THUẬT NGỮ TƯỚNG THUẬT

Thảo luận trong 'Kiến thức Nhân Tướng Học-Âm Dương, Ngũ Hành' bắt đầu bởi aikenxay, 18 Tháng sáu 2011.

  1. aikenxay

    aikenxay Guest

     Bát tướng
    Trong tướng học chỉ tám loại tướng cách. Thiên Quan nhân bát tướng pháp sách Thần tướng toàn biên chép: Một là uy, tôn nghiêm gọi là uy. Hai là hậu, tướng mạo phúc hậu, đầy đặn gọi là hậu. Ba là thanh, thần thái đẹp đẽ gọi là thanh; thanh mà không hậu thì ắt là gần chỗ bạc. Bốn là cổ, khí cốt nổi trội gọi là cổ; cổ mà không thanh thì gần chỗ thô tục. Năm là cô, cô tức là hình thể xương cốt lạnh lẽo cô độc, xương vai dài mà hướng lệch lên phía sau não, ngồi như vẹo một bên, đi như mắc vướng cái gì, giống như chỉ có một con hạc bên mép nước, trong đó hai bên là con cò. Sáu là bạc, bạc tức là thân thể dung mạo suy nhược, hình thể nhẹ hẫng, khiếp sợ, sắc hôn ám, thần khí lộ mà không ẩn, như một chiếc thuyền lá trôi dật dờ trên sóng lớn. Bảy là ố, hình thể dung mạo hung hăng ngoan cố như thể là rắn với chuột, sói với lang, hoặc là tính tình hung bạo, thần thái khiếp đảm, xương cốt tổn thương khí chương bị phá, đều chủ về sự hung bạo, không đầy đủ để có hình tướng đẹp. Tám là thô tục, thô tục tức là hình mạo hôn trọc, như là chìm trong lớp bụi.
     Bát học đường
    Thứ nhất là Cao minh bộ học đường, tức chỉ đỉnh trán, căn cứ vào đó mà xem đầu não, trí tuệ. Thứ hai là Cao quảng bộ học đường, tức chỉ góc trán, căn cứ vào đây để xem đầu não, trí tuệ và sự nghiệp. Thứ ba là Quang đại bộ học đường, tức ấn đường, nhìn vào đây để đoán việc quan lộ và thọ mệnh. Thứ tư là Minh tú bộ học đường, tức chỉ đôi mắt, dựa vào đây để xem xét quan lộ, chức vị, quyền cao hay thấp, lớn hay nhỏ. Thứ năm là Thông minh bộ học đường, chỉ lỗ tai, căn cứ vào đây để xem sự thông minh và danh tiếng. Thứ sáu là Trung tín bộ học đường, tức chỉ răng, căn cứ vào răng để xem sự tín hiếu và đức độ lời ăn tiếng nói. Thứ bảy là Quảng đức bộ học đường, tức chỉ đầu lưỡi, căn cứ vào đây để xem đạo đức và chương tháo. Thứ tám là Ban duẩn bộ học đường, tức chỉ lông mày, căn cứ vào đây để xem sự thọ yểu.
     Bát tự mi
    Mày như hình chữ bát (?),hướng ra bên ngoài chếch xuống dưới. Theo tướng học thì người có loại mày này là tướng vô phúc. Trong sách hguyệt ba động trung ký có nói người có loại lông mày hình chữ “bát” (?),nam thì có thể bỏ mạng nơi đất kháchn, nữ thì thường là người bất chính.
     Bạch nhãn
    Chỉ mắt có nhiều tròng trắng, chủ về người có tính cách thô bạo.
     Bách hội
    Chỉ bộ vị nằm ở giữa đỉnh đầu. Bách hội đầy đặn chủ về nhiều phúc lộc.
     Ban duẩn bộ học đường
    Là một trong Bát học đường, chỉ các nếp nhăn trên trán. Nếu ngay ngắn thì tốt, nếu không là chủ về tà loạn.
     Bào y tử sắc
    Chỉ bào thai khi đứa trẻ chào đời có màu tía.
     Cung bảo thọ
    Là một trong Ngũ quan, chỉ đôi lông mày. Khoảng cách giữa hai hàng lông mày rộng rãi, dài, thanh tú hoặc như dáng trăng non mới mọc, hai đầu và đuôi mày nằm ở trong khuôn trán, làm thành cung bảo thọ.
     Bắc nhạc
    Chỉ núi Hằng sơn. ở đây chủ về tướng mặt, là bộ phận nằm ở phía trên của khuôn mặt.
     Lưng nhược hữu trách
    Khối thịt sau lưng dày độn lên trông giống như là đang mang vác đồ vật. Đây cũng chỉ về tướng quý.
     Bối tướng (tướng lưng)
    Chỉ bộ phận phía sau cơ thể. Trên phương diện tướng học thì lưng được xem là nền móng của thân thể. Lưng đẹp phải là lưng đầy đặn, ngay ngắn, rộng không thô tục, bằng phẳng mà tươi nhuận.
     Tỵ nang lộ khổng (Lỗ mũi lộ ra ngoài)
    Chỉ mũi hếch lên, mũi có lỗ lộ ra ngoài. Tướng mũi như vậy là tướng bần khổ.
     Tị hạ hắc khí (dưới mũi có loại sắc khí màu đen)
    Dưới mũi có một loại sắc khí màu đen chỉ điềm xui rủi, không may. Trong sách Thành Đô Ký có chép, Ai Khách Sư và một vị thư sinh cùng qua sông. Sau khi lên thuyền và xem khắp khí sắc của người trong thuyền đã nói với người cùng đi với mình rằng: “Đừng đi vội!” Sau đó hai người lên trở lại trên bờ. Ai Khánh Sư từ tốn giải thích: “Tôi thấy mười mấy người trên thuyền này dưới mũi đều có sắc khí màu đen, chẳng mấy chốc mà gặp đại nạn. Đã biết là như vậy thì cùng đi với bọn họ làm gì?” Một lúc sau, thuyền vẫn không chạy được, bỗng nhiên có một người đàn ông thần sắc cao ngạo bất phàm bước tới và dắt lừa lên thuyền. Ai Khách Sư thấy người đó lên thuyền rồi nói với người cùng đi với mình: “Chúng ta có thể đi được rồi, quý nhân ở trước mặt, không cần phải lo nữa!”. Sau khi vị này lên thuyền, thuyền liền chạy được. Đến giữa sông, gió lớn tự nhiên nổi lên, mặc dù rất nguy hiểm nhưng cuối cùng mọi người cũng đều qua sông an toàn. Người đàn ông cưỡi con lừa đó chính là Lâu Sư Đức. Về sau, Lâu Sư Đức đảm nhiệm một chức quan trong tỉnh, sau đó trở thành vị quan đảm nhận trọng trách quan trọng, nắm quyền hành trong triều.
     Tỵ tướng (tướng mũi)
    Trong tướng học, mũi được gọi là Thẩm biện, Trung nhạc hay Thổ tinh. Mũi nằm ở bộ phận trung tâm trên khuôn mặt, hình dáng mũi có liên quan trực tiếp đến vận mệnh giàu sang hay vấn đề phúc họa của con người. Mũi nên cao, đầy đặn, không nên nhỏ và nhọn. Màu sắc tươi nhuận thì tốt, tối ám thì bần yểu; mũi lệch, vẹo thường là dấu hiệu của tai ương, nguy hiểm.
     Băng giám (gương băng)
    Kinh điển tướng học là Toàn thư được phân làm bảy thiên trong đó có các chương: Chương thứ nhất là Thần cốt, chương thứ hai là Cương nhu, cương thứ ba là Dung mạo, chương thứ tư là Tình thái, chương thứ năm là Mi tu, chương thứ sáu là Thanh âm, chương thứ bảy là Khí sắc. Giống như dùng băng để làm gương, soi tận đến tận cùng tơ trời mùa thu. Toàn thư cũng giống như là gương băng vậy. Đây là hình ảnh dùng để so sánh với thuật xem tướng người.
     Tật nhãn
    Chỉ mắt mệt mỏi, xem như là chẳng có chút sức lực nào, giống như thể bị bệnh lâu ngày chưa khỏi. Đây là tướng mắt không đẹp, người có tướng mắt như vậy chẳng thể thọ lâu.
     Bá thần nhĩ
    Chỉ một loại tướng tai có đỉnh tai cao quá lông mày. Người có tướng tai như vậy bệnh tật ít mà tuổi thọ cao, tài trí hơn người.
     Bạc tướng (tướng bạc nhược)
    Là một trong tám tướng, chỉ tướng mạo bạc nhược. Người xinh đẹp mà không có thần thì bạc nhược yếu ớt. Tướng như vậy không phải là loại tướng đẹp, tường mỏng dễ đổ, rượu nhạt dễ chua, chỉ mỏng dễ đứt, người tướng bạc nhược cuộc sống cũng sẽ chẳng thể dài lâu.
     Bất dương
    Chỉ tướng mạo bình thường.
     Cung Tài bạch
    Còn có tên gọi khác là Tài tinh. Chỉ mũi, là một trong 12 cung. Tướng mũi có thể phản ánh sự giàu nghèo của con người.
     CUNG THÁI THÍNH (cơ quan thính giác)
    Là một bộ phận thuộc Ngũ quan, chỉ hai tai. Tướng tai tốt phải là tai ngay ngắn, màu sắc tươi nhuận, tai cao quá mày, vành tai rõ rệt, dái tai dày dặn, lỗ tai to rộng.
     Sàm nham chi tướng (tướng mạo phi phàm)
    Chỉ hình tướng đặc biệt, đây là quý tướng. Tướng này phối hợp tương ứng với lời nói và thần sắc thì sẽ là người có tài xuất chúng.
     Trường đầu điểu uế (đầu dài miệng nhọn)
    Chỉ cổ dài, miệng nhọn như miệng của chim. Việt Thế Gia - Sử ký chép rằng: Việt Vương là người cổ dài miệng nhọn, là người có thể cùng chung hoạn nạn, sau lại có thể cùng chung hưởng sự an lạc.
     SÀO OA (tổ, hang ổ)
    Đây là chỉ mũi. Hình dạng mũi giống như một cái tổ, được sánh với nhà cửa của con người, cho nên sống mũi phải ngay thẳng, đầy đặn.
     Thừa tương
    Là một trong mười ba bộ vị, là phần lõm xuống ở bên dưới môi dưới, vị trí này nên đầy đặn mới là tốt.
     Đồi nhan
    Chỉ trán nhô lên.
     Xỉ tướng (tướng răng)
    Là hình tướng của răng. Từ hình tướng của răng có thể đoán được tuổi thọ và tình hình sức khỏe của con người. Răng ngay ngắn, to mà khít, dài mà thẳng, nhiều mà trắng. Răng chắc khỏe là trường thọ, răng mọc lộn xộn thường là người sống xảo quyệt, hay nổi nóng, tính hung bạo nên không thọ; răng thưa thì bần hàn, răng ngắn mà lại khuyết là tướng ngu muội, răng xỉn màu khô khốc thì bệnh tật nguy khốn. Khi nói mà không hở răng là tướng sang quý, đang tuổi tráng niên mà răng rụng thì không trường thọ.
     Xích mạch quán tình (mạch máu đỏ nhiều trong tròng mắt)
    Cũng giống như mạch máu đỏ trong con ngươi.
     Cung xuất nạp
    Là một trong Ngũ quan, chỉ miệng. Đạt Ma ngũ quan thuyết chép rằng: Miệng phải vuông vắn, rộng, môi hồng, đầy đặn, mở ra thì rộng khép lại thì hẹp, hình thành nên cung xuất nạp.
     Sủy cốt (đo xương)
    Dùng tay để đo xương cốt nhằm đoán tính cách vận mệnh, cũng giống như dò hình tướng của xương.
     Sủy cốt ma cốt (đo và dò xét hình tướng của xương cốt)
    Dùng tay để dò xét hình tướng của xương cốt, đây là cách của các thầy tướng pháp mù thường sử dụng.
     Xuy hỏa khẩu (miệng thổi lửa)
    Chỉ hình tướng của miệng giống như đang thổi lửa, đây là tướng cô độc lạnh lẽo.
     Thùy kiên nhĩ (tai rủ xuống vai)
    Chỉ tai dày và lớn, tướng tai có dái tai rủ xuống tới vai.
     Thùy chu triều hải (tai kéo dài xuống tới bả vai)
    Chỉ tai kéo dài xuống tới bả vai, đây là điềm báo về điều phúc thọ.
     Thần bất trước xỉ (môi khít không nhìn thấy được răng)
    Hai môi khép lại mà không để lộ răng. Người môi khép chặt không để hở răng dễ bị người khắc hại, mang điều thị phi.
