Rằm tháng bảy và ngày lễ Vu Lan

Thảo luận trong 'Phát ngôn - Tiên tri - Dự báo - Cảm ứng' bắt đầu bởi Tử Vi, 2 Tháng mười một 2007.

  1. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Hướng dẫn làm các Lễ pháp trong lễ Rằm tháng bảyCập nhật ngày : 02/11/2007
    Hướng dẫn làm các Lễ pháp trong lễ Rằm tháng bảy


    [​IMG]Chúng tôi xin hướng dẫn các bạn làm các Lễ Pháp trong dịp lễ rằm tháng bảy.

    Trong Lễ Rằm Tháng Bảy Gồm có các Lễ sau :
    Trước Ban Thờ Cứ Bộc Bạch trình bày lý do ,mời các Cụ về rồi làm các lễ sau :

    1. Lễ Cúng Phật Cầu Cho Cửu Huyền Thất Tổ gia đình mình Siêu Sinh ( Lễ Chay - Dùng Đại Bi Sám Pháp Hồi Hướng Công Đức cầu cho tất cả Chân Linh Giòng Họ Siêu Sinh Tịnh Độ ,cõi Trời ) ( Thời gian khoảng 1 Tuần Hương )

    2. Lễ Cúng Thí Thực Chẩn Tế Cô Hồn , Ngạ Quỷ , Vong Nhân ( Cháo Loãng , Khoai Sắn , Hoa Quả , Tiền Vàng …v..v…v …số lẻ - Dùng Nghi Lễ Mông Sơn Thí Thực )
    ( Thời gian khoảng 1/2 Tuần Hương )

    3. Lễ Hóa Vàng Cúng Dường cho các Chân Linh Giòng Họ ( Lễ Mặn – Dùng Khóa Lễ Trường Minh Y Sứ Giả ) (Thời gian khoảng 1/2 Tuần Hương có thể để đến chiều tối hóa cũng được , mang ý nghĩa là để các Cụ ở nhà vui cùng con cháu )

    Xin Lưu Ý:

    - Các Bạn khi cúng Thí Thực Chúng Sinh nên cúng xa cửa nhà , nếu quá bất tiện thì thôi chứ không nên cúng trong nhà hay ngay trước cửa nhà .Còn cảm thấy áy náy thì xin đến chùa bỏ tiền vào hòm Công Đức

    - Vàng Mã không nên đốt nhiều ! Quan trọng phải Quán Tưởng Thiết Tha ra Hằng Hà Sa Số thì Chân Linh Giòng Họ Mình Sẽ Nhận Đầy Đủ


    I. ĐẠI BI SÁM PHÁP
    Dịch giả: Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
    Dẫn dắt : Đại Pháp Sư Kim Cang Trí
    Cung cấp tư liệu : Pháp Sư Tiểu Không .

    (Hành giả đốt hương, quì trước bàn Phật niệm):

    TỊNH PHÁP GIỚI CHÂN NGÔN :
    Om ! Răn (21 lần)

    HỘ THÂN CHÂN NGÔN :
    Om ! Si-răn (21 lần)

    AN ĐỊA THIÊN CHÂN NGÔN :
    Na Mô Sa măn ta Buýt đà năm
    Om ! Đu ru Đu ru Đi ri Đi ri
    Pơ-rít thi vi dê Soá ha. (7lần)

    Nguyện Hương :
    Hương thơm giăng bủa,
    Thánh-đức tỏ tường.
    Bồ-đề-tâm rộng chẳng suy lường,
    Tuỳ chỗ phóng hào quang.
    Lành tốt phi thường,
    Dâng cúng Pháp-trung-vương.
    Nam mô Hương-cúng-dường
    Bồ-tát Ma-ha-tát. (3lần)
    (Vẫn quỳ, tiếp niệm) :
    Kính lạy đời quá-khứ
    Chánh-Pháp-Minh Như-Lai
    Chính là đời hiện nay
    Quán-Thế-Âm Bồ-tát
    Bậc thành công-đức diệu
    Đủ lòng đại-từ-bi
    Nơi trong một thân tâm
    Hiện ra ngàn tay mắt
    Soi thấy khắp pháp-giới
    Hộ trì các chúng-sanh
    Khiến phát lòng đạo sâu
    Dạy trì chú Viên-mãn
    Cho xa lìa đường ác
    Được sanh trước Như-Lai
    Những tội nặng Vô-gián
    Cùng bịnh ác lâm thân
    Khó nỗi cứu vớt được
    Cũng đều khiến tiêu trừ .
    Các tam-muội, biện-tài
    Sự mong cầu hiện-tại
    Đều cho được thành-tựu
    Quyết định chẳng nghi sai.
    Khiến mau được ba thừa
    Và sớm lên quả Phật.
    Sức oai thần, công đức
    Khen ngợi chẳng hay cùng !
    Cho nên con một lòng
    Qui mạng và đảnh lễ.
    (Đứng lên xướng lễ) :
    1. - Nhứt tâm đảnh lễ : Bổn-sư Thích-Ca-Mâu-Ni Thế-Tôn (1 lạy)
    2. - Nhứt tâm đảnh lễ : Tây phương Cực-Lạc thế-giới, A-Di-Đà Thế-Tôn (1lạy)
    3. - Nhứt tâm đảnh lễ : Quá-khứ vô-lượng ức kiếp, Thiên-Quang Vương-Tịnh-Trụ Thế-Tôn (1lạy)
    4.- Nhứt tâm đảnh lễ : Quá-khứ cửu thập cửu ức Căn-già-sa chư Phật Thế-Tôn (1lạy)
    5.- Nhứt tâm đảnh lễ : Quá-khứ vô-lượng kiếp Chánh-Pháp-Minh Thế-Tôn (1lạy)
    6.- Nhứt tâm đảnh lễ : Thập phương nhứt thế chư Phật Thế-Tôn (1lạy)
    7.- Nhứt tâm đảnh lễ : Hiền-kiếp thiên Phật, tam thế nhứt thế chư Phật Thế-Tôn (1lạy)
    8.- Nhứt tâm đảnh lễ : Quảng-Đại-Viên-Mãn-Vô-Ngại-Đại-Bi-Tâm đại đà-la-ni thần diệu chương-cú (xưng, lễ 3 lần)
    9.- Nhứt tâm đảnh lễ : Quán-Âm sở thuyết chư đà-la-ni, cập thập phương tam thế nhứt thế tôn Pháp (1lạy)
    10.-Nhứt tâm đảnh lễ:Thiên-thủ thiên-nhãn, đại-từ đại-bi, Quán-Thế-Âm Tự-Tại Bồ-tát ma-ha-tát.(xưng lễ 3 lần)
    11.- Nhứt tâm đảnh lễ : Đại-Thế-Chí Bồ-tát ma-ha-tát (1 lạy)
    12.- Nhứt tâm đảnh lễ : Tổng-Trì-Vương Bồ-tát ma-ha-tát (1 lạy)
    13.- Nhứt tâm đảnh lễ : Nhựt-Quang Bồ-tát , Nguyệt-Quang Bồ-tát ma-ha-tát (1lạy)
    14.- Nhứt tâm đảnh lễ :Bảo-Vương Bồ-tát , Dược-Vương Bồ-tát, Dược-Thượng Bồ-tát ma-ha-tát (1lạy)
    15.- Nhứt tâm đảnh lễ : Hoa-Nghiêm Bồ-tát , Đại-Trang-Nghiêm Bồ-tát, Bảo-Tạng Bồ-tát ma-ha-tát (1lạy)
    16.- Nhứt tâm đảnh lễ : Đức-Tạng Bồ-tát , Kim-Cang-Tạng Bồ-tát , Hư-Không-Tạng Bồ-tát ma-ha-tát (1lạy)
    17.- Nhứt tâm đảnh lễ : Di-Lặc Bồ-tát, Phổ-Hiền Bồ-tát, Văn-Thù-Sư Lợi Bồ-tát ma-ha-tát (1lạy)
    18.- Nhứt tâm đảnh lễ: Thập phương tam thế nhứt thế Bồ-tát ma-ha-tát (1lạy)
    19.- Nhứt tâm đảnh lễ : Ma-Ha-Ca-Diếp tôn-giả, vô-lượng vô-số đại Thanh-văn-Tăng (1lạy)
    20.- Nhứt tâm đảnh lễ : Xiển Thiên-Thai-giáo-quán, Tứ-Minh tôn-giả, Pháp-Trí đại-sư (1lạy)
    21.- Nhứt tâm đảnh lễ :Vô Nhất Thượng Nhân Thượng Thiền Hạ Tâm Tác Đại Chứng Minh ( 1 lạy )
    22.- Nhứt tâm đại vị : Thiện-Tra Phạm-Ma, Cù-Bà-Dà thiên-tử, Hộ-thế tứ vương, Thiên long bát-bộ, Đồng-Mục thiên-nữ, Hư-không thần, Giang-hải thần, Tuyền-nguyên thần, Hà-chiểu thần, Dược-thảo thọ-lâm thần, Xá-trạch thần, Thuỷ-thần, Hỏa-thần, Phong-thần, Thổ-thần, Sơn-thần, Địa-thần, Cung-điện thần, tịnh thủ-hộ trì chú nhứt thế Thiên, long, quỉ, thần, cập các quyến thuộc đảnh lễ Tam-bảo. (1lạy)
    (Lễ xong, đứng lên chắp tay, hoặc ngồi kiết già, hay ngồi bán già chắp tay tụng) :
    Kinh nói : Nếu có vị Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di hay đồng-nam đồng-nữ nào, muốn tụng trì chú này, trước tiên phải phát tâm từ-bi đối với chúng-sanh và sau đây y theo tôi mà phát nguyện :
    Nam mô đại-bi Quán-Thế-Âm,
    Nguyện con mau biết tất cả pháp.
    Nam mô đại-bi Quán-Thế-Âm,
    Nguyện con sớm được mắt trí-huệ.
    Nam mô đại-bi Quán-Thế-Âm,
    Nguyện con mau độ các chúng-sanh.
    Nam mô đại-bi Quán-Thế-Âm,
    Nguyện con sớm được phương-tiện khéo.
    Nam mô đại-bi Quán-Thế-Âm,
    Nguyện con mau lên thuyền bát-nhã.
    Nam mô đại-bi Quán-Thế-Âm,
    Nguyện con sớm vượt qua biển khổ.
    Nam mô đại-bi Quán-Thế-Âm,
    Nguyện con mau được đạo giới-định.
    Nam mô đại-bi Quán-Thế-Âm,
    Nguyện con sớm lên non niết-bàn.
    Nam mô đại-bi Quán-Thế-Âm,
    Nguyện con mau về nhà vô-vi.
    Nam mô đại-bi Quán-Thế-Âm,
    Nguyện con sớm đồng thân pháp tánh.

