Tục bắt chồng ở Gia Lai

Thảo luận trong 'Phát ngôn - Tiên tri - Dự báo - Cảm ứng' bắt đầu bởi Vanhoaphuongdong, 20 Tháng mười một 2007.

  1. Vanhoaphuongdong

    Vanhoaphuongdong Humantoday Headhunting- Effective HR Service

    Tham gia ngày:
    18 Tháng tám 2007
    Bài viết:
    139
    Điểm thành tích:
    0
    ...Với đồng bào dân tộc thiểu số người Jrai ở vùng biên giới thuộc huyện Ia GRai (Gia Lai), việc "bắt chồng" và làm đám cưới là việc được cho là quan trọng nhất trong đời mỗi người. Do đó lễ cưới phải thật linh đình hầu vợ chồng sau đó được hạnh phúc và con cái sum vầy, giàu có. Nhưng việc tổ chức đám cưới đã trở thành món nợ cho những gia đình nghèo khó, và cứ thế truyền đời bởi lệ tục...
    Món nợ truyền kiếp
    Đám cưới Rơ Châm H'Loan “bắt” Ksor Khôi về làm chồng được coi là đám cưới to nhất xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Để lo trọn đám cưới cho con gái, nhà Rơ Châm H'Loan gần như phải huy động tổng lực mọi nguồn tài sản. Khoản to nhất và quan trọng nhất là quà tặng.
    Theo lệ, Rơ Châm H'Loan phải biếu mỗi người trong họ nhà chồng gồm anh chị em ruột chồng; anh chị em, chú bác, cô dì... của cha mẹ chồng một bộ váy, khố truyền thống. Giá mỗi bộ hiện nay là 300 nghìn đồng. Chưa hết, những ai thuộc dòng họ Rơ Châm trong làng, H'Loan cũng phải có quà tặng. Vậy là riêng khoản quà, nhà H'Chú đã tốn không dưới 10 triệu đồng.
    Xong khoản quà tặng, kế đến là khoản lễ vật. Lễ vật bất di bất dịch là 2 con bò - một để đưa mẹ chồng, một để “đốt” (thui). Con đốt được chia như sau: đùi trước (kèm một ghè rượu) dành để đền ơn bà mối. Một nửa con còn lại cộng với tim gan là phần nhà chồng. Nhà gái chỉ được một đùi sau và những thứ “xương xẩu”.
    Lễ vật chia xong, nhà gái phải lo toàn bộ thức ăn, thức uống trong suốt 2 ngày... Phải cần hàng chục ghè rượu, một con heo to và hàng chục cân thịt bò cho mọi người ăn uống đến thỏa thích. Lệ người Jrai không có quà mừng đám cưới. Nhà gái phải lo mọi thứ cho chu đáo - thậm chí phải đổ xăng cho khách đến dự đi về.
    Một sự phục vụ thất thố có thể dẫn đến cãi vã, thậm chí là hủy đám cưới... Đóng góp vào sự tốn kém vất vả này, nhà trai chỉ có một con heo nhỏ gọi là “đốt để tiễn con trai” (về nhà vợ vĩnh viễn).
    Đám cưới Rơ Châm H'Loan là “đám cưới sạch” - nghĩa là cha mẹ đủ lực để lo trọn vẹn, không phải nợ nần gì bên họ nhà chồng. Không thiếu gia đình có con gái "bắt chồng" rồi nợ trả hoài không hết. Như chuyện của Sui Thông - H'Puông là một ví dụ.
    Sui Thông kể: "Hồi “bắt” mình nhà H'Puông nghèo lắm. Trước nó, mấy chị gái lấy hết của rồi. Nó “bắt” mình về chỉ có con gà với một ghè rượu thôi. Tục lệ người Jrai vùng này cho phép ai nghèo thì làm đơn sơ thế cũng được. Tuy nhiên, toàn bộ nghi lễ đám cưới, quà tặng cho họ hàng nhà mình thì phải ghi lại đó.
    Không quy định bao nhiêu mùa rẫy nhưng khi nào đủ điều kiện thì phải cưới lại để trả nợ. Vợ chồng mình lo lắm. Cha mẹ thì già rồi. Lệ tục quy định: nếu con gái chưa trả được nợ cưới, cha mẹ muốn làm lễ mừng thọ thì không được đốt bò; các đứa con sau muốn bắt vợ, bắt chồng cũng không được làm lễ cưới.
