Tình nhân "sống thử" khốn đốn vì bão giá

Thảo luận trong 'Tâm sinh lý' bắt đầu bởi annamai, 19 Tháng ba 2011.

  1. annamai

    annamai Hội viên mới

    Tham gia ngày:
    4 Tháng mười 2010
    Bài viết:
    397
    Điểm thành tích:
    16
    “Bữa trưa hôm nay “vợ chồng” tao chỉ có 1 lạng thịt thôi, mày ăn cơm thì “lệ quyên” thêm vài cái đậu nhé. Dạo này đang phải cắt giảm chi tiêu, tại cái gì cũng tăng quá”.

    Sinh viên “sống thử”… vượt bão giá
    Sau “tiếng sét ái tình” và quãng thời gian kéo dài 3 tháng “cưa cẩm”, Tuấn và Dung (đều là sinh viên trường đại học T), đã đi đến quyết định “góp gạo thổi cơm chung”. Thời gian đầu về sống cùng nhau, đôi bạn trẻ tình cảm lắm, cứ ríu rít suốt ngày, tối lại cùng nhau “xe đạp ơi” đi dạo phố. T đã từng hùng hồn lập luận: “Ở chung, vừa đỡ tiền nhà, tiền ăn, lại được đầy đủ về mặt tinh thần cho cả hai, vẹn cả đôi đường”.
    Nhưng những ngày gần đây, khi "bão giá" đang hoành hành, ai nấy cũng lo ngay ngáy về vấn đề “cơm áo gạo tiền”, thì đôi “vợ chồng trẻ” cũng lo không kém. “Ở trong khu Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm, Hà Nội) này, cứ tưởng giá cả không tăng mấy, ai ngờ cái gì cũng leo thang, tiền nhà cũng sắp tăng rồi chứ” - Dung thở dài nhăn nhó.
    Biết hôm nay có bạn sang chơi, Tuấn đã phải “phủ đầu” bạn bằng câu nói nghe thật thảm: “Bữa trưa hôm nay vợ chồng tao chỉ có lạng thịt thôi, mày “lệ quyên” thêm vài cái đậu nhé…”.Tiền nhà thì giờ bà chủ tính theo người, “bằng pheo” tất, chả bớt được đồng nào. Điện thì lên 5.000 đồng/số, nước cũng đội giá mà lên theo, ngay cả để xe ở xóm trọ cũng bị tính là một “nhân khẩu” với giá 50 nghìn/tháng nữa chứ” - Tuấn giãi bày thêm.
    Mới đầu tháng đã tiêu gần hết số tiền được trợ cấp, mà tiền điện, nước lại chưa đóng, Dung cầm tiền đi chợ mà cứ lo ngay ngáy. “Đi qua hàng thịt, cứ lưỡng lự, nhưng rồi vẫn không dám mua, chỉ xách mấy cái đậu và ít rau về cho bữa trưa” - Dung kể.
    [​IMG]
    Mua rau cũng phải cân nhắc nên mua loại rau gì, giá vừa hợp lý,
    lại được nhiều. (Ảnh minh hoạ)
    Còn với "đôi vợ chồng trẻ" H. và S. sống gần khu Mỹ Đình, cũng phải gồng mình chống chọi với cơn bão giá đang "táp" thẳng vào đời sống. Không mua xôi hay bánh mỳ ăn sáng nữa, mà cả hai đều tập thói quen ăn cơm nguội với vừng lạc. Vì gạo và vừng lạc đều được ở nhà "viện trợ", nên cố gắng tận dụng tối đa. “Hôm nào dậy sớm, thì còn được ăn cơm đã hâm nóng lại, dậy muộn thì đành cố nhai cơm nguội, uống nước cho trôi vậy” - S. ngậm ngùi.
    Không chỉ có thế, thay vì nằm "ngủ nướng" hàng sáng, nay H. đã phải tập thói quen dậy sớm, đi bộ ra chợ đầu mối Dịch Vọng gần đó mua đồ cho rẻ. “Những đồ nào dùng được lâu, như cà chua, bí xanh…thì mua cả cân cho rẻ. Cũng tranh thủ mua cả dưa về muối, vừa tiết kiệm, lại dễ ăn và tiện lợi” - H. chia sẻ.
    Bão giá, hàng hóa tăng vèo vèo, kéo theo bao nhiêu khoản tăng theo nữa, như tiền nhà, điện, nước…. "Nhà tăng cao quá, có khi chúng mình phải vào khu Cổ Nhuế thuê cho rẻ hơn, chịu khó đi xe bus hơi xa một tý cũng được” - “vợ chồng” sinh viên này chia sẻ.