    Nếu con hướng về nơi non đao,
    Non đao tức thời liền sụp đổ.
    Nếu con hướng về lửa, nước sôi,
    Nước sôi, lửa cháy tự khô tắt.
    Nếu con hướng về cõi Địa-ngục,
    Địa-ngục liền mau tự tiêu-diệt.
    Nếu con hướng về loài Ngạ-quỉ,
    Ngạ-quỉ liền được tự no đủ.
    Nếu con hướng về chúng Tu-la,
    Tu-la tâm ác tự điều phục.
    Nếu con hướng về các Súc-sanh,
    Súc-sanh tự được trí-huệ lớn.
    (Chí tâm niệm) :
    Nam mô Quán-Thế-Âm Bồ-tát (10 câu)
    Nam mô A-Di-Đà Phật (10 câu)
    (Tụng tiếp) :
    Quán-Thế-Âm Bồ-tát lại bạch Phật : - Bạch đức Thế-Tôn ! Nếu chúng-sanh nào tụng trì thần-chú Đại-Bi, mà còn bị đoạ vào ba đường ác, tôi thề không thành chánh-giác. Tụng trì thần-chú Đại-Bi, nếu không được sanh về các cõi Phật, tôi thề không thành chánh-giác. Tụng trì thần-chú Đại-Bi, nếu không được vô-lượng tam-muội biện-tài, tôi thề không thành chánh-giác. Tụng trì thần-chú Đại-Bi, tất cả sự mong cầu trong đời hiện tại, nếu không được vừa ý, thì chú này không được gọi là Đại-Bi-Tâm đà-la-ni…
    Khi đức Quán-Thế-Âm Bồ-tát nói lời ấy rồi liền ở trước chúng hội, chắp tay đứng thẳng, đối với chúng-sanh khởi lòng từ-bi, nở mặt mỉm cười, nói chương-cú mầu nhiệm: Quảng-Đại-Viên-Mãn-Vô-Ngại-Đại-Bi-Tâm đà-la-ni rằng :
    1 - Na mô Rát na tra dạ da
    2 - Na mô A rị da
    3 - A va lô ki tê sa va ra da
    4 - Bô đi Sát toa da
    5 -Ma ha Sát toa da
    6 - Ma ha ca ru ni ca da
    7 - UM !
    8 - Sa va la va ti
    9 - Súyt đa na tát si-a
    10 - Na ma sất cờ rít toa ni manh a rị da
    11 - A va lô ki tê sa va ra lanh ta pha
    12 - Na mô ni la canh tha
    13 - Sất ri ma ha ba ta sa mi
    14 - Sạt vách va ta su băn
    15 - Át si dum !
    16 - Sạt va sát toa na mô ba sát toa, na mô pha ga
    17 - Ma pha tê tu
    18 - Tát đi-da tha
    19 - OM ! A va lô ca
    20 - Lô ca tê
    21 - Ca la ti
    22 - I Si ri
    23 - Ma ha bô đi sát toa
    24 - Sa phô sa phô
    25 - Ma ra ma ra
    26 - Ma si ma si rít đà du
    27 - Gu ru gu ru gà ma-in
    28 - Đu ru đu ru phạ si da ti
    29 - Ma ha Phạ si da ti
    30 - Đà ra đà ra
    31 - Đi ri ni
    32 - Xoa ra da
    33 - Já la já la
    34 - Mạ mạ Phạ ma ra
    35 - Muýt đi li
    36 - Ê hy ê hy
    37 - Si na si na
    38 - A la sin ba la sá ri
    39 - Ba sa phạ si-nin
    40 - Phạ ra xá da
    41 - Hu lu hu lu bờ ra
    42 - Hu lu hu lu sít-ri
    43 - Sa ra sa ra
    44 - Si ri si ri
    45 - Su ru su ru
    46 - Buýt đà da buýt đà da
    47 - Bô đà da bô đà da
    48 - Mét tri dê
    49 - Ni la canh ta
    50 - Tri sa ra na
    51 - Pha da ma nê
    52 - Soa va ha
    53 - Si ta da
    54 - Soa va ha
    55 - Ma ha Si ta da
    56 - Soa va ha
    57 - Si ta da dê
    58 - Xoa va ra da
    59 - Soa va ha
    60 - Ni la canh thi
    61 - Soa va ha
    62 - Bờ-ra ni la
    63 - Soa va ha
    64 - Sít ri sim ha muýt kha da
    65 - Soa va ha
    66 - Sạt va ma ha a sít ta da
    67 - Soa va ha
    68 - Sắt cờ-ra a sít ta da
    69 - Soa va ha
    70 - Bát-đơ-ma Kê sít ta da
    71 - Soa va ha
    72 - Ni la canh tê banh ta la da
    73 - Soa va ha
    74 - Mô phô li săn ca ra da
    75 - Soa va ha
    76 - Na mô rát na tra dạ da
    77 - Na mô a rị da
    78 - A va lô ki tê
    79 - Sa va ra da
    80 - Soa va ha
    81 - UM ! Sít đi dăn tu
    82 - Manh tra
    83 - Ba ta da
    84 - Soa va ha.

