Thắc mắc về Đà La, Nhật Nguyệt đồng lâm

Thảo luận trong 'Trao đổi kiến thức về Tử Vi' bắt đầu bởi tuyethanh, 11 Tháng sáu 2008.

  1. tuyethanh

    tuyethanh New Member

    Tham gia ngày:
    9 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    10
    Điểm thành tích:
    0
    ~_laughing xin chào các bạn
    tui chỉ mới tập tành nghiên cứu ~_angrycom tử vi thời gian gần đây thôi, nhưng mà vì ~_crazybuangốc quá nên vẫn chưa ra khỏi bước <tập đi>. Tôi có xem qua lá số của mình và thấy có tập hợp của một số cách sau:
    - Vì Mệnh Thân đồng cung tại Mùi, VCD - mà cung Thiên Di lại gặp tình trạng Nhật Nguyệt đồng lâm. May mà có Tuần ở đó nên mới còn <lê lết> được tới giờ.
    - Trong Mệnh, lại có Đà La độc thủ ở đó.
    Xin chỉ giúp cho tôi biết là trong trường hợp này thì tôi nên luận đoán theo cách nào? Có phải vì gặp nhiều cách cùng một lúc như vậy nên chúng ~_twofighting?
    - Cung Phu của tôi lại rất xấu: Địa Không, Địa Kiếp và Kiếp Sát hội tụ ở đó, Thiên Đồng + Phúc Đức + Thiên Đức chắc không chống đỡ nổi! Tôi có đọc một số bài phân tích của các vị tiền bối có nói biết số giúp chúng ta có thể làm cho nó bớt xấu đi. Hiện tại đại vận của tôi ở cung Phu, vậy thì tôi nên ~_coffee để tránh hình khắc chăng?
    Mong các bạn có thể giúp tôi giải đáp thắc mắc này. Cảm ơn nhiều.
     
  2. VoPhong

    VoPhong Hội Viên

    Tham gia ngày:
    13 Tháng bảy 2007
    Bài viết:
    962
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Thắc mắc về Đà La, Nhật Nguyệt đồng lâm

    cho xem lá số koai!!! lói kỉu dậy ai mừ bít !!!!
     
  3. lan_xnk

    lan_xnk New Member

    Tham gia ngày:
    2 Tháng năm 2008
    Bài viết:
    179
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Thắc mắc về Đà La, Nhật Nguyệt đồng lâm

