Tác dụng của tia đất

Thảo luận trong 'Kiến thức Phong Thủy: Sơn quản Nhân đinh, Thủy quản Tài' bắt đầu bởi Tử Vi, 18 Tháng năm 2007.

  1. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Tia đất bí ẩn - Tác động của tia đất đến sức khỏe
    Tấm màn bí mật về những hiểm họa vô hình mang đầy tính thần kỳ như tam giác quỷ Bermuda, thung lũng chết Atlas hay tọa độ chết ở vùng biển Hawaii… đã được vén lên phần nào nhờ những hiểu biết về tia đất hay địa khí.


    Hàng nghìn năm trước, người Trung Quốc với tư duy trực quan của mình đã phán đoán, xác định dưới mặt đất tồn tại những lực mạnh mẽ khác nhau mà con người không nhìn thấy được, và nhấn mạnh con người phải chung sống hòa bình với chúng. Tương ứng với thiên khí, các nhà thông thái đã xác lập quan niệm về địa khí: “Phàm xem đất phải lấy khí làm chủ”. Địa khí là động lực của sự dẫn truyền thể hiện qua sự lượn sóng của đất, sự biến chuyển của mạch ngầm.

    Người Trung Quốc cổ phát minh ra chiếc la bàn đầu tiên trên thế giới bởi vì không những họ đã sớm cảm nhận và phát hiện được từ trường của quả đất mà còn nhận thức khá đầy đủ về sự cảm ứng giữa từ trường, địa khí và con người.

    Tìm địa khí là tìm tòi, đo lường và phát hiện những đường khí trong lòng đất để thích nghi, đồng thời lợi dụng những khí lực to lớn đó để hòa nhập vào sức sống sôi động của thế giới tự nhiên. Các triết gia cho rằng muốn thân thể khỏe mạnh, vạn vật sinh trưởng, cuộc sống cường thịnh, con người phải biết cách tìm dương trạch để mong muốn được thừa hưởng lực khí từ trong lòng đất bốc lên. Nơi ở có địa khí ngưng tụ, thuận âm dương, hợp hướng thủy cục sẽ đón được khí trời tốt. Người phương Đông thường tin tưởng rằng, đất làm nhà ở mà thuận khí âm dương thì cuộc sống thuận hòa, tuổi thọ sẽ cao. Đó là nguyên lý thừa hưởng khí lành của trời đất.

    Thuật phong thủy cổ chủ ý tầm tra những long mạch, huyệt vị, thế đất, hướng nhà để tìm khí tốt cho con người có cuộc sống hòa thuận với thiên nhiên. Một ngọn đồi có hình con rùa là một vùng đất tốt, con người ở đó sẽ trường thọ và an bình như loài rùa. Mạch núi, mạch đất có hình giống con rồng sẽ đem lại cho dân cư vùng này sức khỏe và sự mạnh mẽ. Hướng nhà đón đúng hướng gió lành hay ở bên cạnh sông hồ có nhiều hy vọng được thành công và may mắn.

    Tia đất và hiểm họa

    Các loại tia từ vỏ cứng của trái đất phát ra, lan tỏa trên mặt đất dưới dạng sóng và từ trường được gọi là quỷ trạch, trường sinh địa, địa sinh học, trường địa điện từ hay nôm na gọi là tia đất. Chúng bao gồm những tia bức xạ điện từ, bức xạ phân rã, bức xạ độc chất hóa học, từ trường các khoáng vật thuộc các tầng hệ đất khác nhau, từ các mạch nước ngầm...

    Cấu trúc đa dạng của các địa tầng, sự chuyển động của các mạch núi, biến động của các mạch ngầm, sự trôi dạt của lục địa... tạo nên nhiều loại tia đất. Sự tương tác giữa chúng càng làm cho cuộc sống tự nhiên của con người trở nên phức tạp và có phần huyền bí, siêu nhiên.

    Dưới con mắt của các nhà địa chất, mặt đất không ngủ yên bình mà mọi vật chất vẫn đang chuyển động, và tác động lẫn nhau giữa các vật chất trong tự nhiên được diễn ra một cách nhanh, mạnh và liên tục. Những mỏ kim loại, những mỏ khoáng chất, những mỏ nước ngầm đều mang đầy ion điện, sản sinh ra những tia bức xạ điện từ dày đặc.

    Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định, bức xạ nguy hại nhất với con người là của các chất phóng xạ rải rác khắp dưới mặt đất và của các dòng nước ngầm. Đối với những tia đất có nguồn gốc từ dòng chảy ngầm, các thử nghiệm đã cho thấy chúng có ảnh hưởng độc hại đến cơ thể con người gần bằng ảnh hưởng của bão từ trường. Tất cả các biến động này đều chịu sự tác động điện từ không cưỡng lại được của các trường lực thỏi nam châm khổng lồ trong lòng trái đất.