     Thần tướng (tướng môi)
    Tướng của môi miệng. Quan sát tướng môi có thể đoán vận mệnh sang hèn của con người. Môi miệng phải ngay thẳng, dày dặn, không nên mỏng, nên có góc cạnh, không nên nhỏ hẹp. Sắc môi phải hồng đỏ như son thì mới được giàu sang và có phúc lộc, nếu xanh xao nhợt nhạt thì gặp tai ương yểu mạng, sắc môi đen dễ mất mạng vì bệnh hiểm nghèo, người có sắc môi tía sáng thì vui vẻ ấm no, người môi nhỏ hẹp cuộc đời thường gặp nhiều điềm bất lợi, người môi mỏng nhợt nhạt thì là mệnh nghèo khốn.
    Người môi trên mỏng lời nói khó tin, người môi dưới mỏng là tướng bần tiện, người hai môi đầy đặn là người trung tín, người hai môi đều mỏng là người hay nịnh hót. Dưới hai môi bị che khuất là điềm bần hàn, môi nhọn thường dễ mất mạng trong nghèo khó, người môi lệch xuống dưới là người cô đơn lạnh lẽo. Người môi nhiều vằn chủ nhiều cháu con, người môi không có nếp vằn tính tình cô độc.
     Thư hùng thanh (THANH ÂM)
    Tức chỉ thanh âm cao hay thấp không đều, tướng thanh như vậy là điềm chỉ sự nghèo khó.
     Thông minh bộ học đường
    Là một trong Bát học đường, tức chỉ hai tai.
     Túc xương (hai đầu lông mày hẹp)
    Xương, chỉ sống mũi. Túc xương, tức chỉ tướng hai đầu lông mày không được rộng rãi mà sát nhau.
     Đới can (đội khiên)
    Chỉ trên đầu có phần thịt nhô lên giống hình dấu nhân chạm trên cái khiên. Đây là dị tướng. Can chính là chỉ cái khiên.
     Đới kiên
    Chỉ vai rất dày nhô lên giống như cục bướu. Đây là dị tướng.
     Đới mục
    Mắt trợn ngược. Thường là người có đôi mắt chứa nhiều tâm sự dị thường, chí hướng khác người.
     Đan phượng nhãn
    Tức chỉ mắt phượng.
     Đơn tê cốt
    Chỉ xương từ đỉnh đầu kéo dài xuống tới ấn đường.
     Đức tại hình tiên (đức hiện ra ngoài hình tướng)
    Chỉ phẩm đức được tu dưỡng hiện ra cả bên ngoài hình tướng. Hình dạng là phẩm chất, đức độ là khí chất. Phẩm chất tuy là tốt nhưng phải phối hợp với đức hạnh thì mới vẹn toàn.
     Đê phản nghĩ
    Chỉ tai thấp và cuộn vào như cái quách (vòng thành). Thiên Tướng tai đê phản nhĩ trong cuốn Thần tướng toàn biên có nói: Tai thấp cuộn tròn như quách, thuở nhỏ cô độc, hình khắc và hao tài.
     Địa phủ
    Chỉ hai má và phần mặt bên dưới.
     Địa các
    Chỉ bộ phận cằm, là một trong 13 bộ vị. Thần dị phú nói rằng: Cằm là Địa các, dùng để xem tướng của tuổi về già. Cằm đầy đặn là tướng giàu sang, nhọn thì bần hàn. Phàm giới hạn cuối cùng của tướng người đều tại đó. Cằm là sao Thủy, thuộc Hạ đình, nếu người có mệnh Kim, Thủy thì rất tốt.
     Địa khố
    Chỉ hai gò má. Thần dị phú có chép: Địa khố hồng nhuận, tuổi già yên ấm tốt đẹp. Chú rằng: Địa khố là hai gò má.
     Đỉnh giác (nhô lên như cái đỉnh)
    Cũng được gọi là Đỉnh trĩ tam túc (ba chân vạc). Chỉ bộ phận xương trán, xương Nhật giác, Nguyệt giác đều nổi nhô lên, tạo thành hình như thế chân vạc, đây là điềm đại quý.
     Đỉnh trĩ tam túc
    Cũng như Đỉnh giác (xương nổi nhô lên như cái đỉnh).
     Lạc nhạc
    Là một trong Ngũ nhạc. Trong tướng học gọi là Tả quyền, tức gò má bên phải.
     Đống lương
    Tức chỉ bộ phận cổ.
     Động tinh
    Tức chỉ mắt người sáng, có thần thái và linh loạt.
     Đâu phong nhĩ
    Cũng như Phiến phong nhĩ. Tức là tai như cái quạt chắn gió.
     Đấu môn (cửa đấu vào nhau)
    Chỉ lông mày. Chiếu đảm kinh có nói: Đầu mày giống như hai cánh cửa đấu vào nhau.
     Đấu não
    Chỉ não bộ đột khởi lên có hình trạng như cái đấu, đây là dị tướng.
     Độc hỏa thanh
    Chỉ tiếng nói như tiếng xé lửa tàn bạo. Người có hình tướng thanh ngữ như vậy thường tâm địa bất thiện.
     Đôn Hoàng Di Thư
    Là sách còn lại từ thời tối cổ. Tục Tu Tứ khố toàn thư đề yếu có chép: Đôn Hoàng còn sót lại 3 cuốn sách không đầy đủ của bộ này. Cuốn thứ nhất có tự mục, từ chương thứ hai là bàn về hình mạo cho đến chương thứ 30 bàn về tay chân. Cuốn thứ hai từ chương thứ 30 bàn về tay chân thứ 18 là bàn về đầu và trán cho đến chương thứ 30 là bàn về tay chân. Cuốn thứ ba bắt đầu từ chương thứ ba là chương bàn về ngũ quan cho đến chương thứ 35 bàn về khí sắc của khuôn mặt. Căn cứ vào một câu cuối trong sách ấy nói rằng: Những nếp nhăn hay dấu vằn trên bề ngoài thân thể hợp là 36 tướng, cũng giống như 36 chương cộng lại trong sách toàn thư, gộp thêm những phần khiếm khuyết của ba cuốn ấy nữa từ chương thứ nhất đến chương thứ 36 thì là bộ sách trọn vẹn. Như tướng mày, tướng mũi, tướng nếp nhăn trên trán, tướng chỉ tay, tướng chỉ chân là bộ phận rất quan trọng của thuật xem tướng.
    Với các chương ghi chép về tướng nếp nhăn của trán, tướng chỉ tay chỉ chân thì nó quả thật là bộ sách ghi chép tỉ mỉ giải thích cặn kẽ về thuật tướng. Chính vì vậy đương thời sách này được phổ biến rộng rãi, do trải qua nhiều thời đại mà nội dung của sách này có nhiều dị biệt.
     Đoạt toán
    Đây là thuật ngữ của Đạo giáo. Chỉ phàm những người đã từng phạm đến tội lỗi, khó có thể được thần minh bảo hộ giám sát, sẽ bị trời đất quỷ thần tiêu giảm bớt tuổi thọ. Một toán là ba ngày hoặc một ngày, ngoài ra còn có thuyết cho rằng một toán là 12 năm.
     NGA KIÊN
    Cũng là tên Diên kiên. Chỉ hình tướng người gánh vác. Đó là điều phân biệt với tướng tham lam, keo bẩn, cô độc và bần tiện.
     Ngạch tướng
    Chỉ hình tướng của trán. Tướng của trán liên quan tới sự vinh hoa tốt đẹp hay suy kiệt, giàu sang hay bần khốn. Trán ngay ngắn, đầy đặn, sáng láng, rộng thì giàu sang, trán có xương lệch thì từ nhỏ sớm gặp nhiều trắc trở.
     ác tướng
    Chỉ các tướng về hình thể, ngũ quan, thần sắc không được đẹp. Cụ thể có thể hình dung như sau: Đầu nhọn trán hẹp, lông mày dày, tóc như cháy sém, tai cong, lưỡi lộ, miệng rộng, môi mỏng, nhiều mạch máu trong mắt, mắt có tròng trắng nhiều hơn tròng đen, thần thái hớt hải, mặt mày xanh xám, chuẩn đầu nhọn, địa hạp khuyết. Người có hình tướng như vậy thường vô phúc vô thọ.
     Nhĩ bạch vu diện (tai trắng hơn mặt)
    Tức chỉ người có tai trắng hơn mặt. Trong sách Đông pha chí lâm có chép: Âu Dương Văn Trung Công như sau: Có người lúc nhỏ xem tướng ta nói rằng, tai trắng hơn mặt, lông tai, lỗ tai ở trong có mọc lông tơ, là điềm trường thọ.
     Tai dày biết người thông minh
    Chỉ khuôn mặt đặc biệt rộng, điều đó hiện lên ở tai dày.
     Nhĩ hậu kiến tư (tai dài tới vai)
    Chỉ hai tai dài rũ xuống vai. Đây là tướng giàu sang và sống thọ.
     Nhĩ tức
    Còn có tên gọi là Quy tức. Chỉ người khi ngủ không khí ra vào trong lỗ tai (giống như hô hấp bằng tai). Đây là chỉ điềm giàu sang, sống thọ.
     Nhĩ tướng (tướng tai)
    Cũng gọi là cơ quan thính giác, là bộ phận chỉ sự thông minh trong học vấn. Tai thông với tim và thận, tướng tai cũng có liên quan mật thiết với vận mệnh của con người. Trong sách Ngọc quản chiếu thần cục có chép: Tai chủ về sự thông minh sáng suốt, quán thông với não, tương ứng với thận, là một phần của tim, thận. Nếu thận khí thực thì sáng suốt thông minh, thận khí hư thì tối tăm ô trọc. Cho nên nói tai cùng với tim song hành với nhau vậy. Tai dày và ngay ngắn thì sống lâu, vành tai vượt lên trên mày là chủ về thọ, luân quách rõ ràng chủ về thông tuệ; tai dày, có hình như chữ “khẩu” (?)thì chủ về thông minh có tiền củat, tai có nhiều thịt đầy đặn người đó sinh ra được giàu có đủ đầy, trong tai có lông mao thì được thọ, bên ngoài lỗ tai rộng là người biết nhìn xa trông rộng. Tai chắc như gỗ, chủ khí chất kiên cường, tai mỏng như giấy chủ nghèo và đoản mệnh, tai cuộn và lệch thì người không có nhà cửa đất đai.
     Nhị nghi (hai điều hợp chuẩn)
    Nghi tức chỉ quy củ, phép tắc. Về mặt tướng học, đầu tròn giống như hình của trời thì hợp với chuẩn tắc của trời, chân vuông vắn đầy đặn giống như tướng của đất thì hợp với chuẩn tắc của đất. Sách Chiếu đảm kinh có nói: Đầu tròn là hợp quy chuẩn của trời, trời muốn cho được giàu sang; chân vuông vắn giống như đất, đất muốn cho được đầy đủ.
     Phát tướng (tướng tóc)
    Phát tướng là chỉ hình tướng của tóc. Về mặt tướng học người ta cho rằng, tóc nên dày và nhỏ, ngắn và suôn, đen và bóng, đẹp và có mùi hương. Nếu tóc có màu vàng thì nhiều điều khắc kỵ, tóc màu đỏ thì gặp nhiều tai ương, tóc thô cứng tính tình cứng và cô độc, tóc nhiều mà có mùi hôi thì trì trệ bần tiện, tóc như cỏ bồng tính tình xảo quyệt nghèo khổ, tóc mai ngắn thì bần tiện, tóc mai dài thì hiền hòa, hạng tuấn kiệt tóc mai dài, tính tình tốt đẹp. Nếu bên tai không có tóc thì nội tâm hiểm ác; tóc lan tới mày và trán thì gặp nhiều tai ương, tóc thô và thưa thì tiền của ít được dư giả; tóc khô thì lo nghĩ đến già.
     Pháp lệnh
    Đường nếp nhăn pháp lệnh tức là chỉ những đường văn hay nếp nhăn quanh hai bên cánh mũi. Nếu đường vân hay nếp nhăn đó sâu và dài, tức là chỉ người có tấm lòng trung hậu, được trường thọ; nếu vân hay nếp nhăn kéo dài đến miệng thì là tướng ác.
     Phản khí
    Tức chỉ người có cốt tướng và tâm thế làm phản, phản loạn.
     Phản tướng
    Tức là tướng phản bội.
     Phản cốt
    Tức là cốt tướng phản bội.
     Phản vũ
    Chỉ đỉnh đầu thấp, bốn bên cao.
     Phương khẩu (miệng vuông)
    Chỉ miệng hình vuông, rộng nhưng không lộ răng ấy là điềm phú quý.
     Phong hạ
    Chỉ gò má đầy đặn, ấy là phúc tướng.
