1. Vanhoaphuongdong

    Vanhoaphuongdong Humantoday Headhunting- Effective HR Service

    Tham gia ngày:
    18 Tháng tám 2007
    Bài viết:
    139
    Điểm thành tích:
    0
    Những điều cần lưu ý về nhân sâm

    Cập nhật:Layout.datetime.display('2007-11-14 00:01:00', '%date %H:%I'); Hôm nay 00:01
    Đã từ lâu, nhân sâm và các sản phẩm làm từ nhân sâm Hàn Quốc đã được nhiều người biết tới và sử dụng. Nhân sâm đứng đầu trong bốn vị thuốc quý của y học phương Đông: sâm, nhung, quế, phụ. Tuy nhiên, theo điều tra của Tổng C.ty nhân sâm Hàn Quốc thì trên thị trường Việt Nam, có tới 90% là sâm giả và làm nhái, kém chất lượng, cũng chưa kể tới rất nhiều người không biết cách dùng làm không phát huy hết những hiệu quả điều trị từ nhân sâm.

    [​IMG]
    Theo các nghiên cứu khoa học, nhân sâm Hàn Quốc có rất nhiều tác dụng: giúp lưu thông tuần hoàn máu, cân bằng huyết áp, chống stress, tăng cường trí lực, sinh lực, phòng xơ cứng động mạch, tăng khả năng miễn dịch, chữa đau dạ dày, giảm khả năng mắc ung thư, bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe do trong thành phần của sâm có nhiều chất saponin, dễ gây tổn thương não.
    Nhân sâm và các sản phẩm từ nhân sâm có thể được dùng cho trẻ bắt đầu từ 2 tuổi trở lên. Có rất nhiều sản phẩm được chế biến từ nhân sâm: từ nguyên củ, đến tinh bột, xắt lát tẩm mật ong, thuốc viên, siro, nước uống, chè, cao sâm... Mỗi loại được dành cho từng đối tượng khác nhau nên rất dễ chọn lựa.
    Tiến sỹ Choi Kwang Tae - Chủ tịch Hiệp hội nhân sâm Hàn Quốc: Củ nhân sâm tốt nhất khi được thu hoạch lúc 6 năm tuổi. Để biết củ sâm có đạt chất lượng hay không thì khó có thể nhìn bằng mắt thường mà phải qua máy móc kỹ thuật phân tích.
    Sâm tươi dùng tốt nhất là xắt lát ngâm mật ong. Ngâm rượu theo cách mà các bạn thường làm cũng được, tuy nhiên, nên để 5 - 6 năm sau mới dùng. Trong sâm có thành phần saponin, được hiểu như là hoạt chất chính tạo nên những công dụng của nhân sâm. Sâm càng có nhiều thành phần này thì càng tốt. Vì vậy, dù có nhiều nước trên thế giới trồng sâm nhưng sâm của Hàn Quốc và Triều Tiên được đánh giá là tốt nhất. Trong sâm tươi có khoảng 10 thành phần saponin nhưng sau khi qua các công đoạn sấy khô thành hồng sâm và bạch sâm, nhân sâm Hàn Quốc có thể có tới 35 thành phần saponin. Sau khi thành hồng sâm, giá thành sản phẩm có thể cao gấp 10 - 20 lần.
    Sâm khô dùng tốt nhất là đun lấy nước uống hoặc cũng xắt lát hấp. Khi mua những hộp sâm khô, bạn nên để ý đến tờ giấy màu vàng, đó là giấy kiểm định sản phẩm dán ở cạnh hộp. Trong khi sâm tươi chỉ có thể bảo quản tối đa 10 ngày trong tủ lạnh thì sâm khô các bạn dùng được lâu hơn, có thể để được 10 năm.

