tinh dịch của cơ thể họ là vô hạn. Điều này về sau được đánh giá là một ngộ nhận. Nhiều nhà y học cho rằng sau khi cho đi nửa lít máu, cơ thể cảm thấy yếu mệt trong một đến hai ngày, cho đến khi lượng máu mất đi được tái tạo. Với tinh dịch của người nam cũng vậy, cơ thể phải tốn nhiều khí lực sau một lần xuất tinh để tái tạo tinh dịch và tái lập sự cân bằng về hormone đã mất. Những người xuất tinh một hay nhiều lần hơn nữa mỗi ngày sẽ mất dần trí nhớ và sự mẫn tiệp, vì 20% tinh dịch của họ được cấu tạo bằng dịch não tuỷ. Những phát hiện y học gần đây cho thấy hiện tượng xuất tinh thường xuyên sẽ gây ra tình trạng thiếu kẽm trầm trọng trong cơ thể, dẫn đến hậu quả lão suy sớm, kém tập trung, trầm cảm mạn tính, mất khả năng tình dục... Chính những nhận định khoa học này chứng tỏ ý niệm cơ bản về "bế tinh" và kiểm soát xuất tinh trong Tố nữ kinh đến nay vẫn còn giá trị thực tế. Nhiều "kỹ thuật" khác được đề cập tỉ mỉ trong bộ tính dục kinh trên cũng còn tính thời sự.

    ( maiyeuem.net)
     
  5. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Quan niệm tình dục của Đông phương học

    Âm dương hòa hợp - Sinh con khỏe



    Theo Đông y, tố chất của đứa trẻ tương lai không những phụ thuộc vào tuổi kết hôn, tình trạng sức khỏe của cha mẹ, mùa thụ thai… mà còn phụ thuộc rất lớn vào mức độ hòa hợp âm dương giữa vợ chồng khi phòng sự (gối chăn).


    Nhận thức về các nhân tố tác động đến tố chất của đứa trẻ tương lai đã hình thành từ rất sớm ở phương Đông. “Ưu sinh” (sinh con khỏe), theo cách hiểu của các nhà dưỡng sinh cổ đại, là lợi dụng các “nhân tố tự nhiên” (di truyền), để sinh được những đứa con có tố chất ưu việt, về trí lực và thể lực, đồng thời dễ dàng thành đạt trong cuộc đời.



    Sự khác biệt nhất định về thể chất, tiềm năng tình dục, thói quen sinh hoạt, trình độ hiểu biết về tình dục… đều có thể ảnh hưởng đến sự hòa hợp trong tình dục, khả năng thụ thai và tố chất của đứa trẻ tương lai.



    Chính vì vậy mà danh y Trương Cảnh Nhạc, thời nhà Minh (Trung Quốc) đã nghiên cứu toàn diện các lý luận về tình dục học của tiền nhân, kết hợp với kinh nghiệm thực tế và lập ra một hệ thống phép tắc, gọi đó là “Thập cơ”, nghĩa là 10 cơ hội, 10 vấn đề cần nắm vững, khi vợ chồng tiến hành phòng sự, để có thể đạt tới hòa hợp âm dương ở mức cao nhất:




    1. Động cơ (hoạt động đóng - mở)



    Cần nhận biết sự đóng mở của tử môn (cơ quan sinh dục nữ), để lựa chọn thời điểm phòng sự thích hợp. Theo Trương Cảnh Nhạc, khi người phụ nữ không ham muốn thì tử môn đóng kín hoặc chỉ hé mở. Tử môn chỉ mở ra khi nữ giới động tình và ham muốn phòng sự nhưng chỉ mở trong một khoảnh khắc rồi đóng lại ngay.



    Vợ chồng phòng sự khi tử môn chưa mở sẽ là quá sớm, khi đã đóng sẽ là quá muộn. Vì vậy, nam giới cần chú ý quan sát những biến đổi tâm lý ở người phụ nữ để chớp đúng thời cơ.



    2. Hợp cơ (đồng bộ)



    Do bẩm sinh, tiềm năng tình dục, thói quen sinh hoạt, đặc điểm nghề nghiệp, trình độ học vấn mà tốc độ hưng phấn tình dục của vợ chồng thường không giống nhau. Vì vậy, cần áp dụng một số biện pháp như vuốt ve, kích thích… để cả hai người cùng đồng thời đạt tới cao trào, cùng nhanh hoặc cùng chậm.



