Tôi học Thái cực quyền

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi Apollo, 15 Tháng ba 2011.

  1. Apollo

    Apollo Guest

    Tôi đọc về thái cực quyền từ hồi học đại học. Nhưng có duyên để tập luyện chính thức cũng chỉ một tháng trở lại đây. Thành tựu, công phu chưa có gì cả và có thể gọi là một newbie hay dummy về lĩnh vực này. Sau 1 tháng tập luyện và đọc hiểu các yếu lĩnh của môn phái, tôi chắc chắn đây là báu vật của dân tộc trung hoa mà chúng ta may mắn học lỏm được. Thái cực quyền thực sự không chỉ là một môn võ thuật để cải thiện sức khoẻ dưỡng sinh mà nó còn là một thuật để cải số rất hữu dụng. Thái cực quyền không như các môn võ khác, nó mang tính hàn lâm bác sĩ cho nên tuỳ vào thiên tư của từng người mà giác ngộ được những cảnh giới khác nhau. Tôi là người bình thường, tham sân si đầy rẫy, chỉ có niềm đam mê, lại mới thực hành cho nên hiểu biết còn giới hạn, chỉ dám nêu những gì cảm nhận được qua các buổi học để chia sẻ cùng với những người bạn của tôi.

    1. Yếu lĩnh:
    Tập luyện TCQ nếu không ghi nhớ những yếu lĩnh này thì cũng chỉ là hoa chân múa tay bình thường không có ý nghĩa gì cả. Dân việt chúng ta chỉ bắt chiếc được hình mà không biết đến ý tứ sâu xa trong từng động tác. Dây là hiện tượng chung của phần lớn các lớp học TCQ.
    • Yếu lĩnh đầu tiên của TCQ là dụng ý bất dụng lực. các cử động đều nhẹ nhàng thư thái, thả lỏng do ý điều khiển chứ không phải do cơ bắp. Đây là điểm rất khác các môn võ khác, do là luyện ý cho nên khi luyện tập thái cực quyền ta có thể luyện tập được sức mạnh của tinh thần của ý chí. Điều này rất quan trọng trong việc cải số, bởi vì số mệnh của con người là do tính cách mà ra. Khi sức mạnh tinh thần phát huy thì có uy lực cao hơn sức mạnh cơ bắp gấp ngàn lần.
    • Yếu lĩnh thứ 2 đó là Hư linh đỉnh kình, toàn thân như được treo bởi sợi dây, xương sống được kéo dãn và thẳng. Khi chú ý điều này khi tập luyện thì tất nhiên kinh mạch tự nhiên lưu thông, không chỗ nào bị đứt đoạn, bế tắc. đặc biệ là có thể loại bỏ tướng xấu do thói quen ngồi làm việc lâu trong văn phòng như gù lưng, dướn cổ.
    • Yếu lĩnh thứ 3 đó là Trầm vai truỵ chỏ, khi hoạt động thực tế tay của cũng ta bao giờ cũng cương cứng, vai không bao giờ được thả lỏng và bị nhô vai, so vai, như thế khí sẽ theo 2 vai mà thoát ra ngoài. tập luyện lâu ngày thì tất nhiên sẽ không bai giờ mắc phải một tướng xấu là so vai cả.
    • Yếu lĩnh thứ 4 Hàm Hung bạt bối, thu ngực tròn lưng.ngực là nơi chứa nhiều cơ quan quan trọng, nơi mà phổi hoạt động, cho nên phải thu ngực để bảo vệ khí. Tập luyện bạt bối lâu ngày tất sẽ đạt được tướng tốt mà trong sách vẫn nói là bối trọng, lưng không bị xẻ rãnh.
    • Yếu lĩnh thứ 5 Viên mãn, các động tác của thái cực quyền giống như vòng tròn, không có điểm bắt đầu cũng không có điểm kết thúc, liên miên bất tận như trường giang đại hải, các bộ phận cũng phải tròn đầy không có điểm cứng nhắc, đứt đoạn. đây chính là bí quyết để bảo vệ sức khoẻ.
    • Yếu lĩnh thứ 6 Trầm khí đan điền,khi luyện tập chú ý thở bụng sẽ giúp cơ thể vững chắc ổn định, nếu kiên nhẫn tập luyện thì âm thanh khi nói tự động thành tướng quí là xuất phát từ đan điền. Nếu nghe cao thủ thái cực quyền phát âm bạn sẽ thấy rõ điều này
     
