Tập yoga theo từng chứng bệnh

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi cabachlong, 22 Tháng tư 2007.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Chào các bạn ,
    Thực hành các asana được hướng dẫn trước tiên sẽ làm tươi trẻ cơ thể của bạn , tăng cường sức khoẻ và sau đó là tấn công vào nguồn gốc của căn bệnh. Vì vậy mình mở trang này , xin mời các bạn post bài trị bịinh = yoga để mọi người tham khảo - và cũng tự trị bịnh mình ( nếu lở mai...... mắc phải bệnh )[​IMG]

    Bệnh trĩ
    Triệu chứng: Nếu khí và máu bẩn trong cơ thể không thể thải ra ngoài được, các mạnh và mao mạch quanh hậu môn bị sưng phồng do áp lực, và cuối cùng giữ ở vị trí sưng phồng. Khi điều này xảy ra, nó gọi là ‘bệnh trĩ đã phát triển’. Khi trĩ đã phát triển xuất hiện ngoài hậu môn, đó gọi là ‘trĩ ngoại’, khi xuất hiện bên trong thì gọi là ‘trĩ nội’.
    Khi chịu áp lực của Apa’na Va’yu (năng lượng sống kiểm soát các cơ quan vùng bụng dưới), máu bắt đầu rỉ ra ở trĩ đã phát triển, nó gọi là ‘trĩ chảy máu’. Nhưng không phải bệnh trĩ nào cũng chảy máu. Thay vào đó, nếu chúng đau, nhức, nóng, hoặc ngứa thì đó gọi là ‘trĩ khô’.

    Nguyên nhân: Táo bón do hoạt động kém của gan là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ, nhưng thông thường không có bệnh nào nghiêm trọng lại chỉ xuất phát từ một nguyên nhân. Cũng như các bệnh nghiêm trọng khác, bệnh trĩ là căn bệnh của toàn bộ hệ thống, do vậy cũng có nhiều nguyên nhân khác gây nên căn bệnh này. Nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất là thiếu lao động thể chất và thứ hai là tình dục quá độ. Gắng sức khi đại tiện làm trầm trọng thêm căn bệnh. Nên nhớ rằng nếu không bị táo bón và chức năng gan yếu, người ta không bao giờ mắc bệnh trĩ.
    Điều trị:
    Buổi sáng – Utk’sepa Mudra (thế thức dậy), Ud’d’ayana Mudra (thế thót bụng), Ja’nushira’sana (thế đầu sát gối một nửa), Shalabha’sana (thế con châu chấu) hoặc Mayu’ra’sana (thế con công), Agnisa’ra Mudra (thế ấn bụng), Padahasta’sana (thế tay và chân) và Ashvinii Mudra (ngồi bán kiết già, co và nhả cơ vòng hậu môn 8-10 lần).
    Buổi tối – Agnisa’ra Mudra (thế ấn bụng), Bhastrika’sana (thế ống bễ), Sarva’unga’sana (thế cây nến), Matsyamudra (thế con cá), Shasha’unga’sana (thế con thỏ) và Ashavinii Mudra (như trên).
    Ăn uống: Nếu bệnh nhân trĩ cảm thấy đói vào sáng sớm, anh hay chị ta có thể ăn một ít hoa quả có nước ngọt hoặc chua. Vào buổi trưa, ăn nhiều rau có lá, hoặc súp làm từ rau có lá, cùng với một lượng nhỏ cơm. Nước sữa đông, xúp, quả sung, cà chua, rau chân vịt, bí ngô xanh, quả bí là vô cùng hữu ích. Bệnh nhân nên uống một cốc nước sữa đông ngày hai lần.
    Nên và không nên: Không thể chữa lành bệnh vĩnh viễn bằng cách cắt trĩ đã phát triển thông qua phẫu thuật hoặc cầm máu bằng bất cứ phương pháp nào, bởi vì nếu căn nguyên gây bệnh không được loại trừ thì căn bệnh có thể tấn công trở lại bất cứ lúc nào, hoặc các khí và máu bẩn trong cơ thể có thể gây ra các bệnh khác. Bởi vậy, mặc dù có thể sử dụng phương pháp nào đó để ngưng chảy máu ở giai đoạn nghiêm trọng của căn bệnh, để có thể chữa lành vĩnh viễn, gan của bệnh nhân cần được phục hồi. Nếu gan trở nên khoẻ mạnh, trĩ sẽ biến mất mà không phải điều trị.
    Bệnh nhân cần cẩn thận khi có cảm giác rất thèm ăn vào buổi trưa. Với bệnh trĩ, các thức ăn nhiều kiềm phải cẩn thận tránh. Bệnh nhân trĩ cần tránh ăn mo chuối lá, hoa chuối lá, quả chuối lá. Vào giai đoạn nghiêm trọng của căn bệnh bệnh nhân nên nhịn ăn. Trong lúc nhịn ăn, có thể uống nhiều nước hoặc nếu muốn uống nước cam quít chua hoặc ngọt. Bệnh nhân trĩ không nên ăn thức ăn cay, mặn hoặc cứng.
    Một số cách chữa bệnh:
    1. Sau khi đi ngoài rửa hậu môn bằng nước phèn. Nếu áp lá xoan non hơ ấm lên những chỗ trĩ nặng, bệnh có thể thuyên giảm trong vài ngày. Cũng nên làm như vậy vào lúc đi ngủ.
    2. Trong trường hợp máu ra nhiều uống 12ml nước ép cỏ Bạc đầu (Veronia cinerea Less.) hoặc nước ép cỏ chỉ, cỏ ống (Cynodon dactylon (Linn.) Pers.) ngày 2 lần).
    3. Trộn 12g hạt mè đen với 25g bơ uống mỗi sáng sớm.
    4. Trĩ nặng có thể dần dần biến mất nếu đắp một miếng bông gạo (Salmalia malabarica) có tẩm nước ép cỏ Bạc đầu (Veronia cinerea Less.) lên chỗ đau và phơi nắng hàng ngày trong vài ngày.
    5. Lấy 25g bột kha tử tán nhuyễn trong nước tiểu bò, dùng hàng ngày với đường thô trong vòng 21 ngày bằng cách liếm sẽ cho kết quả tốt.
    6. Uống từ từ từng ngụm nước đường chà là thô, cũ vào sáng sớm sẽ giảm nhẹ căn bệnh.
    Tắm sơ trước và sau khi ăn là điều bắt buộc với bệnh nhân trĩ



    __________________
    H.OANH
    ( yoga.com.vn)
     

Chia sẻ trang này