    Bởi, tiền nhà đã lên 1,5 triệu đồng, nếu thêm cả điện nước và "linh tinh nữa", cũng ngót 2 triệu. Với mức như thế, thì chẳng mấy "vợ chồng sinh viên" nào “trụ” được và cái tuyên ngôn “ở chung bớt được tiền nhà, tiền điện nước” đã dần lỗi thời.
    “Vợ chồng”… lục đục
    Không biết có phải từ ngày bị "cắt viện trợ", giá cả lại tăng chóng mặt, mà Tuấn đâm ra “trái tính trái nết” hay không. Nhìn vài miếng đậu rán và đĩa rau luộc trên mâm, Tuấn nhăn nhó, tỏ vẻ bực dọc khó chịu, cả bữa ăn không nói lời nào. Còn Dung thì lẩm bẩm: “còn có cái gắp là may lắm rồi, còn đòi gì nữa”.
    [​IMG]
    Bữa cơm "vợ chồng" sinh viên ngày càng teo tóp vì bão giá (Ảnh minh hoạ)
    Ngày trước, bữa cơm cuối tuần "vợ chồng" hay được “cải thiện”, nhưng nay, cả tuần vẫn mãi “ca bài ca đậu rán, rau luộc”, làm Tuấn phát ngán. Cả bữa hai đứa không nói với nhau lời nào. Chán quá, có lần, bỏ mặc Dung ở nhà, Tuấn ôm balo sang nhà thằng bạn, tá túc nhờ vài ngày, kệ Dung ở nhà xoay sở. Có lần, không còn tiền trả tiền điện nước, phải mang cả gạo ra bán cho hàng cơm. Vì không nói trước nên Tuấn bị Dung lôi vào phòng, đóng chặt cửa lại, khóc lóc, miệng chửi rủa hết lời, vì nghĩ Tuấn bán gạo lấy tiền đi “cày” game. Nhưng, khi biết được lý do bán gạo, cô nàng chợt im bặt, quay ra ôm mặt và… khóc to hơn, nhưng là tiếng khóc đầy xót xa.
    Còn vợ chồng H. và S. cũng không ít lần to tiếng vì chuyện tiền nong, chi tiêu. Khi thấy tiền điện nước tăng đột biến, S. thì trách H. hay quên khóa vòi nước, còn H. thì lại lôi việc hay “cày” game ban đêm ra chì chiết. Chiến tranh nổ ra, suýt thì H. đã bị S. “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” nếu không có sự can thiệp kịp thời của mấy bạn hàng xóm. Sau lần ấy, H. và S. lục đục nhiều hơn, cả xóm không mấy khi còn được nghe "đôi vợ chồng trẻ" gọi nhau âu yếm như xưa nữa. Thi thoảng, lại thấy H. ôm chăn gối sang nhà bạn ngủ nhờ, tới sáng mới lại về, lấy sách vở đi học.
    "Đôi vợ chồng" sinh viên khác sống ở Thanh Xuân cũng rơi vào tình trạng tương tự. Lúc “cơm lành canh ngọt” thì vui vẻ, ngọt ngào, khi thiếu thốn thì đâm ra cãi vã nhau suốt ngày. Cô bạn gái sẵn đã gầy yếu, nên cũng hay đau ốm. Lần ấy, bị sốt phát ban, phải nằm viện truyền nước, chi phí tốn kém thêm bao nhiêu. Thức đêm trông người yêu, ngủ nghỉ thất thường, anh "chồng" trẻ trông xanh xao hẳn đi.
    Ngày ra viện, lục cả 2 túi quần mà vẫn không đủ trả tiền viện phí, vội vơ lấy điện thoại của người yêu, anh chàng mang ra quán cầm đồ. Sau lần ấy, mỗi khi nhắc tới điện thoại, cô người yêu lại trách mắng, lại cãi nhau ầm cả xóm.
    Cơn bão giá đang “táp” vào những cặp sinh viên sống thử, làm cho cuộc sống của họ có phần khó khăn hơn. Họ mới là những người lao đao hơn cả khi phải chống chọi với thời kỳ này. Không chỉ đời sống vật chất mới bị ảnh hưởng, mà đời sống tinh thần cũng dần xuất hiện nhiều “lục đục” khó tháo gỡ.
    Theo vetnamnet
     

Chia sẻ trang này