  2. Apollo

    Apollo Guest

    Ðề: Tôi học Thái cực quyền

    Thái Cực Quyền là một trong những môn phái võ thuật cổ truyền phong phú và nổi tiểng của Trung Quốc. Ngày nay Thái Cực Quyền ở Trung Quốc được phổ biến rộng rãi vì nó có tác dụng thiết thực nhằm luyện tập củng cố và tăng cường sức khỏe cho mọi người. Ở Việt Nam cũng có nhiều người hâm mộ và tập luyện môn này, nhất là ở các câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời.
    Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta trước đây đã được võ sư Cố Lưu Hinh, người am hiểu sâu sắc về Thái Cực Quyền, được Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc giới thiệu sang Việt Nam trực tiếp hướng dẫn người tập luyện trong những năm 1955 – 1957 tại Hà Nội. Tôi cũng may mắn được cùng một số đồng chí khác tham gia các buổi tập đó.
    Bình sinh Bác Hồ rất quan tâm tự tập luyện theo nhiều phương pháp sinh động do Người sáng tạo. Thật bình dị mà vĩ đại, từ Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, qua lao động và tham gia vận động cách mạng ở nhiều nước, những lúc bình an cũng như gian khổ nhất, trong sinh hoạt hàng ngày, Bác Hồ không bao giờ sao nhãng tập luyện giữ gìn sức khỏe Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 về Hà Nội dù bận rộn công việc đến đâu, từ mờ sáng kể cả lúc mưa phùn gió bấc, Người vẫn ra sân tập thể dục đều đặn. Cuối tháng 3 năm 1946, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi “Toàn dân tập thể dục” đến nay vẫn còn nguyên giá trị chỉ đạo, cổ vũ động viên vang vọng mãi cho các thế hệ của chúng ta. Khi kháng chiến chống Pháp, dù ở chiến khu trong rừng sâu, Người vẫn cùng mọi người tập thể dục, chơi bóng chuyền hoặc bơi ở con sông gần cơ quan; nhiều lần sau phiên họp của Chính phủ Kháng chiến, Người vui vẻ thoái mái huy động các vị bộ trưởng, thứ trưởng ra sân cùng chơi bóng chuyền hoặc tập quyền. Năm 1955 hòa bình lập lại, được võ sư Cố Lưu Hinh hướng dẫn tập luyện, Người rất trọng nhân tài và quan tâm đến mọi người xung quanh nên chỉ thị cho chúng tôi tổ chức thành lớp học có gần 20 anh, chị em cùng tham gia học Thái Cực Quyền. Chính tại cái sân rộng rãi chếch phía sau bên phải ngôi nhà một tầng nơi Người đã từng ở và làm việc gần 10 năm sau giải phóng Thủ đô, sáng sáng Người dậy rất sớm để cùng lớp học nghiêm túc theo từng động tác của lão võ sư. Người còn cùng lớp học, không bỏ buổi nào nghe võ sư Cố Lưu Hinh giảng giải về lý thuyết võ học, võ đạo. Người thường ân cần hỏi han trân trọng và nhiều lần giữ lão võ sư ở lại cùng ăn sáng và trao đổi ý kiến rất cởi mở, thân mật. Qua tập luyện của Bác Hồ những năm 1955 – 1957 so sánh với trước đó, chúng tôi thấy Thái Cực Quyền là bài tập mà Người ưa thích nhất, có lẽ vì nó hấp dẫn, mang lại kết quả tích cực, rất thích hợp với mọi người, đăc biệt với người lớn tuổi.

    TẠ QUANG CHIẾN
    Chủ tịch Ủy ban Olimpic Việt nam
    nguyên Tổng cục trưởng Thể dục Thể thao
     
  3. Apollo

    Apollo Guest

    Ðề: Tôi học Thái cực quyền

    "Thái cực quyền"- Chắc hẳn đa phần mọi người đã từng nghe tới ba chữ này và mường tượng trong đầu về một môn võ thuật hay một môn dưỡng sinh dành cho người già. Đúng là theo nghĩa thông thường Thái cực quyền là một môn võ thuật và có ý nghĩa dướng sinh cho nên suy nghĩ này cũng có một phần đúng tuy nhiên đây cũng chỉ là một khía cạnh rất hạn hẹp mà thôi. Thực tế Thái Cực bao hàm một nội dung rộng lớn không có giới hạn, Con người khi đã bước qua từng cánh cửa của Thái Cực lại tiếp tục thấy một cánh cửa mở ra không gian khác rộng lớn hơn. Điểm đặc biệt là mỗi người, có quan điểm và thiên tư riêng biệt có thể tiếp cận không gian vô hạn đó theo một hướng khác nhau.
    Vì phạm trù quá rộng lớn , hiểu biết lại hạn hẹp,vài ý niệm thô sơ sau đây về Thái cực quyền của cá nhân được hình thành và tích lũy dần dần trong quá trình tập luyện đưa ra để trao đổi và xin thỉnh giáo và bổ sung của anh em .
    Thái Cực là âm dương là trên dưới, phải trái, nội ngoại, trong ngoài...
    Thái cực là động tĩnh, Trang công là tĩnh, quyền thuật, thôi thủ là động. Trong động tìm thấy tĩnh, mà trong tĩnh lại có động. Động trong tĩnh là chân động mà tĩnh trong động mới là chân tĩnh.
    Thái cực là hữu ý luyện công mà vô ý thành công
    Thái Cực là hình dáng trẻ thơ mà tinh thần lão luyện.
    Thái cực là cân -cốt. Cơ gân mềm mại như bông mà xương cốt thì cứng rắn như sắt thép.
    Thái cực quyền luyện tập buông lỏng mà lại liên kết chặt chẽ. Buông nhưng không bỏ càng buông nhiều thì lại càng nắm giữ được nhiều.
    Thái cực quyền là quỹ tích các điểm đối xứng qua một tâm tạo thành vòng tròn viên mãn, không có điểm gấp khúc, đứt gãy không có điểm đầu cũng không có điểm cuối, liên miên bất tuyệt,
    ....
    Tóm lại:
    "Thái cực quyền là sự thống nhất của các mặt đối lập"
     
  4. TBTT

    TBTT Guest

    Ðề: Tôi học Thái cực quyền

    Apollo ơi, chưa từng học qua một thứ "võ công" gì mà muốn học Thái cực quyền thì nên học ở địa chỉ nào ? Địa điểm Hà Nội ?
     

Chia sẻ trang này