     PHONG MÔN
    Còn có tên gọi là Mệnh môn, tức là chỉ lỗ tai. Người có lỗ tai rộng là người túc trí đa mưu, thông minh, có trí nhớ tốt.
     Phong thổ khắc ứng (ứng, khắc với môi trường và phong tục tập quán)
    Chỉ các nhân tố hoàn cảnh môi trường, phong tục, địa lý có ảnh hưởng đến tính cách và hình dạng của con người.
    Tướng học cho rằng môi trường xung quanh, phong tục tập quán có ảnh hưởng rất lớn đến tính tình và hình dạng của con người. Những người sống chung trong một khu vực địa lý thì tướng mạo và tính cách tương đồng nhau, vậy nên khi xem xét tướng người phải nhìn nhận về vấn đề đất đai địa lý.
     Phong mục sài thanh (mắt ong giọng sói)
    Đôi mắt giống ong, âm thanh giọng nói như tiếng lang sói. Người có đặc điểm giọng nói diện mạo như vậy thường là người hung ác, hiểm độc.
     Phong chuẩn
    Tức là mũi cao.
     Phượng tướng
    Tức chỉ tướng người có thân hình nhỏ, mi mắt dài, trán cao thanh tú.
     Phượng nhãn (mắt phượng)
    Cũng có tên là Đan phượng nhãn. Chỉ người có tướng mắt thần thái thanh tú, mi dài.
     Phục tê (CON TÊ GIÁC)
    Hay còn gọi là Nặc tê. Người dáng hình như vậy chủ về quý hiển. Trong sách Nhân luận đại thống phú nói rằng: Nếu thấy người có cốt tướng như con tê giác nằm sẽ là một bầy tôi tốt.
     Phục tê tỵ (mũi như mũi tê giác)
    Tức là chỉ mũi cao ngang với trán. Đây là điềm chủ về giàu sang.
     Phục tê sáp não
    Chỉ phần trên của mũi có xương rộng như tê giác kéo thẳng đến phần giáp giới với tóc. Đó là tướng sang.
     Phù tang cốt
    Chỉ xương ở huyệt Thái dương. Xương này nên đầy đặn và rộng. Thiên Tướng đầu của sách Thần tướng toàn biên có chép: Huyệt Thái dương có xương tên gọi là xương Phù tang, chủ về giàu sang.
     Cung Phúc đức
    Là một trong mười hai cung, là hai bộ vị Thiên thương, Địa khố (kho lẫm của trời đất). Cung Phúc đức này nên đầy đặn và sáng láng thì tốt, không nên tối ám khuyết hãm.
     Phúc thủy đức khí
    Chỉ phúc giống như nước và đức như là hình dạng của đồ khí. Người có hình tướng đẹp tuy là có phúc phận tốt nhưng cần phải thụ được dung mạo và đức hạnh tài năng mới là trọn vẹn. Giới tướng thuật khi bàn về tướng cũng vận dụng quan điểm như vậy để phân biệt và suy đoán.
     Phúc đường
    Tức là chỉ ấn đường. Người có ấn đường rộng rãi, sáng láng thì thường gặp nhiều may mắn tốt đẹp.
     Phụ cốt (xương phụ)
    Chỉ xương hai bên lông mày nổi lên cao và nằm ngang kéo dài tới giáp giới với tóc. Người có xương phụ cao rộng như vậy thường đa tài, đường quan vận hanh thông, sớm gặt hái được thành tựu vinh hiển.
     Phụ giác cốt
    Cũng còn có tên gọi là Phụ cốt Long giác cốt, Nguyệt giác cốt (xương phụ, xương bổ trợ). Cũng là chỉ xương hai bên lông mày nổi lên cao và nằm ngang kéo dài tới giáp giới với tóc. Người có hình dạng xương cốt như vậy sớm đạt được thành công vinh hiển.
     Phú tướng (tướng giàu)
    Giới tướng thuật gọi đây là tướng giàu có, cơm ăn áo mặc đủ đầy. Có thể nói sự giàu sang và nghèo hèn cùng thông với nhau, nó phản ánh qua hình dung và động thái của con người. Hình dung cụ thể là: Hình dáng đầy đặn, thần thái an ổn, khí trong tiếng ấm, trán rộng, mắt sáng, khoảng cách hai chân mày rộng, tai đầy đặn, môi hồng hào, mũi thẳng, mặt vuông, lưng đầy, eo ngay ngắn, da trơn thịt mềm, răng đều, ấy chính là tướng giàu.
     Phúc như thùy nang (bụng như túi đựng)
    Tức là bộ phận bụng tròn, kéo dài xuống như một cái túi, ấy là tướng giàu sang.
     Phúc như huyền ky (bụng như sàng treo)
    Chỉ bộ phận bụng tròn và đầy đặn, ấy là tướng giàu sang.
     Phúc tướng (tướng bụng)
    Chỉ tướng của bộ phận bụng. Xem tướng bụng có thể đoán được giàu sang, thọ yểu. Bộ phận bụng tròn và dài, đầy đặn và rắn chắc, thế như rũ xuống dưới, da dày và nhẵn. Người có da bụng dày ít bệnh tật và giàu, người da bụng mỏng nhiều bệnh tật và nghèo, bụng mà sát phía trên thì thường là nghèo và ngu dốt. Bụng treo hướng xuống dưới, chủ về giàu sang, sống thọ. Bụng xệ rũ xuống, trí thông minh biết vận cơ trời; bụng lệch mà ngắn, sống chẳng dư giả; bụng như ôm lấy, danh tiếng muôn nơi.
     Phúc thuyền khẩu (miệng như thuyền bị lật)
    Chỉ góc miệng kéo xuống dưới, tướng miệng có màu môi đen và tím. Tướng miệng như vậy là điềm báo nghèo khổ.
     lộc học đường
    Là một trong Bát học đường, chỉ bộ phận trán. Bộ phận trán ngay ngắn, rộng rãi, sáng lạng là tốt.
     cao minh bộ học đường
    Là một trong Bát học đường, chỉ bộ phận đầu. Đầu ngay ngắn, tròn hoặc có hình dạng đặc biệt là tướng tốt.
     Câu huyết
    Chỉ bộ phận Nhân trung. Nhân trung nên ngay ngắn, sâu, dài, không nên đầy bằng. Người có nhân trung sâu và dài thì nhiều con cháu, người có nhân trung đầy bằng khắc với con cháu.
     Cô Bố Tử Khanh
    Nhà tướng thuật thời Xuân thu.
     Cô tướng (tướng cô độc)
    Một trong Bát tướng, chỉ tướng người cô độc.
     Cổ tướng
    Tướng này lấy hình mạo thần thái chất phát cổ xưa làm đặc điểm của quý tướng. Chiếu đảm kinh có chép: Hình dạng có bốn loại tướng… gọi là cổ, hình mạo giản dị chất phác, Khổng Tử có khuôn mặt hung dữ, đáng sợ, Mang Tử thân như cây khô.
     Cốt tỵ (xương mũi)
    Tức chỉ tướng mũi gầy nhỏ lộ xương. Người có tướng mũi như vậy gặp nhiều vận rủi, quan hệ không tốt với người thân, dễ phá tài.
     Cốt pháp
    Còn có tên gọi là cốt cách. Tức là chỉ tướng xương đặc trưng của con người. Giới tướng thuật cho rằng cốt cách của con người có ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ và sự giàu nghèo quý tiện của người đó.
     Cốt tướng
    Cũng còn gọi là cốt tượng, là từ chỉ chung cho hình tướng và cốt cách (xương) của con người. Giới tướng thuật cho rằng cốt tướng và tính cách có liên quan đến vận mệnh con người. Ngoài ra còn có cách nói khác tương đối chuyên chỉ cốt cách hình tướng đó là tướng da, tướng thịt. Giới tướng thuật cũng cho rằng, cốt là vua, thịt là bầy tôi, cốt cách, hình tướng chiếm vị thế chủ đạo trong thân thể con người.
     Quái tướng
    Tức chỉ người có hình dạng quái dị, nhưng đó lại là quý tướng. Trong Chiếu đảm kinh có chép: Hình có bốn tướng (tốt), đứng đầu là quái hình trạng bên ngoài quái dị như Lư Kỷ Quỷ có diện mạo xanh xám.
     Cung Quan lộc
    Là một trong 12 cung, nằm ở trên ấn đường, tức giữa trán. Thiên Thập nhị cung trong sách Thần tướng toàn biên có chép: Vị trí cung Quan lộc nằm trên và ngay chính giữa trán, rõ ràng sáng sủa thì người đó tài năng hơn người.
     Cung học đường
    Là một trong Tứ học đường, chỉ hai mắt của con người. Thiên Tứ học đường luận trong sách Thần tướng toàn biên có chép: Mắt chính là cung Học đường, nên dài và trong trẻo, chủ về quan chức.
     Quang đại bộ Học đường
    Là một trong Bát học đường, chỉ ấn đường.
     Quảng đức bộ Học đường
    Là một trong Bát học đường, chỉ lưỡi. Lưỡi nên ngay ngắn và dày, không nên mỏng và ngắn. Người mà có lưỡi to thì giàu sang; lưỡi đỏ như son thì thọ lâu và giàu sang.
     QUY NHÃN (mắt rùa)
    Chỉ mắt giống mắt rùa. Người có Quy nhãn là tướng sang.
     Quỷ sắc
    Chỉ mặt mày khí sắc tối tăm đen xám. Đây là tướng không đẹp, thường là mệnh nghèo khổ, buồn lo sống cho qua ngày.
     Quỷ yểm thiên la (người như có quỷ ám)
    Là một trong mười Thiên la. Tức là chỉ cử chỉ khinh bạc, trôi nổi, không có khí sắc, thần thái không tốt.
     Quỷ u
    Chỉ mặt mày như cây khô, thần thái tiêu tan, hình tướng sắc khí tối tăm.
     Quỷ táo
    Tức là chỉ tướng người có gân cốt yếu ớt, nhẹ hẫng. Cụ thể tình hình như sau: Gân không buộc xương, mạch không giữ thịt, đứng ngồi nghiêng ngã giống như người không có chân tay vậy.
     Quý tiện định cách Ngũ hành tướng thư (sách tướng định đoán tướng cách giàu nghèo theo Ngũ hành)
    Là sách tướng thuật thời cổ đại. Bản cũ đề là của Viên Thiên Cương soạn và sao chép lại. Sách này bàn đến sự dịch chuyển bộ vị của 12 chương trong bốn mùa xuân hạ thu đông, mỗi chương như vậy đều sinh cứ ở đầu, chân, tay của Hoàng Đế, rất kỳ lạ. Ngoài ra còn có ghi chép về tướng người, tháng giêng sinh ra con người, tháng tư thụ nhận thai.
     Quý cốt
    Tức là hình tướng giàu sang. Trán có xương hướng lên đỉnh đầu, mắt sáng, ấy là điềm tướng sang. Ngoài những đặc điểm trên còn có các đặc trưng khác: xương thanh thoát, da nhẵn, lưng dày thân dài, mũi thẳng, tai dài, mày dài, miệng vuông, trán rộng đầy đặn, thần thái sắc khí sáng sủa và giọng nói trong trẻo, đứng ngồi an ổn...
     QUÁ DI (má to quá cỡ)
    Tức là má to, mặt có má to thậm chí sau tai còn có thể thấy được má.
     Hải khẩu
    Tức là chỉ miệng vừa to vừa sâu. Đây là tướng đẹp, Khổng Tử cũng có tướng miệng như vậy.
     Hợp tướng chưởng
    Tức là chỉ tướng tay và tướng hình thể tương xứng nhau. Thiên Luận thủ - Hợp tướng cách trong sách Thần tướng toàn biên có chép: Người gầy tay gầy, người mập tay đầy, người to tay to, người nhỏ tay nhỏ, người thanh tay thanh, người thô tay thô, mặt lớn tay lớn, người đẹp tay mềm. Nếu mềm và dày, hồng nhuận, thanh tú, sáng láng thì chủ về giàu sang, thông minh.
     Hà độc
    Tức sông Hoàng Hà. Trong tướng học dùng để chỉ hai mắt. Thiên Tứ độc sách Thần tướng toàn biên có chép: Mắt chính là Hà độc, sâu tức là thọ, nhỏ dài là sang, sáng là thông minh, không sóng là đoản mệnh, đục là gặp nhiều điều trì trệ, tròn là số đoản mệnh, mắt trên to dưới nhỏ là quý tướng.
     Hà mục
    Chỉ trên và dưới vành mắt nên dài và bằng phẳng là tốt.
     Hiết tỵ (mọt gỗ)
    Chỉ hình trạng của mũi giống như con mọt gỗ. Đây là tướng mũi rất xấu.
     Hạc cốt (xương hạc)
    Chỉ cốt cách thanh mảnh hay thân thể gầy mong manh.