    Hiện nay, các nhà khoa học còn lo lắng về sự bùng phát của tia đất khi chúng bị kích hoạt bởi các tia vũ trụ hay các cơn bão từ mặt trời, các vụ đụng độ của các tiểu hành tinh...

    Bên cạnh đó, các tia đất cũng gây ô nhiễm cho các tầng thấp của khí quyển và làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của con người. Vấn đề này đã được các nhà hóa học châu Âu chứng minh: axit nitric có trên mặt đất (được hình thành từ sự biến đổi môi trường do cuộc sống của con người góp phần tạo ra) là nguyên nhân tạo ra các hợp chất hình thành ôzôn trong các tầng thấp của khí quyển theo hai mặt. Khi tương tác với ánh sáng mặt trời, axit nitric giải phóng ra các gốc hydroxyl. Gốc hydroxyl có hoạt tính cao phân hủy các chất hữu cơ dễ bay hơi gây ô nhiễm, hình thành ra ôzôn trong các tầng thấp của khí quyển. Trái ngược với tầng ôzôn ở các tầng khí quyển cao (có hiệu ứng tích cực là ngăn ngừa tia cực tím), lớp ôzôn có mặt ở ngang mức mặt đất sẽ gây kích thích mắt và làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con người.

    Đa số các bệnh lý không có triệu chứng rõ ràng, chỉ là đau đầu, cảm giác khó thở, huyết áp tăng, rối loạn tuần hoàn máu, đau nhức cơ bắp, giảm sức đề kháng... mà không thể đổ tội cho siêu vi khuẩn đều là do các bức xạ nguy hại từ tia đất tạo ra. Đặc biệt, khi bị ảnh hưởng của vùng từ trường mạnh và đủ lâu, con người có thể ngất, say. Có nhà khoa học còn cho rằng ảnh hưởng nhiều năm còn dẫn đến ung thư.

    (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
     
  2. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tác dụng của tia đất

    “Tia đất” và các hiện tượng kỳ bí
    Bạn đang sống trong một không gian, mà ở đó bạn cảm thấy sức khỏe dồi dào, tinh thần sảng khoái. Ngược lại, có những nơi vừa đặt chân đến, bạn đã có cảm giác mệt mỏi, sức khỏe yếu đi... Tại sao có những vùng “địa linh, nhân kiệt”, xuất hiện nhiều người tài, lại có chốn “tử địa”, bệnh tật, chết chóc?


    Câu trả lời: “Tia đất” là một nguyên nhân khách quan gây nên những điều huyền bí này. Điều này được kỹ sư Vũ Văn Bằng-nhiều người mệnh danh là “thầy phù thủy” trong việc tìm nước ngầm, tìm hài cốt-khẳng định. Vậy “tia đất” là gì? Tác hại của nó thế nào?

    Lý thuyết về “tia đất” có từ thời cổ đại


    Có thể định nghĩa “tia đất” như thế nào, thưa ông?

    Theo truyền thống khi tìm đất để làm nhà, đặt mồ mả... việc đầu tiên là tìm “đất lành”, tránh “đất dữ”. Để gặp “lành”, tránh “dữ” người xưa dùng thuyết phong thủy và xuất hiện những người chuyên làm nghề này gọi là “thầy địa lý”. Câu chuyện về phong thủy thường gắn liền với một cái gì đó thần bí và khó giải thích, vì vậy đã bị nhiều người khoác cho cái vỏ bọc mê tín. Ở các nước phương Tây họ ít dùng thuật phong thủy mà dùng một phương pháp khác, đó là phát hiện và xử lý những tia năng lượng phát lên từ dưới đất gọi nôm na là “tia đất”.

    Hiểu một cách phổ thông nhất thì đó là những tác động của một loại “trường địa điện từ” mà trường này tùy vào cường độ mạnh nhẹ tác động lên con người. Loại trường này hiện diện ở khắp mọi nơi. Trong lòng đất, trong vật liệu xây dựng, nhà cửa... Cho đến nay, hầu hết các nhà nghiên cứu về “tia đất” mới chỉ dừng ở mức xác định được sự hiện diện và mức độ ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con người. Còn bản chất thực của “tia đất” vẫn bỏ ngỏ.


    Ai phát hiện ra “tia đất”? Ông có phải là người Việt Nam đầu tiên áp dụng “tia đất” vào cuộc sống không, thưa ông?

    Trong sách cổ Trung Hoa có ghi vào năm 2000 trước Công nguyên vua Ngu Hoàng nhà Thuấn (2205-2197 tr.CN) rất giỏi trong việc dò tìm các mỏ quặng, các mạch nước ngầm, của cải chôn giấu dưới đất. Vào thời Phục Hưng ở châu Âu, đặc biệt ở Đức, Pháp, Ý… rộ lên nghề dùng “đũa thần” hình chữ Y và con lắc tìm những thứ dưới mặt đất mà họ muốn. Như thế, người xưa đã biết vận dụng những kiến thức về “tia đất” để phục vụ cuộc sống. Trong đó, theo tôi biết, người Ai Cập cổ đại là những chuyên gia hàng đầu về “tia đất”.

