Thư ký các đời tổng thống Mỹ

Thảo luận trong 'Phát ngôn - Tiên tri - Dự báo - Cảm ứng' bắt đầu bởi Tử Vi, 23 Tháng mười 2007.

  1. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Chuyện kể về thư ký của các đời Tổng thống Mỹ 17:48' 22/10/2007 (GMT+7)(Lanhdao.net) - Trong bộ máy chính quyền của mỗi quốc gia, thư ký của các nguyên thủ là nhân vật không thể thiếu. Đối với các Tổng thống, thư ký không những là cánh tay phải mà còn là người bạn tâm phúc, mà người hiểu mọi tâm tư, suy nghĩ của Tổng thống.
    [​IMG]
    John Hay - Thư ký của Tổng thống Lincoln
    Ở các quốc gia khác nhau và theo quan điểm của mỗi người, vai trò của các thư ký được quy định cũng ở các mức khác nhau. Có người cho rằng thư ký Tổng thống đơn thuần là người đứng đầu văn phòng Tổng thống. Có người lại cho rằng, đó là người cố vấn hàng đầu của Tổng thống về tất cả các vấn đề để từ đó Tổng thống giải quyết.

    Ở một số các quốc gia, thư ký Tổng thống được hiểu là người làm thư ký cho một ủy ban mang tên là Ủy ban Tổng thống. Ủy ban này gồm 3 thành viên cộm cán là: một thẩm phán đứng đầu tòa án tối cao, Chủ tịch Hạ viện và Chủ tịch thượng viện. Tuy nhiên, thư ký Tổng thống đôi khi cũng chỉ là người phụ trách văn thư công văn giấy tờ của hội đồng cố vấn quốc gia.

    Nhiều người tin rằng, đến thời Tổng thống McKinley (1), Mỹ mới có thư ký riêng của Tổng thống. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Mọi Tổng thống đều có thư ký riêng và văn phòng của thư ký Tổng thống thường là văn phòng chính phủ, do những người có khả năng nắm giữ.

    Có một điều đặc biệt là trước khi đến thời của Tổng thống Buchanan(2), tất cả các Tổng thống Mỹ đều trả lương cho các thư ký riêng bằng... tiền túi của mình. Chỉ đến thời Buchanan làm Tổng thống, Quốc hội mới sáng lập ra văn phòng có tên gọi "Thư ký riêng Nhà Trắng" và bỏ phiếu quyết định trả lương cho thư ký Tổng thống. Người đầu tiên "danh chính ngôn thuận" giữ cương vị này và được chính quyền trả lương thay vì nhận khoản thù lao cá nhân là ngài J. B. Henry - thư ký riêng của Tổng thống Buchanan.

    Có một điều đặc biệt là trước khi đến thời của Tổng thống Buchanan (2), tất cả các Tổng thống Mỹ đều trả lương cho các thư ký riêng bằng... tiền túi của mình. Chỉ đến thời Buchanan làm Tổng thống, Quốc hội mới sáng lập ra văn phòng có tên gọi "Thư ký riêng Nhà Trắng" và bỏ phiếu quyết định trả lương cho thư ký Tổng thống. Người đầu tiên "danh chính ngôn thuận" giữ cương vị này và được chính quyền trả lương thay vì nhận khoản thù lao cá nhân là ngài J. B. Henry - thư ký riêng của Tổng thống Buchanan. Thư ký riêng của Tổng thống đa số là những người có tài và không ít người trong số họ nắm giữ các vị trí quan trọng như:

    John Hay (1838-1905) - thư ký của Tổng thống Lincoln trở thành Ngoại trưởng Mỹ dưới thời McKinley
    [SIZE=-1](1843-1901)[/SIZE].

    Đến lượt George B. Cortelyou (1862 – 1940) - Thư ký riêng của Tổng thống McKinley - sau này cũng trở thành Bộ trưởng Tài chính dưới thời Tổng thống Roosevelt(3).

    Thư ký của Tổng thống Grant - Horace Porter trở thành đại sứ Mỹ tại Pháp. Daniel Lamont - thư ký của Tổng thống Cleveland sau này trở thành triệu phú kinh doanh.

    [​IMG]
    George B. Cortelyou - Thư ký riêng của Tổng thống McKinley
    Trong số các thư ký của Tổng thống Mỹ, có duy nhất hai người làm việc trong Nhà Trắng và trở thành con rể của các vị Tổng thống mà họ phục vụ. Người đầu tiên là Samuel L. Gouverneur, lấy con gái út của Tổng thống Monroe (4). Người thứ hai là J. Stanley Brown - cưới con gái của Tổng thống Garfield (5).
    Có rất nhiều trường hợp con trai của Tổng thống làm thư ký riêng trong Nhà Trắng. Đáng chú ý là trường hợp của John Quincy Adams (5). Người làm thư ký. đồng thời là sứ giả cho ông cũng chính là con trai ông - John Adams. Con trai của Tổng thống Van Buren là Abraham Van Buren - cũng làm thư ký cho cha mình. Andrew Jackson (6) cũng chọn con trai mình làm Nhà Trắng.