    3. Úy cơ (mạnh - yếu)



    Chỉ sự khác biệt về thể chất và chức năng tình dục. “Úy” có nghĩa là sợ hãi. Dương cường âm nhược (nam mạnh nữ yếu) thì nữ sợ, cố ý tránh xa; dương nhược âm cường thì nam chưa đấu đã bại, bị liệt dương, xuất tinh sớm.



    Để khắc phục, cần tiến hành chế cường và phù suy, nghĩa là cả hai người cần quan tâm, chiếu cố đến nhau nhiều hơn, để mỗi người đều có thể cảm thấy thỏa mãn.



    4. Hội cơ (nông - sâu)



    Động tác, độ sâu phải thích hợp với kích thước của cơ quan sinh dục nam, nữ. Dương căn (cơ quan sinh dục nam) quá lớn, quá mạnh, vào quá sâu ắt sẽ gây khó chịu hoặc đau đối với nữ giới.



    Dương căn quá nhỏ, quá yếu, chỉ vào quá nông, nữ giới cảm thấy vô vị. Vì vậy, hai bên cần phối hợp, điều chỉnh độ sâu, lựa chọn những tư thế, động tác thích hợp… để hai bên cùng thấy dễ chịu.



    5. Sinh cơ (thịnh - suy)



    “Sinh cơ” chỉ sức sống, xung năng tình dục ở nam giới. Sinh cơ thịnh hay suy, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hòa hợp tình dục.



    Trương Cảnh Nhạc khuyên nam giới thường ngày nên tiết chế tình dục, để có thể tích lũy sinh cơ, không nên phóng túng khiến cho thận tinh bị suy tổn, dẫn tới liệt dương, xuất tinh sớm… Như vậy, mới có thể duy trì tốt chức năng tình dục và có lợi đối với ưu sinh.



    6. Khí cơ (mệt nhọc - an nhàn)



    “Khí” chỉ năng lượng, sức lực của cơ thể. Mệt nhọc thì khí tán, sức lực yếu đuối. An nhàn thì khí tụ, thể lực sung mãn. Vì vậy, thường ngày cần chú ý làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, như vậy khí cơ mới đầy đủ, chức năng tình dục mới thịnh vượng, cuộc sống tình dục mới hài hòa, dễ thụ thai và có lợi đối với ưu sinh.



    7. Tình cơ (tình cảm vợ chồng)



    Tình cảm vợ chồng có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề thụ thai và ưu sinh. Vợ chồng tâm đầu ý hợp, thì sinh hoạt phòng the ắt sẽ hài hòa, và có lợi đối với ưu sinh.



    8. Thất cơ (sai sót)



    Chỉ sai sót của nam giới khi vợ có thai. Nam giới cần tiết chế tình dục, không nên phóng túng, tránh gây ảnh hưởng xấu đối với thai nhi.



    Phụ nữ đã thụ thai cần hết sức thận trọng trong phòng sự, cần giảm thiểu hoặc tránh những kích thích mạnh, nếu không rất có thể dẫn đến trụy thai, sảy thai.



    9. Thời cơ (tuổi thụ thai)



    Nam, nữ chưa đủ độ trưởng thành, cơ quan sinh dục chưa phát triển đầy đủ, tâm lý chưa kiện toàn, cần tránh sinh hoạt tình dục và thụ thai quá sớm.



    10. Dương cơ (cơ chế phát sinh tình dục)



    Theo Đông y, trong cơ thể có 2 loại hỏa: quân hỏa ở tạng tâm, tướng hỏa ở tạng thận, hai thứ có quan hệ mật thiết với nhau.



    Theo Trương Cảnh Nhạc, tình dục thường nảy sinh trong hai tình huống. Thứ nhất là trường hợp thận trước tâm sau: thận tinh sung túc, tình dục ắt nảy sinh. Đó là thứ tình dục phát sinh một cách tự nhiên, vô hại, trên cơ sở tướng hỏa sung mãn, sức khỏe dồi dào. Thứ hai là trường hợp tâm trước thận sau, do những suy nghĩ vẩn vơ, do kích thích từ bên ngoài mà hỏa dục nổi lên, tình dục phát sinh không do nhu cầu thực sự của cơ thể.