     Hạc hình (mình hạc)
    Là một loại hình tướng người giống như cầm thú. Chỉ hình tướng cổ dài, đầu ngắn, thân nhẹ chân dài. Đây là loại tướng thanh cao sang quý. Cụ thể như sau: vùng thương khố bị hãm, mi mắt rũ xuống, thân thể nhẹ, sải chân rộng, vùng hạ đình dài, tính tình ôn hòa dịu dàng, được nhiều tiếng khen.
     Hắc chí (nốt như hạt cơm có màu đen, thường gọi là nốt ruồi)
    Tức nốt có màu đen. Giới tướng thuật thường xem vị trí và hình dạng của những nơi xuất hiện nốt đen này và dựa vào đó để đoán định tướng người phúc họa giàu nghèo. Trong những nốt đen này đặc biệt xem trọng về tướng pháp của nốt. Nốt mọc trên mặt của nam hay nữ cũng đều có sự cát hung khác nhau.
     Hắc tử tướng (tướng của nốt ruồi)
    Chấm đen, tức là nốt, bao gồm cả nốt đỏ và nốt đen. Con người có nốt đen này giống như núi rừng sinh cây cỏ, đất đai có gò đồi vậy. Núi đẹp ắt sinh ra cây cỏ tốt, địa suy ắt sinh ra đồi xấu. Người có phẩm chất tốt thì sinh ra nốt đen biểu hiện sự sang quý, người có phẩm chất ô trọc thì sinh ra nốt đen chỉ sự bần tiện. Tướng học thường xét các vị trí và số lượng nốt đen để đoán cát hung và giàu nghèo của con người. Nói tóm lại, nốt đen mọc trên các vị trí hiển lộ ra ngoài thì nhiều điềm không tốt, mọc ở các vị trí che khuất thì tốt. Sắc của nốt đen lánh hoặc đỏ như son thì mới tốt; có nốt đỏ chủ thường hay đấu khẩu, có nốt trắng chủ thường hay lo lắng về tai ách, người có nốt vàng thì chủ thường hay quên, thất thoát.
     Hầu nhĩ (tai khỉ)
    Là tướng lỗ tai nhỏ hẹp, nhọn và nghiêng về phía trước. Người có tai khỉ thường là người gian tà, thâm hiểm.
     Hầu thực (ăn như khỉ)
    Lúc ăn giống như tướng khỉ ăn, ăn mà không nhai. Người ăn như khỉ thường thô bỉ, keo bẩn và gian tà.
     Hậu tướng (tướng đôn hậu)
    Tức là chỉ người có tướng mạo đôn hậu.
     Hổ nhĩ (tai hổ)
    Chỉ bộ phận bên ngoài hai gò má nghiêng.
     Hổ cốt (xương hổ)
    Tức chỉ phần xương từ khuỷu tay đến cổ tay, nên ngắn và cứng rắn mới là hình tướng tốt.
     Hổ cố (hổ nhìn)
    Chỉ người mà tướng mắt có thần thái dũng mãnh, uy nghiêm
     Hổ khẩu (miệng hổ)
    Chỉ miệng rộng lớn đồng thời như có quyền thuật. Người có tướng miệng như vậy thì chủ về giàu sang.
     Hổ mi (mày hổ)
    Chỉ lông mày dày rậm. Sách Đạt ma ngũ quan luận chép: Mày rậm tóc dày thường là người gặp nhiều trì trệ vướng mắc.
     Hổ mục (mắt hổ)
    Chỉ vành mắt lớn, chỉ tướng mắt vàng và uy nghiêm. Sách Thần dị phú có chép: Mắt lấy mắt hổ làm quy chuẩn.
     Hổ thôn long (hổ nuốt rồng)
    Là một cách nói để biểu thị xương khuỷu tay, xương cổ tay dài tới cánh tay. Ngoài ra còn một cách nói khác dùng để chỉ bàn có ngón tay dài.
     Hổ vẫn (mép hổ)
    Chỉ hổ nghiến răng và phẫn nộ, chỉ hình tướng không biểu lộ nụ cười. Sách Thần dị phú có chép: Đi như sói, nghiến răng như hổ, cơ mưu thâm sâu, tâm dạ khó lường.
     Hổ hình (hình tướng của hổ)
    Chỉ hình tướng đầu to cổ rộng, mũi đầy đặn miệng vuông vức, đi đứng thong thả. Đây là một loại người có hình tướng giống cầm thú.
     Hoài độc (độc có nghĩa tương tự với sông)
    Chỉ sông Hoài, là một trong Tứ độc. Xét về tướng mặt dùng để chỉ miệng - Miệng nên ngay ngắn vuông vức, rộng.
     Hoàng Phủ Ngọc
    Là một thuật sĩ thời Bắc Triều rất am hiểu và tinh thông tướng thuật.
     Hỏa sắc (màu sắc như lửa)
    Chỉ khí sắc trên mặt có màu đỏ hồng, giống như lửa. Trên phương diện tướng học thi người mà có sắc mặt như vậy ắt không trường thọ.
     Hỏa thanh (tiếng lửa)
    Cũng như hỏa âm (âm thanh của lửa, tiếng lửa khi cháy).
     Hỏa tinh
    Chỉ đầu trán.
     Hỏa hình (hình của lửa)
    Tức chỉ một trong hình tướng của Ngũ hành. Sách Thần dị phú có chép: Người có Hỏa hình thì sắc bén, trên nhọn như lửa đang cháy nóng, trong có sắc đỏ và khí khô. Hoặc là chỉ người quá khoe khoang, phù phiếm.
     Hỏa âm
    Tức chỉ một trong Ngũ âm. Còn gọi là hỏa thanh (tiếng lửa). Thiên Luận ngũ âm trong sách Thần tướng toàn biên có chép: Như tiếng lửa bốc cháy phẫn nộ, như tiếng réo của lửa.
     Kê mục (mắt gà)
    Là một loại hình tướng người giống cầm thú. Chỉ tướng mắt vàng, tròn và nhỏ. Người có mắt như mắt gà tính tình gấp gáp vội vàng và thường có cá tính phóng túng, phong lưu đa tình.
     Tật bệnh thiên la
    Là một trong mười Thiên la, chỉ mặt có sắc vàng. Đây là sắc khí không tốt.
     Cung Tật ách
    Là một trong 12 cung. Tức là Sơn căn, vị trí nằm dưới ấn đường. Sơn căn đầy đặn là điềm phúc thọ dài lâu. Nếu Sơn căn có tỳ vết hoặc khuyết lõm thì thân thể sẽ có nhiều bệnh tật. Nếu Sơn căn lệch hoặc khí sắc tăm tối thì suốt đời khổ cực, tai ách liên miên.
     Kế đô
    Tức là chỉ sao Kế Đô. Chỉ mày phía bên phải, là một trong Nhị thập bát tú (28 sao). Mày bên phải ngay ngắn đều bằng, ấy là điềm về vợ con được an lành.
     Tể độc
    Tức sông Tể, là một trong Tứ độc, chỉ mũi. Mũi nên đầy đặn, tròn và sáng, không hếch không lộ.
     Gia uế
    Chỉ tướng miệng nhọn và nhô dài như mõm lợn, là hình tướng không đẹp. Gia, tức là chỉ con lợn. Mắt híp chỉ thần nhãn hỗn loạn, là mắt không có sức lực, giống như là mắt muốn nhắm. Đây là điềm báo yểu mệnh.
     GIAN MÔN
    Bộ vị này chính là cung Thê thiếp, là một trong 12 cung. Chỉ đuôi mày, hai bên khóe mắt.
     GIAN DÂM THIÊN LA
    Là một trong mười Thiên la. Sách Thần tướng toàn biên có chép: Mắt ướt và nhìn liên láo thường là người có tính cách phong lưu, đa tình.
     QUAN GIÁM SÁT
    Là một trong Ngũ quan, chỉ hai mắt. Mắt nên ẩn chứa mà không lộ, trắng đen rõ ràng, con ngươi đoan chính, ánh mắt nhìn xuyên thấu tâm can, sắc sảo.
     Kiếm my (mày kiếm)
    Ý chỉ là hình dáng của mày như kiếm. Người có mày kiếm vừa có quyền lại vừa có khả năng lập nên sự nghiệp, ắt là quý nhân. Ngoài ra còn chỉ gò xương mày như kiếm, đây là điềm chỉ người gian ác, cường bạo.
     Giang độc
    Chỉ sông Trường Giang, ở đây dùng để chỉ hai tai. Thiên Tứ độc trong sách Thần tướng toàn biên có chép: Tai là Giang độc, rộng rãi mà sâu thâm, có vành trong bổ trợ, ngay ngắn ấy là điềm thông minh, gia nghiệp không bị phá tán.
     Tướng quân cốt (xương tướng quân)
    Là một trong chín loại xương, chỉ vận cốt đầy đặn, cao ngang bằng tai. Đây là cốt tướng chỉ tướng sang.
     GIAO MY (MÀY GIAO)
    Tức chỉ hai đầu lông mày giao nhau. Cũng còn gọi là giao đầu, liên my (mày nối liền nhau). Đây là điềm tướng vô thọ vô lộc.
     Kết hầu
    Là một trong Ngũ lộ. Chỉ xương cổ lồi lộ, sáng và tròn trịa. Người có xương cổ như vậy có thân nhân thường ly tán, cốt nhục phân lìa.
     Tiệt giản tỵ (mũi như ống tre bị cắt)
    Chỉ tướng mũi có vùng chóp mũi như ống tre bị cắt. Đây là điềm tướng cả đời được áo cơm đầy đủ.
     Kim thành cốt
    Chỉ người có tướng cốt mà xương nằm trên ấn đường kéo dài tới đầu tóc.
     Kim đới sát
    Chỉ tướng mày thưa đậm không rõ rệt, đầu và cuối chân mày có lông mọc ngược hay nhọn đâm vào thịt.
     KIM PHÚC
    Chỉ vùng trên của môi. Nên mỏng và có thể che được phần dưới của môi mới tốt. Nếu có nhiều vân và nếp thì tượng trưng cho người có nhiều con cháu hiếu thuận.
     Kim quỹ
    Chỉ tướng mắt có vùng dưới của mắt đầy đặn như ngón tay để nằm ngang, còn có tên là Ngọa tàm (con tằm nằm).
     Kim quỹ
    Chỉ hai cánh mũi, tức là Lan đài và Diên úy. Hai bộ vị này nên sáng hồng mới tốt, không nên tối tăm nhợt nhạt.
     Kim lũ
    Chỉ các nếp pháp lệnh quanh hai cánh mũi. Đường văn pháp lệnh này nếu hiển lộ theo chiều thuận thì tốt. Nếu ngoằn ngoèo mà không hiển lọ, loạn nghịch hoặc chạy kéo dài đến miệng đều là điềm không trường thọ.
     KIM THANH (giọng nói)
    Còn có tên gọi là Kim âm, là một trong Ngũ quan. Kim thanh nên hài hòa và trong trẻo.
     KIM TINH
    Là một trong Ngũ quan, chỉ tai trái.
     KIM HÌNH
    Là một trong Ngũ hành hình tướng. Sách Chiếu đảm kinh có nói: Kim hình vuông vức bằng phẳng ngay thẳng, hình tướng này nằm ở gò má trong vùng tọa lập của âm thanh lời nói.
     KIM ÂM
    Cũng có tên là Kim thanh, là một trong Ngũ quan. Sách Chiếu đảm kinh có chép: Kim âm vận dài hơi hướng trong trẻo, xa nghe thấy rõ ràng mượt mà ấy mới sang, còn nếu the thé thì là kẻ bần tiện.
     Kim tiệt
    Chỉ vùng dưới môi. Trên phương diện tướng học thì vùng dưới môi nên đầy đặn, để che cho môi trên.
     KINH NHÃN
    Chỉ tướng thần thái của mắt luôn gấp gáp, kinh hãi. Người có tướng mắt như vậy là tướng đoán mệnh.
     Tỉnh táo
    Chỉ lỗ mũi.
     Cảnh tướng (tướng cổ)
    Cũng giống như hạng tướng (tướng cổ).