    bạn chịu khó và cố gắng post lá số của mình lên nhé,chứ hỏi thế này thì chịu
    Người có Đà La thủ Mệnh là người mưu mẹo, quyền biến, và rất nhẫn nại mèm dẻo khi gặp hòan cảnh éo le. Đà La nhập miếu gặp các sao chủ về Lý Luận, Pháp Luật như Cự Môn, Thái Tuế, Quan Phù thì ăn nói nhẹ nhàng nhưng rất đanh thép, có sức thu hút với người nghe.
    cung thiên di có cách nhật nguyệt đồng lấm ,luận cung mệnh vcd lấy cung đối xứng cung mệnh mà luận.
    Tán dóc về cách nhật nguyệt đồng lâm
    ~_laughingKhi nói đến hai sao Nhật Nguyệt, khoa Tử Vi có một nguyên tắc mà chúng ta thường nghe là: “Chính bất như chiếu” nghĩa là: Nhật Nguyệt chiếu Mệnh tốt hơn thủ Mệnh. Điều này nghĩ cũng hợp lý, rất thực tế. Chẳng hạn như chúng ta đặt một ngọn đèn ngay trước mặt mà đọc sách thì ánh sáng chiếu trực tiếp vào mắt sẽ làm cho mắt bị chói và mau mỏi mệt hơn là để ngọn đèn chiếu lên chụp đèn, hay chiếu vào tường rồi phản chiếu vào trang sách. Chúng ta sẽ thấy rõ ràng hơn khi đi sâu vào trường hợp Nhật Nguyệt đồng cung. ~_coffee~_crdrkTrong 12 cung của lá số, bộ Nhật Nguyệt chỉ đồng cung ở hai vị trí Sửu, Mùi tạo nên một mẫu người khá đặc biệt gọi là mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm. Nhật Nguyệt Đồng Lâm cũng giống như hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực. Nghĩa là trong một khoảng thời gian nào đó, mặt trời, mặt trăng, và trái đất cùng ở một đường thẳng. Như chúng ta đã thấy, ~_coffeekhi Nhật Thực hay Nguyệt Thực thì mặt trăng che mặt trời hoặc mặt trời che mặt trăng, cho nên ánh sáng mờ mờ ảo ảo, ngày chẳng ra ngày, đêm cũng không giống đêm. Đó chính là nét đặc thù đầu tiên của mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm. “Những người bất hiễn công danh Cũng bởi Nhật Nguyệt đồng tranh Sửu Mùi.” Ý nghĩa thật qúa rõ ràng: Những người có Mệnh an tại Sửu/Mùi, có Nhật Nguyệt tọa thủ thì một đời công danh cũng như sự nghiệp khó lòng được như ý. Ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt mà chúng ta sẽ bàn đến sau. Mệnh an tại Sửu/Mùi có Nhật-Nguyệt đồng thủ, mặc dù không phải là những vị trí miếu vượng của Nhật-Nguyệt nhưng cũng là người khá thông minh vì đó là bản chất thuần túy của vầng Nhật-Nguyệt. Tuy nhiên vì hai nguồn ánh sáng nằm cùng với nhau cho nên Nhật-Nguyệt tự che lấy ánh sáng của nhau như đã nói ở trên. Vì vậy người Nhật Nguyệt Đồng Lâm có trí nhớ kém và thường hay có những quyết định lầm lẫn, mãi cho đến khi việc đã xong, quay mình nhìn lại thì mới thấy ân hận tại sao lúc đó mình làm như vậy. Nhật-Nguyệt là biểu tượng của ngày và đêm, và cũng là biểu tượng của Âm và Dương trong vũ trụ cho nên người có NN thủ hay chiếu Mệnh thường có năng khiếu về ngành điện tử, điện toán, vi tính v.v… Nhật - Nguyệt đồng cung cũng như Nhật Thực, Nguyệt Thực là khoảng thời gian mà ánh sáng và bóng tối hòa lẫn với nhau, trắng đen lẫn lộn, và như chúng ta thường gọi là lúc tranh tối tranh sáng. Bởi thế, người Nhật Nguyệt Đồng Lâm thần kinh dễ bị suy yếu, hay bị những chứng nhức đầu kinh niên, căng thẳng thần kinh, dễ bị xúc động, và chắc chắn một điều là hai mắt kém, có nhiều bệnh tật khi còn bé. Riêng đối với phái nữ, người Nhật Nguyệt Đồng Lâm mỗi lần có kinh nguyệt thường bị đau bụng dữ dội hơn những người khác. Và họ thường hay bị những chứng bệnh mà đông y gọi là bệnh khí huyết. ~_angry_YM~_scissors~_twodrink

    Nếu nói như vậy, Mệnh có Nhật-Nguyệt đồng thủ tại Sửu/Mùi thì đây không phải là một cách tốt, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt như sau:
    1.Mệnh có Nhật Nguyệt tọa thủ tại Sửu/Mùi mà có Tuần án ngữ, và được các văn tinh như Xương Khúc, Khôi Việt, Quang Quí, Thai Tọa, Đào Hồng Hỷ hội hợp thì trở nên tốt. Đây là số của những nhà văn, nhà thơ, nhà báo, những người làm ngành truyền thông, hay là giới văn nghệ sĩ danh tiếng và có địa vị trong giới văn chương, nghệ thuật.
    2.Mệnh có Nhật Nguyệt đồng thủ tại SửuMùi, có Hóa Khoa, Hóa Lộc đồng cung hay xung chiếu, hay hợp chiếu thì lại trở nên tốt đẹp. Công danh sự nghiệp vững vàng, có quyền cao chức trọng trong xã hội. Tóm lại, ngoài hai trường hợp vừa nêu trên, Nhật Nguyệt Đồng Lâm ở Sửu/Mùi thì cuộc đời cũng được cơm no áo ấm nhưng đây là mẫu người bất đắc chí, có khả năng mà không gặp được thời vận điển hình như nhà thơ Tú Xương ngày trước. Cũng là Nhật-Nguyệt đồng cung, nhưng đúng với nguyên tắc căn bản mà chúng ta đề NN đồng cung ở Mùi xung chiếu thì chắc chắn tốt hơn Nhật-Nguyệt tọa thủ tại Mệnh. Và phú Tử Vi cũng khẳng định điều này: “Nhật Nguyệt đồng Mùi, Mệnh an Sửu, hầu bá chi tài.” Trong trường hợp này nếu Mệnh có Tuần án ngữ để giữ ánh sáng của Nhật-Nguyệt, và có Hóa Kỵ thủ Mệnh như vầng mây ngũ sắc làm tăng thêm độ sáng cho Nhật-Nguyệt. Được cách này, công danh phú quý càng rực rỡ và bền vững hơn. Như vậy, khi nói đến mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm, chúng ta phải phân biệt 2 trường hợp. Nếu Nhật-Nguyệt đồng thủ Mệnh thì cuộc đời được mô tả khái quát như câu: “Những người bất hiển công danh, cũng vì Nhật-Nguyệt đồng tranh Sửu Mùi” ~_twodrinkNếu Nhật-Nguyệt đồng cung xung chiếu Mệnh thì công danh sự nghiệp chắc chắn sẽ trong tầm tay. Nhưng cho dù ở trường hợp nào thì mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm giống nhau ở chổ mắt yếu, nhức đầu kinh niên, thần kinh dễ rối loạn, trí nhớ kém, phái nữ thường bị đau bụng dữ dội khi hành kinh. Năng khiếu nổi bật nhất của họ là văn chương và nghệ thuật.
     