    Phương Minh
     
  2. Ðề: Sử dụng nhân sâm

    Nhân sâm có thể gây xáo trộn quá trình dậy thì của trẻ
    [​IMG] Nếu trẻ bệnh, cần đưa đến bệnh viện, không nên tự ý dùng nhân sâm để chữa bệnh cho trẻ (Ảnh minh họa)Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng của nhân sâm đối với sự phát triển của trẻ, do đó không nên lạm dụng nhâm sâm cho trẻ, kể cả trà sâm

    Không chỉ hiện diện ở các siêu thị, những loại trà sâm, trà linh chi bày bán khá nhiều ở hiệu thuốc, nhất là phố thuốc Lãn Ông (Hà Nội). Ở đây, người mua có thể tìm thấy đủ các chủng loại từ chè tan liền, chè túi lọc, tinh chất, bột linh chi, nấm linh chi nguyên chiếc, sâm củ, sâm lát, trà sâm... được nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc và cả hàng trong nước sản xuất.

    Nhân sâm không phải là “thần dược” của trẻ

    Được mấy chị bạn mách, chị Nguyễn Thanh Hòa, Hà Nội ra sức cho cậu con trai 3 tuổi uống trà sâm với mục đích “bổ hư thanh nhiệt”. Sau hơn một tuần uống trà sâm, bệnh táo bón của con trai chị đỡ hẳn, nghĩ mình đã dùng đúng “thuốc” để “hạ nhiệt” cho con, chị Hòa cứ thế cho con uống thoải mái, thậm chí có ngày con chị uống tới 4- 5 gói trà để... mát ruột, trị rôm sẩy.

    Tuy nhiên, khoảng 2 tuần sau, cháu bé có biểu hiện đi ngoài nhiều hơn và thường kêu đau bụng, khi cho con đi khám chị Hòa mới biết nguyên nhân do lạm dụng trà sâm. Ngoài trường hợp của chị Hòa, không ít người vẫn quan niệm trẻ nhỏ đang ở thời kỳ cần phát triển nên cần bồi bổ cho trẻ bằng những “thần dược” như nhân sâm, trà sâm, trà linh chi... sẽ rất tốt.

    Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho hay, trong nhi khoa đông y, nhiều chứng bệnh rất cần dùng nhân sâm nói riêng và các loại sâm khác nói chung như đẳng sâm, cát lâm sâm, tây dương sâm, thái tử sâm.

    Chẳng hạn, khi trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, suy nhược có thể sau ốm, thiếu máu... thì đông y có sử dụng thành phần nhân sâm trong một số bài thuốc để hồi phục sức khỏe, bồi bổ cơ thể cho trẻ nhỏ. Nhưng phải dùng đúng cách, không nên lạm dụng.

    Hiện ở Hà Nội đang có phong trào các bà mẹ cho trẻ uống trà sâm mà không biết đến tác hại của loại “thần dược” này.

    Theo PGS-TS Nguyễn Thu Nhạn, Chủ tịch Hội Nhi khoa VN, nhân sâm không phải là chất dinh dưỡng nhất thiết phải bổ sung trong quá trình tăng trưởng, cũng như tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

    Gây xáo trộn quá trình dậy thì của trẻ

    Do sâm có tính hàn nên khi sử dụng cần kết hợp với gừng để hỗ trợ, nếu không có thể gây lạnh bụng dẫn đến đau bụng. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai, cho rằng đối với trẻ từ việc sử dụng thuốc bổ, thuốc bệnh đến các thực phẩm chức năng nên có sự chỉ định của bác sĩ.

    Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều cha mẹ chỉ nghe lời đồn thổi mà mua các loại thuốc bổ, thuốc kích thích tăng trưởng, ăn uống, tiêu hóa... tự ý cho con uống. Có thể những tác dụng phụ chưa nhìn thấy ngay, nhưng nếu cứ dùng thường xuyên thì sẽ gây nhiều hậu quả khác nhau.

    Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn cảnh báo trẻ em thể chất khỏe mạnh, phát triển bình thường, không bị mắc các bệnh lý thuộc hư chứng thì nhất thiết không cần dùng thuốc bổ nói chung và nhân sâm nói riêng. Nếu tùy tiện dùng nhân sâm cho trẻ có thể làm xáo trộn quá trình dậy thì của trẻ. Những tác dụng phụ do dùng nhân sâm gây ra còn khiến trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa, thần kinh không bình thường, lâu dài dẫn đến mất ngủ và dễ bị kích động.

    Nhiều bác sĩ khuyên rằng, trẻ không thể từ còi cọc mà trở thành béo tốt nhờ vào nhân sâm hay các thực phẩm đa chức năng khác. Nếu cần dùng thì trẻ phải được thầy thuốc chuyên khoa khám xét toàn diện để xác định, chẩn đoán chính xác và xem bệnh lý của trẻ thuộc thể loại nào, từ đó mới lựa chọn thuốc bổ cho phù hợp.

    “Không chỉ với nhân sâm mà tất cả các thuốc bổ đông y khác như nhung hươu, cao hổ cốt, đương quy, kỷ tử, hoàng kỳ, thục địa... cũng phải tuân thủ triệt để nguyên tắc này”- thạc sĩ Toàn khẳng định.

    (Theo Ngọc Dung - Người lao động)

    (Vnmedia)
     
  3. Vanhoaphuongdong

    Vanhoaphuongdong Humantoday Headhunting- Effective HR Service

    Tham gia ngày:
    18 Tháng tám 2007
    Bài viết:
    139
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sử dụng nhân sâm

    Sâm - không phải là thuốc vạn năng02/11/2006 Đã từ lâu mọi người đều cho rằng sâm là một loại dược thảo rất bổ, rất quý, và thời xưa chỉ có vua chúa, những người giàu sang mới có; hơn nữa người ta cho rằng Sâm còn có tác dụng thần thoại ‘‘phục tử hồi sinh’’.
    Thực tế khoa học đã chứng minh Sâm đúng là một loại dược thảo có tác dụng rất tốt, nhưng nó cũng là một vị thuốc, hơn nữa nó không phải là thuốc vạn năng nên không nên tùy tiện sử dụng vì không những không có lợi mà còn có hại. Truyền thuyết kể rằng: có một vị thái tử vì muốn nhanh chóng được kế thừa ngôi vị đã dùng Nhân sâm để giết vua cha, nhưng không ai biết được dã tâm đó mà vẫn cho rằng thái tử là người con có hiếu. Sách cổ Trung y cũng từng ghi: “Đại hoàng cứu người vô công, Nhân sâm giết người vô tội”; hay như: “phúc thống phục Nhân sâm thì tắc tử”.Vậy là cớ làm sao?
    Sâm có rất nhiều loại, căn cứ vào nguồn khai thác có thể chia làm 2 loại là: Dã sơn sâm (mọc tự nhiên, còn gọi là sâm rừng), Viên sâm (được gieo trồng, còn gọi là sâm vườn). Căn cứ vào nguồn gốc địa lý thì có Sâm Trung Quốc (Cát lâm sâm, Liêu sâm…); Sâm Triều Tiên, Nhật Bản (Cao Ly sâm); Sâm Mỹ, Canada, Pháp (Tây Dương sâm hay Hoa kỳ sâm); Sâm Việt Nam (Ngọc Linh sâm)... Căn cứ vào cách thức chế biến thì có Sinh sái sâm (loại để nguyên vỏ, rửa sạch đất cát rồi phơi khô); Đại lực sâm (khi chế biến có nhúng vào nước sôi vài phút rồi lấy ra phơi khô); Hồng sâm (loại bỏ rễ, râu sấy khô mà thành, còn gọi là thạch trụ sâm); Bạch sâm (loại ngâm tẩm trong nước đường đặc, còn gọi là Đường sâm); Cáp bì sâm (trước tiên ngâm trong nước sôi, sau đó ngâm trong nước đường loãng).... Ngoài ra, trên thị trường Sâm còn được chế biến, đóng thành phẩm dưới nhiều dạng khác nhau như: sâm nước, chè sâm, sâm viên hay viên nang, rượu sâm…hoặc để nguyên dưới dạng củ để tiện việc sử dụng nhưng các loại sâm khác nhau, cách chế biến khác nhau ngoài thì ngoài những công năng chung còn có những tính năng riêng.
    Nghiên cưú dược lý hiện đại chứng minh thành phần hóa học của Nhân sâm và Tây dương sâm có chứa hơn 15 loại yếu tố vi lượng nhưng hàm lượng các yếu tố vi lượng trong Tây dương sâm cao hơn. Nhân sâm và Tây dương sâm mặc dù đều thuộc họ ngũ gia bì; cùng là Sâm nhưng chủng loại khác nhau, nơi trồng khác nhau. Đều là thuốc bổ khí nhưng Tây dương sâm có tính hàn còn Nhân sâm lại hơi ôn nên tính năng cũng khác nhau và có phần trái ngược nhau nên khi dùng cần chú ý phân biệt chứng trạng bệnh thuộc hàn nhiệt, hư thực để chọn lựa cho phù hợp.
    Nhân sâm chủ yếu ở Trung quốc vùng Cát lâm (Cát lâm sâm) và ở Triều tiên (Cao ly sâm), tên khoa học là: Panaxginseng C. A. Mey. Tây dương sâm chủ yếu ở Hoa kỳ, Canada, Pháp (Hoa kỳ sâm), tên khoa học là: Panax quinquefolim L. Hai loại đều có những tác dụng sau:
    - Tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng.