    (Tuỳ sức, tụng nhều hay ít, hoặc 7, 21, 49, 108 biến. Tụng xong đọc):
    Bồ-tát thuyết chú xong, cõi đất sáu phen biến động, trời mưa hoa báu rơi xuống rải-rác, mười phương chư Phật thảy đều vui mừng, thiên ma ngoại đạo sợ dửng lông tóc, tất cả chúng hội đều được quả-chứng, hoặc có vị chứng quả Tu-đà-hoàn, hoặc có vị chứng quả Tư-đà-hàm, hoặc có vị chứng quả A-na-hàm, hoặc có vị chứng quả A-la-hán, hoặc có vị chứng được Sơ-địa, Nhị-địa, Tam-địa, Tứ-địa, Ngũ-địa cho đến Thập-địa. Vô- lượng chúng-sanh phát lòng Bồ-đề.
    (Tụng xong, quỳ đọc bài Sám-hối) :
    Chí tâm sám hối :
    Đệ tử ( Tên Họ Tuổi Địa Chỉ )cùng pháp-giới chúng-sanh, hiện-tiền một tâm, vẫn đủ ngàn pháp, đều có sức thần, cùng với trí sáng, trên sánh chư Phật dưới đồng muôn loài. Bởi niệm vô minh, che ánh sáng kia, nên đối cảnh hôn mê, khởi lòng chấp nhiễm, trong pháp bình-đẳng, sanh tưởng ngã nhơn. Lại do ái-kiến làm gốc, thân miệng làm duyên, trong nẻo luân-hồi, gây nên đủ tội : thập-ác, ngũ-nghịch, báng pháp báng người, phá giới phạm trai, huỷ hoại chùa tháp, trộm của Tăng-kỳ, bức người tĩnh hạnh, xâm tổn thường-trụ, đồ vật thức ăn, dù ngàn Phật ra đời, khó bề sám-hối. Những tội như thế, không lường không ngằn, khi bỏ báo-thân, phải đoạ tam-đồ, chịu vô-lượng khổ.
    Lại trong đời nầy, do túc, hiện-chướng, hoặc bị các nghiệp: lửa phiền thiêu đốt, tật bịnh vây quanh, duyên ngoài lôi cuốn, tà ma quấy nhiễu, làm ngăn đạo pháp, khó nổi tiến tu.
    May gặp thần chú, Viên-Mãn Đại-Bi (Xá), có thể mau trừ, những tội như thế, cho nên nay con, hết lòng tụng trì. Con nguyện nương về, Quán-Âm-Bồ-tát, cùng Phật mười phương (Xá), phát lòng bồ-đề, tu hạnh chân-ngôn, cùng với chúng-sanh, tỏ bày các tội, cầu xin sám-hối, nguyện đều tiêu trừ.
    Nguyện đấng Đại-bi, Quán-Âm Bồ-tát, ngàn tay nâng đỡ, ngàn mắt chiếu soi, khiến cho chúng con, duyên chướng trong ngoài, thảy đều dứt sạch, mình người hạnh nguyện, cùng được viên thành, mở tánh bản tri, dẹp trừ ma ngoại, ba nghiệp siêng cần, tu nhân tịnh-độ.
    Nguyện cho chúng con, khi bỏ thân này, không vào đường khác, quyết được sanh về, thế-giới Cực Lạc, của Phật Di-Đà, rồi được thừa sự, Đại-bi Quán-Âm, đủ các tổng-trì, rộng độ quần phẩm, đồng thoát khổ-luân, đều thành Phật-đạo.
    (Đứng lên xướng) :
    Đệ tử sám-hối phát nguyện rồi, xin quy mạng đảnh lễ Tam-bảo. (1lạy)
    (Lễ 1 lạy, rồi tiếp quỳ niệm Phật hồi hướng):
    Quy mạng lễ A-Di-Đà Phật
    Ở phương Tây thế-giới an lành
    Con nay xin phát nguyện vãng sanh
    Cúi xin đức Từ-bi nhiếp thọ.
    Nam mô Tây-phương Cực Lạc thế-giới đại-từ đại-bi tiếp dẫn đạo sư A-Di-Đà Phật.
    Nam mô A-Di-Đà-Phật (10 hơi)
    Nam mô Đại-Bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát (3 hơi)
    Nam mô Đại-Lực Đại-Thế-Chí Bồ-tát (3 hơi)
    Nam mô Đại-Nguyện Địa-Tạng-Vương Bồ-tát (3 hơi)
    Nam mô Thanh-Tịnh-Đại-Hải-Chúng Bồ-tát (3 hơi)
    (Vẫn quỳ tiếp đọc kệ Hồi-hướng) :
    *Nay con trì chú xưng niệm Phật
    Nguyện con phát lòng Bồ-đề rộng lớn
    Nguyệncon Định-Huệ sớm viên-minh
    Nguyện con công-đức đều thành tựu
    Nguyện con thắng-phước khắp trang-nghiêm
    Nguyện con tội chướng đều tiêu-diệt.
    *Vô-thỉ đến nay con tạo ác
    Đều do vô-thỉ tham-sân-si
    Từ thân, miệng, ý phát sanh ra
    Tất cả nay con đều sám-hối (Xá)
    *Chúng-sanh vô-biên thề-nguyền độ
    Phiền-não vô-tận thề-nguyền dứt
    Pháp-môn vô-lượng thề-nguyền học
    Phật-Đạovô-thượngthề-nguyền thành.
    *Con nguyện lâm chung dự biết thời
    Dứt trừ tất cả điều chướng ngại
    Diện-kiến Tây-phương Tam-Thánh-Tôn
    Liền được sanh về cõi Cực Lạc .
    *Xin đem công-đức thù-thắng nầy
    Hồi-hướng bốn-ân và ba-cõi
    Nguyện khắp pháp giới các chúng-sanh
    Đều sanh Cực Lạc thành Phật-Đạo.
    (Đứng lên xướng lễ) :
    Nhứt tâm đảnh lễ : Ta-Bà Giáo-Chủ Điều-Ngự Bổn-Sư Thích-Ca-Mâu-Ni Phật, Tây-phương tiếp-dẫn Đạo-sư A-Di-Đà Phật, Đại-bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát, Đại-lực Đại-Thế-Chí Bồ-tát, Thanh-Tịnh-Đại-Hải-Chúng Bồ-tát .
    (Xướng 1 lần, lễ 3 lễ, xong đánh 3 tiếng chuông Xá lui ra).

    II. NGHI THỨC
    MÔNG SƠN THÍ THỰC
    __________
    (Thời công-phu chiều, nếu rảnh nên tụng Di-Đà Hồng-Danh và Đại-Hạnh hay là tùy thời-gian ở mỗi nơi).


    Nam-mô Diệm-Nhiên Vương Bồ-tát. (3 lần)
    Mãnh-hỏa diệm diệm chiếu thiết-thành,
    Thiết-thành lý diện nhiệt cô-hồn,
    Cô-hồn nhược yếu sanh tịnh-độ,
    Thính tụng Hoa-Nghiêm bán kệ kinh:
    Nhược nhơn dục liểu tri,
    Tam thế nhứt thiết Phật,
    Ưng quán pháp-giới tánh,
    Nhứt thiết duy tâm tạo.