    Âm dương giao hợp trong trường hợp thứ nhất có lợi cho sức khỏe, thụ thai và ưu sinh. Giao hợp trong trường hợp thứ hai sẽ khiến tinh khí bị tổn hại, bất lợi đối với thụ thai và ưu sinh.



    Theo Lương y Huyên Thảo

    Sức Khỏe & Đời Sống

    ( Dân Trí)
     
  6. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Quan niệm tình dục của Đông phương học

    Âm dương hòa hợp - Sinh con khỏe
    Theo Đông y, tố chất của đứa trẻ tương lai không những phụ thuộc vào tuổi kết hôn, tình trạng sức khỏe của cha mẹ, mùa thụ thai… mà còn phụ thuộc rất lớn vào mức độ hòa hợp âm dương giữa vợ chồng khi phòng sự (gối chăn).
    [​IMG]
    Nhận thức về các nhân tố tác động đến tố chất của đứa trẻ tương lai đã hình thành từ rất sớm ở phương Đông. “Ưu sinh” (sinh con khỏe), theo cách hiểu của các nhà dưỡng sinh cổ đại, là lợi dụng các “nhân tố tự nhiên” (di truyền), để sinh được những đứa con có tố chất ưu việt, về trí lực và thể lực, đồng thời dễ dàng thành đạt trong cuộc đời.

    Sự khác biệt nhất định về thể chất, tiềm năng tình dục, thói quen sinh hoạt, trình độ hiểu biết về tình dục… đều có thể ảnh hưởng đến sự hòa hợp trong tình dục, khả năng thụ thai và tố chất của đứa trẻ tương lai.

    Chính vì vậy mà danh y Trương Cảnh Nhạc, thời nhà Minh (Trung Quốc) đã nghiên cứu toàn diện các lý luận về tình dục học của tiền nhân, kết hợp với kinh nghiệm thực tế và lập ra một hệ thống phép tắc, gọi đó là “Thập cơ”, nghĩa là 10 cơ hội, 10 vấn đề cần nắm vững, khi vợ chồng tiến hành phòng sự, để có thể đạt tới hòa hợp âm dương ở mức cao nhất:


    1. Động cơ (hoạt động đóng - mở)

    Cần nhận biết sự đóng mở của tử môn (cơ quan sinh dục nữ), để lựa chọn thời điểm phòng sự thích hợp. Theo Trương Cảnh Nhạc, khi người phụ nữ không ham muốn thì tử môn đóng kín hoặc chỉ hé mở. Tử môn chỉ mở ra khi nữ giới động tình và ham muốn phòng sự nhưng chỉ mở trong một khoảnh khắc rồi đóng lại ngay.

    Vợ chồng phòng sự khi tử môn chưa mở sẽ là quá sớm, khi đã đóng sẽ là quá muộn. Vì vậy, nam giới cần chú ý quan sát những biến đổi tâm lý ở người phụ nữ để chớp đúng thời cơ.

    2. Hợp cơ (đồng bộ)

    Do bẩm sinh, tiềm năng tình dục, thói quen sinh hoạt, đặc điểm nghề nghiệp, trình độ học vấn mà tốc độ hưng phấn tình dục của vợ chồng thường không giống nhau. Vì vậy, cần áp dụng một số biện pháp như vuốt ve, kích thích… để cả hai người cùng đồng thời đạt tới cao trào, cùng nhanh hoặc cùng chậm.

    3. Úy cơ (mạnh - yếu)

    Chỉ sự khác biệt về thể chất và chức năng tình dục. “Úy” có nghĩa là sợ hãi. Dương cường âm nhược (nam mạnh nữ yếu) thì nữ sợ, cố ý tránh xa; dương nhược âm cường thì nam chưa đấu đã bại, bị liệt dương, xuất tinh sớm.

    Để khắc phục, cần tiến hành chế cường và phù suy, nghĩa là cả hai người cần quan tâm, chiếu cố đến nhau nhiều hơn, để mỗi người đều có thể cảm thấy thỏa mãn.

    4. Hội cơ (nông - sâu)

    Động tác, độ sâu phải thích hợp với kích thước của cơ quan sinh dục nam, nữ. Dương căn (cơ quan sinh dục nam) quá lớn, quá mạnh, vào quá sâu ắt sẽ gây khó chịu hoặc đau đối với nữ giới.

