Tìm hiểu thế giới loài kiến

Thảo luận trong 'Phát ngôn - Tiên tri - Dự báo - Cảm ứng' bắt đầu bởi cabachlong, 29 Tháng sáu 2007.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Với khoảng 10.000 tỷ “dân”, loài kiến có mặt ở khắp mọi nơi chỉ trừ những đỉnh núi băng ở hai miền băng cực. Nhờ có một bộ máy tổ chức “xã hội” khá phức tạp và quy củ cho nên cho dù ở bất cứ nơi nào, sâu trong lòng đất hay trên những ngọn núi cao, chúng đều sống như một vị thủ lĩnh của các loài côn trùng. Hơn thế nữa, sự “thông minh”, biết “hiệp lực” và “đoàn kết” đã giúp loài sinh vật nhỏ bé này tồn tại được hơn 140 tỷ năm trên trái đất - lâu hơn rất nhiều lần loài khủng long và có lẽ còn lâu hơn cả loài người.
    [​IMG]Kiến cánh.
    Vừa mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra mắt bộ sưu tập kiến online gồm tất cả các tài liệu do các trung tâm nghiên cứu lớn của thế giới thu được về 11.000 loài kiến đã và đang sinh sống trên trái đất. Bộ sưu tập đã cung cấp những thông tin vô cùng thú vị về thế giới những sinh vật đặc biệt này. Xin giới thiệu những “kỹ năng” độc đáo của loài kiến mà ít người biết đến:
    Kiến trồng nấm: Loài kiến nhìn chung là loài sống kiểu du cư, săn bắt. Thế nhưng trong những khu rừng rậm nhiệt đới ở Goatemala hay Brazil có một loài kiến tên là Cheye (kiến cắt lá), chúng đã vứt bỏ lối sống du cư săn bắt để định cư và chuyên cấy trồng một loài vi sinh làm kế sinh nhai. Cứ đến đêm loài kiến này lại đua nhau tiến quân vào những nơi cây lá rậm rạp. Chúng phân công công việc rất rõ ràng, ai làm việc nấy. Những con khỏe mạnh trai tráng thì đi đầu, chịu trách nhiệm cắt (cắn) lá cây. Những con tuổi đã “trung niên”, sức khỏe vừa phải thì chịu trách nhiệm xén những lá cây đã cắt được thành hình tròn hoặc bán nguyệt, còn lại những con sức khỏe yếu một chút thì vận chuyển những lá cây đã cắt tròn về tổ. Hiệu suất làm việc của chúng khiến con người phải tròn mắt. Cả đội quân, kẻ cắt, kẻ xén, người vận chuyển, chỉ trong một đêm không biết bao nhiêu cây lá đã bị chúng làm trơ trụi.
    Sau khi lá được chuyển về tổ, ở đây có loài kiến kỹ thuật, chuyên lo “công nghệ” cấy trồng. Chúng nhanh chóng nghiền lá cho nát vụn ra, vừa nghiền lá chúng vừa tiết nước bọt để trộn lẫn vào lá đã nghiền. Đó chính là loại phân bón lót. Sau đó chúng lấy những sợi nấm giống vẫn cất giữ cấy lên trên đống lá vụn. Chẳng bao lâu sau trên đống lá vụn đó đã mọc trắng những cây nấm. Các “kỹ sư trồng nấm” còn biết khống chế không cho nấm nở xoè, chỉ cần to bằng quả táo là chúng cắn đứt, đem về phân chia cho cả bầy cùng ăn. Điều đáng ngạc nhiên là chúng cũng biết cách bón phân, thu hoạch, còn biết cắn bỏ những loài nấm không ăn được, biết chọn ra loài nấm cao sản và cất trữ lại để làm giống cho vụ sau. Kỳ lạ hơn nữa, chúng hiểu được cả “kỹ thuật phòng ấm”. Cái “vườn nấm” của loài kiến này có thể ví với phòng trồng nấm, nuôi khuẩn nhân tạo của con người. Trong vườn nấm của kiến, do lá cây lên men, mục rã nên nhiệt độ luôn ở mức 25oC và độ ẩm tương đối là 56o. Quả là không còn gì phải bàn về những kỹ sư trồng nấm này. Các nhà khoa học Brazil đã quay được trọn một bộ phim về quá trình trồng nấm của loài kiến này và cho công chiếu trên nhiều chương trình khoa học khám phá.
    Kiến cấy lúa: Ở Mỹ và Mexico có một loài kiến gọi là “kiến nông nghiệp” bởi vì chúng biết trồng lúa. Vào những ngày mát mẻ, cả đàn kéo nhau ra khỏi tổ, dọn cho thật sạch cỏ xung quanh tổ rồi gieo một loại “gạo kiến”, thứ mà chúng rất thích ăn xuống khu đất vừa dọn cỏ. để gieo hạt chúng dùng răng và càng trước để đào hốc, rồi vùi các hạt vào trong đất. Khi “lúa” đã mọc, chúng lại làm cỏ, phân công chăm sóc, trông coi rất cẩn thận. đến mùa lúa chín, chúng kéo cả đàn tới thu hoạch, mang về cất trong kho dự trữ để ăn sau này. Người ta còn phát hiện ra rằng, vào những ngày trời nắng, chúng còn mang “gạo kiến” ra phơi, có lẽ là để đề phòng mốc thối.