    Năm 1958, tôi học tại Đại học Bách khoa Hà Nội, ngành Địa chất công trình. Mặc dù học ngành khoa học về công trình nhưng quả thực tôi chưa hề biết gì về cái gọi là “tia đất”. Năm 1990, khi sang Ba Lan học, tôi biết có một công ty (của Ba Lan) chuyên xử lý các tia có năng lượng xấu cho các công trình, trong đó có cả nhà ở. Tôi đến tận nơi tìm hiểu và sau khi hiểu ra, tôi hoàn toàn bị chinh phục. Từ đó, tôi say mê tìm hiểu về tác động của “tia đất” lên con người.

    Hiện nay, có thể áp dụng lý thuyết về “tia đất” như thế nào vào cuộc sống?

    Nhờ áp dụng kiến thức về “tia đất”, chúng ta có thể xác định được nơi đất tốt, đất xấu cho sức khỏe con người; tìm nước ngầm, khoáng sản; xác định các vị trí rò rỉ của các ống dẫn nước, dẫn dầu dưới lòng đất; tìm kiếm mồ mả, hài cốt…

    Nơi có “tia đất” xấu sẽ sinh bệnh, “tia đất” tốt chữa được bệnh

    “Tia đất” có những tác động như thế nào đến đời sống?

    Con người ta hằng ngày đều tiếp xúc với “tia đất” nhưng đa số là với các “trường địa điện từ” rất nhỏ ít ảnh hưởng đến con người. Chỉ những nơi có “tia đất” phát mạnh thì mới có ảnh hưởng rõ rệt.

    “Tia đất” bao gồm cả những tia phát ra từ vỏ cứng của Trái Đất và lan tỏa trên mặt đất dưới dạng sóng và trường. Do các sóng này va đập vào các tác động khác của tự nhiên nên sản sinh ra các bức xạ điện từ. Nếu là các bức xạ có liên quan đến mạch nước ngầm và phóng xạ thì sự nguy hại đến sức khỏe con người tăng lên gấp bội lần.

    Tất cả các kết quả nghiên cứu đã công bố cho thấy “tia đất” có nguồn gốc từ phóng xạ và dòng nước chảy dưới mặt đất đều có hại tới sức khỏe con người dưới dạng bệnh lý như: đau đầu, khó thở, huyết áp tăng, rối loạn tuần hoàn máu, đau cơ bắp, giảm sức đề kháng, lâu dần dẫn đến ung thư. Trong đa số trường hợp bệnh lý không rõ ràng (ốm không ra ốm, khỏe không ra khỏe) khó khăn cho bác sĩ chẩn đoán bệnh.

    Bác sĩ Ha-gơ thuộc Hội khoa học Y tế Đức cùng các đồng nghiệp người Ba Lan đã tiến hành khảo sát những căn nhà của 5.348 người bị chết vì bệnh ung thư ở thành phố Ste-tin (Ba Lan) cho thấy: hầu hết họ đã sống và ngủ ở những nơi có “tia đất” xấu có cường độ mạnh.

    Như vậy, “tia đất” có ảnh hưởng xấu, cần phải loại trừ?

    Không phải thế, bên cạnh những nơi có “tia đất” xấu thì lại có những nơi có “tia đất” rất tốt. Con người sống ở nơi này sẽ khỏe mạnh, khí chất thông minh. Đây chính là tiền đề để hình thành những vùng “địa linh, nhân kiệt”. Hay như người xưa vẫn quan niệm rằng nếu tìm ra những “long mạch” để an táng phần mộ tổ tiên ở đó thì con cháu sẽ “phát lộc, phát tài”. Những nơi “long mạch” ấy chính là nơi có “tia đất” rất tốt.

    “Tia đất” xấu có thể làm con người sinh bệnh tật. Ngược lại, những nơi “tia đất” tốt lại có tác dụng chữa bệnh. Dư luận từng xôn xao về những “khu đất lạ” mà người bệnh đến đó khỏe ra. Điều này có cơ sở khoa học của nó. Tuy nhiên, những khu đất ấy không phải và không thể chữa được bách bệnh mà nó chỉ giúp người bệnh cảm thấy sức khỏe tốt hơn, khí huyết lưu thông. Chắc chắn nó không thể chữa được những bệnh truyền nhiễm.

    Chuyện dùng thần giao cách cảm để tìm hài cốt có liên quan tới “tia đất”?

    Ông có nói hài cốt khi được chôn dưới lòng đất sẽ phát ra các tia đặc biệt. Liệu đây có phải là nguyên nhân xuất hiện những câu chuyện thần bí về việc đi tìm mộ?