    Andrew Jackson "con" là người đầu tiên giới thiệu vợ mình trước công chúng với tư cách là người phụ nữ đã có chồng. Sau đám cưới của cậu con trai, Tổng thống Jackson thuê một người đàn ông trẻ làm thư ký. Đây là người ông tin cẩn vì trước đó người này đã được Tổng thống giúp đỡ rất nhiều.

    Ngay cả khi thành lập văn phòng thư ký riêng và được chính phủ trả lương, các thư ký của Tổng thống vẫn bị coi là người ghi chép sổ sách hoặc tốc ký. Cho tới khi Tổng thống Lincoln yêu cầu John Hay lên làm thư ký, vị thế của thư ký Tổng thống mới được cải thiện. Dần dà, tầm quan trọng của của văn phòng này cũng được nâng lên cho tới khi quốc hội nâng cao vị thế của chức vụ thư ký. Ông Cortelyou là người đầu tiên nắm giữ vị trí như vậy dưới thời Tổng thống McKinley.
    Nguyễn Dung
    Kỳ 2: Người thư ký đặc biệt của Tổng thống President Roosevelt
    ------****------
    (1) William McKinley [SIZE=-1]([/SIZE]1843 - 1901): là Tổng thống thứ 25 của Mỹ, nhiệm kỳ 1897-1901. Ông là người phát động chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898), tuyên bố chính sách "mở cửa" đối với Trung Quốc (1899), gây hấn Cuba. Ông bị một kẻ cuồng tín ám sát năm 1901.
    (2)James Buchanan (1791-1868): là Tổng thống thứ 15 của Mỹ, nhiệm kỳ 1857 - 1861. Là tổng thống duy nhất của Mỹ không lập gia đình, ông cũng là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên bị dư luận xã hội đồn mắc tính đồng tính.
    (3)[SIZE=-1]Franklin Roosevelt (1882 - 1945):là Tổng thống thứ 32 của Mỹ. Ông được biết đến với tên gọi tắt các chữ cái đầu ([/SIZE]FDR). Đắc cử bốn lần, Roosevelt phục vụ từ năm 1933 - 1945, ông là Tổng thống duy nhất từng tại chức hơn hai nhiệm kỳ.
    (4) James Monroe (1759 - 1831): là Tổng thống thứ 5 của Mỹ, nhiệm kỳ 1817-1825. Ông đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh năm 1812 với tư cách là bộ trưởng chiến tranh và bộ trưởng ngoại giao dưới thời James Madison. Trúng cử năm 1816, ông đã đưa ra "học thuyết Monroe" chống lại sự can thiệp của các nước Châu Âu vào các nước Mỹ Latinh.
    (5) James Abram Garfield (1831 - 1881): là Tổng thống thứ 20 và là Tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ bị ám sát (sau Abraham Lincoln). Ông là người có nhiệm kỳ Tổng thống ngắn thứ hai trong lịch sử nước Mỹ (sau William Henry Harrison), tại vị Tổng thống trong 6 tháng 15 ngày (từ 5/3 đến 19/9/1881).
    (6) John Quincy Adams (1767-1848): là Tổng thống thứ 6, nhiệm kỳ 1825-1829. Cha ông là John Adams (1735 - 1826) - Phó Tổng thống đầu tiên và là Tổng thống thứ 2 của Mỹ

    (lanhdao.net)
     
  2. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Thư ký các đời tổng thống Mỹ