    PHÁ ĐỊA-NGỤC CHƠN NGÔN:
    Án dà ra đế da ta bà ha. (3 lần)

    PHỔ TRIỆU THỈNH CHƠN NGÔN:
    Nam-mô bộ bộ đế rị, dà rị đa rị đát đa nga đa da. (3 lần)

    ( Lùi Lại 3 Bước Lấy Chỗ cho các Chân Linh Vào )

    GIẢI OAN KIẾT CHƠN NGÔN:
    Án tam đà ra dà đà ta bà ha. (3 lần)

    Nam-mô Đại-Phương-Quảng Phật Hoa-Nghiêm kinh. (3 lần)
    Nam-mô thường-trụ thập phương Phật,
    Nam-mô thường-trụ thập phương Pháp,
    Nam-mô thường-trụ thập phương Tăng,
    Nam-mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật,
    Nam-mô Đại-Bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát,
    Nam-mô Minh-dương Cứu-khổ Địa-Tạng-Vương Bồ-tát,
    Nam-mô khải-giáo A-Nan-Đà tôn-giả.
    (Bảy câu trên đây tụng 3 lần)
    Quy-y Phật, quy-y Pháp, quy-y Tăng.
    Quy-y Phật lưỡng-túc tôn,
    Quy-y Pháp ly-dục tôn,
    Quy-y Tăng chúng trung tôn.
    Quy-y Phật cánh, quy-y Pháp cánh, quy-y Tăng cánh.
    (Ba câu trên đây tụng 3 lần)

    Phật-tử Hữu tình sở tạo chư ác nghiệp,
    Cô hồn Giai do vô-thỉ tham, sân, si,
    Tùng thân ngữ ý chi sở sanh,
    Phật-tử Nhứt-thiết Hữu tình giai sám hối.
    Cô hồn

    Chúng-sanh vô-biên thệ nguyện độ,
    Phiền-não vô-tận thệ nguyện đoạn,
    Pháp-môn vô-lượng thệ nguyện học,
    Phật đạo vô-thượng thệ nguyện thành.
    (Bốn câu trên đây tụng 3 lần)
    Tự tánh chúng-sanh thệ nguyện độ,
    Tự tánh phiền-não thệ nguyện đoạn,
    Tự tánh pháp-môn thệ nguyện học,
    Tự tánh Phật đạo thệ nguyện thành.
    (Bốn câu trên đây tụng 3 lần)

    DIỆT ĐỊNH NGHIỆP CHƠN-NGÔN:
    Án bát ra mạt lân đà nãnh ta bà ha. (3 lần)

    DIỆT NGHIỆP CHƯỚNG CHƠN-NGÔN:
    Án a lổ lặc kế ta bà ha. (3 lần)

    KHAI YẾT-HẦU CHƠN-NGÔN:
    Án bộ bộ đế rị, dà rị đa rị, đát đa nga đa da. (3 lần)

    TAM-MUỘI-DA GIỚI CHƠN-NGÔN:
    Án tam muội da tát đỏa phạm. (3 lần)

    BIẾN THỰC CHƠN-NGÔN:
    Nam-mô tát phạ đát tha, nga đa phạ lồ chỉ đế, án tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (3 lần)



    CAM-LỒ THỦY CHƠN-NGÔN:
    Nam-mô tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát thiệt tha, án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, ta bà ha. (3 lần)

    NHỨT TỰ THỦY-LUÂN CHƠN-NGÔN:
    Án noan noan noan noan noan. (3 lần)

    NHŨ-HÃI CHƠN-NGÔN:
    Nam-mô tam mãn đa mẫu đà nẩm án noan. (3 lần)

    Nam-mô Đa-bảo Như-Lai,
    Nam-mô Bảo-thắng Như-Lai,
    Nam-mô Diệu-sắc-thân Như-Lai,
    Nam-mô Quảng-bát-thân Như-Lai.
    Nam-mô Ly-bố-úy Như-Lai,
    Nam-mô Cam-lồ-vương Như-Lai.
    Nam-mô A-Di-Đà Như-Lai.
    (Bảy câu trên đây tụng 3 lần)

    Tịnh pháp thực
    Thần chú gia-trì Pháp thí thực
    Cam lồ thủy
    Phật-tử
    phổ thí hà sa chúng Hữu tình
    Cô hồn
    nguyện giai bảo mãn xả xan tham, tốc thoát u-minh sanh Tịnh-độ, quy-y Tam-bảo phát Bồ-đề, cứu cánh đắc thành vô thượng đạo, công-đức vô-biên
    Phật-tử
    tận vị lai nhứt thiết Hữu tình đồng pháp-thực.
    Cô hồn
    Phật-tử
    Nhữ đẳng Hữu tình chúng,
    Cô hồn
    Ngã kim thí nhữ cúng,
    Thử thực biến thập-phương.
    Phật-tử
    Nhứt thiết Hữu tình cộng,
    Cô hồn
    Nguyện dĩ thử công-đức,
    Phổ cập ư nhứt thiết,
    Phật-tử
    Ngã đẳng dữ Hữu tình
    Cô hồn
    Giai cộng thành Phật-đạo.

    THÍ VÔ-GIẢ THỰC CHƠN-NGÔN:
    Án mục lực lăng ta bà ha. (3 lần)

    PHỔ CÚNG-DƯỜNG CHƠN-NGÔN:
    Án nga nga nẳng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng. (3 lần)
    (Trở về bàn Phật)
    __________


    MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA MẬT-ĐA TÂM-KINH

    Quán-tự-tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la mật-đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
    Xá-Lợi-Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.
    Xá-Lợi-Tử ! Thị chư Pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới, vô vô-minh diệc, vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão-tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.
    Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố, tâm vô quái-ngại; vô quái-ngại cố, vô hữu khủng-bố, viễn ly điên-đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn. Tam-thế chư Phật, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
    Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại-thần chú, thị đại minh chú, thị vô-thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.
    Cố thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết:
    Yết-đế yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết-đế, Bồ-đề tát bà ha. (3 lần)

    VÃNG-SANH QUYẾT-ĐỊNH CHƠN-NGÔN:
    Nam-mô a di đa bà dạ, Đa tha dà đa dạ, Đa địa dạ tha.
    A di rị đô bà tỳ,
    A di rị đa tất đam bà tỳ,
    A di rị đa tì ca lan đế,
    A di rị đa, tì ca lan đa,
    Dà di nị dà dà na,
    Chỉ đa ca lệ ta bà ha. (3 lần)
    __________

    Nguyện trú kiết tường, dạ kiết tường
    Trú dạ lục thời hằng kiết tường
    Nhứt thiết thời trung kiết tường giả
    Nguyện chư Thượng sư ai nhiếp thọ

    Nguyện trú kiết tường, dạ kiết tường
    Trú dạ lục thời hằng kiết tường
    Nhứt thiết thời trung kiết tường giả
    Nguyện chư Tam-Bảo ai nhiếp thọ

    Nguyện trú kiết tường, dạ kiết tường
    Trú dạ lục thời hằng kiết tường
    Nhứt thiết thời trung kiết tường giả
    Nguyện chư Hộ-Pháp thường ủng hộ.

    Tứ sanh đăng ư bửu-địa;
    Tam hữu thác hóa liên trì,
    Hà sa ngạ-quỉ chứng tam hiền,
    Vạn loại hữu-tình đăng Thập địa.

    TÁN PHẬT
    A-Di-Đà Phật thân kim sắc,
    Tướng hảo quang-minh vô đẳng-luân,
    Bạch hào uyển-chuyển ngũ tu-di,
    Cám mục trừng thanh tứ đại hải.
    Quang trung hóa Phật vô số ức,
    Hóa Bồ-tát chúng diệc vô-biên,
    Tứ thập bát nguyện độ chúng-sanh,
    Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.
    Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới, đại-từ đại-bi, A-Di-Đà Phật.
    Nam-mô A-Di-Đà Phật. (108 lần)
    Nam-mô Đại-bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát. (3 lần)
    Nam-mô Đại-Thế-Chí Bồ-tát. (3 lần)
    Nam-mô Đại-Tạng Vương Bồ-tát. (3 lần)
    Nam-mô Thanh-tịnh Đại-Hải chúng Bồ-tát. (3 lần)
    __________
    Quỳ đọc
    SÁM NHỨT TÂM
    Nhứt tâm quy mạng, Cực-lạc thế-giới A-Di-Đà Phật, nguyện dĩ tịnh-quang chiếu ngã, từ thệ nhiếp ngã. Ngã kim chánh niệm, xưng Như-Lai danh, vị Bồ-đề Đạo, cầu sanh Tịnh-độ.
    Phật tích bổn thệ: nhược hữu chúng-sanh, dục sanh ngã quốc chí tâm tín nhạo, xưng ngã danh hiệu, nãi chí thập niệm, nhược bất sanh giả, bất thủ chánh-giác. Dĩ thử niệm Phật nhơn-duyên, đắc nhập Như-Lai. Đại thệ hải trung, thừa Phật từ lực, chúng tội tiêu diệt, thiện căn tăng trưởng, nhược lâm mạng chung, tự tri thời chí, thân vô bịnh khổ, tâm bất tham luyến, ý bất điên-đảo, như nhập thiền-định. Phật cập Thánh-chúng, thủ chấp kim đài, lai nghinh tiếp ngã, ư nhứt niệm khoảnh, sanh Cực-lạc quốc, hoa khai kiến Phật, tức văn Phật thừa, đốn khai Phật-huệ, quảng độ chúng-sanh, mãn Bồ-đề nguyện, quảng độ chúng-sanh, mãn Bồ-đề nguyện.
    __________

    TÁN LỄ
    Tán lễ Tây-phương, Cực-lạc thanh lương, Liên-trì cửu phẩm hoa hương, bảo thọ thành hàng; thường văn thiên nhạc kiên tương, A-Di-Đà Phật đại phóng từ quang, hóa đạo chúng-sanh vô-lượng, giáng kiết tường, hiện tiền chúng đẳng ca dương, nguyện sanh an dưỡng, hiện tiền chúng đẳng ca dương, đồng sanh an dưỡng.

