Tính chất đối xứng trong Vũ Trụ và Mệnh Học

Thảo luận trong 'Đoán Thiên cơ và Mệnh Tứ trụ - Theo Dụng thần Cải mệnh giúp tăng Ngũ phúc' bắt đầu bởi VULONG, 1 Tháng mười hai 2013.

  1. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Tính chất đối xứng trong Vũ Trụ và Mệnh Học

    Vũ trụ rộng bao la hầu như không có biên giới xong mọi cái đang tồn tại trong đó không hề hỗn loạn mà chúng tuân theo những định luật, quy luật…rất chặt chẽ. Một trong các định luật chi phối đó là tính chất đối xứng. Như có tương lai thì phải có quá khứ, có khối lượng thì phải có năng lượng,…có giống đực thì phải có giống cái, …. Trong mệnh học cũng không nằm ngoài điều này như có âm thì phải có dương, có xung khắc thì phải có hội hợp, ngũ hành có tính chất khắc thì phải có tính chất sinh, có tính chất phản khắc thì phải có tính chất phản sinh….

    Do vậy khi vận dụng các kiến thức cơ bản trong Mệnh Học nói chung và trong Tử Bình nói riêng vào cuộc sống thì ta phải phân biệt được rõ ràng các tính chất đối xứng này thì khi suy luận để dự đoán cát hung mới chính xác được nếu không thì đó chỉ là những suy luận theo kiểu “Đẽo Gọt“ theo ý muốn chủ quan của mình mà thôi.

    Cụ thể như Tý đại vận hợp với Thìn trụ ngày là Hội Hợp nên chỉ có cái đối xứng với nó là Xung Khắc của Tứ Hành Xung (tức chỉ có các cặp xung khắc với nhau là Thìn Tuất, Sửu Mùi, Tý Ngọ, Mão Dậu, Dần Thân và Tị Hợi) mới có thể phá được nó. Thiên khắc địa xung (TKĐX) cũng chỉ là một dạng biến hóa của Tứ Hành Xung (trừ THĐX* có chi là Tý và Thìn) nên nó cũng có khả năng phá được các tổ hợp (vì các cặp chi của TKĐX đều thuộc các cặp chi của Tứ Hành Xung).

    Dần trụ năm khắc Thìn trụ tháng là tính khắc của ngũ hành không thể áp dụng vào tính Xung Khắc của Tứ Hành Xung với Hội Hợp được. Vì tính đối xứng của nó đã có, đó chính là tính chất Sinh của ngũ hành rồi.

    Tương tự lục Hại được sinh ra bởi lục Hợp. Như Tý hợp với Sửu (đặc trưng cho quan hệ vợ chồng hay quan hệ giữa nam và nữ) bị Mùi đến xung Sửu có thể làm cho tổ hợp này tan, tức là làm cho vợ chồng Tý Sửu này lục đục hay ly dị nhau thì rõ ràng Mùi đã hại Tý làm cho gia đình của Tý như vậy. Vậy thì Hại chính là hậu quả của tính chất Xung Khắc của Tứ Hành Xung.

    Nhưng tương hình thì nó cũng có tính chất hại nhau nhưng không phải hại giữa quan hệ vợ chồng hay nam với nữ mà là hại nhau trong quan hệ giữa người với người và để phân biệt người ta gọi cái hại này là Hình.

    Ta để ý thấy các nhóm chi có tính chất tương đồng với nhau như:
    1 - Tý, Ngọ, Mão và Dậu.
    2 - Dần, Thân, Tị và Hợi.
    3 - Thìn, Tuất, Sửu và Mùi.

    Ta chỉ thấy các chi trong cùng một nhóm hình nhau chứ không thấy chi của nhóm này lại hình chi của nhóm khác. Như:
    Tý hình Mão, Mão hình Tý đều thuộc nhóm 1.
    Dần hình Tị, Tị hình Thân, Thân hình Dần đều thuộc nhóm 2.
    Sửu hình Mùi, Mùi hình Tuất, Tuất hình Sửu đều thuộc nhóm 3.