    Còn nếu lỡ mà chết đột ngột thì còn rầy rà to. Đã có người chết mà chưa trả được nợ cho con gái, họ nhà trai làm khó dễ không cho chôn rồi đấy! Nghĩ tội ông bà già với lũ em, vợ chồng mình bảo nhau cố làm, cố dành dụm. Nghĩ thì dễ nhưng làm đâu có dễ.
    Dư lon gạo thì tích lại để mua con gà. Từ con gà mới thành được con heo rồi lớn lên thành con bò... Gần 20 triệu cho đám cưới trả nợ này, vợ chồng mình phải mất 13 mùa rẫy mới có được đấy!”.
    Thông dừng lại cầm tay vợ lắc lắc, đùa:
    - Rồi còn bà này nữa chớ. Giả dụ nếu mình chết trước mà chưa trả được nợ thì nó cũng không được bỏ mả cho mình, và tất nhiên không được đi bắt chồng khác đâu!
    Người lấy vợ muốn bị phạt
    Rơ Lan Túy ở buôn Dú bắt vợ buôn Y (cùng xã Ia Rsai). Nhà vợ nghèo, lo xong đám cưới cho con gái thì của nả chẳng còn gì nữa; đến gạo cũng phải đi xin họ hàng. Đói quá Túy phải về xin mẹ và chị gái giúp đỡ. Nhà Túy thì giàu nhưng chẳng ai cho bởi theo lệ ông bà, con trai đã về nhà vợ tức là chết sống do nhà vợ, không được đưa của nhà mình đi...
    Có lẽ không chịu nổi nên người buôn Du thấy Túy đùng đùng bỏ về nhà mình và tuyên bố bỏ vợ! Luật tục đã rõ ràng: bỏ vợ mà không có lý do chính đáng (Lý do chính đáng duy nhất là ngoại tình) thì phải đền toàn bộ chi phí đám cưới cho gia đình nhà vợ. Túy không có tài sản gì, tất nhiên là mẹ và chị gái phải đền. Chi phí đám cưới được tính bằng 6 con bò...
    Nhưng nhà vợ mới dắt bò về hôm trước, hôm sau đã thấy Túy trở về với vợ (!). Về cũng được nhưng mà phải chịu phạt. Mức phạt được già làng ấn định là 1 con bò. Túy chịu ngay! 6 con bò nhà vợ dắt về, Túy đốt 1 con tạ lỗi hai họ.
    Mọi người nhanh chóng vỡ ra rằng, Túy bỏ vợ chỉ là giả vờ nhằm đòi lại của cho vợ mình. Một cách “lách luật” quá khôn khéo!
    - “Biết thì biết vậy nhưng chỉ để bụng, không ai dám theo đâu! – Rơ Ô Phi lắc đầu - Xã mình có trên 600 thanh niên, 120 đoàn viên. Họ trẻ, có nhận thức mà mình vận động miết cũng không ai chịu nghe. Cái khó không chỉ là sự ràng buộc của luật tục, người ta còn coi đó là danh dự của mỗi dòng họ, mỗi gia đình. Trừ những gia đình ít con hoặc giàu có, phần nhiều hoặc là để nợ cho con hoặc truyền lại đời con một căn nhà trống rỗng...
    Còn người đàn ông, một khi đã bị “bắt”, dù cuộc sống không hạnh phúc thì cũng đành cam chịu, bởi nếu ly dị vợ không những họ phải tay không đi khỏi nhà mà còn phải đền món nợ cưới kia. Món nợ cưới hóa ra là một sợi dây vô hình mà buộc chặt con người trong bao nhiêu là mối quan hệ. Nó làm cái nghèo lại đẻ ra cái nghèo. Đồng bào dân tộc cứ nghèo mãi cũng là vì vậy...".
    Thực hiện văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội xem ra chưa đến được bao nhiêu với đồng bào dân tộc nơi này thì dám làm như Rơ Lan Túy cũng chỉ mới là một tiếng chim lẻ loi gióng lên trong cái lồng luật tục...[​IMG]


    Lê Hân
    ( CAND)
     

Chia sẻ trang này