  4. ThuSinh

    ThuSinh New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng bảy 2007
    Bài viết:
    35
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Thắc mắc về Đà La, Nhật Nguyệt đồng lâm

    Chào bác, thế nếu trường hợp em Mệnh ở Tỵ, cung Tài ở Sửu (NN đồng lâm) có Hóa Khoa, Hóa Lộc (1 thủ, 1 chiếu) thêm Tuần thì có chuyển thành tốt không?
    Cái cặp đèn trời này chiếu Mệnh, Phúc, Quan như thế thì liệu có đủ "công suất" không?
    http://www.tinvietonline.com/KHHB/t...ta,1,1982,12,07,12,20,9,11,7,10,23&session=84

    cám ơn bác lan_xnk nhé.~_coffee
     
    Last edited by a moderator: 13 Tháng sáu 2008
  5. lan_xnk

    lan_xnk New Member

    Tham gia ngày:
    2 Tháng năm 2008
    Bài viết:
    179
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Thắc mắc về Đà La, Nhật Nguyệt đồng lâm

    thêm 1 chú em bé nhỏ nhất nhà của ngôi nhà Tứ Hóa đó là Hóa Kỵ.
    khi Hóa kỵ đi cung với nhật nguyệt và hóa kỵ độc thủ ở các cung,mời các bạn cho ý kiến.:))~_notliste
    Kỵ tượng hình là cái lưỡi, hoá khí thành đám mây. Khi tác hoạ thì gây nội thương, mắt kém, hờn oán, còn khi đắc dụng thì thành đám mây ngũ sắc bao quanh "Tường Vân ấp Nguyệt", có khi khéo léo thì thành cách miệng mồn dễ nghe .Vì vậy người ta mới cho rằng hóa kỵ đóng chung với nhật nguyệt ở mùi ,sửu.Nhưng phải hợp với tuổi mới đặc dũng,chứ không phải thấy nhật nguyệt tranh huy +hóa kỵ là mây ngũ sắc đâu.
    Hoá Ky an tại Mệnh Thân không có hoá giải thì tính tình khó khăn, không ưa thân cận với người khác, hay giận hờn và giữ của rất tốt. Người có Kỵ thủ thì thường hay bị cận thị .

    Chỉ có Hoá Khoa có đủ sức khuyên can được đứa em út hung hăng, thị phi để thành ăn nói duyên dáng được nhiều người yêu mến - đẹp nhất tại Tí, Ngọ và Hợi . Nếu không thì gặp Tả Hữu (với nhiều cát tinh) sẽ rút chất Thuỷ để trở thành Kẽ Sĩ nằm khoanh chờ thời. Cùng đi với Thanh Long Lưu Hà Long Đức là cách "Thanh vân đắc lộ " thì quan lộ vững vàng, có nhiều cơ hội thăng tiến và cuộc đời suông sẽ.

    Còn khi gặp Đào Hồng thì làm hoen ố tấm lụa đào, thành cách bất trinh hay bị tai nạn sui xẽo về tình duyên. Toạ cung Mệnh có Đào Hồng Kỵ thì duyên tình trắc trở, ôm oán hờn liên miên không dứt . Khi cung Phu Thê xuất hiện Kỵ Phục thì vợ chồng cãi vã, hãm hại, nói xấu lẫn nhau.

    Lộc Tồn gặp Kỵ là cách "cát xứ phùng hung" tức là bề ngoài tưởng tốt mà thực sự mang nhiều hung hoạ. Lộc Tồn là sao mang nhiều phước lộc nhưng cũng đem lại tai biến khi tài lộc ban phát nhiều thì không còn khả năng cứu giải nếu gặp sao sát đi kèm. Vì Lộc Tồn có kèm theo Kình Đà hai bên thì có khi có thiệt nhiều tiền nhưng khi túng thiếu thì như người đi ăn xin. Tồn gặp Không Kiếp thì bạo phát bạo tàn, còn gặp Kỵ thì phá của nhưng lại kẹo bẩn.