    THỊ NHỰT
    Thị nhựt dĩ quá, mạng diệc tùy giảm, như thiểu thủy ngư, tư hữu hà lạc, đại chúng đương cần tinh tấn, như cứu đầu nhiên, đản niệm vô thường, thận vật phóng dật.

    HỒI HƯỚNG
    Phúng kinh công-đức thù thắng hạnh,
    Vô biên thắng phước giai hồi-hướng,
    Phổ nguyện pháp-giới chư chúng-sanh,
    Tốc vãng vô-lượng-quang Phật sát.

    Nguyện tiêu tam-chướng trừ phiền-não,
    Nguyện đắc trí-huệ chơn minh liễu,
    Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ.
    Thế thế thường hành Bồ-tát đạo.

    Nguyện sanh Tây-phương Tịnh-độ trung,
    Cửu phẩm Liên-hoa vi phụ mẫu,
    Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh,
    Bất thối Bồ-tát vi bạn lữ.

    Nguyện dĩ thử công-đức,
    Phổ cập ư nhứt thiết,
    Ngã đẳng dữ chúng-sanh,
    Giai cộng thành Phật-đạo.


    TAM QUY-Y:

    Tự quy-y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại-đạo, phát vô-thượng tâm. (1 lạy)
    Tự quy-y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh-tạng, trí huệ như hải. (1 lạy)
    Tự quy-y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống-lý đại-chúng, nhứt thiết vô ngại. (1 lạy)

    Trẻ Today (VLPT)Được đăng bởi: desperadosbk
     
  2. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Rằm tháng bảy và ngày lễ Vu Lan

    nghĩa ngày Rằm tháng bảy và Lễ Vu Lan


    [​IMG]I. Ý Nghĩa ngày Rằm tháng bảy

    Rằm tháng bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng bảy có nhiều ý nghĩa:

    Thứ nhất, ngày Phật hoan hỷ. Ngày rằm tháng bảy gọi là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, Chúng Tỷ-kheo là Chúng đệ tử gần gủi nhất, Chúng thừa đương Phật pháp để truyền bá giáo hóa cho chúng sinh, Chúng mang hình dáng của Phật làm gương mẫu ở thế gian, Chúng mà trong ba tháng an cư kiết hạ đã viên mãn và kết thúc vào ngày rằm tháng bảy âm lịch. Thông thường, khi chư Tăng thọ giới pháp xong là tu niệm, nhưng vì Phật sự đa đoan nên sự tu niệm ấy không được chuyên cần bằng ba tháng an cư. Ba tháng an cư theo Luật Phật chế, Chúng Tỷ-kheo phải cấm túc ở yên, hạn chế tối đa sự đi lại, một là vì phong thổ Ấn Độ lúc bấy giời mùa hạ là mùa mưa, các loại côn trùng sinh sản ra nhiều, mà chúng Tăng đi khất thực sẽ dẫm đạp lên nhiều loại côn trùng, làm tổn thương đến lòng từ bi tế vật. Thứ hai là, chúng Tăng đi khất thực thì y, áo, bình bát sẽ bị thấm ướt, mất trang nghiêm, nên thế gian có phần chê trách. Vì vậy, nên đức Phật dạy Chúng Tỷ-kheo trong ba tháng mùa mưa phải cấm túc an cư, hạn chế việc đi ra ngoài để tập trung vào sự tu niệm, củng cố sự sống trong thanh tịnh hòa hợp, cảnh tỉnh thân tâm để tinh tấn trong con đường đạo hạnh. Cho nên một khi đệ tử của Phật tu hành trong ba tháng viên mãn thanh tịnh, kết thúc ba tháng an cư, đức Phật vui mừng lắm. Mừng cho đệ tử của mình đã hoàn thành ba tháng an cư thanh tịnh, cho nên gọi là ngày Phật vui mừng.

    Thứ hai, ngày Tăng Tự tứ. Ngày chúng Tăng sau ba tháng an cư tu tập nghĩ rằng: Tuy mình đã gắng tu như thế nhưng không chắc đã tránh hết lỗi lầm, nên ngày rằm tháng bảy cùng nhau tập trung lại, cầu mong những vị có giới đức thanh tịnh hơn mình chỉ lỗi lầm cho. Nếu mình tự thấy mắc phải lỗi lầm đó, phải phát lộ sám hối. Đó là một việc hết sức đặc biệt trong ngày Tự tứ.
    Thông thường, mỗi khi có lỗi là tìm cách né tránh, tìm cách che dấu kẻo sợ người khác biết thì xấu hổ, hoặc sợ nếu biết lỗi của mình thì lần sau mình không làm lại được nữa, cho nên thường thường là che dấu, không bộc lộ, trừ khi có ai hỏi đến, kẹt lắm mới nói tới có phạm, có vấp lỗi nọ lỗi kia. Hoặc giả, có phát lộ sám hối chăng thì cũng phát lộ âm thầm trước ngôi Tam Bảo, chớ ít khi công khai nhờ người chỉ lỗi cho mình ra giữa Đại chúng. Nhưng theo đạo Phật, ba tháng hạ an cư xong rồi, đức Phật dạy hàng Tỷ-kheo phải cầu người khác chỉ lỗi cho mình, nghĩa là không phải để đợi người khác chỉ mà tự mình phải cầu người khác tự do chỉ cho, mình phải đối trước người đó mà thưa: “Thưa Đại đức, ngày nay chúng Tăng Tự tứ, tôi cũng Tự tứ, tôi có điều gì sai phạm mà Đại đức thấy, nghe hoặc nghi, xin Đại đức thương xót chỉ cho, nếu tôi thấy có phạm thì xin như Pháp sám hối.” Nói như vậy ngầm ý rằng: Tôi không phàn nàn, không thắc mắc và tôi không có oán trách chi Đại đức hết! Đó chính là ý nghĩa mà mình phát tâm cầu mong được thanh tịnh, không có chút nào che dấu, thành tâm cầu người khác tự do nói không e dè chi hết, nếu thấy có lỗi thì cứ chỉ cho. Đó là một thái độ rất cao thượng cởi mở để làm cho mình hết sạch tội lỗi. Vì vậy trong ngày đó gọi là ngày Tăng Tự tứ. Tự tứ nghĩa là cầu người khác không ngần ngại chỉ lỗi mình ra, để cho mình biết mà sám hối, nên gọi là Tăng Tự tứ.

