1. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật



    Chúng ta nghe tiếp sang bài pháp cú tiếp theo có tựa là :




    Như bông hoa tươi đẹp
    Có sắc và có hương
    Cũng vậy lời khéo nói
    Có làm có an vui





    Câu chuyện tích như sau :







    Trong một lần nọ , Vua Ba Tư Nặc mời Phật vào cung để
    thuyết pháp cho những người thân của mình được nghe







    Trong đó có một người vợ tên thường được gọi là Mạc Lợi
    Và một bà hoàng hậu nữa tên là vasaba
    (Bà Vasaba là mẹ của hoàng tử Lưu Ly , người sau này đã gây ra vụ
    huyết máu đối với dòng họ Thích Ca)






    Đức Phật có giảng dạy ở đây một vài lần , sau đó
    Ngài A Nan cũng được Phật bảo vào đây để thuyết pháp
    cho đại chúng được nghe.





    Nhắc đến Ngài A Nan thì cũng không thể không nhắc tới
    một vài câu chuyện đặc biệt về Ngài




    Lúc Phật còn tại thế thì Ngài A Nan chưa có đắc A La Hán
    Mặc dù Ngài thuyết pháp vô cùng hấp dẫn và thuyết phục




    Nhiều khi cái người được Ngài thuyết pháp cho đã chứng đạo
    trong khi Ngài vẫn chưa chứng A La Hán




    Cái duyên đắc đạo của Ngài chỉ đến sau khi Phật đã nhập Niết Bàn


    Đó là điều rất là đặc biệt




    Qua đây chúng ta có thể rút ra một điều là việc mình
    chứng đạo không thể nào do ý muốn riêng của mình
    mà thành được




    Đây là việc Chư Phật làm , Chư Phật tính
    Khi nào các Ngài thấy đã đến lúc rồi thì ta sẽ chứng đạo
    Còn việc của phàm phu như chúng ta thì chỉ là
    tinh tấn và nỗ lực tu hành trong từng phút từng giây mà thôi.





    Giống như Ngài A Nan cũng như vậy
    Ngài là một con người vô cùng hoàn hảo và đầy đủ phẩm chất
    để chứng đạo
    Nhưng vì nhân duyên đắc đạo chưa đến nên ngay khi Phật còn tại thế
    Ngài chỉ đắc quả Tư Đà Hàm hoặc A Na Hàm mà thôi






    Trở lại câu chuyện




    Thì khi được Ngài A Nan giáo hoá như vậy



    Trong hai bà hoàng hậu thì Bà Mạc lợi là người rất
    chăm chỉ học hỏi và tu tập
    Bà áp dụng Phật Pháp vào ngay đời sống hiện tại này
    Đối với Chính Vua Ba Tư Nặc và cả những cung phi hầu cận
    và hơn hết là dân chúng trong kinh thành.




    Còn bà hoàng hậu kia thì không có hứng thú với Phật Pháp
    Chỉ bởi vì vua Ba Tư Nặc bắt học cho nên bà học cho
    qua chuyện mà thôi
    Và ngay cả tính cách này cũng lây sang cả những người
    hầu cận của Bà


    Họ cũng chỉ học cho qua chuyện mà thôi





    Sau này thì Ngài A Nan có đem chuyện này về hỏi Phật
    Và Phật cũng đã nói bài kệ ở trên để ám chỉ đến việc này





    Nhân duyên để vua ba tư nặc có ý định và đã mời Phật vào thuyết pháp
    trong cung vua là do được một người cư sĩ khuyên bảo




    Người cư sĩ đó thường được gọi là Bandi



    Người này là đệ tử của Phật và đã chứng Nhị Quả Tư Đà Hàm


    Cho nên là một con người vô cùng thuận thành




    Có một lần ông đến thăm Phật


    Thì bất ngờ Vua Ba Tư Nặc cũng đến thăm Phật





    Khi hai người gặp nhau thì người cư sĩ này lại không
    chào vua theo nghi lễ bình thường mà chỉ khẽ cúi đầu




    Và điều này khiến vua Ba Tư Nặc hơi bực mình





    Tuy vậy Phật mới nói liền :


    Đây là một người cư sĩ tại gia rất thuần thiện và tu tập tinh tấn






    Lại trong một lần khác , cư sĩ Bandi lại vô tình được gặp Vua
    Ba Tư Nặc ở ngoài đường




    Lần này , nhà vua có hỏi tại sao lần trước người không chào ta




    Bandi mới trả lời :



    Lần trước khi chúng ta gặp nhau ở tinh xá của Phật
    Thì mặc dù Phật không làm Vua nhưng Ngài là bậc tối tôn tối thắng
    Là Thầy của trời người


    cho nên trước một vị như vậy ,tôi không thể cung kính Vua
    như thế được



    Còn hôm nay , khi ta gặp nhau ở ngoài đường thế này
    Tôi cung kính chào Ngài vì Ngài là vua còn tôi là thần dân





    Ông cứ nói một hồi thì nhà vua cảm thấy rất vui lòng





    Hai người còn nói chuyện với nhau một chút về đạo lý nữa




    Nhà vua còn mới bandi vào trong cung để nói chuyện
    với mọi người ở hoàng cung





    Nghe xong , bandi mới khéo léo từ chối và khuyên vua
    nên mời Đức Phật làm chuyện này.