    Dương căn quá nhỏ, quá yếu, chỉ vào quá nông, nữ giới cảm thấy vô vị. Vì vậy, hai bên cần phối hợp, điều chỉnh độ sâu, lựa chọn những tư thế, động tác thích hợp… để hai bên cùng thấy dễ chịu.

    5. Sinh cơ (thịnh - suy)

    “Sinh cơ” chỉ sức sống, xung năng tình dục ở nam giới. Sinh cơ thịnh hay suy, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hòa hợp tình dục.

    Trương Cảnh Nhạc khuyên nam giới thường ngày nên tiết chế tình dục, để có thể tích lũy sinh cơ, không nên phóng túng khiến cho thận tinh bị suy tổn, dẫn tới liệt dương, xuất tinh sớm… Như vậy, mới có thể duy trì tốt chức năng tình dục và có lợi đối với ưu sinh.

    6. Khí cơ (mệt nhọc - an nhàn)

    “Khí” chỉ năng lượng, sức lực của cơ thể. Mệt nhọc thì khí tán, sức lực yếu đuối. An nhàn thì khí tụ, thể lực sung mãn. Vì vậy, thường ngày cần chú ý làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, như vậy khí cơ mới đầy đủ, chức năng tình dục mới thịnh vượng, cuộc sống tình dục mới hài hòa, dễ thụ thai và có lợi đối với ưu sinh.

    7. Tình cơ (tình cảm vợ chồng)

    Tình cảm vợ chồng có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề thụ thai và ưu sinh. Vợ chồng tâm đầu ý hợp, thì sinh hoạt phòng the ắt sẽ hài hòa, và có lợi đối với ưu sinh.

    8. Thất cơ (sai sót)

    Chỉ sai sót của nam giới khi vợ có thai. Nam giới cần tiết chế tình dục, không nên phóng túng, tránh gây ảnh hưởng xấu đối với thai nhi.

    Phụ nữ đã thụ thai cần hết sức thận trọng trong phòng sự, cần giảm thiểu hoặc tránh những kích thích mạnh, nếu không rất có thể dẫn đến trụy thai, sảy thai.

    9. Thời cơ (tuổi thụ thai)

    Nam, nữ chưa đủ độ trưởng thành, cơ quan sinh dục chưa phát triển đầy đủ, tâm lý chưa kiện toàn, cần tránh sinh hoạt tình dục và thụ thai quá sớm.

    10. Dương cơ (cơ chế phát sinh tình dục)

    Theo Đông y, trong cơ thể có 2 loại hỏa: quân hỏa ở tạng tâm, tướng hỏa ở tạng thận, hai thứ có quan hệ mật thiết với nhau.

    Theo Trương Cảnh Nhạc, tình dục thường nảy sinh trong hai tình huống. Thứ nhất là trường hợp thận trước tâm sau: thận tinh sung túc, tình dục ắt nảy sinh. Đó là thứ tình dục phát sinh một cách tự nhiên, vô hại, trên cơ sở tướng hỏa sung mãn, sức khỏe dồi dào. Thứ hai là trường hợp tâm trước thận sau, do những suy nghĩ vẩn vơ, do kích thích từ bên ngoài mà hỏa dục nổi lên, tình dục phát sinh không do nhu cầu thực sự của cơ thể.

    Âm dương giao hợp trong trường hợp thứ nhất có lợi cho sức khỏe, thụ thai và ưu sinh. Giao hợp trong trường hợp thứ hai sẽ khiến tinh khí bị tổn hại, bất lợi đối với thụ thai và ưu sinh.

    Theo Lương y Huyên Thảo
    Sức Khỏe & Đời Sống

    ( Dân Tri)
     
    Last edited by a moderator: 16 Tháng năm 2007
  7. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Quan niệm tình dục của Đông phương học