    Hài cốt khi ở trong lòng đất sẽ phát sinh một loại sóng đặc biệt. Người bình thường cũng nhận được loại sóng này nhưng không giải mã được. Chỉ những ai có khả năng đặc biệt, mà theo tôi là trong người họ có một thứ gen rất nhạy cảm, sẽ trở thành an-ten để thu nhận những sóng đó. Những người có khả năng siêu việt kia, lúc đầu có thể chỉ là những người bình thường, chỉ sau khi gặp những biến cố như ốm nặng, điện giật, tai nạn thì các gen đặc biệt mới được kích hoạt. Và khả năng đặc biệt ấy không tồn tại vĩnh viễn. Đến một thời điểm nào đó, nó tự mất đi.

    Còn những chuyện mê sảng thấy vong hồn hiện về?

    Nghe thì có vẻ mê tín, nhưng hiện tượng này cũng có thể lý giải dưới góc độ khoa học về “tia đất”. Các hài cốt phát ra “tia đất” không tốt. Nếu dưới nền nhà mà có hài cốt thì những người sống trong nhà đó sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, hay gặp chuyện mộng mị. Để chấm dứt, đầu tiên phải chuyển hài cốt đi nơi khác, sau đó tiếp tục dùng các chất cần thiết để trung hòa các “tia đất” xấu còn rơi rớt lại.

    Hóa giải “tia đất” xấu bằng cách nào?

    Khi đã phát hiện được “tia đất” xấu, có thể dùng than hoạt tính để trung hòa nó. Than hoạt tính có tác dụng hấp thụ trường địa điện từ rất tốt, hay nói cách khác nó có tác dụng khử từ. Ở phương Tây, người ta dùng thạch anh để trung hòa “tia đất”. Tuy nhiên, thạch anh hiếm, giá thành đắt hơn than hoạt tính rất nhiều. Ta có thể dùng than hoạt tính chôn xuống nền nhà, hoặc chỉ cần để mỗi góc nhà một giỏ than hoạt tính. Sau 2 năm, nếu “tia đất” lại tiếp tục tác động thì đặt tiếp than hoạt tính mới.

    Chi phí để “hóa giải” có lớn không?

    Thấp nhất chỉ cần vài trăm nghìn đồng.


    Người ta kể rằng ông đã giúp rất nhiều nơi loại trừ “tia đất” độc?

    Tại Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình, nhân viên làm việc ở đây luôn có hiện tượng mỏi mệt, bất an. Thậm chí, có người đã đi gặp thầy cúng để giải hạn. Tôi đến đo và nhận thấy có tác động của “tia đất”, do dưới nền đất nằm trong khuôn viên Sở có khá nhiều mồ mả, hài cốt. Sau khi dùng than hoạt tính để khử từ, mọi người trong Sở không còn cảm thấy trạng thái mệt mỏi nữa. Hay như chính nội tộc nhà tôi ở Đại Mỗ (Hà Tây), có người trong nhà hay ốm đau kéo dài mà đi khám không tìm ra nguyên nhân. Tôi mang máy về đo và phát hiện trong nền nhà có hài cốt liền dùng than hoạt tính khử từ và mọi người từ đó hết ốm đau. Đến nay, tôi đã khử từ ở hơn 600 nhà dân và nhiều cơ quan.

    Nếu ở các nhà xây cao hoặc chung cư thì “tia đất” có tác động lên sức khỏe con người không?

    Tôi đã thử và thấy rằng ở trên tầng cao của chung cư, “tia đất” vẫn tác động. Thậm chí nhiều vật liệu xây dựng hiện nay cũng phát ra “tia đất” rất mạnh như đá Granite, gạch men, thép sản xuất… Ngay cả những đường ống dẫn nước lên các tầng cao của các căn hộ chung cư cũng có khả năng phát ra “tia đất” ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vì vậy phải tính toán vị trí lắp đặt cho phù hợp.

    Làm thế nào để nhận biết khu đất tốt, không có những “tia đất” độc hại?

    Thường những nơi cao ráo, thoáng đãng rất có lợi cho sức khỏe. Những nơi ẩm thấp, tối tăm, gần sông suối, ao hồ thường có “tia đất” xấu tác động mạnh. Một vài vùng đồng bằng ven sông của ta có địa thế thấp nên xuất hiện nhiều “tia đất” bất lợi.

    Ở các nước như Đức, Ba Lan, Áo, Anh, Pháp, Mỹ…, các bác sĩ là người đi tiên phong trong lĩnh vực dò tìm “tia đất” để di chuyển bệnh viện hoặc giường bệnh cho bệnh nhân đến vị trí không có “tia đất” xấu. Đây được coi là phương pháp phòng và chữa bệnh đầu tiên phải nghĩ đến của các bác sĩ trước khi khám và can thiệp bằng thuốc. Nước Đức đã có luật, khi bán đất hay nhà ở cho người khác trong thủ tục chuyển nhượng phải kèm theo chứng nhận ở đó không có “tia đất” độc hại. Trong điều kiện quỹ đất ngày càng eo hẹp hiện nay, nếu không thể chọn được mảnh đất tốt, khi xây nhà cần phải áp dụng các biện pháp để khử “tia đất” xấu.