    Vài ví dụ thực chứng những người quen ND:

    1 người Tuổi Canh Dần có Thái Âm gặp Kỵ tại Hợi thì văn chương lai láng tuy mắt kém phải đeo kính.

    Tuổi Canh Tí có Thiên Đồng Thái Âm tại Tý đắc Khoa Kỵ thì ăn nói khéo léo lanh lợi hơn người Canh Dần kể trên . Cả hai người Canh Dần và Canh Tí này thuộc loại xài tiền kỹ càng . Cũng bị cận thị.

    Tuổi Canh Tí có Thái Âm Thiên Cơ tại Thân, ăn xài lớn nhưng đôi khi bần tiện, xin từng điếu thuốc để hút vì túng thiếu mặc dầu cũng kiếm tiền khấm khá, y như câu Dương Đà Khất Cái (giống như ăn mày), cũng đeo mắt kính . Người này có Thiên Cơ chủ thân thiện nên dễ kết bạn và vui vẽ với nhau nhưng bản thân cũng làm bè bạn e dè về tính thị phi, hung sự.

    Qua 3 lá số thực chứng thì Hoá Kỵ phải an cùng với Thái Âm cho tuổi Canh.

    Tuổi Nhâm Tí mệnh Vũ Khúc gặp Ky. tại Tuất đắc Tả Hữu thì là người nữ tài năng, tranh đấu, mang tâm sự bồi hồi (Tang Môn) mà ra sức biện bạch nổi lòng (Điếu Khách) . Sao Vũ Khúc là Kim mạnh khắc chế mạng Mộc nên cuộc đời gian khổ, phu tử đa đoan, phải xa xứ mới thành công. (Phu tử đa đoan = đường chồng con gặp nhiều khó khăn) .

    Tuổi Tân Hợi Nữ mạng Thiên Tướng có Hổ Hoa Cái Đà La tuy cứng rắn nghiêm nghị nhưng đắc Khoa Kỵ thi ăn nói mềm mõng dễ nghe . Cũng mắt kém.

    Tuổi Nữ Kỹ Hợi mệnh có Kỵ tại cung Thân, vô chính diệu, tuy đắc Triệt trong thế Tam Không đúng chổ (3 Không chia 3 nơi Mệnh Quan Tài) thì cũng dữ dằn miệng lưỡi nhưng không độc vì được chế biến bởi Triệt. Cũng mắt kém.

    Tuổi Nam Kỹ Hợi Vô Chính Diệu tại Ngọ có Lộc Tồn Hoá Kỵ được Long Đức Lưu Hà biến chế Hoá Kỵ, không làm hại Lộc Tồn. Không bị mắt kém vì được Âm Dương rất sáng chiếu vào. Cũng là người cô độc- Mệnh Hoá Kỵ Thân Quả Tú .

    Tuổi duơng nữ ôm Liêm Trinh hợp Hoả mệnh tại cung Dần gặp Hoá Kỵ Song Hao Tuyệt Hình thì là cách đào hoa lã lướt xâm nhập vào cốt tủy, được nhiều người say mê vì vóc dáng sang cả (Mệnh Phượng Thân Long). Phối hợp cùng Riêu Mộc chiếu mệnh và Hồng Loan tại cung Nô thì tư tình trộm vụng rất ít ai hay (Mệnh có Hao Tuyệt). Cũng là người kỹ lưỡng tiền bạc (Hoá Kỵ) nhưng có lúc cũng chịu xài vì một mục đích nào đó (Song Hao) . Rồi đây sẽ gây sóng gió hờn oán trong tình duyên, theo Quỉ Cốc Tử khi càng lớn tuổi lại càng huyên náo yến oanh (tư tình nam nữ) - Liêm Trinh hóa Hoa Đào ngộ Kỵ
    Bài viết về Hóa Kỵ chưa có hoàn hảo, còn nhiều thứ có thể bàn - cách tam hoá liên châu , tam hoá hận đời, người Hỏa gặp sao Hoá Kỵ thì như thế nào, Cự Môn gặp Kỵ gây ra cái gì vv. Cần nhiều đóng góp của các bạn thì mới hoàn chỉnh .

    1/ Sao Hoá kỵ ảnh hưởng mạnh nhất cho Mệnh nào ?