     Cửu thành chi thuật
    Chỉ chín loại đặc trưng về phương diện tinh thần khí chất của con người đó là: Tinh thần, hồn phách, hình dáng dung mạo, sắc khí, động tác cử chỉ, hành động, cách nhìn nhận, tài trí, đức hạnh. Phàm thì thần thái phân minh là thành thứ nhất, thần thái thanh nhàn là thành thứ hai, dáng mạo an ổn là thành thứ ba, sắc khí sáng sủa là thành thứ tư, hành vi cử chỉ rõ ràng là thành thứ năm, hành động có hàm nghĩa là thành thứ sáu, cách nhìn nhận trong sáng ngay thẳng là thành thứ bảy, tài trí ứng phó nhanh nhẹn là thành thứ tám, đức hạnh, có phép tắc là thành thứ chín. Loại thành ít hay nhiều cũng đều đại diện cho số mệnh nhiều hay ít phúc lộc. Thông thường mà nói: Chín thành, tám thành thì là hạng được tôn kính trên thảy, năm thành sáu thành là hạng ở giữa, ba thành bốn thành là hạng có phẩm cách, một thành hai thành là hạng có một chút vẻ vang. Có được một trong các thành ấy cũng đã là tốt, nếu không có thành cũng không có cốt cách thì cả đời trầm luân, chìm nổi.
     Cửu cốt
    Chỉ bộ phận đầu và chín loại tướng cốt có liên quan đến vận mệnh của con người. Trong sách tướng Nguyệt ba động trung ký có chép: Gọi là Cửu cốt ấy là, một là Quyền cốt (xương gò má), hai là Dịch mã cốt (xương Dịch mã), ba là Tướng quân cốt (xương Tướng quân), bốn là Nhật giác cốt (xương Nhật giác), năm là Nguyệt giác cốt (xương Nguyệt giác), sáu là Long cung cốt (xương Long cung), bảy là Thần ngao cốt (xương Thần ngao), chín là Long giác cốt (xương Long giác).
     Cửu ác tướng (chín tướng xấu)
    Một là diện mạo xấu xí, xương gò má cao thẳng. Hai là yết hầu và răng lộ ra ngoài, khắc với chồng. Ba là không có chuyện gì cũng gây tiếng thị phi, thường biểu hiện ở đầu tóc rối như cỏ bồng. Bốn là không khéo gìn giữ nhà cửa, biểu hiện ở cử chỉ ngạo mạn, nhìn như chuột nhìn. Năm là vì bần tiện mà thần thái bấn loạn, biểu hiện ở hai mày đậm và giao nhau. Sáu là ganh ghét với họ hàng người thân, biểu hiện ở mũi thấp và có vằn nếp. Bảy là khắc hại con trai, biểu hiện ở thân thể suy nhược, mắt trắng dã. Tám là đa nghi tâm gian ác như lang sói, biểu hiện ở tiếng nói hung bạo và giống giọng đàn ông. Chín là tâm tính cứng cỏi, hung bạo, khó có thể đưa vào nền nếp, thường biểu hiện ở nốt ruồi dưới cổ mọc râu.
     Cửu thiện tướng (chín tướng tốt)
    Chín tướng tốt ở phụ nữ có thể hình dung là: Đầu tròn trán bằng là cái tốt thứ nhất, xương nhỏ da trơn là cái tốt thứ hai, môi hồng răng trắng là cái tốt thứ ba, mắt dài mày thanh là cái tốt thứ tư, ngón tay đầy đặn, vân tay nhỏ như tơ là cái tốt thứ năm, âm thanh trong như nước là cái tốt thứ sáu, cười nhưng không lộ răng là cái tốt thứ bảy, động tác đi đứng nằm ngồi đoan trang là cái tốt thứ tám, thần thái thanh nhàn, da dẻ hồng tươi là cái tốt thứ chín.
     Cửu châu đảo (chín đảo)
    Cửu Châu đảo vốn chỉ Ký Châu, Dương Châu, Thanh Châu, Ung Châu, Dự Châu, Kinh Châu, Từ Châu, Lương Châu, Duyện Châu. Tướng học dùng những thuật ngữ này để chỉ đó là các bộ vị: dưới môi, trên ấn đường, gò má phải, dưới lúm đồng tiền bên trái, sống mũi, mắt trái, dưới đuôi chân mày, dưới đuôi chân mày mắt phải, gò má trái, dưới lúm đồng tiền bên phải.
    Sách Thần tướng thiết quan đao có chép: Cửu châu đảo là chín đảo. Trán từ trái qua phải, không ngoằn ngoèo thì không bại tuyệt, hình dạng như lá gan che lấp là tốt, tám điều tốt đó là từ chóp mũi có thể nhìn thấy được tám phương mà không có nơi nào nghiêng lệch thì là tốt.
     Tửu thực thiên la
    Là một trong mười Thiên la. Chỉ sắc mặt trắng trơn, giống như là có mỡ, đây là tướng sắc mặt không được tốt.
     Cự kiên
    Chỉ xương vai to quá cỡ.
     Cự sa cốt
    Chỉ xương sườn ở hai bên rãnh của tai nhô lên. Đây là tướng sang.
     Cự tướng
    Chỉ tướng sang.
     Cứ xỉ (răng cưa)
    Chỉ tướng răng có hình dạng trên nhọn dưới to, giống như răng cưa. Người có tướng răng như vậy vừa giàu vừa thọ.
     GIANG THI SÁT
    Là một trong Ngũ ác sát, tức chỉ mắt khô vàng, ngủ không khép miệng.
     Hài tướng
    Tức bộ phận dưới cằm, còn có tên gọi là Địa các, Bắc nhạc. Bộ vị này liên quan tới vận khí về già của con người. Bộ phận này nhọn mỏng thì tuổi xế chiều thê lương, tật bệnh nhiều.
     Khẩu đại dung quyền
    Há mồm có thể nuốt được cả cái nắm tay (ý chỉ người miệng rộng). Đây là điềm về mệnh giàu sang, sống thọ.
     Khẩu đức
    Từ hình dáng của miệng có thể đoán được họa phúc cát hung, vận thế của người. Miệng là cửa của lời nói, có liên quan tới điều thị phi tiếng tăm, là nơi để ăn uống, là cánh cửa sổ của tâm hồn.
     Khẩu tặc
    Là tướng đối nghịch với khẩu đức. Chỉ tướng người thích bàn luận chuyện thị phi, phỉ báng người khác.
     Khoái Thông tướng bối
    Xuất phát từ điển cố trong Hoài dương hầu liệt truyện thuộc Sử ký: Có người nước Tề tên là Khoái Thông biết quyền lực trong thiên hạ đều rơi vào tay Hàn Tín, muốn ràng buộc và kích động Tín. Thông nói: “Mặt của tướng quân, bất quá chỉ được phong hầu, có điềm nguy hiểm bất an. Sau lưng tướng quân, người sang quý thì có nhưng không thể tin!”. Khoái Thông là người có tài biện thuyết vô song, khéo dùng miệng lưỡi phân tích lợi hại, từng làm mưu sĩ cho Hàn Tín, tích cực khuyên Hàn Tín làm phản.
     Lan đài
    Chỉ cánh mũi bên trái. Còn có tên là Kim quỹ, Tiên khố. Lan đài (cánh mũi trái) cùng với Diên úy (cánh mũi phải) ngay ngắn đầy đặn là tốt. Nếu hai bên cánh mũi đầy đặn sáng sủa, gia sản của cải ngày thêm nhiều, học rộng nhiều tài cán.
     Lang cố
    Chỉ mặt nhìn ngoái lại phía sau mà không cử động, giống như chó sói vậy. Người có tướng như vậy thì hung ác như sói.
     LANG HÀNH
    Chỉ tướng khi đi mà đầu luôn ngoái lại phía sau. Người đi giống tướng sói đi tâm địa khó lường, hung hiểm.
     Lao ngục thiên la
    Cũng giống như Hình ngục thiên la.
     Lệ đường
    Còn có tên là cung nam nữ, chỉ vùng dưới mí mắt. Vùng lệ đường này nên đầy đặn mà không nên sâu hãm.
     Lịch huyết đầu
    Chỉ sắc mặt của kẻ không có tính người, đây là tướng hung.
     LIÊN MY
    Còn có tên gọi là Giao my, Liên đầu (hai mày giao nhau, nối liền nhau). Chỉ hai đầu của chân mày sáp vào nhau, là một loại dị tướng.
     Kiểm bạc cố tốc (má nhọn ngoái nhanh)
    Từ dùng để chỉ hai gò má nhọn, thần thái của mắt cũng không đủ nghiêm trang đoan chính.
     Lưu xa vận khí
    Tức chỉ vận thế mỗi năm của từng người. Giới tướng thuật cho rằng có thể dựa vào 3 bộ vị trên khuôn mặt để dự đoán vận khí mỗi năm của con người, mỗi một bộ vị làm chủ tình hình vận khí của một năm.
     Liễu trang tướng pháp
    Là sách tướng thuật thời xưa. Đây là một trong những sách tướng thuật đang được lưu hành hiện tại.
     Lục đại
    Chỉ tướng các bộ vị như đầu, mắt, miệng, tai, bụng, mũi tuy lớn nhưng không đẹp. Thiên Tướng lục đại sách Thần tướng toàn biên có chép: Đầu tuy to nhưng trán không nhô, mắt tuy to nhưng không có thần thái tinh anh; mũi tuy to nhưng sống mũi không vững chãi; miệng tuy to nhưng âm thanh ẻo lả; tai tuy to nhưng không có luân quách; bụng tuy to nhưng trướng lên phía trên chứ không giống như đeo túi.
     Lục ác
    Chỉ sáu loại tướng không đẹp đó là mắt, môi, cổ họng, đầu, thân, dáng đi. Thiên Tướng lục ác của sách Thần tướng toàn biên có chép: Một là mắt bằng nhìn thẳng, không thay đổi, chỉ người nội tâm gian ác; hai là môi không che hết răng (răng lộ), chủ tính không khoan hòa, khó có thể giao tiếp; ba là cổ họng, chủ về khắc kỵ với vợ con, hay rước vạ vào thân; bốn là đầu nhỏ, chủ bần tiện và đoản mệnh; năm là tam đình không bằng nhau, chủ về nghèo khó; sáu là đi đứng như chạy, chủ về sự bôn ba vất vả.
     Lục phủ
    Lục phủ là chỉ Thiên đình, hai xương Nhật cốt, Nguyệt cốt là Thiên phủ, hai gò má là Nhân phủ, vùng Địa các bên má là Địa phủ. Nói cụ thể là, vị trí của hai vùng Thiên phủ chính là hai xương bổ trợ (phụ cốt), đồng thời bao quát cả vùng Thiên thương, tức là khu vực giao thoa giữa trán và đầu tóc. Vị trí của hai vùng Nhân phủ nằm tại hai bên gò má, đồng thời bao quát khu vực từ Mệnh môn đến Hổ nhĩ. Vị trí của hai vùng Địa phủ nằm ở hai bên xương má, cũng bao quát cả vùng Địa khố.
     Lục cực (sáu cực)
    Chỉ các bộ vị như đầu, trán, mắt, mũi, miệng, tai đều nhỏ và không đẹp. Thiên Luận nam nữ ngũ quan trong sách Thần tướng toàn biên có chép: Đầu nhỏ là cực thứ nhất, không nhận được khí lực của trời; trán nhỏ là cực thứ hai, không nhận được khí lực của cha mẹ; mắt nhỏ là cực thứ ba, không có tri thức rộng; mũi nhỏ là cực thứ tư, lao động không nghỉ ngơi; miệng nhỏ là cực thứ năm, không đủ cơm áo; tai nhỏ là cực thứ sáu, số mệnh khó lường.
     Lục tiện
    Là một trong sáu loại tướng về trán, não, lưng, âm thanh, mũi, mắt không đẹp. Trán khuyết hãm, thiên trung mỏng là tướng bần tiện thứ nhất, lưng và não mỏng là tướng bần tiện thứ hai, âm thanh giọng nói the thé là tướng bần tiện thứ ba, tai mắt láo liên là tướng bần tiện thứ tư; mũi gãy, thấp là tướng bần tiện thứ năm, mắt không có thần thái là tướng bần tiện thứ sáu.
     Lục tước
    Chỉ sáu bộ vị là mày, trán, mắt, mũi, miệng tai có hình tướng không đẹp. Thiên Tam nhị không bát tước cách trong sách Thần tướng toàn biên có chép: Mày không ra mày, trán không nhô, mắt không có thần thái, mũi không có sống mũi, miệng không có góc cạnh, tai không có luân quách.
     Lục tiểu quý
    Chỉ sáu bộ vị là mắt, tai, miệng, mũi, bụng, eo, thân tuy nhỏ nhưng sang quý. Thiên Tướng lục tiểu quý trong sách Thần tướng toàn biên có chép: Trán nhỏ và bằng phẳng, mắt nhỏ nhưng tinh anh, mũi nhỏ nhưng có sống mũi ngay ngắn, tai nhỏ nhưng hướng lên thái dương, bụng nhỏ nhưng hướng xuống dưới, miệng nhỏ nhưng hồng và thanh, eo nhỏ nhưng tròn, thân nhỏ nhưng tam đình đều đặn. Trên đây đều là tướng quý và thọ.