    - An thần, định trí. Sâm bổ khí, ích huyết nên có tác dụng tốt trong điều trị chứng mất ngủ, hay ngủ mê, hồi hộp trống ngực, hỏang hốt do khí huyết suy.

    - Kiện não, ích trí. Sâm gia các vị dưỡng huyết, an thần như long nhãn, toan táo nhân, đương quy có tác dụng tăng cừơng trí lực, điều trị tốt trong những trường hợp làm việc suy nghĩ căng thẳng, suy giảm trí nhớ, mất ngủ.

    - Bổ tỳ ích phế. Phế chủ khí, tỳ là nguồn sinh hóa của khí huyết, khí của phế tỳ có đủ thì khí huyết mới vượng, nếu tỳ phế hư thì các bệnh từ đó mà sinh ra, cơ thể suy yếu, người mệt mỏi, ăn ngủ kém, ăn không tiêu…mỗi ngày dùng một vài lát sâm pha trà giúp hồi phục thể lực, tinh lực, giúp ăn ngủ tốt hơn, cải thiện tình trạng cơ thể hư nhược.
    -Sinh tân dịch, chỉ khát. Theo lý luận y học cổ truyền khí vượng thì tân dịch tự sinh; Sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí nên dùng Nhân sâm hay Tây dương sâm phối ngũ ngọc sâm, hạch hộc, hoa phấn, hòang tinh có tác dụng sinh tân, chỉ khát, trừ phiền trong điều trị chứng hư nhiệt của bệnh tiểu đường, đồng thời làm giảm các biến chứng.

    - Phòng chống lão hóa. Sâm có tác dụng rất lớn đến sự chuyển hóa đường, mỡ và điều tiết chức năng các cơ quan trong cơ thể làm chậm quá trình lão hóa.