    "Cái lưỡi" của Tổng thống Putin 17:03' 30/10/2007 (GMT+7)Một nhà chính trị học nổi tiếng người Mỹ từng nói : “Ai chuyên viết diễn từ cho Tổng thống, người đó thực ra chỉ đạo quốc gia”. Ở nước Nga hiện có một trong những nhân vật như vậy, mà lại là phụ nữ – Dzhakhan Pollyeva. Về công việc, người phụ nữ này là nhân vật khép kín nhất trong số những nhân vật thuộc cơ cấu khép kín – Ban quản trị thư ký trực thuộc Tổng thống.
    [​IMG]
    Tổng thống V.Putin và nữ trợ lý Dzhakhan Pollyeva
    Thư ký của nguyên thủ - nghề nghiệp đặc biệt
    Một quan chức từng có thời gian phục vụ tại Ban thư ký của cố Tổng thống Yeltsin cho biết : “Sự khép kín của nhóm “thư lại” đặc biệt này là dễ hiểu. Đó là nghề nghiệp mà thậm chí đã có thuật ngữ nội bộ để gọi, là paranoia (từ tiếng Hy Lạp, nghĩa là “điên rồ”). Suốt lịch sử Nga hiện đại, số chuyên viên viết diễn từ cho các Tổng thống chỉ chưa đầy hai chục người. Đó là nhóm rất hẹp và mọi người đều biết rõ về nhau”.
    Bằng mắt thường, ta không nhìn thấy các khớp hoạt động như thế nào, bởi đã khuất dưới lớp da che phủ. Ở nghề này cũng vậy: khi Tổng thống phát biểu, không thể biết được đâu là những lời nguyên thủ ứng tác và đâu là những lời được chuẩn bị sẵn trên giấy. Chuẩn bị diễn văn của Tổng thống – đó là một quá trình rất riêng tư. Nhóm chuyên viên thư ký, vì thế, là một cơ quan thiết yếu của Tổng thống, được xem như “cái lưỡi” của người đứng đầu quốc gia.
    Người đứng trong màn bí mật
    Trợ lý - thư ký cao cấp, đó là con người tự nguyện gánh lấy nhiệm vụ không hưởng phần nổi tiếng và hào quang danh dự. Người ấy thành đạt khi ở trong màn bí mật, còn khi đã ra trước ánh sáng công khai, thì sự nghiệp thư ký coi như tiêu vong.
    Thế nên, ở Mỹ mới có chuyện thế này. Thuật ngữ “trục liên minh của cái Ác”, “liên minh ma quỉ”, mà từ năm 2002 trở đi Tổng thống Mỹ Bush dùng để chỉ các nước Iraq, Iran, CHDCND Triều tiên, trên thực tế không phải là của ông Bush mà của một thư ký cấp cao của ông. Tuy nhiên, chỉ vì bà vợ của người thư lý này không biết “giữ mồm giữ miệng”, lỡ khoe với cánh báo chí về thuật ngữ mới mà chồng bà mới phát minh ra, nên ngay sau khi báo ra một ngày, vị “thư lại thông minh” kia... mất việc.
    Ông Andrei Shtorkh, một người từng "cày cuốc" trên cánh đồng chữ nghĩa thư ký" mấy năm, bây giờ là đại diện chính thức của hãng “Renova”, cho hay: ở đâu cũng vậy, trong giới nghề nghiệp người ta gọi trợ lý chuyên soạn bài phát biểu cho Tổng thống là “dân đen”. Đây là nhóm người làm việc chỉ cho một nhân vật nhất định. Khi soạn thảo diễn từ của Tổng thống, thì trợ lý nhất thiết phải hiểu thấu tính cách, và nhất là lối xử thế của vị “khách hàng - Thượng đế” đặc biệt kia. Ở một chừng mực nào đó, cái tôi vô hình của “viên thư lại” thậm chí phải cố gắng hóa thân cùng với người sẽ đọc diễn văn thành lời. Bởi vậy mà chuyên viên Andrei Shtorkh nói: “Tôi đã làm việc cho ông Yeltsin, và khi ông từ chức, tôi cũng ra đi, vì rằng Putin là người có tư chất hoàn toàn khác”.
    Chính trị gia kín tiếng
    Dáng vẻ phương Đông, ưa dùng nước hoa gam mạnh, trang phục sành điệu và nữ tính, Dzhakhan Pollyeva nổi bật giữa đám quan chức đàn ông comple xám trong điện Kremli.
    Nếu bắt gặp Dzhakhan Pollyeva lần đầu trong Kremli, có cảm tưởng rằng người phụ nữ này chỉ ngẫu nhiên ghé hành lang phủ Tổng thống chốc lát vì công việc nào đó.
    Nhưng trên thực tế, giữa đám quan chức ở chốn thâm nghiêm này, Pollyeva được mệnh danh là một “khủng long”. Nhiệm vụ chính của bà ở Kremli, là chuẩn bị các diễn văn của Tổng thống. Trong ban quản trị-hành chính của phủ Tổng thống, thường không ai trụ được lâu đến thế. Nhưng Dzhakhan Pollyeva đã ở đây từ năm 1997. Mười năm qua, đất nước Nga thay đổi, thay đổi Tổng thống và thay đổi 4 đời Tổng quản hành chính Kremli (Valentin Yumashev, Nikolai Bordiuzha, Aleksandr Voloshin và Sergei Sobyanin). Những vị quan chức đàn ông vạm vỡ đã tuột khỏi phủ Tổng thống nhẹ nhàng như những quả bóng bay. Còn Dzhakhan Pollyeva mảnh khảnh thì ở lại, và đã chục năm nay không ngừng viết diễn văn cho Tổng thống – chính xác hơn, viết cho các Tổng thống. Sự nghiệp của người phụ nữ này chẳng hề suy xuyển, ngay cả khi trong một cuốn sách của mình, cố Tổng thống Yeltsin đã gọi bà là “một thành viên gia đình”.
    Từ năm 1991, nữ tiến sĩ Dzhakhan Pollyeva bắt đầu làm trợ lý cho các quan chức cao cấp của Nga, trong đó có phó Thủ tướng Boris Nemtsov và Thủ tướng Sergei Kirienko. Năm 1998, Nga khủng hoảng nghiêm trọng. Thủ tướng Sergei Kirienko phải từ chức, nhưng Trưởng ban thư ký của Thủ tướng là Dzhakhan thì được cất nhắc lên Ban quản trị-thư ký Tổng thống.
    Đan Thi
    (Còn nữa

    ( Lanhdao.net)
     

Chia sẻ trang này