     Lục diệu
    Tức là ấn đường, Thái dương, Nguyệt bột (sao chổi), La hầu, Kế đô, Tử khí. Trong tướng học dùng để phân biệt mắt trái, mắt phải, sơn căn, mày trái, mày phải, ấn đường.
     Long phụng chi tư (dáng điệu như rồng như phượng)
    Dùng để xưng tụng dáng mạo của bậc Đế vương.
     Long cung cốt
    Chỉ xương vành mắt tròn và nhô lên. Đây là tướng sang quý.
     Long cốt
    Chỉ xương từ cánh tay tới khuỷu tay. Nên dài và to thì tốt, ngoài ra còn dùng chỉ xương Nhật giác cốt và Nguyệt giác cốt. Những xương này to thì đường quan lộ hanh thông thuận lợi, có thể có được chức vị cao.
     Long hổ khí
    Chỉ người có khí phách cao quý của bậc Đế vương.
     Long giác cốt
    Còn có tên gọi là Phụ giác cốt (xương phụ trợ). Chỉ xương ở hai chân mày nhô lên và nằm ngang kéo dài. Nếu xương này phát triển thì là tướng sang quý.
     LONG TÌNH
    Còn có tên gọi là Long đồng (mắt rồng). Chỉ tướng mắt kỳ dị tức mắt giống như ngọc treo, long lanh. Tướng mắt như vậy là chủ về cực kỳ sang quý.
     Long mục phụng tình (mắt rồng, mắt phượng)
    Đây là tướng mắt cực kỳ sang quý. Tương truyền vào thời Đường có vị danh thần là Phòng Huyền Linh có tướng mắt như vậy.
     Long đình
    Chỉ bộ vị Thiên đình nhô cao rộng. Đây là tướng quý.
     Long đồng phụng cảnh (mắt rồng cổ phượng)
    Đây là một trong các dị tướng của nữ giới.
     Long thôn hổ (rồng nuốt hổ)
    Chỉ xương cánh tay thô dài kéo đến khuỷu tay, cổ tay, ngón tay dài đến lòng bàn tay. Đây là tướng sang.
     LONG TÊ
    Chỉ xương dưới mặt nhô lên và nối liền với sống mũi. Đây là tướng sang quý.
     
  2. aikenxay

    aikenxay Guest

    Ðề: THUẬT NGỮ TƯỚNG THUẬT

     TAM GIÁC NHÃN
    Mắt hình thành hình tam giác, đây là điềm tâm địa không tốt. Sách Thần dị phú nói: Mắt hình tam giác, độc ác như sói, chủ cô độc.
     Tam lậu nhĩ
    Chỉ tai có ba lỗ. Đây là dị tướng.
     Tam kỳ
    Chỉ mô thịt nhô cao ở dưới các ngón thực, ngón giữa và ngón út. Từ các bộ vị này có thể suy ra người đó rất có phúc và thọ lâu.
     TAM NHÂM (ba cái to lớn)
    Là thuật ngữ của giới tướng thuật, chỉ bộ phận bụng có ba cái to, là đặc trưng của điềm trường thọ. Trong Tam quốc chí có chép về truyện Quản Lạc nói như sau: Trên trán ta không có Sinh cốt (xương), mắt lại không có Thủ tinh (tinh anh), mũi lại không có Lương trụ (sống mũi làm trụ), chân lại không có Thiên căn, lưng lại không có Tam hạp, bụng lại không có Tam nhâm (ba cái to), đây là điềm báo chẳng thể sống thọ.
     Tam sơn
    Chỉ trán và hai gò má.
     Tam sơn cốt
    Chỉ xương trán và xương hai gò má.
     Tam thập lục thiện
    Về mặt tướng học thì đây gọi là 36 loại tâm tướng tốt. Sách Ngô xứ hậu thất nguyệt sương tạp ký quyển thứ tư có chép: Phàm con người ta ai cũng có chí hướng cầu làm quan, tự rèn luyện mà nên là một. Mọi sự đều biết cương, biết nhu là hai. Ham điều thiện, gần người quân tử là ba. Có đồ ăn ngon đều chia cho người là bốn. Không gần kẻ tiểu nhân là năm. Thường làm điều thiện là sáu, mỗi việc đều có cách giải quyết thuận lợi riêng. Từ nhỏ đã biết sắp xếp ổn định gia đình là bảy, không ghét người ăn xin là tám, làm điều tốt cho người là chín. Không theo việc ác ham sát sinh là mười. Khi nghe việc hung không hoảng loạn là mười một (11). Không thất tín với người khác là mười hai (12). Không thay đổi khí tiết là mười ba (13). Nằm xuống là ngủ là mười bốn (14). Lên ngựa không ngoái đầu lại là mười lăm (15). Ban đêm không làm người khác sợ hãi và tức giận là mười sáu (16). Không tỏ ra quá văn vẻ, kén chọn là mười bảy (17). Lo chuyện chu toàn cho người khác là mười tám (18). Nhận ơn của người khác mà không quên là mười chín (19). Khiêm tốn và rộng lượng là hai mươi (20). Không làm điều ác có hại cho người là hai mốt (21). Thương những người cô đơn tàn tật mồ côi là hai hai (22). Không ỷ mạnh hiếp yếu là hai ba (23). Không quên chức phận cũ là hai bốn (24). Vì mọi người mà làm việc là hai lăm (25). Không nói nhiều lời khoa trương là hai sáu (26). Thấy tự thẹn khi biết được những nhân vật giỏi giang là hai bảy (27). Nói gãy gọn, giọng nói hay là hai tám (28). Khi nói chuyện với người khác biết nhún nhường là hai chín (29). Thường khen những việc tốt mà người khác làm được là ba mươi (30). Biết tiết kiệm trong việc ăn mặc là ba mốt (31). Biết ứng phó tùy thời là ba hai (32). Nghe điều tốt sau đó học và làm theo là ba ba (33). Biết được nỗi thống khổ đói rét của người khác mà cứu giúp là ba tư (34). Không nghĩ đến việc làm ác cũ là ba lăm (35). Gặp bạn cũ gặp nạn hết lòng giúp đỡ là ba sáu (36). Nếu những đều trên đây được thực hiện trọn vẹn thì đó là một vị quan cực kỳ tốt, tuổi thọ lâu dài. Nếu có điều không toàn vẹn thì phúc họa cũng bù trừ cho nhau mà giảm tai ương. Người đủ 20 điều tốt thì làm quan viết sử, đủ 10 điều trở lên thì có thể làm quan cao, người đủ 5 - 6 điều thì giàu sang.
     TAM THAI
    Chỉ bộ vị hai xương phụ và xương trán. Từ bộ vị này có thể xét đoán sự thành công của một người.
     Tam đình
    Nhà tướng học phân mặt và thân thể người ra làm ba bộ phận, gọi là Thượng, Trung và Hạ đình, căn cứ vào các bộ phận này mà đoán định được vận mệnh con người. Tướng của bộ vị Tam đình là: Thượng đình nằm ở vị trí từ mép tóc tới ấn đường, Trung đình nằm ở vị trí từ ấn đường đến chuẩn đầu (chóp mũi), Hạ đình nằm ở vị trí từ Trung đình đến Địa các. Tư tưởng tướng học thời xưa xuất phát từ Thiên, Địa, Nhân hài hòa với nhau, quân hành đối xứng mới là tốt. Tức là cách nói Tam đình bình đẳng thì có phú quý vinh hiển trong sách của Ma Y Thần Đạo.
     Tam chủ
    Chỉ Sơ chủ, trung chủ và Mạt chủ, dùng để phân biệt với các khu vực Thượng đình, Trung đình, Hạ đình trên khuôn mặt, ứng với vận khí của tuổi thiếu niên, trung niên và vãn niên. Ngoài ra cũng còn để chỉ tổng xưng ngón thực, ngón giữa và ngón út.
    Sơ chủ dùng để chỉ ngón thực thuộc bộ Tốn; Trung chủ chỉ ngón giữa thuộc bộ Ly; Mạt chủ chỉ ngón út, thuộc bộ Khôn.
     Tam trụ
    Chỉ đầu, mũi, chân. Đầu là thọ trụ, mũi là lương trụ, chân là đống trụ.
     Tang khốc thiên la
    Là một trong mười Thiên la. Chỉ sắc mặt sầu thảm nhợt nhạt, là sắc khí không tốt.
     Sắc như tước trảo (sắc như dưa bổ)
    Chỉ sắc mặt màu xanh, là tướng lạ.
     Sơn căn
    Bộ vị ở ngay gốc mũi, tức sống mũi. Nằm giữa hai mắt, là khởi điểm của mũi, nên cao thẳng và có thần sắc.
     Phiến phong nhĩ
    Cũng có tên là Đâu phong nhĩ (tai như cái quạt gió). Chỉ tai có luân quách hướng nghiêng về phía trước. Người có tướng tai này dễ rước họa phá tài.
    Giới tướng thuật dùng để chỉ hình tướng của Ngũ quan, hình thể, thần thái, âm thanh tốt. Cụ thể như sau: Đầu thẳng và chắc, trán vuông và rộng, mày thưa và đẹp, mắt dài và trong, luân quách của tai bằng và dày, sống mũi thẳng, lưng đầy đặn, Nhân trung rõ ràng, môi miệng đoan chính, khí hòa và thuận, âm tròn và vang, hình thái đoan chính, sắc mặt tươi sáng, giọng nói rõ ràng, ăn uống có nền nếp, tiến thoái đúng mực, đứng ngồi có độ.
     Thượng tướng chi thổ bất tướng thân diện
    Rút ra từ sách Phong giám, ý nghĩa của nó là phẩm chất đạo đức và trí tuệ của con người thường ẩn đằng sau hành động và nội tâm. Vì vậy không chỉ dựa vào vẻ bề ngoài mà suy đoán được người ta hiền hay ác, tốt hay xấu mà còn phải xem hành động và cử chỉ, thần thái của người đó. Sách Ma Y Tướng Pháp nói: Không nên chỉ xem tướng mạo bên ngoài mà phải xem tâm địa, tình ý của người đó.
     Thiệt tướng (tướng lưỡi)
    Là hình tướng của đầu lưỡi, xem tướng đầu lưỡi có thể suy đoán được vận mệnh phúc họa của con người. Xem hình dạng sắc thái dày mỏng của lưỡi, nếu lưỡi to thì người đó giàu sang; lưỡi đỏ như son thì thọ lâu và sang; lưỡi có nhiều vằn thì là kẻ hạ tiện.
     Xà mục (mắt rắn)
    Chỉ tướng mắt tròn nhỏ, màu vàng và ngước lên. Người có mắt như mắt rắn thường hay đố kỵ ganh ghét, hay có tâm hại người.
     XÀ HÀNH (đi như rắn)
    Tức dáng điệu khi đi thì đầu và chân đều cử động, cơ thể phân thành hình dạng như ba khúc. Người có tướng đi như rắn tâm địa độc ác, vô phúc vô thọ.
     XÀ HÌNH (hình dung như rắn)
    Đây là một loại hình tướng người giống cầm thú. Chỉ mặt dài đầu to, đi đứng uốn éo, đầu ngước lên cao. Cụ thể hình dáng như sau: Hình dạng của rắn là mặt dài, Ngũ nhạc thấp ngang với trán, mày nhỏ, mắt dài và không có mí, khóe mắt đen nhạt nhiều thịt có màu xanh, miệng rộng, môi dài, nhọn, màu xanh, răng nhỏ và thưa, trán trên to dưới nhỏ, mũi nhỏ dài nhọn, đi uốn éo, đầu ngước lên cao. Người có hình tướng giống rắn là tướng không tốt.
     Thân như đoản địch (thân như cây sáo bị gãy)
    Chỉ lưng không đứng thẳng được, như cây sáo bị gãy, tức chỉ eo gãy. Thiên Phi tướng sách Tuân tử có nói: Hình dạng của Chu Công, thân như cây sáo gãy, trên có chú thích rằng: Chu Công lưng ép sát vào người, không thể đứng thẳng được.
     Thân như cảo mộc (thân như cây khô)
    Chỉ hình dạng tướng người có thân thể đoan chính nghiêm trang, bất động. Đây là một loại tướng cổ xưa.
     Thân như thực kỳ (thân như vây cá)
    Thân giống như vây cá thẳng đứng, đây chỉ lưng như con đà điểu.