    HỒ QUANG PHƯƠNG -Báo Quân Đội Nhân Dân


    -quych.net-
     
  3. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tác dụng của tia đất

    Chống tia đất bằng than hoạt tính
    Theo kết quả nghiên cứu Hiệp hội Nhiên liệu Toàn quốc Nhật Bản, với thành phần chính là carbon (87,1%), than hoạt tính được coi là chất lý tưởng dùng để lọc hút, hấp phụ các chất độc hại có trong môi trường sống.


    Thực tế cho thấy, than hoạt tính có khả năng hấp phụ tối đa các chất ion dương như SO2, Cl2, NH3, C02, H2S, CH4, H2, v.v..., vốn được đánh giá là các tác nhân gây hại không chỉ với môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ con người.

    Trong y tế, than hoạt tính dùng để tẩy trùng, chống tiêu chảy, ngộ độc thức ăn. Trong công nghiệp hóa học, than hoạt tính đóng vai trò làm chất xúc tác và chất thải cho các chất xúc tác khác. Loại than đa năng này là một trong những thành phần quan trọng để lọc khí (trong đầu lọc thuốc lá, trong tủ mát và máy điều hòa nhiệt độ) và để tẩy các chất bẩn vi lượng trong việc xử lý nước (hoặc lọc nước trong gia đình).

    Được biết, Liên Xô cũ từng dùng hàng trăm tấn than hoạt tính nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vụ nổ Nhà máy Điện Nguyên tử Chernobyl đêm 26/4/1986 gây ra.

    Đợt dịch bệnh SARS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) xảy ra hồi năm 2003, các nhà khoa học cũng cho đính một lớp mỏng than hoạt tính trong các khẩu trang đeo mặt. Than hoạt tính trong khẩu trang có thể tiêu diệt virus gây bệnh, v.v...

    Không chỉ có khả năng hấp phụ tối đa các chất độc, than hoạt tính, vốn được làm từ gỗ hoặc từ nhiều phế chất hữu cơ khác từ vỏ, xơ dừa, v.v..., còn tỏ ra khá thân thiện với môi trường và không gây độc hại (kể cả khi ăn).

    Nhiều năm qua, giới khoa học tìm thấy và ít nhiều chứng minh được tác hại của tia đất đối với sức khoẻ con người như đau đầu, khó thở, huyết áp tăng, rối loạn tuần hoàn máu, đau cơ bắp, giảm sức đề kháng, thậm chí gây bệnh ung thư (trong trường hợp rơi vào những tia đất có trường mạnh và thời gian kéo dài).

    Trước những tác hại do tia đất, các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều cách phòng chống như di chuyển nơi ở, chuyển vị trí giường ngủ, v.v... Mới đây, than hoạt tính mới được nhiều nhà khoa học chú ý như một trong những chất có khả năng chống lại tác hại ghê gớm do tia đất gây ra.

    Kỹ sư (KS) Vũ Văn Bằng, Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng Môi trờng Thương mại Phong Thuỷ, một trong những nhà khoa học đầu tiên ở nước ta nghiên cứu về tác hại cũng như các phương pháp phòng tránh tia đất, cho rằng, chỉ cần đặt than hoạt tính ở những nơi có tia đất, các chất độc sẽ biến mất trong thời gian ngắn.

    Với tính năng hấp thụ tốt, sạch và không gây độc hại, than hoạt tính được thiết kế thành bó, mỗi bó từ 10-15 thanh cao khoảng 30cm, đựng trong giỏ tre, giỏ nhựa, v.v... Loại than sạch này có thể đặt bất cứ đâu trong nhà, dưới gầm nhà, cạnh bàn uống nước, trong ngăn tủ đựng quần áo, gầm giường, trạm để bát đũa, hoặc treo trên tường, v.v...

    Một khu nhà rộng 25 m2 có thể để than hoạt tính ở bốn góc nhà, mỗi góc để từ hai đến năm cân. Như thế, với mức giá tương đối rẻ (xấp xỉ 15.000 đồng/cân), chỉ cần bỏ từ 120.000 - 200.000 đồng, bất cứ gia đình nào cũng có thể mua từ các cửa hàng hoá chất về chống tia đất tại gia.

    Các tia đất với những bức xạ điện từ mà chúng sản sinh ra từ lòng đất có khả năng gây lắng đọng máu cho con người khi tiếp xúc. Máu lắng đọng tạo thành cục trong mạch máu, ngăn cản sự lưu thông của máu và làm chậm quá trình vận chuyển máu lên não gây ra một số bệnh như đau đầu, rối loạn tuần hoàn máu, v.v...