    Ngoài ra, công dụng của Tây dương sâm và Nhân sâm còn có những khác biệt chủ yếu sau:
    1. Nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính hơi ôn, vào kinh tỳ, phế; công dụng: đại bổ nguyên khí trợ hỏa, hồi dương cứu nghịch, kiện tỳ, bổ phế khí, an thần ích trí.
    - Tác dụng lâm sàng:
    - Đại bổ nguyên khí, phù chính cứu thoát: có thể dùng đối với các trường hợp cấp cứu như chóang, ngất do mất máu nhiều, ỉa chảy mất nước nhiều, nôn nhiều gây mất nước…dùng độc sâm thang sắc nước cho uống, liều dùng có thể tới 30 g. Nếu chân tay lạnh, dương khí suy yếu, mạch vi muốn tuyệt thì phối hợp với phụ tử chế có tác dụng hồi dương cứu nghịch. Trường hợp ra mồ hôi nhiều, miệng khô khát, khí âm đều suy thì gia mạch đông, ngũ vị tử để ích khí, liễm âm.
    - Bổ thận trợ dương: hàng ngày dùng một lượng nhỏ Nhân sâm phối hợp với lộc nhung, tử hà xa có tác dụng nhất định đối với những trường hợp liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm.
    - Ích tâm, phục mạch, cường tâm, tăng huyết áp: với một lượng nhỏ nhân sâm cùng với tam thất …uống hàng ngày có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, tăng cường lưu lượng máu tới tim, giảm cơn đau ngực tái phát ở những bệnh nhân có tiền sử đau thắt ngực do bệnh mạch vành có hiệu quả rất tốt.
    - Không dùng Nhân sâmvới những trường hợp can dương vượng, âm hư hỏa vượng, hư nhiệt, thấp nhiệt, thực nhiệt, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô, đại tiện táo…
    2. Tây dương sâm có vị đắng, hơi ngọt, tính hơi hàn vào kinh tâm, phế, thận; công dụng: tư âm bổ khí giáng hỏa, sinh tân dịch, chỉ khát, bổ phế âm.
    - Lâm sàng điều trị:
    - Ho lâu ngày, ít đờm hoặc trong đờm lẫn máu do Phế thận âm hư hỏa vượng dùng Tây dương sâm gia các vị dưỡng âm, nhuận phế, thanh nhiệt, hóa đờm như mạch đông, thiên đông, bối mẫu,tri mẫu...để tăng tác dụng của thuốc.
    - Các chứng mệt mỏi, tâm phiền, khát…do khí âm lưỡng suy dùng Tây dương sâm gia các vị ích khí sinh tân như thiên hoa phấn, sơn dược, hoàng kỳ…
    - Miệng khát, uống nhiều không giảm, đại tiện táo, nước tiểu vàng… do tân dịch hao tổn hay các chứng nhiệt ở những bệnh nhân ung thư sau dùng hóa liệu dùng Tây dương sâm uống hàng ngày hoặc phối hợp thêm các thuốc dưỡng âm, thanh nhiệt, sinh tân như mạch đông, tri mẫu, thạch hộc...
    - Đại tiện ra máu do đại tràng hư nhiệt dùng Tây dương sâm gia long nhãn có tác dụng thanh nhiệt, chỉ huyết, bổ huyết.
    - Tác dụng dưỡng tâm, an thần, hạ áp trong phối hợp điều trị chứng tăng huyết áp, các bệnh tim mạch.
    - Không dùng Tây dương sâm với những người dương khí suy, vị hàn, thấp như: sắc mặt trắng; mặt, chân, tay phù thũng, sợ lạnh, nhịp tim chậm, yếu; không muốn ăn, buồn nôn, nôn, bụng chướng, rêu lưỡi trắng, bẩn; nam giới liệt dương, di tinh, nữ giới thống kinh, khí hư nhiều; đặc biệt trẻ con chậm phát triển, chức năng tiêu hóa không tốt.
    Mặc dù, thực tế lâm sàng cũng như các nghiên cứu dược lý đều đã chứng minh Sâm có nhiều tác dụng tốt nhưng Sâm không phải là thuốc bổ vạn năng nên không thể sử dụng một cách tùy tiện, không phải bất kỳ ai cũng phù hợp. Khi dùng còn cần lưu ý không nên cùng dùng với củ cải, cà phê, chè và những chất gây kích thích thần kinh khác vì làm giảm tác dụng của Sâm, đặc biệt những người bị cảm chưa khỏi có thể làm bệnh nặng lên và không nên dùng thời gian quá dài hay dùng liều quá cao vì có thể gây ra những tác dụng phụ như dị ứng, phát ban, đau đầu, đày bụng, buồn nôn, ỉa chảy…
    Thạc sỹ. Bs.Nguyễn thị tâm Thuận
    (vietnet.com.au)
     
