Tính âm dương trong nhà cao tầng

Thảo luận trong 'Kiến thức Phong Thủy: Sơn quản Nhân đinh, Thủy quản Tài' bắt đầu bởi Bảo Trâm, 23 Tháng mười hai 2007.

  1. Bảo Trâm

    Bảo Trâm New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng mười 2007
    Bài viết:
    274
    Điểm thành tích:
    0
    Tuy phong thủy trong chọn đất cất nhà đã lưu truyền từ xa xưa, nhưng thời trước rất hiếm công trình cao tầng (ngoại trừ đền đài hay tháp cổ mới có lầu nhưng không dùng để ở).

    Do vậy quan điểm khoa học phong thủy trong nhà ở nhiều tầng là kế thừa những kinh nghiệm xưa và bổ sung thêm các thay đổi theo hoàn cảnh thời hiện đại.

    Bố trí không gian

    Nhà càng nhiều lầu thì tác động đến phần nền càng gia tăng như tải trọng truyền xuống móng, hệ thống cấp thoát nước... nhiều và phức tạp hơn nhà trệt. Do đó, việc phân vùng trường khí trong nhà lầu cần căn cứ theo các mối quan hệ trên - dưới, đối nội - đối ngoại với nguyên tắc càng trên lầu cao càng nên giảm bớt áp lực tập trung người. Những chỗ đông đúc, mang tính động dành ở tầng dưới (phòng khách, sinh hoạt) để tiện sinh hoạt và thoát hiểm dễ dàng. Đối với các sinh hoạt mang tính riêng tư và tĩnh lặng hơn thì bố trí trên lầu sẽ phù hợp.

    Trường hợp những nơi tập trung nhiều người nhưng mật độ sử dụng không thường xuyên (phòng thờ, phòng karaoke), bạn có thể đặt trên lầu. Tuy nhiên, cần lưu ý những phòng này không nên nằm quá sâu trong nhà để đảm bảo thoát hiểm.

    Xem xét đặc tính âm dương

    Càng lên lầu cao, tính dương càng tăng và tính âm giảm. Trên lầu cao, ánh sáng và gió nhiều hơn nên bạn cần gia tăng sự che chắn. Điều này liên quan đến của, ban công, mái che, tỷ lệ mảng đặc sẽ không giống nhau nếu nhu cầu nội thất khác nhau. Phòng người già vốn thiên về tính âm, cần đặt ở tầng dưới để tránh nắng gió và đi cầu thang nhiều.
    [​IMG]
    Đối với các sinh hoạt mang tính riêng tư và tĩnh lặng hơn thì bố trí trên lầu sẽ phù hợp​

    Phòng trẻ em cũng không nên đặt quá cao sẽ không an toàn khi trẻ leo trèo nghịch ngợm và cha mẹ khó kiểm soát. Tốt nhất là phòng của trẻ nên ở cùng lầu với phòng của cha mẹ. Vào tuổi thiếu niên, con cái có thể ở phòng trên lầu cao. Xu hướng làm nhà lệch tầng hiện nay cũng giúp cho tầm quan sát giữa các không gian trong nhà tốt hơn.

    Nhà càng nhiều lầu, càng nên điều tiết trường khí bằng giếng trời để đưa ánh sáng xuống sâu các tầng bên dưới. Những không gian dùng nước nhiều như vệ sinh, phòng giặt,... nên đặt thẳng hàng nhau từ trên xuống dưới (cùng vị) để dễ sửa chữa và kiểm soát cấp thoát nước. Bếp cần tránh đặt dưới các phòng vệ sinh, tốt nhất là có hệ thống hút khí thải từ bếp trực tiếp lên mái.
    (tinvietonline)
     

Chia sẻ trang này