    Khi tia đất xuất hiện, bức xạ vào môi trường và không khí, hiện tượng ion hoá sẽ xảy ra, gây hại đối với môi trường và sức khoẻ.

    - www.quych.net-
     
  4. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tác dụng của tia đất

    Làm “Thầy địa lý” thế kỷ 21: Chống tia đất!
    Hoá ra tia đất phát hiện không khó và các nước phương Tây đã kết hợp kinh nghiệm cổ truyền của phương Đông với ứng dụng kỹ thuật mới, đưa ra cách xử lý khá đơn giản và không đắt. Chỉ tiếc ở nước ta những vấn đề này không được mấy cơ quan nghiên cứu để ý.


    Đón tia đất có lợi

    Trước hết xin bàn về tia đất có lợi. Như trình bày ở bài trước, bên cạnh tia đất có hại, các nhà khoa học chứng minh được rằng có loại tia đất lại có lợi với sức khoẻ.

    Loại tia này gây kích thích, hưng phấn, làm tinh thần tỉnh táo hơn. Đó là những tia dạng sóng năng lượng cao Schumann, phát ra từ loại khoáng sàng thạch anh hay ametyst.

    Các nhà khoa học Nhật Bản còn thấy khoáng chất chứa một số loại nguyên tố như German có khả năng tạo năng lượng bức xạ cao tác dụng tích cực đối với sức khoẻ người.

    Chính vì thế, song song với việc tìm cách tránh những nơi phát ra tia đất có hại, người ta cũng tìm cách dựng nhà ở những nơi phát ra tia đất có lợi.

    Các tín đồ Thiên chúa giáo xưa từng biết cách xác định nơi phát ra tia đất tốt để làm nhà thờ. Có thể kể đến nhà thờ Thánh Lourd ở miền Nam nước Pháp. Nơi đây năng lượng của tia đất có lợi mạnh gấp 150- 200% so với bình thường.

    Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) từng chế tạo thiết bị phát ra loại sóng Schumann trong khoang phi thuyền con thoi để gây hưng phấn cho phi công. Trên mặt đất ngày nay, rất tiếc sóng Schumann bị chặn lại bởi các loại vật liệu của nhà hiện đại như bê tông, cốt thép, gạch, vữa xi măng.

    Phát hiện tia đất có hại

    Đáng tiếc là tia đất có hại hiện diện nhiều hơn tia đất có lợi. Chính vì thế, các nhà khoa học khi tìm vị trí đất để làm nhà ở thường tập trung tìm tia đất có hại thay vì xác định nơi có tia đất tác dụng tích cực lên cơ thể người.

    Cũng may, vẫn theo KS Bằng, phát hiện tia đất có hại không khó. Theo kinh nghiệm, cứ nơi nào cỏ cây cằn cỗi, vàng úa, nhà nào có người ốm đau bệnh tật lâu ngày mà không tìm ra nguyên nhân, hoặc bệnh phải chữa đi chữa lại không khỏi, ở đó chắc chắn trường khí không tốt. Mang thiết bị đến những nơi đó đo, các nhà khoa học đều thấy có tia đất với cường độ mạnh, đặc biệt vị trí giường ngủ.

    Nơi có tia đất nguồn gốc phóng xạ, dấu hiệu dễ nhận biết là cây cối không những khô cằn mà chỉ toàn một loài cỏ lác màu vàng úa, xác xơ. Cư dân sống ở đó xanh xao, gầy yếu nhiều bệnh tật, thậm chí dị hình.

    Tuy nhiên, các nhà khoa học thấy các khu vực đó không có mỏ các khoáng chất phóng xạ, không phải là nơi từng xảy ra vụ thử vũ khí hạt nhân, và cũng không phải là nơi chôn chất thải phóng xạ, v.v… Vậy tia đất tại những vùng đó ở đâu ra?

    Dùng thiết bị đo đạc, các nhà khoa học phát hiện những nơi này tồn tại các mạch nước ngầm, thậm chí dòng sông ngầm. Phải chăng tia đất có quan hệ với dòng chảy ngầm? Hóa ra dòng nước ngầm có thể gây ra trường năng lượng biến dạng xoắn lan tỏa trên mặt đất gây hại cho sức khoẻ con người.

    “Nước ngầm là môi trường cần được quan tâm do tính hoà tan và lưu động của nó trong các lớp đất đá chứa chất phóng xạ”, một nhà khoa học ở Viện Địa chất nói, “Nguyên tố phóng xạ radon phân tán khắp nơi trong địa quyển và nước ngầm. Nồng độ của nó cao nhất là trong nước ngầm ở gần vùng quặng phóng xạ uranium hoặc đá granite”.