    Nhà vua thấy cũng có lý cho nên mới mời Phật vào thuyết pháp


    Qua đây chúng ta cũng thấy một người chứng đến Nhị Quả Tư Đà Hàm
    là một con người vô cùng tuyệt vời với trí tuệ thông mình


    Một người có trí tuệ không phải là một người nói giỏi , nói hay
    Một người có trí tuệ là một người luôn luôn giải quyết khéo léo
    những việc khó khăn nhất để làm sao có kết quả tốt nhất.



    Khi chúng ta ở gần những con người trí tuệ như vậy
    chúng ta sẽ cảm thấy thế nào?


    Sợ hãi hay vui mừng


    Có người bảo ở gần mặt trời quá thì sẽ bị bỏng

    Nhưng sự thật không phải như vậy

    Một con người có trí tuệ luôn luôn khiến cho chúng ta
    cảm thấy thoải mái khi ở cạnh


    Mặc dù chúng ta có lỗi lầm đấy , nhưng khi ở gần một Bậc Thánh
    chúng ta luôn cảm thấy sự thương yêu lan toả nơi nơi


    Các vị biết được lầm lỗi của ta đấy , nhưng các vị không trỉ trích
    Mà vẫn âm thầm sửa lỗi cho ta theo một cách rất âm thầm
    và lặng lẽ



    Thì ở đây có hai hạng người học Phật

    Một là học mà không hành
    Hai là học và thực hành





    Chúng ta phân tích một chút :




    Thì ở bài kệ này nhấn mạnh đến căn bệnh mà rất nhiều
    người mắc phải đó là :



    Học lý thuyết mà không thích thực hành

    Thích nói về đạo lý nhưng chưa làm theo đạo lý






    Có thể khi nghe một đạo lý nào đó thiệt hay khiến cho ta
    cảm thấy thích thú và hoan hỷ

    Ta bèn đem nó đi giao giảng cho những người khác cùng được nghe
    với cái cách giống như một con vẹt.




    Ta nói cứ như chính ta là người đã thực hành đạo lý một cách
    thuần thục rồi




    Sự thực là ta chỉ là người mựơn bản quyền mà thôi
    Tất cả chân lý chúng ta biết được ngày hôm này
    Đều đã được Phật nói rồi và ta chỉ nói lại như thế mà thôi




    Tất nhiên giao giảng và đạo lý cũng có cái tốt của nó


    Nhưng nói về đạo lý nói về Phật Pháp mà không có
    được một nền tảng thực hành chuyện sâu thì vô hình chung
    tạo cho chúng ta hệ quả là :


    Nói được mà không làm được thì ta chẳng được gì
    Ta nói được mà chưa làm được như vậy thì về sau ta sẽ
    không bao giờ có thể tu tập đạt kết quả được




    Ví dụ như ta thường được nghe nói sống trên đời phải
    an nhiên tự tại , không tham lam , không mong cầu
    Sống mà những lời khen chê không khiến ta động tâm..



    Đây là một đạo lý rất là hay


    Nhưng nếu như ta liền đem cái đạo lý này giao giảng cho
    người khác mà không có thời gian thực hành chuyên sâu
    thì nói xong tâm ta động liền
    Ta lập tức bị xao động , bị ham muốn , bị tham lam..



    Hoặc chúng ta thường nghe rằng

    Vạn pháp duy tâm tạo
    tâm cũng chỉ là giả hợp của nhân duyên
    tất cả đều do nhân và duyên giả hợp mà tạo thành




    Đây cũng là một đạo lý rất hay nhưng
    Chỉ có vị nào chứng A La Hán trở đi mới thấu hiểu rõ điều này
    mới có thể hiểu rõ được điều này
    Vậy thì tại sao chúng ta cứ đụng chuyện gì là lại lấy
    đạo lý này ra mà để luận bàn?



    Hoặc nếu ta chưa từ bỏ được ái dục , chưa đoạn trừ được ham muốn
    Nhưng gặp ai ta cũng kêu oang oang bắt mọi người phải
    diệt dục phải thanh tịnh thì không bao lâu sau
    Chính ta là người mắc phải ái dục , mắc phải ham muốn
    ..


