Tại sao bồ câu biết đưa thư?

Thảo luận trong 'Kiến thức Nhân Tướng Học-Âm Dương, Ngũ Hành' bắt đầu bởi cabachlong, 7 Tháng mười hai 2006.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Tại sao bồ câu biết đưa thư?


    Ảnh: Yalibnan.
    Khả năng đưa thư của loài bồ câu đã được biết đến từ thời Ai Cập cổ đại, nhưng mãi gần đây bí mật về nó mới được khám phá. Theo một nghiên cứu của Anh, bồ câu đưa thư đơn giản chỉ lần theo các tuyến đường, giống như con người chúng ta vậy.

    Các nghiên cứu trước đây khẳng định rằng chim bồ câu có khả năng bắt chước và ghi nhớ rất tốt, nhưng cơ chế tạo ra những khả năng ấy vẫn là một ẩn số. Một giả thiết được nhiều người chấp nhận cho rằng quá trình tiến hóa được thúc đẩy bởi khả năng ghi nhớ dài hạn, cho phép động vật nhớ những sự kiện đặc biệt ở thế giới bên ngoài và những hành vi phù hợp với sự kiện ấy. Do đó, để có thể sinh tồn, khả năng ghi nhớ dài hạn ở động vật ngày càng được hoàn thiện.

    Để tìm hiểu khả năng ghi nhớ của chim bồ câu, các chuyên gia tại Viện nghiên cứu khoa học quốc gia, Viện nghiên cứu thần kinh Mediterranean (Pháp) cho hai con chim bồ câu xem hàng nghìn bức ảnh. Sau vài tháng, họ cho chúng xem lại và huấn luyện chúng cách dùng mỏ để vẽ vòng tròn hoặc dấu gạch chéo lên những ảnh mà chúng từng nhìn thấy. Thử nghiệm được lặp lại nhiều lần trong mấy tháng sau đó. Kết quả cho thấy, số lượng ảnh mà 2 con chim có thể nhớ dao động từ 800 tới 1.000 chiếc.

    Bằng cách nào mà những chú chim tìm thấy đường về nhà khi bay khỏi thành phố với chặng đường dài hàng ngàn hải lý? Một khía cạnh nào đó, chúng đã dựa vào khả năng khứu giác như một chiếc đồng hồ hay la bàn. Chim bồ câu cũng thường dựa vào môi trường tự nhiên thân thuộc và những cột mốc ranh giới nhân tạo để nhận biết vùng lãnh thổ gần nhà.

    Các nhà khoa học Anh đã chỉ ra rằng, những con chim sẽ bay theo đường nhỏ, tới đường quốc lộ, bay ngang qua những con phố và bay theo đường vòng, thậm chí điều này sẽ khiến chuyến bay của chúng tăng lên một vài dặm. Một nghiên cứu gần đây nhận định, loài chim bồ câu nắm bắt rất hiệu quả những con đường khi chúng bay có đôi. Nếu có bạn đồng hành, chúng sẽ đủ thông minh để làm con đường ngắn lại hơn là khi bay một mình.

    Sau 10 năm nghiên cứu chim bồ câu đưa thư thông qua các vệ tinh hệ thống định vị toàn cầu (GPS), nhóm chuyên gia làm việc tại Đại học Oxford đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng “các bưu tá viên” không hề tìm đường đến địa chỉ người nhận thư bằng cách định hướng theo mặt trời. Chúng bay dọc theo đường lớn, chuyển hướng ở các giao lộ, thậm chí vòng theo bùng binh!

    Khám phá mới được đăng tải trên tờ Daily Telegraph. Khi trả lời phỏng vấn, giáo sư Tim Guilford cho biết: “Việc này thực sự khiến nhóm nghiên cứu ngã ngửa. Thật ấn tượng khi chứng kiến những con chim bồ câu đưa thư bay theo tuyến đường phụ Oxford A34, rồi bay vòng vèo tại trạm đèn giao thông trước khi lượn theo bùng binh”.

    Theo Guilford, chim bồ câu có thể tự tìm đường khi thực hiện các cuộc hành trình dài, ngay cả lần đầu tiên “làm nhiệm vụ”. Khi bay nhiều lần trên cùng một tuyến đường, chúng thường nghỉ ngơi ở một chỗ quen thuộc trên đường đi.

    Để chứng minh thêm khả năng tìm đường về nhà của những chú chim bồ câu khác, các nhà khoa học đã tiến hành vô số thí nghiệm khác nhau, kể cả việc cắt đi dây thần kinh khứu giác của chúng. Khi một dây thần kinh bị cắt đứt, loài bồ câu sẽ không đủ khả năng để tìm hướng về. Những nhà khoa học đứng đầu đã thừa nhận khả năng tìm hướng bay bằng khứu giác của bồ câu.

    Một số loài động vật khác cũng thường sử dụng các loại công cụ để định vị hướng hay vạch ra lộ trình chuyến đi của chúng: Loài gà cũng có một “la bàn khứu giác”. Loài chim họa mi thì dựa vào ánh sáng mặt trời, các ngôi sao và những góc độ của ánh sáng được biết như tia sáng phân cực. Trong hành trình du ngoạn hằng năm tới Mexico, loài bướm Monarch cũng sử dụng đường ánh sáng phân cực.

    Động vật biển thường sử dụng mốc định vị và tín hiệu thị giác trên mặt biển để tìm thấy đường đi. Loài cá voi thường phân biệt vị trí địa lý bằng âm thanh. Loài cá mập và rùa biển cũng sử dụng điện trường để tìm vị trí và đánh dấu đường đi. Trong khi đó, loài cá mập sống ở mực nước cạn ngang qua vùng xích đạo bờ biển Ấn Độ Dương lại có thể nhìn trời đêm để định vị.

    (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

    ( Vn Express)
     

Chia sẻ trang này