     Thân tướng tam đình
    Giới tướng thuật chia thân thể và diện bộ của con người ra làm ba bộ phận gọi là tam đình, tam đình gồm: Thượng đình, Hạ đình và Trung đình. Bộ phận tam đình của thân thể của của mặt tương xứng với nhau thì mới đẹp. Quyển thứ năm sách Thái thanh thần giám trước đề là của Vương Phác đời Hậu Chu soạn có đoạn như sau: Tam đình của mặt là: Thượng đình xuất phát từ mép tóc đến giữa hai đầu chân mày; Trung đình là từ giữa hai chân mày cho đến chóp mũi, Hạ đình là từ giữa chóp mũi cho đến cằm. Phàm tam đình tượng trưng cho Tam tài, trên tượng trưng cho trời, giữa tượng trưng cho người, dưới cùng là tượng trưng cho đất. Thượng đình dài và đầy đặn, rộng và vuông vức thì chủ về sang. Trung đình to và chuẩn đầu cao thì chủ về thọ. Hạ đình vuông và đầy, ngay ngắn thì chủ về giàu sang. Tam đình đều cân xứng, ấy là tướng tốt nhất của con người. Thiên Thân tướng tam đình sách Thần tướng toàn biên có nói: Thân thể chia ra làm Tam đình, đầu là Thượng đình, người thấp bé mà đầu to dài như cây có ngọn nhưng không có gốc, thân to cao, đầu ngắn nhỏ là tướng bần tiện, từ vai đến eo là Trung đình, Trung đình phải cân xứng, ngắn thì không thọ lâu, dài thì bần khổ, eo tròn và đi đứng ngồi đều cử động thì không thọ. Từ eo đến chân là Hạ đình, eo và Thượng đình bằng nhau, nếu dài hơn thì nhiều bệnh. Nếu Tam đình to dài ngắn, nhỏ khác nhau thì không thọ. Trên thân thể mà Tam đình tương xứng với nhau là đẹp. Hồi 29 của Kim Bình Mai từ thoại có đoạn viết: vị cô nương này, tam đình tương xứng, một đời đầy đủ ấm no.
     Thần bất túc
    Chỉ thần thái ủy mị, tán loạn, tối tăm, cảm xúc không thể tự chế ngự được. Người thần thái không đủ thường giống như người say rượu, suy tư lo lắng; không ngủ mà trông như ngủ, không khóc mà giống như khóc, thường có trạng thái sợ hãi, không thịnh nộ mà tựa như thịnh nộ, không vui mà giống như vui, không sợ mà giống như sợ, không si mà như si, không sợ mà như sợ, dung mạo hoảng loạn, thần sắc tối tăm, lúc đầu tươi mà lúc sau xám tái, nói lúc đầu nhanh mà lúc sau chậm. Người có thần thái không đủ thì vô phúc vô thọ.
     Thần quang
    Chỉ sắc mặt hồng vàng và sáng. Đây là điềm danh lợi đều toàn vẹn, giàu sang phú quý.
     Thần cơ tướng tự pháp (xem chữ dự đoán vận mệnh)
    Còn có tên là Cảnh đề Tề tự chí lý tập, là sách tướng chữ ngày xưa do Cảnh Tề soạn, sách này được nhập vào sách Vĩnh lạc đại điển.
     Thần tình
    Chỉ thần thái tình cảm. Tướng học cho rằng dựa vào thần thái tình cảm có thể đoán được tính tình bên trong của con người.
     Thần tướng kim giảo tiễn
    Là sách tướng thuật thời cổ, là một trong các sách tướng thuật lưu hành cuối đời Thanh.
     Thần tướng toàn biên
    Là sách tướng thuật thời xưa do Trần Bác soạn, là một trong những sách lưu hành phổ biến nhất ở hai thời Minh và Thanh. Sách vốn có 28 quyển có tổng luận, phân luận, là tác phẩm đại thành về tướng thuật.
     Thần tướng thiết quan đao
    Là sách tướng thuật thời xưa, một trong những sách còn lưu hành đến thời cận đại.
     Thần hữu dư
    Chỉ tinh thần sung mãn, khí thái nhàn nhã, thong dong. Người có thần thái như vậy, mắt sáng, cổ, mắt không lệch, mày đẹp thanh tú, tinh thần thoải mái, sắc thái trong trẻo, cử chỉ đường hoàng. Nhìn xa trông như mặt trời chiếu qua sương, nhìn gần giống như gió xuân lay động trên hoa. Xử sự cương nghị, khi nằm cũng ngay ngắn, đi bình thản như nước chảy, đứng hiên ngang như núi dựng, không nói điều xằng bậy, tính không nóng vội, vui mừng không động đến tâm, vinh nhục không ảnh hưởng đến tiết tháo, tâm như một. Người có thần thái như vậy chủ giàu sang, trường thọ.
     Thẩm biện quan
    Là một trong ngũ quan, chỉ mũi. Mũi phải có sống mũi ngay thẳng, ấn đường bằng phẳng rộng rãi, Sơn căn nối liền với ấn đường, vùng Niên thọ cao rộng, chóp mũi tròn hình dạng như túi mật treo bằng như ống trúc cắt ngang, sắc màu vàng tươi sáng sủa.
     Thanh tướng
    Âm thanh giọng nói của con người có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tâm lý, từ đó mà tướng thuật rất xem trọng hình tướng của thanh âm. Âm thanh có âm hưởng như trống đồng, âm thanh vang thì sẽ lan xa, âm thanh nhỏ thì sẽ lan hẹp, thanh trong trẻo thì thần thái hài hòa, thanh đục thì thần thái gấp gáp. Người nhỏ mà thanh to là tốt, người to mà thanh nhỏ là xấu. Trai giọng đàn bà thì có tính cô độc cùng khổ, gái giọng đàn ông thì thường có tính ghen ghét, đố kỵ.
     Thặng xà tỏa thân (đường pháp lệnh kéo đến môi)
    Thặng xà, trong truyền thuyết chỉ về một loài rắn. ở đây chỉ hai bên mũi có đường vân pháp lệnh, nếu đường vân này chạy kéo dài đến môi thì ăn không đủ no, chủ nghèo khó, bần cùng.
     Sư tị (mũi sư tử)
    Chỉ hình tướng mũi có sống mũi thấp bằng nhưng chuẩn đầu tròn đầy đặn, người có tướng mũi sư tử thì giàu sang nhiều của cải.
     Sư hình (hình dáng sư tử)
    Là một loại tướng người giống cầm thú. Đầu vuông trán rộng, bộ phận sau đầu có xương nhô cao như núi, bộ vị Thiên đình nhô lên, mày đậm, mắt trắng, con người to và đen, Sơn căn gãy, miệng rộng, tóc râu rậm, hai gò má cao. Người có hình tướng giống sư tử thì có nhiều quyền thế.
     Thập đại Không vong
    Trong mệnh học lấy 10 Thiên can phối hợp với 12 Địa chi thì dư hai chi nên gọi là “Không vong”, nếu xuất hiện trong Bát tự là điềm không tốt. Trong tướng học “Không vong” tức là từ gọi thay thế cho tướng xấu gặp tai ách. Thập đại không vong là chỉ 10 tướng không đẹp trong tướng mặt. Thiên Diện thượng thập đại Không vong sách Thần tướng toàn biên đã bàn đến vấn đề này rất rõ. Sách viết: Trán nhọn là Thiên cung, trán nhỏ như bó trống, không có phận được làm quan, khó giữ tổ nghiệp, chủ về cô độc. Nếu người cha bị tổn thương không sống qua 50 tuổi thì trước đó mọi chuyện đều không thuận lợi. Góc Thiên địa chủ về tuổi xế chiều cô độc lạnh lẽo, không nhờ cậy vợ con, vợ chồng cách trở, họ hàng không hòa thuận, đây là tướng bình thường. Thiên ách lõm là một không. Không này chủ về nghèo cơm áo, lộc, chủ nhân trai giới, miệng và bụng hẹp và mỏng, khó giữ tổ nghiệp, bôn ba vất vả, tuổi xế chiều cực khổ. Mặt không có đường nét cũng là một không nữa. Tướng này tối kỵ, chủ về người không thành tựu gì, không phúc thọ, không có tổ nghiệp của tổ tiên, đây là tướng bình thường. Sơn căn lõm là một không, không này chủ về người lìa xa quê hương, người thân bất hòa, cốt nhục vô tình, Huynh đệ cách trở, người thiếu năng lực. Phong môn lộ là một không. Không này chủ về tán tài, lục thân cách trở, vợ chồng không cùng nhau đi hết trăm năm, tổ nghiệp đất đai phá sản. Râu không che kín môi cũng là một không. Không này chủ về người phí năng lực, bạn bè vô tình, của tiền phá tán, con cháu cũng không có năng lực gì. Tai không có vành cong là một Không. Tướng của không này chủ về phá tổ ly tông, thân không có đất dung thân, tài lộc hao tổn, là tướng không có kết quả thành tựu. Miệng không có ria mép là một không. Không này chủ về cô độc, hình khắc, cảnh xế chiều bần hàn, thiếu áo cơm, không có vợ con. Nếu có những tướng ấy thì là hư hoa, cả đời khổ cực, tướng bần tiện.
     Thập nhị cung
    Là thuật ngữ Thiên văn. Tướng học dùng như một thuật ngữ để chỉ 12 bộ vị trên khuôn mặt, đem những nội dung chủ yếu đến các nhân tố quan trọng trong vận mệnh phân thành 12 hạng mục để đoán cát hung phúc họa của vận mệnh. 12 cung là: Cung Mệnh, cung Tài bạch, cung Huynh đệ, cung Điền trạch, cung Nam nữ, cung Nô bộc, cung Thê thiếp, cung Tật ách, cung Thiên di, cung Quan lộc, cung Phúc đức, cung Tướng mạo.
     Thập tam bộ vị
    Tướng học lấy đường phân giữa khuôn mặt từ mép tóc tới dưới cằm án theo quan hệ giữa Tam tài thiên địa nhân phân thành 13 bộ vị, từ đó căn cứ vào đó để đoán hiền ngu, thiện ác, phúc lộc. Các bộ vị do đó từ trên xuống dưới đều phân biệt làm Thiên trung, Thiên đình, Tư không, Trung chính, ấn đường, Sơn căn, Niên thượng, Thọ thượng, Chuẩn đầu, Nhân trung, Thủy tinh, Thừa tương, Địa các.
     THập thiên la
    Về mặt tướng học chỉ 10 loại khí sắc không tốt được chia làm: Tử khí thiên la, Táng khóc thiên la, Ưu trệ thiên la, Tật bệnh thiên la, Tửu thực thiên la, Gian dâm thiên la, Phá bại thiên la, San khấm thiên la, Quỷ yểm thiên la, Thoái bại thiên la.
     Thực tướng
    Là tướng khi ăn. Từ tướng ăn có thể đoán sự tu dưỡng đạo đức, tính cách của người đó. Ăn một cách từ tốn, nhai khoan thai ung dung, ngồi ăn ngay ngắn, khi ăn không nói, đó là tướng đẹp. Ăn vội vàng dễ béo, ăn chậm thì dễ gầy, ăn ít mà béo thì tính rộng rãi, ăn nhiều mà gầy tính loạn, ăn vội vàng tính nóng, ăn nhâm nhi tính ôn hòa, ăn một cách trang nghiêm thì tính ôn hòa, ăn mà há miệng tính không được nhã nhặn.
     Thị đoan xu tật (xem bên ngoài để đoán tật tính)
    Chỉ việc quan sát thần thái động tác để đoán định tâm tính con người.
     Thị khuynh
    Chỉ cái nhìn lệch lạc, cách nhìn nhận không ngay thẳng. Người có cách nhìn nhận như vậy thường gian dối.
     Thị nhật bất tuấn (nhìn mặt trời không chớp mắt)
    Chỉ khả năng có thể nhìn vào mặt trời mà không chớp mắt, đây là tướng sang.
     Thị thượng vu diện (NHÌN CAO LÊN)
    Ánh mắt cao ngang với khuôn mặt của người đối diện. Người có tướng này phần lớn cao ngạo, trong mắt không coi ai ra gì.
     Thị hạ ngôn từ (nhìn xuống và giọng nói từ tốn)
    Chỉ cái nhìn ủ rũ, giọng nói không có sức lực. Đây là điềm báo thần khí không đầy đủ, không thọ.
     Thị hạ vu đới (nhìn xuống ngang lưng)
    Chỉ nhìn ngang lưng người khác trở xuống. Người có tướng mắt như vậy thường hay ưu sầu.
     Thị tướng (tướng mắt)
    Chỉ thần thái tình cảm của một người khi xem xét sự vật. Từ việc xem xét hình tướng có thể đoán được tâm trí của người đó. Những giới tướng thuật sau này đều không xem trọng tướng nhìn. Thường thì nhìn lên thì cao quý, nhìn xuống thì ác độc, nhìn xa thì là người hiền, nhìn gần thì là người ngu; nhìn bình thường là người có đức. Người nhìn lệch, liếc thì trộm cắp, nhìn loạn thường là người có tính cách phong lưu đa tình.