    Quả báo sẽ còn khủng khiếp hơn đối với một vị giảng sư Phật Pháp






    Vì vậy mà khi chúng ta khi nghe đạo lý nào hay
    Chúng ta hãy thực hành trước đi đã
    Và phải thực hành có kết quả rồi mới đi khuyên người khác


    Đừng vội đi làm thầy đời
    Điều đó rất không hay




    Tuy nhiên nói đi thì cũng phải nói lại




    Nếu như chúng ta thực hành chưa chuyên sâu mà muốn đem
    đạo lý khuyên bảo người khác thì phải làm thế nào?




    Ví dụ tâm của ta chưa được bình an
    Đụng chuyện vẫn còn động tâm


    Nhưng bất chợt có một người đang đau khổ đến tâm sự với ta
    Ta rất muốn khuyên người đó vài câu để họ được bình tâm
    Nhưng vì ta chưa thực hành nhiều



    Trong trường hợp này ta phải làm sao?




    Chúng ta phải nói cho họ trước tiên những đạo lý này
    là của Phật dạy
    Mình đã được học như thế và bây giờ mình nói lại như thế :

    Rồi sau đó chúng ta mới khuyên bảo đạo lý sao cho thích hợp



    Mình nói như vậy thì không phạm lỗi






    Điều tiếp theo là giữa cái nghe hiểu và cái thực hành
    là một khoảng cách không nhỏ




    Vì vậy chúng ta phải biết cách tạo nhân duyên
    để từ cái nghe hiểu này dẫn đến những thực hành
    có kết quả mai sau.





    Có thể ta nghe đạo lý thấy xúc động
    Ta tưởng rằng khi ta hiểu đạo lý thì cũng có nghĩa là
    ta đã đạt được điều mà đạo lý đó nói


    Ví dụ khi ta nghe nói đến sự từ bi vô lượng của Đức Phật
    Ta cảm thấy vô cùng xúc động
    Nhưng vô tình sự xúc động đó đã gây ra cho ta một
    cái ảo tưởng là mình cũng đã đạt được một phần nào
    sự từ bi vô lượng giống như Phật rồi.


    Ta tưởng rằng nhờ cái hiểu đạo lý này mà ta đã sang trang mới
    Tốt hơn và tinh tấn hơn


    Nhưng
    Sự thật là ta hiểu ta xúc động chỉ là một chuyện
    Và làm được thực hành được lại là một chuyện khác.


    Chúng ta vẫn chưa trở thành một người tốt hơn hay tính tấn hơn




    VÀ vì như vậy chúng ta cần
    có một cái tiến trình cơ bản như thế này :




    Khi ta hiểu đạo lý rồi
    Thì ta phải lạy Phật , phát nguyện và thực hành đạo lý
    đó liền




    Lời nguyện là một điều rất quan trọng





    Chúng ta có thể còn lầm lỗi thế này thế kia , nhưng nếu mỗi ngày
    ta đều phát nguyện trước Phật và thực hành chăm chỉ
    thì sau một thời gian lời nói của ta rất có sức nặng , rất lôi cuốn
    Nói lời đạo lý là được mọi người ủng hộ liền.





    Như có lần có một cô Phật tử kể rằng ở cạnh nhà mình
    có một gia đình nghèo khổ , cậu con trai thì bị hẹp van tim
    rất cần tiền để điều trị

    Cô thấy hoàn cảnh như vậy thì thương lắm nhưng
    không biết giúp thế nào vì gia cảnh cô cũng không khá giả lắm

    Tuy vậy cô vẫn liều mình giúp đỡ gia đình ấy một số tiền

    Từ sau cái lần liều mình giúp người ấy thì thời gian sau
    cô có kể lại rằng cuộc đời cô gặp nhiều may mắn
    và hạnh phúc hơn.


    Đây cũng là một ví dụ rất hay



    Nhưng dù làm được như vậy rồi , chúng ta vẫn còn có thể
    bị lung lay và thối chuyển nếu như chúng ta chỉ biết làm một mình
    mà không biết liên kết với những người khác



    Hạt giống bồ đề chỉ được phát triển mạnh mẽ khi và chỉ khi
    chúng ta khuyến khích mọi người
    cùng nhau làm việc tốt , cùng nhau tu tập.
    Cùng nhau giúp đỡ và làm nhiều viện thiện.




    Đạo tâm như vậy mới được gọi là kiên cố




    Và gia đình Phật tử chân tâm là một ví dụ như vậy
    Mong muốn làm sao mô hình này được nhân rộng ra
    nhiều nơi hơn nữa
    Liên kết thật nhiều người hơn nữa thì kết quả thật là tuyệt vời.




    Chúng ta phải làm như vậy thì đạo tâm mới kiên cố
    Chí nguyện mới vững bền
    Phật Pháp mới hưng long




    Sống trên đời như Phật nói là phải trở thành con người như vậy.
     

Chia sẻ trang này