    Biết lượng sức trong 'chuyện ấy'
    [​IMG](punchstock)
    Sách Tố Nữ kinh đã viết: Người ta thân thể cường nhược khác nhau, niên tuế cũng trẻ già khác nhau cho nên phải tùy theo khí lực của mình mà giao hợp, nếu cưỡng ép tất tổn hại đến thân.
    Sách chỉ rõ: Ở tuổi 15 mà khí lực dồi dào, mỗi ngày giao hợp và có thể xuất tinh 2 lần, ốm yếu thì mỗi ngày 1 lần.
    Ở tuổi 20 cũng vậy, không nên nhiều hơn, nghĩa là mạnh mẽ thì một ngày 2 lần, không khỏe thì mỗi ngày 1 lần; ở tuổi 30 mà khỏe mỗi ngày 1 lần, người ốm yếu thì 2 ngày 1 lần; ở tuổi 40 mà khỏe mạnh thì 3 ngày một lần; ở tuổi 50 mà khỏe mạnh thì 5 ngày một lần, ốm yếu thì 10 ngày một lần.
    Ở tuổi 60 mà khỏe mạnh thì cỡ 10 ngày 1 lần, ốm yếu thì 20 ngày 1 lần; ở tuổi 70 mà khỏe mạnh thì mỗi tháng 1 lần, ốm yếu thì nên kiêng cữ không nên xuất tinh.
    Sách Ngọc phòng bí quyết thì cho rằng: người ở tuổi 20 thường 2 ngày giao hợp 1 lần, người ở tuổi 30 thường 3 ngày giao hợp 1 lần, người ở tuổi 40 thường 4 ngày giao hợp 1 lần, người ở tuổi 50 thường 5 ngày giao hợp 1 lần, người ở tuổi 60 thì không bao giờ nên xuất tinh.
    Người thời nay mạnh hơn thời xưa?
    Có thể thấy tần suất sinh hoạt tình dục của người thời xưa thấp hơn nhiều so với người thời nay. Một số ý kiến cho rằng người xưa giải quyết vấn đề theo nguyên lý âm dương, tất cả do âm dương bảo tồn sinh khí (xúc nhi bất tiết), từ đó tần suất giao hợp thấp.
    Người thời nay giải quyết vấn đề theo nguyên lý thực tế, vả lại người thời nay cường tráng và ít bệnh tật hơn người thời xưa nên tần suất giao hợp nhiều hơn. Một bên thiên về "thể" (cái bản thể, căn cơ của giao hợp), một bên thiên về "nhục" (cái thực tế, ước muốn của vấn đề giao hợp) cho nên có sự khác biệt.
    Tuy nhiên, trong y thư kinh điển Hoàng đế nội kinh có một đoạn bàn về vấn đề này rất đáng để người thời nay suy ngẫm: "Người thời thượng cổ họ đều biết rõ phép tắc dưỡng sinh, thể theo quy luật âm dương, điều hòa với thuật số, ăn uống có điều độ, làm lụng và nghỉ ngơi có chừng mực, không lao lực một cách bừa bãi, cho nên thể xác và tinh thần đều khỏe mạnh, sống mãi đến lúc trời cho trăm tuổi mới chết".
    "Con người ngày nay thì sống không theo kiểu ấy, ham uống rượu như uống nước, coi sự sai trái như sinh hoạt bình thường, sau khi tỉnh rượu lại nhập phòng bừa bãi, phóng túng về sắc dục, làm kiệt tinh khí, hao tổn chân nguyên, không biết giữ gìn tinh khí cho nghiêm túc, thường sử dụng tinh lực quá mức, chỉ cốt thỏa lòng một lúc, làm trái ngược với sự vui thú của lẽ dưỡng sinh, cho nên mau thấy già yếu".
    Để TV trong phòng ngủ sẽ giảm hứng thú
    Đó là kết quả công trình nghiên cứu khoa học tại Italy. Nó cho thấy rằng những cặp vợ chồng nào thường hay ngồi hoặc nằm trên giường để xem TV thì thường có tần suất quan hệ vợ chồng ít hơn đến 50% so với những cặp không xem TV trong phòng ngủ.
    Theo các tâm lý học: cho dù ngồi hay nằm trên giường để xem TV thì cơ thể vẫn phải tiêu tốn năng lượng vì mắt vẫn phải mở và đầu vẫn phải suy nghĩ. Như vậy thì có đâu năng lượng nữa để làm "chuyện ấy".
    Ngoài ra, chưa kể phụ nữ thường thích những lời thì thầm êm ái hơn là xem phim. Chúng ta cũng nên biết thủ phạm chính gây nên chuyện mất hào hứng cho phụ nữ đối với chuyện ấy là những bộ phim hành động...
    Người Italy cho biết là trong phòng ngủ nếu không có TV, tính trung bình họ ân ái 2 lần trong tuần.
    (Theo Thể Thao Văn Hóa và Đàn Ông)
    ( Vnexpress)​
     

Chia sẻ trang này