    Thứ ba, ngày Tăng Thọ tuế. Thọ tuế là nhận tuổi. Theo thế gian, nếu cha mẹ sinh ra đủ năm 12 tháng thì mới gọi là tròn một tuổi. Nhưng trong Luật Phật chế, hàng xuất gia thọ giới của đức Phật không tính tuổi theo năm tháng kiểu thế gian trên - mà tính tuổi theo hạ lạp. Nghĩa là năm nào có an cư kiết hạ được trọn vẹn thì được tính một tuổi. Thí dụ: Vị nào an cư kiết hạ từ 15-4 âm lịch đến 15-7 âm lịch là mãn hạ, như vậy được tính một năm hạ, tức một tuổi hạ. Ai đã thọ Cụ túc giới nhưng không an cư thì không tính tuổi hạ, còn ai kiết hạ an cư liên tục thì được tính nhiều tuổi hạ.
    Cho nên chúng ta thường nghe ở các chùa khi đọc tiểu sử của một vị Tăng nào viên tịch, thường nhắc đến tuổi đời và hạ lạp. Thí dụ vị đó 80 tuổi đời và 60 hạ lạp, nghĩa là vị đó có tuổi cha mẹ sinh là 80 năm, còn tuổi hạ là 60 hạ lạp. Hạ lạp được tính và ngày rằm Tự tứ, sau khi đã tu hành tròn ba tháng hạ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, đúng theo Luật Phật chế, 20 tuổi thì được thọ giới Tỷ-kheo, nhưng vì thiếu duyên, có vị 25 tuổi mới thọ giới Tỷ-kheo và sau khi thọ giới mỗi năm đều có kiết hạ. Nếu vị ấy viên tịch vào tuổi 70, thì vị ấy được 45 tuổi hạ và 70 tuổi đời. Nếu một vị Tỷ-kheo thọ giới rồi mà không an cư lần nào cả thì coi như vị ấy hoàn toàn không có tuổi hạ, khác với cha mẹ sinh ta ra, dù ta có làm hay không làm gì đi nữa hoặc giả có ngủ cả năm đi nữa thì tròn một năm cũng vẫn được tính tuổi từng năm một. Trái lại, vị Tỷ-kheo thì phải có kiết giới an cư thì mới nhận tuổi, còn không an cư, thì không tính hạ lạp cũng gọi là giới lạp, pháp lạp. Đó là ý nghĩa của ngày Phật hoan hỷ, Tăng Tự tứ và Tăng Thọ tuế.

    Thứ tư, ngày Vu Lan xá tội vong nhân. Vu Lan là ngày cầu siêu độ cho tiền nhân quá cố của người con Phật. Tích Vu Lan bắt nguồn từ việc báo hiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên. Tích này được chép trong kinh Vu-lan-bồn. Chữ Vu-lan-bồn phiên âm từ chữ Sanskrit (Phạn) là Ulambana. Người Trung Hoa dịchnghĩa là Giải đảo huyền (Giải cái tội bị treo ngược). Câu chuyện trên ý nói rằng, những người nào tạo tội ác thì phải thọ quả báo nơi địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, chịu sự hành hạ thống khổ cùng cực giống như người bị treo ngược. Nghĩ đến công ơn cha mẹ, khi ngày Vu Lan đến, Phật tử thường đem tâm chí thành, chí hiếu sắm sửa vật dụng cúng đường Tam Bảo để cầu nguyện cho thân nhân, tiền vong của mình thoát khỏi cảnh khổ đau cùng cực y như giải tội bị treo ngược.

    Như vậy, ngày Vu Lan là ngày của Phật tử đền ơn đáp nghĩa bằng cách đến chùa cầu thỉnh chư Tăng sau ba tháng ăn cư thanh tịnh, chú nguyện cho vong nhân của mình thoát khỏi cảnh đọa đày tăm tối của địa ngục, ngạ quỉ và súc sinh, đồng thời cầu nguyện cho tất cả người khác cũng thoát khỏi tội khổ đau cùng cực như Tôn giả Mục-kiền-liên đã làm khi cứu mẹ.

    II. Tích Mục Kiền Liên Cứu Mẹ.

    Tôn giả Mục-kiền-liên là vị đệ tử xuất chúng của đức Phật. Tôn giả đã chứng được Lục thông:
    - Thiên nhãn thông: Được con mắt như mắt trời, thấy khắp tất cả.
    - Thiên nhĩ thông: Được lỗ tai như tai trời, nghe thấy khắp tất cả.
    - Tha tâm thông: Với tâm của mình biết được tâm của người khác muốn gì, ưa gì.
    - Túc mạng thông: Là biết đời trước của mình...
    - Thần túc thông: Được thần thông đi dưới đất hay bay trên không đều tự tại vô ngại. Cũng gọi là Thần cảnh thông.
    - Lậu tận thông: Dứt trừ mọi lậu hoặc, vượt thoát ra khỏi vòng sanh tử.