    Chính vì mối liên hệ chặt chẽ giữa dòng chảy ngầm với tia đất (có dòng ngầm là có tia đất và ngược lại), các nhà khoa học đã lợi dụng tính chất nhân quả này để tìm các mạch nước ngầm với độ chính xác khá cao. Ngược lại, dựa trên đặc thù của tia đất có nguồn gốc từ mạch nước ngầm, họ xác định được mức độ ảnh hưởng có hại của chúng tới sức khỏe con người cũng khá rõ ràng. Đây cũng là việc các nhà phong thuỷ, các thầy địa lý xưa kia thường tính đến mỗi khi chọn đất để làm nhà.

    Đặc biệt, các nhà khoa học còn lưu ý, dòng nước thải ngầm (cống ngầm), ống dẫn dầu, khí ngầm, cáp ngầm, v.v…, ở các khu đô thị cũng là thủ phạm gây ra tia đất với cường độ lớn tương tự như mạch nước ngầm. Chính vì thế, một cách đơn giản chọn đất xây nhà nữa là xem dưới nền đất dự kiến làm nhà ngoài mạch nước ngầm tự nhiên ra còn có các loại đường ống ngầm và, nhất là, nước thải hay không. Tùy thuộc lưu lượng và độ nông sâu của dòng chảy, cường độ tia đất mạnh yếu khác nhau.

    Ngoài phương pháp dân gian, ngày nay, các nhà khoa học thiết kế một số thiết bị xác định tia đất đơn giản như bộ đôi đũa hợp kim, con lắc, và ăng ten vạn năng đủ nhậy. Định lượng hơn nhưng phức tạp và tốn kém hơn là các máy móc thăm dò địa vật lý hiện đại.

    Theo Tiền Phong

    * quych.net-
     
  5. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Tia đất - Hóa giải hành vi thầy địa lý

    Kỹ sư Vũ Văn Bằng là người Việt Nam đầu tiên lập ra một doanh nghiệp đặc biệt, chuyên phát hiện tia đất và xử lý tia đất. Tia đất không nhìn thấy và gây lắm tai ương cho sức khỏe, mức độ cao nhất là ung thư.
    [​IMG]
    Ngày 20/1 tới, Viện Khoa học&Công nghệ Việt Nam (VASC) sẽ tổ chức nghiệm thu công trình hồ treo rộng 6.500 m2, dung tích 30.000 m3 trên núi đá xã Tả Lủng, Mèo Vạc trên núi đá ở tỉnh Hà Giang.

    Tham gia báo cáo, có một nhà khoa học bình thường nhưng có một đóng góp không bình thường. Dùng kỹ thuật phát hiện cái gọi là Tia Đất.

    Anh cùng các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác tìm thấy một mỏ nước ngầm chơi vơi trên núi cao, “hóa giải kiếp nghìn năm khát nước” cho đồng bào.

    Anh chính là người vừa vác máy đến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, đoạn quốc lộ I qua Hà Nội và tỉnh Hà Tây, gây náo loạn dư luận với tuyên bố đoạn đường xảy ra nhiều tai nạn giao thông bí hiểm là do có tia đất.

    KS Vũ Văn Bằng cũng là người Việt Nam đầu tiên lập ra một doanh nghiệp đặc biệt, chuyên phát hiện tia đất và xử lý tia đất.

    Chiều hôm qua, 10/1, anh cùng chúng tôi trở lại hiện trường để tận thấy chiếc radar thủ công của anh quay tròn trong môi trường điện từ mạnh, nơi bảo từng xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông khó giải thích.

    Hóa ra tia đất là thứ có khắp nơi. Oái oăm ở chỗ, nó là thứ không nhìn thấy và gây lắm tai ương cho sức khỏe, mức độ cao nhất là ung thư.

    Oái oăm nữa, bao lâu nay, làm nghề phát hiện và khử thứ tia quái đản này lại là những nhân vật khoác cái tên không mấy dễ chịu: Thầy địa lý.

    Dò tìm tia đất vốn là nghề rất phát đạt trong quá khứ ở nhiều quốc gia. Nhưng do có quá nhiều thầy địa lý rởm, gây nhiều tai họa không kém tia đất, một thời gian dài, chúng ta xa lánh đối tượng này và xa lánh luôn với hiện tượng vô hình kia đang tồn tại ngoài ý chí của chúng ta.

    Ngược lại, thời gian qua, các nước Âu - Mỹ lại nghiên cứu rất kỹ những việc làm kỳ quái của các thầy địa lý (loại trừ những thầy rởm) và họ tìm ra nhiều điều thú vị.

    Bác sĩ Hager thuộc Hội Khoa học Y tế Đức cùng với các đồng nghiệp Ba Lan tiến hành khảo sát nhà ở của 5.348 người chết vì bệnh ung thư ở thành phố Stettin, Ba Lan. Kết quả thật bất ngờ, hầu hết bệnh nhân ung thư từng sống và ngủ ở những nơi có tia đất rất mạnh.

    Nước Đức coi trọng những phát hiện ấy đến mức họ đang thực hiện luật bổ sung về vấn đề mua bán nhà đất. Theo đó, người bán đất hay nhà ở khi làm thủ tục chuyển nhượng phải kèm theo chứng nhận ở đó không có tia đất độc hại.