    Mạng Hoả (Bính hay Đinh) và mệnh Kim rất sợ sao Kỵ vì Hoả bị dập tắt, Kim tiết khí thì nguy hại đến tính mạng dễ bị yểu vong. Nếu đi kèm Lưu Hà hay Cự Môn là cách thủy tai (chết vì tai nạn sông nước) .

    Mạng Thủy,Thổ và Mộc không sợ Kỵ lắm nhưng dù sao gặp Kỵ thì cũng là cách hoen ố, không đẹp, trừ khi Kỵ hoá giải LIêm Tham tại Hợi biến Liêm (hung) Tham (dục) trở thành phản ác vi lương ( ác độc thành lương thiện).

    Ngoài hành của mệnh thì còn cứu xét tới hành của sao đi kèm với Kỵ. Thí dụ lá số Nhâm Tí có Vũ Khúc là Kim thì sa lầy khi gặp Kỵ may nhờ Tả Hữu tại Tứ Mộ sốc nách đứng lên. Một Đà La đi kèm với Kỵ thì dễ trở thành nhà Nho bất ưng ý vì Đà hoá khí thành đám mây u ám cùng với Kỵ giam chặt tuổi Nhâm khó cho thi thố tài năng. Cung mệnh mà có Đà Riêu Kỵ thi ám khí bám đầy, không được tươi nhuận, nếu đi vào cửa Thiền thì may ra giải đuợc họa của Tam Ám xui xẻo. Nữ mệnh tối ái Hoá Khoa thì lại tối ố Hoá Kỵ (là sao Kế Đô của nữ).

    2/Ở cung gì thì bị kiềm chế và làm giảm tác dụng của Hoá kỵ ? Và tác động mạnh nhất khi ở cung nào ?

    Hoá Kỵ ở Tứ Mộ thì nhẹ tay hơn những chỗ khác nhất là tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi, lại gặp Tả Hữu thì Hoá Kỵ nằm yên đó, lâu lâu mới dấy động hung sự nhưng dù sao cũng là Kỵ ám, tối độc cho nữ mạng thì phải chậm lấy chồng. Ngay khi có Khoa cứu giải biến Kỵ thành duyên ăn nói cũng không tẩy hết chất đen của Kỵ bám vào cung mạng.

    Tại Tý và Hợi thì cùng chất Thủy thì hợp cho mạng Mộc và Thủy, bớt hành hạ chủ nhân của nó. Dù sao ảnh hưởng của Kỵ khó lòng biến mất. Cũng hà tiện tính toán và hung hãn (nếu không có Khoa hay sao giải).

    Hoá Kỵ chỉ đắc vị (đúng chổ) tại cung Điền Tài thì giữ tiền bạc đất đai bền vững. Còn ở những cung khác thì chỉ phá hoại mà thôi (chỉ trừ khi gặp Liêm Tham tại Hợi, Âm Dương tại Sửu Mùi).
     
  6. COHON

    COHON New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng sáu 2008
    Bài viết:
    80
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Thắc mắc về Đà La, Nhật Nguyệt đồng lâm

    Đọc thềm phần Tứ Hóa với các chính tinh trong diễn đàn NTH này,Cohon đang tìm kiếm,khi nào được sẽ copy lên đây.
     
  7. tuyethanh

    tuyethanh New Member

    Tham gia ngày:
    9 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    10
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Thắc mắc về Đà La, Nhật Nguyệt đồng lâm

    thank you các bạn đã quan tâm đến chủ đề này. Tui sinh ngày 6/1/1980 giờ Ngọ.
    thật ra thì tui cũng hơi tham vọng là có thể hiểu rõ lá số để có thể ít nhất là tránh được những điều xấu đến với mình. <nhưng nhắm chắc không được quá - vì =))
     
  8. erdos

    erdos New Member

    Tham gia ngày:
    1 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Thắc mắc về Đà La, Nhật Nguyệt đồng lâm

    Các bạn biết tại sao Hoá kỵ được gọi là kỳ lân dưới biển không? Có nguyên do của nó đó. Chứ không phải có mỗi cách đứng cùng NN hay Liêm Tham đâu.
     
    Last edited by a moderator: 15 Tháng sáu 2008
  9. phdminh

    phdminh New Member

    Tham gia ngày:
    7 Tháng một 2008
    Bài viết:
    10
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Thắc mắc về Đà La, Nhật Nguyệt đồng lâm

    Nếu có thể xin bác erdos giải thích thêm để em được mở rộng tầm hiểu biết! :-D:">:-D
     

Chia sẻ trang này