  4. Vanhoaphuongdong

    Vanhoaphuongdong Humantoday Headhunting- Effective HR Service

    Tham gia ngày:
    18 Tháng tám 2007
    Bài viết:
    139
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sử dụng nhân sâm

    Bốn điều kiêng kỵ khi dùng nhân sâm
    [​IMG]Không nên dùng nhân sâm tùy tiện.
    Dù là sắc hay hấp cách thủy, bạn cũng không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng loại dược liệu này, bạn không được uống trà, vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.
    Nhân sâm là một vị thuốc quý. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách, nó sẽ trở nên vô tác dụng, hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, thậm chí đe dọa tính mạng. Sauđây là 2 điều cần lưu ý khác khi dùng nhân sâm:
    1. Không dùng quá nhiều
    Do nghĩ rằng nhân sâm là thuốc bổ, dùng càng nhiều càng tốt nên một số người đã hãm nhân sâm trong phích nước, dùng thay nước uống quanh năm. Có người lại ăn nhân sâm như nhai kẹo cao su... Việc lạm dụng nhân sâm như trên có thể đưa đến nhiều hậu quả nguy hiểm. Sau đây là một số ví dụ:
    - Anh X. (36 tuổi) bị xơ gan kèm chảy máu đường ruột. Tin rằng sâm có thể giúp người ốm dậy phục hồi sức khỏe nhanh, sau khi ra viện 10 ngày, anh đã uống liền một lúc 30 g sâm. Sau 2 ngày, bệnh trở nên nguy cấp, bệnh nhân ra nhiều máu, được đưa đi viện cấp cứu nhưng không qua khỏi.
    - Một đôi nam nữ trẻ lấy một củ hồng sâm (khoảng 1 lạng) đem đun sắc trong 2 giờ, lấy 800 ml nước thuốc đó chia nhau uống hết và ăn luôn cả bã sâm. Khoảng 10 phút sau, cả hai thấy nhức đầu, chân tay rã rời, tim đập mạnh, người nóng bức, cổ khô, miệng đắng, khát nước, nói nhiều câu mất chuẩn xác, nhìn vật không rõ, đôi lúc không tự chủ được hành động. Sau 20 giờ, đầu óc họ không còn minh mẫn, miệng khô nẻ, yết hầu tụ máu, không muốn ăn uống, đồng tử giãn, đái rắt. Nếu không được cấp cứu kịp thời, họ khó thoát khỏi bàn tay tử thần.
    - Một thanh niên gặp trục trặc trong chuyện chăn gối với vợ, nhưng do xấu hổ nên đã không đi khám mà tự tìm thuốc uống. Cho rằng nhân sâm có tác dụng trợ dương, tăng khoái cảm, anh ta đã dùng loại dược liệu này một cách tùy tiện và cuối cùng bị chính nhân sâm làm cho liệt dương.
    - Một nam giới khác lại dùng nhân sâm đều đặn với liều 3 g/ngày, liên tục trong 2 năm. Kết quả là anh thường xuyên có biểu hiện hưng phấn và kích thích trung khu thần kinh (tính tình hăng hái, hay bực bội, lo lắng và mất ngủ nặng...). Một số người khác cũng dùng sâm theo cách tương tự lại bị tăng huyết áp, mẩn ngứa, phù thũng, tiêu chảy vào buổi sáng...
    2. Sau khi uống sâm, không nên ăn củ cải và đồ biển
    Tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh...) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng.
    Sức Khỏe & Đời Sống
    (VNE)
     

Chia sẻ trang này