    KS Vũ Văn Bằng mở hẳn một Cty bên Ba Lan và làm ăn rất phát đạt dù bên đó có một doanh nghiệp của người bản địa, Cty Phong thủy Almaro, chuyên nghề này từ mươi năm trước.

    Phong thủy - Dương trạch

    Phát hiện và khử tia đất là việc chính của những người làm nghề với cụm từ dễ được chấp nhận hơn: Phong thủy. Khoa kiến trúc một số trường xây dựng hay trường kiến trúc mấy năm gần đây đưa hẳn môn này vào dạy cho sinh viên.

    Đấy là chưa nói hàng đống sách về phong thủy do các cơ quan chính thống của Bộ Xây dựng viết bán đầy ở các quầy sách lớn. Nói thế để thấy xã hội ta đang dần “giải thiêng” cho cụm từ phong thủy nhạy cảm.

    Điều đáng chú ý đầu tiên là nhiều người ở nước ta, khi nói đến phong thủy, thường chỉ chú ý đến âm trạch, tức phần huyệt mộ của người quá cố, mà không mấy để ý đến dương trạch, tức nơi cư trú của người sống.

    Dân số tăng nhanh, đất đai làm nhà ngày càng ít, người ta càng có lý do để quên đi dương trạch.

    Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy, những vùng đất có tia đất mạnh hay còn gọi là đất xấu, tia đất đánh hẳn lên cả tầng trên của các toà chung cư chứ không chỉ đơn thuần tầng trệt.

    Nắm vững lý luận phong thủy về dương trạch được xây dựng bởi chính người phương đông từ hàng nghìn năm trước, một số nhà khoa học nước ngoài mà người viết bài này có điều kiện tiếp xúc lại bảo Việt Nam có không ít nhà phong thủy tài ba.

    Nghe kể về Thăng Long - Hà Nội, kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời, họ gọi Lý Thái Tổ, người quyết định dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình, cách đây gần 1.000 năm, là nhà phong thủy, nhà địa lý môi trường, đại tài.

    “Tôi rất thích lý luận của các bậc tiên tri phương đông là vật kiến trúc phải hài hòa với tự nhiên” - Eva, chuyên gia báo chí Thụy Điển tấm tắc sau khi thăm một trang viên ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

    Vậy tia đất là gì? Hầu hết các nhà nghiên cứu về tia đất mới dừng ở mức xác định được sự hiện diện và mức độ ảnh hưởng của nó đến sức khỏe. Còn bản chất của tia đất vẫn bỏ ngỏ.

    GS.TS Lugovenko, người Nga, cũng chỉ gọi đó là trường sinh địa và thừa nhận nguồn gốc của trường này hiện chưa rõ.

    Cũng vì chưa hiểu rõ nên nhiều người vẫn thích dùng những tên “tiêu cực” như quỷ trạch, mũi tên thần bí, hung khí, ác khí, khí huyền bí, v.v...

    Kinh nghiệm của các nhà địa chất cho thấy, tia đất thường xuất hiện ở vùng có các loại khoáng sản, nước ngầm, kể cả các dị thường nhân tạo như mồ mả, hài cốt dưới mặt đất.

    Với chiếc “đũa thần” bằng kim loại và khung dây điện một chiều tự thiết kế, “thầy địa lý” Bằng và Cty mới một tuổi ở Việt Nam của anh đang hợp tác với Viện Địa chất, VASC, đi tìm tia đất và tìm mỏ nước ngầm ở vùng khô hạn.

    Việc khác mà anh không muốn đưa lên báo vội là giúp nhiều gia đình xác định tia đất khi chọn đất làm nhà hoặc khi bố trí chỗ ngủ trong nhà để giảm thiểu tác hại của thứ sóng độc hại.

    Dù thêm mấy “thầy địa lý” nữa đếm trên đầu ngón tay, chắc không phải là nhiều. Tia đất gần như là “mảnh đất hoang vu” chưa được mấy ai khai phá ở nước ta.

    Một lần nữa chúng ta lại thực hiện công đoạn “chạy sau” so với các nước tiên tiến bất chấp tác hại tiềm ẩn của nó không hề thua kém các tác nhân gây bệnh khác.
    Cuốn Earth Radiation (Phóng xạ Trái đất) của nhà dò tìm tia đất Katathe Bachler người Đức công bố mới đây cho thấy trên 11.000 giường ngủ của trên 3.000 nhà ở thuộc 14 nước khác nhau đều tồn tại tia đất. Tác giả khẳng định tia đất có mặt ở khắp nơi và rất có hại. Có nhà khoa học gọi tia đất là trường sinh địa, địa sinh học, ác xạ, sóng độc hại. Thậm chí có người gọi đó là trường địa điện từ.
    Theo Tiền Phong
     

Chia sẻ trang này