    [​IMG]Kiến có mặt ở khắp mọi nơi.
    Kiến nuôi “bò sữa”: Có một loài kiến biết nuôi loài nha trùng (sâu hại cây bông, cây thuốc lá) để lấy sữa, giống y như con người nuôi bò sữa lấy sữa vậy. Trong hang, chúng cũng làm chuồng cho “bò sữa”. Mùa xuân ấm áp, các chú “kiến mục đồng” cho bò ra ngoài hang, đưa lên những tán cây rậm rạp để “chăn dắt”. Để bảo toàn đám “bò sữa”, kiến ta lấy bùn đắp thành những “con hào” trên cành cây. Đến kỳ lấy sữa, mỗi con “bò sữa” trong một giây cho kiến một giọt sữa, mỗi ngày cho 25mg sữa. Nếu sữa nhiều không ăn hết, loài kiến này liền gọi đám kiến thợ đến. Những con kiến thợ luôn có tinh thần “tử vì ăn”, chúng uống đầy ắp một bụng sữa, đến mức không cựa quậy được nữa, chúng bám trên các xà ngang trong hang và chết. Vô tình chúng đã biến thành những túi sữa dự trữ rất ngon lành. Cũng có lúc, do tranh giành “bò sữa” của nhau mà lũ kiến sinh ra kịch chiến. Những cuộc chiến tranh như vậy thường rất tàn khốc, thây chất thành đống.
    Kiến cũng biết xây cầu: Một số loài kiến ở các khu rừng nhiệt đới châu Mỹ Latinh có riêng những “đơn vị công binh”, làm việc rất hiệu quả. Để tạo thuận lợi cho những con kiến thợ vận chuyển lương thực về tổ, loài kiến Eciton burchellii đã dùng chính cơ thể mình để bắc thành những cây cầu ngang qua các “ổ gà”, “ổ trâu” chứa nước gây cản trở cho sự di chuyển của cả đàn. Các nhà nghiên cứu người Anh Scott Powell và Nigel Franks thuộc Trường đại học Bristol đã dùng những tấm ván có đục những lỗ với đường kính khác nhau để thử nghiệm hành vi của loài kiến này. Họ ghi nhận rằng kích thước của con kiến bắc cầu tương đương với kích thước của lỗ. Những lỗ có đường kính lớn thì sẽ có nhiều con kiến hợp lại để tạo thành cầu. Những con kiến này chỉ về tổ khi cả đàn đã đi qua “sông”.
    Kiến cũng có “ôsin”: Có một loài “kiến dũng sĩ”, chúng rất dũng cảm và thiện chiến. Hàm trên của chúng nhọn hoắt như mũi kim, đó là vũ khí sắc bén lúc lâm trận, thế nhưng vì thứ vũ khí này mà chúng không thể tự ăn được, phải cần đến một loài kiến khác, gọi là “kiến nô lệ” bón cho ăn. Kiến nô lệ được chúng giành giật từ kiến ấu trùng trong đám kiến đen rồi được nuôi cho lớn. Kiến nô lệ giúp kiến dũng sĩ xây tổ, kiếm thức ăn, nuôi “trẻ nhỏ”, quét dọn rác ruởi và bón cho chủ ăn, thậm chí còn giúp chủ xông vào bầy kiến đen để giết dòng tộc của mình và cướp nô lệ mới. Kiến nô lệ bận bịu suốt ngày, ăn uống thường thiếu thốn nên chúng chỉ thọ được khoảng 2 tháng. Tuy vậy, kiến dũng sĩ không bao giờ cướp những loại kiến lớn về làm nô lệ. Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng sở dĩ như vậy là bởi vì kiến dũng sĩ đề phòng loại kiến lớn biết được đường trốn thoát mà có khi còn biết chống lại chủ. Chúng chỉ cướp kiến ấu trùng vì kiến ấu trùng còn quá nhỏ, không thể biết mình đã bị cướp về và như thế sẽ tưởng rằng kiến dũng sĩ là người thân thích của mình mà trung thành tuyệt đối với chủ.
    Liên bang kiến: ở Liên Xô cũ có một liên bang kiến khá nổi tiếng. Liên bang này do khoảng 1.500 tổ kiến hợp thành trong đó bình quân mỗi tổ cao tới 1,5m, đường kính 7m, nom như một gò đất, thậm chí như một quả đồi nhỏ. Loài kiến này đầu to, thuộc họ kiến vàng. Cứ 3 - 4 tổ hợp thành một “bang”, giữa các bang lại có những đường hành lang phân cách. Trong các khu rừng do chúng đồn trú, không có “chỗ đứng” cho các loại côn trùng phá hại. Nhà nước Liên Xô cũ bảo vệ những khu rừng này rất nghiêm ngặt, coi lãnh địa của liên bang kiến là vùng cấm, xe cộ không được đi vào các khu vực đó, nhằm bảo vệ cho các “công dân” của liên bang có một không hai này.
    ( SKDS)
     

Chia sẻ trang này