    Ngoài ra Tôn giả còn chứng được tuệ nhãn (trong ngũ nhãn là nhục nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhã và Phật nhãn) tức là con mắt, thấy được sự vật và tự tính của nó. Chúng sinh chỉ có con mắt thịt, chỉ thấy những cái trước mắt, vừa tầm, còn những cái xa quá, nhỏ quá, lớn quá không thấy được. Khi Tôn giả chứng được lục thông và tuệ nhãn liền nhớ đến cha mẹ mình, Tôn giả dùng tuệ nhãn nhìn khắp bốn phương, xem vong mẫu của mình hiện đang ở đâu? Khi thấy vong mẫu của mình đang ở trong loài ngạ quỷ hết sức đau khổ và đói khát, Tôn giả buồn bã vô cùng. Tôn giả liền bưng bát cơm đến dâng mẹ, nhưng mẹ Tôn giả vì tâm xan lẫn từ kiếp trước quá nặng nề khởi lên, sợ người khác trông thấy mà đến giành giựt hoặc xin bớt, cho nên bà một tay che bát cơm lại, một tay bốc ăn. Nhưng cơm chưa tới miệng đã hóa thành than lửa không thể nào ăn được. Tôn giả thấy vậy, vô cùng đau xót, không biết làm sao cứu vớt mẹ được, bèn về bạch với đức Phật. Ngài dạy: Tội lỗi của mẹ ngươi, dù có thần thông phép lạ của hàng thiên thần địa kỳ cũng không cứu được đâu! Duy chỉ có dùng thần lực của chúng Tăng sau ba tháng an cư, tinh tấn tu hành thanh tịnh tập trung chú nguyện cho, may ra mới chuyển hóa được nghiệp lực của mẹ ngươi, thì mẹ ngươi mới được thoát khổ cảnh mà thôi.
    Nghe vậy, Tôn giả Mục-kiền-liên thưa với đức Phật: Bạch Thế Tôn, con nay làm sao mà mời chư Tăng mười phương cúng dường một lúc như vậy được? Đức Phật dạy rằng: Trong ngày Vu Lan là ngày Tự tứ của chư Tăng, ông nên sắm các thứ cúng dường chư Tăng trong ngày Tự tứ, ngày đó dầu các vị trong thiền định, hay thọ hạ kinh hành, hay hóa độ nhơn gian, cũng tập trung lại để Tự tứ và cầu nguyện cho mẹ ngươi, thì mẹ ngươi sẽ được thoát khổ, rồi Tôn giả thực hành theo lời dạy của đức Phật và chính trong ngày đó, mẹ Tôn giả thoát được cảnh ngạ quỷ mà hưởng phước báu chư Thiên.
    Do vậy, Tôn giả hết sức vui mừng và thưa với đức Thế Tôn, nếu sau này có chúng sanh nào muốn phát tâm hiếu để mà cầu nguyện cho cha mẹ thoát khổ được vui thì có làm như con được không? Đức Phật dạy là có thể làm được trong ngày Tự tứ. Do đó, mà trong Phật giáo truyền lại một Pháp cứu độ cho tiền nhân trong ngày Tăng Tự tứ.
    Tôn giả Mục-kiền-liên làm như vậy đã nêu một tấm gương chí hiếu lớn lao cho tất cả Phật tử noi theo muôn đời. Tôn giả không những có hiếu trong đời Phật hiện tại mà Tiền thân Ngài cũng đã là một người con chí hiếu. Trong một Tiền kiếp, Tôn giả sinh trong một gia đình nông dân. Cha mẹ chỉ có Tôn giả là con trai độc nhất, nên vô cùng thương yêu chiều chuộng, và Tôn giả cũng thương yêu cha mẹ không kém. Tôn giả biết cha mẹ chỉ sinh có một mình Ngài là con duy nhất, Tôn giả nghĩ đến ngày cha mẹ tuổi già, không biết trông cậy vào ai, nên Tôn giả nguyện ở độc thân suốt đời để phụng thờ cha mẹ, chứ không muốn lập gia đình. Nhưng trong khi đó cha mẹ lại vì thương con không muốn con ở như vậy, sợ con cô độc, sau này không có ai giúp đỡ lúc trở về già, nên luôn luôn ép con lập gia đình. Trước sự thúc ép ấy, Tôn giả đành chiều ý cha mẹ.
    Không may khi lập gia đình, Tôn giả gặp một người vợ không tâm đầu ý hiệp, nàng ta không phải là mẫu người phụ nữ thuần lương. Lúc mới cưới nàng về, Tôn giả dạy vẽ cho vợ thay mình hầu hạ cha mẹ hôm sớm, cơm nước dâng lên cha mẹ đầy đủ như khi Tôn giả vẫn thường làm. Lúc đầu người vợ ngoan ngoãn tuân theo, nhưng một thời gian sau nàng tỏ ra lạnh nhạt và thờ ơ với cha mẹ chồng. Vì lẽ, thói thường con trong ruột sinh ra đôi khi còn chưa thương cha mẹ ruột một cách hết lòng huống gì là con dâu, làm sao thương ông bà gia như thương cha mẹ ruột! Ngài vì sinh kế phải đi làm ăn, nàng ở nhà càng tỏ ra chểnh mảng trong việc hầu hạ cha mẹ chồng. Khi đã chểnh mảng, muốn từ bỏ thì phải tìm kế, lập mưu. Một hôm, Tôn giả đi làm về thấy nước đổ lênh láng giữa nhà và hỏi nước đâu vậy? Người vợ bèn chỉ vào ông già mà nói rằng: Ông chướng quá, tôi bưng nước lên dâng ông, ông vung văng, chê nước nóng nước lạnh không chịu uống rồi vung tay đổ cả ra giữa nhà như vậy đó, tôi chịu hết nổi!
    Rồi một bữa khác, Tôn giả đi làm về thấy cơm vãi ra giữa nhà và hỏi: Cơm đâu vung vãi ra đầy nhà như vậy? Người vợ liền chỉ vào bà già trả lời, bà đó, bà chướng quá, tôi nấu cơm để cho nguội, xới dâng lên cho bà, nhưng bà chê cơm trưa cơm sớm rồi vung vãi ra cùng nhà như vậy đó, tôi chịu hết nổi! Cứ một điệp khúc ấy bà vợ tỉ tê mãi, riết rồi chồng cũng phải xiêu lòng nghe theo. Tôn giả nghĩ rằng như thế thì cha mẹ mình quá chướng nên nói với vợ: “Thôi được, ta sẽ có cách”!
    Hôm sau, Tôn giả thuê một chiếc xe ngựa, nói dối với cha mẹ rằng, mấy lâu nay cha mẹ không về thăm Từ đường bên ngoại, nay mời cha mẹ về thăm một chuyến, để sau này già yếu có nhắm mắt cũng khỏi ân hận. Cha mẹ nghe có lý nên đồng ý đi. Tôn giả cầm dây cương cho xe ngựa lên đường, khi đi đến một đoạn vắng, đường gồ ghề, Tôn giả nhảy xuống ngựa và nói dối với cha mẹ hãy cầm cương hờ để con đi sau bảo vệ kẻo chỗ này cướp bóc nhiều lắm. Nhưng thật ra, Tôn giả chẳng bảo vệ gì, mà cốt ý lấy roi quất vào cha mẹ mà nói: “Đã chừa chưa? hết chướng chưa? hết chướng chưa?” Dẫu bị đánh như vậy, nhưng cha mẹ không nghĩ là mình bị đánh mà lại chỉ nghĩ đến con, mà la lên: “Con ơi, lo chạy đi kẻo nó đánh chết, lo chạy đi con ơi!” Chính trong khi bị đánh mà cha mẹ không nghĩ đến mình đau lại cứ nghĩ con bị đánh chết mà la lên, nên hai chữ con ơi, khi ấy nó đã đánh thức Tôn giả. Khiến Tôn giả nghe hai tiếng đó nó thiêng liêng, mặn nồng, tha thiết trìu mến và thắm thiết một cách lạ kỳ. Tôn giả sực tỉnh ra là mình bất hiếu quá sức! Cha mẹ thương mình như vậy mà mình lại bất nhân, thiếu đức, nên Tôn giả liền hồi tâm và vội vã cho xe quay về và sám hối cha mẹ. Khi về tới nhà Tôn giả quyết định cho vợ về quê của nàng và nguyện sống ở độc thân như vậy suốt đời với cha mẹ. Đó là một tiền kiếp của Tôn giả.
    Còn kiếp hiện tại, Tôn giả có tên là Mục-kiền-liên, một người con chí hiếu, muốn thực hiện sự báo hiếu cho cha mẹ mà lúc ở nhà chưa thực hiện được. Nên trong đời sống xuất gia, Tôn giả quyết tâm thực hiện để đưa cha mẹ mình đến cảnh an vui.
    Câu chuyện của Tôn giả Mục-kiền-liên trong quá khứ và hiện tại như vậy là một bài học cho chúng ta, cho những người con còn biết có mẹ có cha. Phần nhiều ai cũng có lòng hiếu với cha mẹ, nhưng vì không được un đúc, nhắc nhở, không gặp thầy hay bạn tốt nên có khi tâm bị lung lay trở thành bất hiếu. Có trường hợp bất hiếu vì nghe theo bạn ác, có khi nghe theo danh lợi, quyền thế, nghe theo cờ bạc, rượu chè, hoặc có khi làm nên ông này bà nọ rồi lên mặt với cha mẹ, anh em, coi thường bà con cô bác, láng giềng mà trở thành bất hiếu. Chẳng hạn có một anh nọ gặp may trở thành một quan chức lớn. Lúc đó chưa có xe đưa rước, về nhà cha mẹ nói đâu dạ đó. Nhưng khi làm một chức quan to rồi thì không thèm dạ như xưa nữa sợ mất thể diện ông quan. Như vậy là vì nghe theo quyền thế mà trở nên bất hiếu.
    Lại có người mù quáng học đòi theo thói văn minh vật chất tự do ích kỷ, mà không biết đến văn minh đạo đức hiếu để cho nên trở thành bất hiếu.
    Như vậy, sự tích của Tôn giả Mục-kiền-liên là một gương quí nhắc nhở chúng ta vun bồi lòng hiếu thảo của mình, đừng để lòng hiếu thảo bị các thứ khác làm vẩn đục, làm cho mù quáng, mà đánh mất đi. Trong kiếp quá khứ, Tôn giả Mục-kiền-liên thiếu cảnh tỉnh nên trở thành bất hiếu chỉ vì nghe theo lời vợ. Trong xã hội xưa cũng như nay, có những người con rất có hiếu với cha mẹ, nhưng khi chung đụng với xã hội, gặp hoàn cảnh không tốt, ít thân cận bạn hiền, bị tác động bởi sự xấu xa nên khi trở về nhà, cha mẹ nói không nghe, anh chị khuyên bảo không chịu, lại còn cãi lại, cha không hiểu chi, mẹ không biết chi, còn mình đây mới hiểu, mới sáng suốt, mới có học. Đó là một thái độ thiếu cảnh tỉnh nên bất hiếu.
    Do đó, cho nên ai có gần gũi bạn lành, lo tinh tấn tu niệm thì mới trở thành nhũng người con có hiếu. Trong Kinh Trường A-hàm, đức Phật có chỉ cho chúng ta cách báo hiếu tốt nhất là: Nếu gia đình nào có những người con mà biết Bố thí, biết Ái ngữ, biết Lợi hành và biết Đồng sự thì cha mẹ mới nhận được sự hiếu kính của con. Nếu người con nào không biết Bố thí, không biết Ái ngữ, không biết Lợi hành và không biết Đồng sự thì cha mẹ không hưởng được sự hiếu kính của con.
    Thứ nhất là bố thí. Kinh A-hàm dạy người hiếu kính cha mẹ là người biết tu hạnh Bố thí. Người biết bố thí thì luôn luôn đem tâm hoan hỷ bố thí cho mọi người, dù chỉ là một nụ cười, một cử chỉ cung kính. Nụ cười ấy, cử chỉ cung kính ấy, sự dịu dàng ấy, cách ăn nói ôn hòa ấy là của mình, nhưng nếu mình không làm, không thể hiện là không có bố thí. Khi mình làm và thể hiện thì sẽ đem an vui đến cho mọi người, chứ không nhất thiết phải hạn cuộc ở bố thí tiền bạc. Đôi lúc một nụ cười khiến cho người ta tiêu tan đau khổ, trong khi mình đem một túi tiền cho họ chưa chắc họ đã hết đau khổ. Như vậy, người con biết bố thí thì cha mẹ mới hưởng được sự hiếu kính của con, còn nếu con chỉ biết quí tiền của, xan tham, chỉ muốn bòn rút của cha mẹ, thì chắc chắn cha mẹ không hưởng được sự hiếu kính của con.
    Đã có trường hợp như sau. Một bà mẹ thiếu thốn, già yếu, người con không thèm hỏi tới. Khi mẹ đau ốm mặc kệ, ăn ngủ không được cũng chả hề quan tâm. Người mẹ buồn chán đi ở với bà con hàng xóm. Hàng ngày, bà đi bán nước chè và đi mót lúa giành dụm mua được tấm vé số, khi dò may sao bà trúng. Khi nghe mẹ trúng số thì người con lật đật tới nói với mẹ: “Thôi mẹ về ở với con cho vui, con ở xa nhớ mẹ, đêm hôm đau ốm không ai lo cho mẹ!” Như vậy người con khi thấy mẹ thiếu thốn không có thì hất hủi, khi thấy mẹ có rồi thì hỷ hả, vì sao? Vì người con thiếu tu, xem của cải, miếng ăn nặng hơn ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Cho nên trong moät gia đình, nếu vì tâm bỏn xẻn, anh em giành nhau, nghi nhau, không có tâm bố thí thì cha mẹ sẽ không hưởng được sự ích lợi từ con cái. Và ngược lại, con cái có tâm bố thí thì sẽ đem lại an lạc cho cha mẹ. Đó là lợi ích của bố thí.
    Thứ hai là ái ngữ. Ái ngữ là một điều hết sức cần thiết, nó cũng rất dễ làm mà cũng rất khó làm. Ái ngữ là nói dịu dàng, thân ái. Có người cho rằng: Lời nói dịu dàng có chi đâu mà khó làm. Thế nhưng khó vô cùng, nếu không tu không thể nói ái ngữ được, như câu chuyện sau đây:
    Ngày xưa, một người chỉ nuôi sống gia đình với một con ngựa đi chở thuê, nhờ nó mà hàng ngày gia đình có ăn có mặc. Ngày kia, người ta đem đồ đến thuê chở trễ quá, anh ta nóng lòng chờ đợi đến chiều mới có đồ người ta thuê chở về. Sẵn bực tức trong lòng, nên vừa bỏ đồ lên xe ngựa, anh liền đánh con ngựa một cái và nói: Đồ nhãi ranh, đi, đi, đồ ăn hại, đồ chết bằm. “Nghe vậy, con ngựa ì ra đó, không đi, đánh mấy cũng cứ ì ra đó. Anh đành chịu và xuống xe. Một hồi sau, cơn nóng giận trôi qua, anh dịu dàng đến vuốt ve con ngựa, âu yếm nói với nó: “Thôi gắng đi đi con, còn ít giờ nữa là về nhà, giúp ta chở về nhà đi con”. Con vật nghe vậy, nó nhẹ nhàng dùng sức kéo chiếc xe đi ngay. Con vật mà cũng biết được giá trị của ái ngữ huống chi là người ta. Do đó, đối với cha mẹ, ta phải dùng ái ngữ, nếu không sẽ trở thành bất hiếu.
    Thứ ba là lợi hành. Lợi hành là làm việc lợi ích. Khoan nói lợi ích cho xóm làng, cho xã hội mà nói lợi ích cho mình, cho gia đình mình. Có những người con coi việc gia đình mình như việc ai đâu, không liên quan đến mình, không thèm sờ tay tới, thậm chí như bưng chén nước chén cơm cho cha già mẹ yếu cũng không hề làm tới. Đó là những việc lợi hành mà không làm, không làm như vậy thì cha mẹ làm sao hưởng được sự hiếu kính của con!
    Thứ tư là đồng sự. Cùng làm chung với nhau, cùng làm lụng đồng sự với nhau, gây cảm tình thương yêu vui vẻ lẫn nhau, còn không thì không làm sao gây tình cảm hiếu kính với cha mẹ được. Cho nên Phật dạy một cách thấm thía rằng: Người nào biết Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành và Đồng sự thì cha mẹ mới hưởng được sự hiếu kính của người con.
    Như vậy, báo hiếu cha mẹ bằng cách biết công ơn cha mẹ sâu dày như non cao bể cả, mà tiền nhơn của chúng ta đã nhắc tới:

    “Công cha như núi ngất trời,
    Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông,
    Núi cao biển rộng mênh mông,
    Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”.


    Tiền nhân chúng ta nói thiết tha lắm; cù lao chín chữ ghi lòng con ơi, cốt ghi chín chữ cù lao là chúng ta có hiếu rồi. Nhưng báo hiếu cha mẹ bằng hình thức chưa đủ mà còn phải báo hiếu bằng tinh thần.
    Trong kinh đức Phật dạy rằng: Cha mẹ chưa an trú trong Chánh Pháp, làm sao giúp đỡ, dắt dẫn cha mẹ an trú trong Chánh Pháp, cha mẹ chưa an trú trong điều Lành thì làm sao cho cha mẹ an trú trong điều Lành, cha mẹ chưa Quy y Tam Bảo thì nên đưa cha mẹ an trú trong Quy y Tam Bảo. Như vậy, cha mẹ không những hưởng được phúc lạc vật chất bên ngoài mà còn hưởng được phúc lạc trong tâm hồn, giải thoát bớt phiền trược, xa lánh được thế gian chấp trước, vọng tưởng luân hồi sanh tử, mà đức Phật đã nhắc nhở. Khi cha mẹ giải thoát, an vui thì sự báo hiếu của người con mới thành tựu. Nên cổ đức có câu:
    “Phụ mẫu đắc ly trần, hiếu đạo phương thành tựu”. (Cha mẹ được giải thoát, lìa khỏi trần ai thì người con mới tròn hiếu đạo).

    Là người Phật tử, hãy ghi nhớ lời Phật dạy như vậy để hàng ngày tu niệm, hàng ngày hồi hướng công đức về cho tiền nhân của mình, nhất là trong ngày lễ Vu Lan, thành tâm chí kính, niệm Phật, tụng Kinh, lạy Phật, cúng đường Tam Bảo, cúng dường chư Tăng Tự tứ, để cầu mong sự chú nguyện của Chư Tăng cho tiền vong của mình thoát khỏi u đồ mà siêu sanh lạc quốc. Đó mới tạm gọi là con hiếu, là người Phật tử thuần hành trong mùa báo hiếu vậy.

    Trên đây là các Điển Tích Phật Giáo . Còn theo bên Tiên Đạo Trung Quốc thì ngày Tết Trùng Thập ( 7/ 7 Âm lịch ) là ngày Thiên Địa giao hòa ( Ngưu Lang , Chức Nữ gặp nhau ) những ngày này người sống trên dương gian dễ tìm gặp người âm giới .Còn Dân Tộc Việt Nam coi ngày rằm tháng 7 là ngày Xá Tội Vong Nhân ( Mở cửa Địa Ngục , Chẩn Tế cô hồn ) . Vì thế có thể nói ngày rằm tháng 7 là một ngày Tâm Linh rất lớn của các Dân Tộc Á Đông
    Trẻ Today (VLPT)Được đăng bởi: desperadosbk
     

Chia sẻ trang này