tứ thánh đế--bản tuyên ngôn của Đạo Phật

Thảo luận trong 'CẢI MỆNH NHIỆM MẦU: Tu là sửa chính Mình - Không yêu cầu người khác sửa đổi theo mình' bắt đầu bởi wonbin88, 10 Tháng sáu 2008.

  1. wonbin88

    wonbin88 New Member

    Tham gia ngày:
    13 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    77
    Điểm thành tích:
    0
    Audio
    Thượng tọa Thích Chân Quang
    "Đời là bể khổ "
    Tại sao Đức Thế Tôn lại nói như vậy ?
    "Nếu cuộc đời này luôn luôn tươi đẹp ,nếu mọi chúng sinh đều được quyền
    có được 1 cuộc sống hạnh phúc vĩnh viễn thì Ta và giáo pháp của ta
    đã không xuất hiện ở thế gian này"

    tại sao Ngài lại nói như vậy ?
    Cuộc đời sao lại chỉ là khổ đau nhỉ ?
    chúng ta có những lúc buồn thật nhưng cũng có những lúc vui vẻ đấy chứ
    có những lúc hạnh phúc đấy chứ ?
    Tại sao ?
    bạn có muốn biết câu trả lời không ?
    Chân lý vốn không có định loại, nhưng do khả năng quán chiếu và chứng nghiệm sâu cạn của hành giả mà chân lý được biểu hiện hoặc là thế này hoặc là thế kia.
    I. CHÂN LÝ ĐƯỢC CHỨNG NGHIỆM BỞI HÀNG NHỊ THỪA.

    Hàng Thanh Văn và Duyên Giác do bước đầu quán chiếu Tứ thánh đế hữu tác, dưới đôi mắt của một cá nhân, đang bị buộc ràng bởi những nỗi sợ hãi phân đoạn sinh tử, và những tư duy về sự sống chết của thân phận con người.
    Họ muốn biết họ là ai trước khi cha mẹ sinh ra và họ là gì sau khi hình hài này hủy diệt? Do đó, đối tượng quán chiếu đầu tiên của họ là "lão tử", nghĩa là "già và chết" do đâu mà có. Và từ đó họ khám phá ra cả một chuỗi liên tiếp của Mười hai duyên khởi. Nghĩa là cái này sinh thì cái kia sinh
    II. CHÂN LÝ ĐƯỢC CHỨNG NGHIỆM BỞI NHƯ LAI
    Đối với hàng Thanh Văn và Duyên Giác thì trí và lý là hai, nghĩa là khổ trí là trí do quán chiếu và thấy rõ sự thực của khổ mà phát sinh. Tập trí là trí do quán chiếu và thấy rõ sự thực tập khởi của khổ mà phát sinh. Đạo trí là trí do quán chiếu và thấy rõ sự thực của con đường thoát khổ mà phát sinh và diệt trí là trí do quán sát và chứng nghiệm sự thực của mọi khổ đau chấm dứt mà phát sinh.
    Mọi sự vật đang diễn ra trước mắt của chúng ta là nó diễn ra từ chân lý tự thân của chính nó.
    Cảm nhận được sự có mặt của mọi vật đang có mặt xung quanh ta không phải là sự cảm nhận của trẻ thơ mà đó là cảm nhận của người lớn.
    Thấy mọi vật chung quanh ta là thường hằng, bất biến, là muôn năm đó là cái thấy của những kẻ phàm tục. Thấy mọi vật đang diễn ra chung quanh ta không phải là thuần phát đơn điệu, chúng diễn ra trong sự tương tác hòa điệu và sống động của nhân duyên đó là cái thấy của bậc Thánh hay gọi là bậc Kiến Thánh đế.
    Vậy, Thánh đế là gì ? Thánh đế không phải là chân lý của bậc Thánh, vì không có bậc Thánh đích thực nào tự cho mình là người nắm giữ chân lý hay là đấng sáng tạo chân lý.
    Do đó, không có chân lý của bậc Thánh mà chỉ có chân lý được thấy và được chứng nghiệm bởi bậc Thánh mà thôi.
    Chân lý là yếu tính vốn có của mọi sự vật, nó tồn tại là tồn tại một cách khách quan, do đó không có một ai độc quyền nắm giữ nó mà chỉ có quyền cảm nhận nó và không có một ai có quyền sáng tạo nó mà chỉ có quyền chứng nghiệm và trực nhận nó.
    thánh đế là chân lý tối hậu của mọi chân lý, là ước mơ tối hậu của mọi con người, là hướng đến duy nhất của các bậc Thánh và là chỗ chứng nghiệm tuyệt đối của các Đức Như Lai.
    Từ chân lý tối hậu, Đức Như Lai đã tùy duyên vận dụng mọi phương tiện một cách kỳ diệu, để dìu dắt mọi người và mọi loài đi về đích điểm.
    Do đó, Như Lai là Bậc Thầy của tất cả vị thầy
    http://www.mediafire.com/?jxeemym4zyk tu thanh de10a
    http://www.mediafire.com/?gha0uyg12at tu thanh de10b
    http://www.mediafire.com/?gitmmbmm9dh tu thanh de11a
    http://www.mediafire.com/?29zxxldmtgd tu thanh de 11b

    7mb
     

Chia sẻ trang này