    Điều này chỉ có thể giải thích là một số chi trong cùng nhóm đã bất bình với chi cùng nhóm không chịu cùng tham gia vào nhóm hội hay hợp với mình nên hại nhau (tức là không theo ý muốn của mình thì thù hành, ám hại họ… cho nên trong cùng nhóm không phải ai cũng ám hại nhau). Như Tý và Mão cùng trong nhóm nhưng Tý thì muốn tham gia vào tam hội Hợi Tý Sửu còn Mão thì muốn tham gia vào tam hội Dần Mão Thìn hay Hợi Mão Mùi… chẳng hạn nên Tý hay Mão đã cay cú mà ám hại người kia. Đây mới chỉ là ý muốn thôi còn khi đã tham gia vào hội hợp rồi thì chúng không thể hại nhau được nữa. Mặc dù Dậu và Ngọ cùng nhóm nhưng không hại ai trong nhóm cả. Vậy thì Hình chính là hậu quả của tính chất Hội Hợp.

    Điều này rõ ràng cho chúng ta biết là Hình và Hại tự bản thân nó không có khả năng phá được hội hợp mà nó chỉ là hậu quả của xung khắc của Tứ Hành Xung hay Hội, Hợp mà thôi.

    Còn tính khắc ngũ hành của thiên can có phá được ngũ hợp hay không thì quả là khó giải thích. Chỉ biết rằng tính khắc của ngũ hành thì cái đối xứng với nó là tính sinh của ngũ hành rồi nên nó không liên quan gì đến tính hội hợp của thiên can hay của địa chi được.
    Vậy thì tính đối xứng với ngũ hợp sẽ là cái gì? Đến giờ tôi mới chỉ tìm ra được một trường hợp phá được ngũ hợp là do thiên khắc địa xung trong một trường hợp đặc biệt. Còn thật sự cái đối xứng với ngũ hợp là cái gì thì đến nay tôi chưa biết.

    Tất nhiên tất cả các điều tôi suy luận ở đây là theo logic của tôi, nó có thể đúng và có thể sai. Do vậy mọi người cứ tự do lựa chọn nhưng tôi có thể khẳng định rằng nếu tôi chỉ tin và sử dụng 1 trong các tính chất sau đây thì “Phương Pháp Tính Điểm Hạn“ của tôi sẽ không bao giờ thành công được (vì đến nay chưa có ai có thể chứng minh được một ý trong lý thuyết này là sai):

    1 – Hình, Hại hay sự khắc của ngũ hành phá được các tổ hợp (Long Nguyen Quang).
    2 – Trạng thái của 5 can âm phải xác định theo 5 can dương (Trích Thiên Tủy- Âm Dương đồng sinh đồng tử).
    3 – Bỏ các khái niệm Hình, Hại và Tự Hình trong Tử Bình (Trích Thiên Tủy).
    4 – Lực hợp của lục hợp mạnh hơn lực hợp của bán hợp, tam hợp và tam hội (Đoàn Kiến Nghiệp).
    5 – Đại vận Chi trọng hơn Can (Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú - Từ Lạc Ngô).
    6 – Hợp Quan lưu Sát hoặc hợp Sát lưu Quan chỉ đúng cho Quan với Sát còn các thần khác thì tùy ý người luận (nghĩa là thích cho chúng hợp thì bảo chúng hợp còn không thích thì lờ đi, coi như là Mù không nhìn thấy, vậy thôi – điều này khá phổ biến từ thời cổ cho đến thời kim bây giờ).
    7 – Các tổ hợp luôn luôn hóa được cục không cần phải có thần dẫn (Tử Bình Chân Thuyên Bản Nghĩa – Hoàng Đại Lục).
    8 – Tất cả các giờ sinh trên thế giới phải đổi ra giờ Bắc Kinh thì mới đúng (Dự Đoán Theo Tứ Trụ - Thiệu Vĩ Hoa).

    Chắc là còn nhiều nữa nhưng tôi đã quên hoặc chưa phát hiện ra.
     
    Last edited by a moderator: 1 Tháng mười hai 2013

Chia sẻ trang này