     Thị chiêm bất chuyển (nhìn chằm chằm)
    Khi nhìn vật gì thì nhìn chằm chằm. Người có tướng mắt như vậy thường ý chí mạnh mẽ.
     Thủ như Can Khương (tay như can khương)
    Chỉ tướng tay gầy. Đây là điềm khéo giữ gìn nhà cửa. Sách Thần Dị Tướng có chép: Tay của Can Khương là tay của một phụ nữ khéo thu vén gia đình.
     Thọ đới
    Chỉ nếp nhăn từ mũi hướng xuống kéo dài đến cằm. Đây là điềm trường thọ.
     Thọ hào
    Còn có tên là mi hàoC, nguyên hào (tơ mày), chỉ lông mày có độ dài hơn một tấc. Đây là điềm trường thọ.
     Thọ thượng
    Là một trong 13 bộ vị. Nằm dưới bộ phận Niên thượng, nằm trên Chuẩn đầu, cùng với bộ vị Niên thượng gọi chung là Niên thọ.
     Thọ đường
    Chỉ Nhân trung. Người mà trên Nhân trung rộng mà dưới Nhân trung hẹp thì hiển vinh và là người không vợ.
     Thọ thao (đường chỉ điềm trường thọ)
    Tức là Hạng thao. Chỉ tướng của đường vân pháp lệnh hai bên mũi dưới Hạ đình đến dưới cằm và ngấn cổ. Đây là điềm trường thọ.T
     Thọ tướng
    Tướng trường thọ. Dưới đây là đặc trưng tướng mặt của tướng thọ là: Ngũ nhạc đầy đặn, đường pháp lệnh rõ ràng, mày có lông dài, sau cổ có thịt dư, trán có xương ngang, da mặt dày nhẵn, giọng nói trong trẻo, lưng thịt đầy đặn, trước não bằng và rộng, răng bằng chắc và dày, đi ngồi đoan trang, hai mắt có thần, tai có lông dài, sống mũi cao thẳng.
     Thọ tinh
    Chỉ tai. Tai dày, dài và ép sát vào đầu chủ về thọ.
     Thọ tinh cốt (xương thọ tinh)
    Còn gọi tên là xương Thọ đường. Chỉ xương sau tai to và nhô lên.
     Thúc Phục
    Là giới tướng thuật thời Xuân thu, từng giữ chức Nội sử.
     Thử xan (ăn như chuột)
    Đồng nghĩa với Thử thực (ăn như chuột).
     Thử xỉ (răng chuột)
    Chỉ tướng răng trên che răng dưới. Người răng chuột tuổi còn nhỏ đã gặp trắc trở, nhiều tai ương.
     Thử nhĩ (tai chuột)
    Chỉ tai có hình tướng như tai chuột, có quách mà không có luân. Người có tai chuột tính tình đa nghi, giỏi kiếm tiền tích của.
     Thử khẩu
    Thử khẩu chỉ tướng miệng nhọn như miệng chuột. Người có tướng miệng như vậy thường hay đố kỵ ganh ghét, hay phá hoại người khác.
     Thử mục (mắt chuột)
    Tướng mắt nhỏ và đen, có quầng mờ. Người có con mắt chuột thường gian xảo, bất gian.
     Thử thực (ăn như chuột)
    Cũng còn gọi là thử xan (ăn như chuột). Chỉ tướng ăn như chuột, ăn ít như có bệnh tật, tướng mạo như sợ hãi. Người có tướng ăn như chuột thường gian lận và tham lam.
     Thụ lý
    Chỉ trong lòng bàn tay có vân thẳng.
     Thụ mi (mày dựng đứng)
    Chỉ lông mày mọc dựng đứng. Người có mi, mắt dựng đứng tính tình gấp gáp, thần thái dũng mãnh, không có kết quả tốt.
     Thủy câu huyệt (huyệt thủy câu)
    Tức chỉ Nhân trung.
     Thủy thanh (giọng nói trong như nước)
    Đồng nghĩa với thủy âm. Sách Hứa phụ thính thanh biên có chép: Thủy thanh trong trẻo, âm tiết lại miên man.
     Thủy tinh
    Là một trong 13 bộ vị, chỉ môi trên và môi dưới. Ngoài ra, chỉ một trong ngũ tinh trên khuôn mặt. Sách Thần tướng toàn biên có chép: Thủy tinh là miệng, tên gọi khác là Nội học đường, môi phải hồng, có bốn góc, Nhân trung sâu, răng miệng ngay ngắn.
     Thủy hình
    Là một trong năm hình tướng của Ngũ hành. Sách Thần dị phú có chú thích: Người có hình tướng như nước, tròn và đầy đặn, bụng rũ xuống, lưng thẳng, sắc an khí tĩnh, thịt dày xương nhẹ. Sách Chiếu đảm kinh chép: Người có hình tướng của nước, người tròn và đầy đặn, rộng rãi mà không bức bách là người hình Thủy.
     Thủy âm
    Là một trong Ngũ âm. Cũng được gọi là Thủy thanh, Thủy âm (giọng nói như nước).
     Tư không
    Là một trong 13 bộ vị, nằm dưới Thiên đình và trên Trung đình.
     Tử khí thiên la
    Là một trong mười Thiên la, chỉ bộ phận mặt có sắc khí đen nổi lên, đây là điềm tai ương.
     Tứ bạch
    Chỉ quanh mắt đều lộ màu trắng. Chủ về hình khắc tổn thương, đây cũng là tướng người phong lưu, đa tình.
     Tứ độc
    Tứ độc (bốn sông) đó là sông Trường Giang, sông Hoàng Hà, sông Hoài Giang, sông Tể Hà. Về mặt tướng học thì chỉ lỗ tai, mắt, mũi và miệng.
     Tứ phản
    Chỉ tai không có luân không có quách, miệng không có góc cạnh, lỗ mũi hếch, mắt không có thần. Đây đều là những tướng không đẹp.
     Tứ mục
    Chỉ người cao mà có bốn con mắt, đây là dị tướng.
     Tứ cường
    Chỉ trán, má cho đến hai gò má. Bốn bộ vị này nên đầy đặn, cao và rộng.
     Tứ nhũ (bốn vú)
    Chỉ người có bốn vú. Đây là dị tướng. Thiên Tu vụ huấn sách Hoài nam tử có chép: Văn Vương có bốn vú, là bậc đại nhân.
     Tứ học đường
    Mắt là Quan học đường, mắt cần phải dài và thanh tú, chủ về đường quan chức. Trán là Lộc học đường, trán rộng và dài chủ về quan thọ. Răng chính là Nội học đường, ngay ngắn và dày, chủ về sự trung kính và hiếu lễ; nếu thưa khuyết và nhỏ thì chủ về nhiều cuồng vọng. Trước lỗ tai là Ngoại học đường, phần này phải đầy đặn và sáng láng, nếu tối tăm sẽ chủ về sự ngu dốt.
     Tứ học khẩu
    Chỉ hình tướng miệng có góc cạnh và phân minh, hình thành hình như chữ tứ (?),là điềm giàu sang.l
     Tục khố
    Đây là tên gọi phân biệt của cánh mũi phải, tức là Diên úy. Cánh mũi phải cân xứng với cánh mũi trái, là Tiên khố, cánh mũi trái cũng gọi là Lan đài.
     Tục tướng
    Là một trong Bát tướng, chỉ người có hình mao thô tục, tối tăm.
     Toán hình Tỵ (mũi hình củ tỏi)
    Chỉ tướng mũi có sống mũi bằng và nhỏ, chuẩn đầu to và thô. Người có tướng mũi như vậy tâm địa thuần chính nhưng bạc tình bạc nghĩa, tuy nhiên về già được sung túc.
     Thái thanh thần giám
    Là một bộ sách tướng nổi tiếng thời Minh, về sau bị cấm lưu hành trong dân gian, là cuốn sách tướng học quý giá đối với các giới tướng thuật. Sách được Hoàng thượng khâm điểm, là sách dự đoán về số mệnh giàu nghèo, trong sách này cũng có những nguyên lý quan trọng. Sách này phân tích vân tay, tướng mặt, xương cốt, tất cả đều được phân tích cặn kẽ. Đặc biệt cuốn sách còn có những phần mà trong sách khác không đề cập đến như: Tư thái, nhãn thần, khí huyết, ngữ khí, âm điệu, tướng nằm, tướng đi.
     Thái Tố
    Là một loại thuật tướng, ý chỉ là từ tướng mạch có thể suy đoán tuổi thọ cho đến phúc họa của vận mệnh. Truyền thuyết từ thời Đường, Đổng Thích đi ở ẩn sau đó truyền thụ lại cho Trương Thái Tố, Thái Tố truyền bá rộng rãi về sau nên được đặt tên là Thái Tố.
     Thái Tố mạch pháp (phương pháp xem mạch của Thái Tố)
    Là trước tác nổi tiếng về tướng học. Trong Độc thư mẫn cầu ký viết: Cuối đời Đường có một người tiều phu, tìm được sách ấy trong hộp đá quý. Tứ khố toàn thư tổng mục chép: “Thái Tố mạch pháp, quyển thứ nhất, không đề tên họ người soạn, sách này chỉ ra cách châm mạch mà đoán vận mệnh cát hung giàu nghèo của con người. Xuất phát của sách này không rõ nguồn gốc, người ta chỉ dựa vào đó mà thuật lại”.
    Phương pháp xem tướng này hưng thịnh vào thời Bắc Tống, cho nên tác phẩm này thuộc đời sau Bắc Tống, nay đã thất truyền.
     Thái dương
    Chỉ mắt trái, nên sáng mà ngay thẳng thì tốt
     Đàm Doanh
    Tức Thích Đàm Doanh, là vị tăng sống vào thời kỳ cuối cùng của Nam Bắc triều. Hiệu là Mộng Nguyệt, người Gia Hưng (nay thuộc Chiết Giang), ẩn cư ở Lâm An. Là người tránh đời về tu trong am, Hồng Mại Tăng từng thấy ông giảng về Dịch. Có 2 quyển Lạc lộc tử phú chú lưu truyền hậu thế.
     Đường cử
    Là giới tướng thuật thời Chiến quốc, người huyện Khai Phong tỉnh Hà Nam.
     Thiên biểu
    Là lời xưng tụng của nhà sử học và nhà tướng học dành cho vua. Người xưa xem mặt trời là đấng chí tôn trong hệ thống tự nhiên vũ trụ, trong đời sống xã hội thì vua là đấng cao quý nhất. Xuất phát từ tư tưởng thiên nhân cảm ứng, kết hợp lại với nhau, lấy trời, mặt trời làm biểu trưng cho hình dáng dung mạo của vua.
     Thiên thương
    Còn gọi là cung Thiên di, chỉ bộ vị ngoài khóe mắt, bộ vị này là đẹp nếu như đầy đặn nhô lên. Sách Thần dị phú có chép: Lông mày che Thiên thương, ra vào gần gũi với quý nhân. Chú thích: Thiên thương nằm bên góc mắt, nếu mày ngắn như trăng khuyết mà che Thiên thương, chỉ về thông minh gần người sang quý.
     Thiên thành cốt
    Chỉ xương trán tròn và to, là điềm phú quý.
     Thiên địa tương hợp
    Là một trong Ngũ hợp. Chỉ cốt cách chính trực và ngay thẳng, hợp với đức độ, lời nói chính trực và cương nhu đúng lúc.
     Thiên địa tương ứng
    Là một trong Ngũ ứng. Thiên Luận ngũ ứng ngũ hợp sách Ngọc quản chiếu thần cục có nói: Thiên đình thẳng, nhô cao và vuông vức, Địa các tròn và rộng, đó là Thiên địa ứng hợp.
     Thiên phủ
    Hay còn gọi là Thiên đình, hai xương Nhật cốt và Nguyệt cốt là Thiên phủ. Vị trí của hai Thiên phủ là hai xương bổ trợ, đồng thời bao quát quanh Thiên thương, tức khu vực trán cao sát mép tóc. Chủ về vận khí những năm còn nhỏ, nếu vùng này đầy đặn và sáng láng thì tốt.
     Thiên căn
    Chỉ mạch chân, là điềm trường thọ.
     Thiên cung tương hợp
    Là một trong ngũ hợp. Thiên Luận ngũ ứng ngũ hợp sách Ngọc quản chiếu thần cục nói: Giọng nói trong trẻo, cơ thể nặng nhưng đi lại nhẹ nhàng ấy gọi là tương hợp.
     Thiên cung tương ứng
    Là một trong Ngũ ứng. Thiên Luận ngũ ứng ngũ hợp sách Ngọc quản chiếu thần cục có nói: Mũi cao thẳng, sống mũi không lộ, không tỳ vết, thịt bằng phẳng, ấy là Thiên cung tương ứng.
     Thiên cốt
    Chỉ cốt cách trời sinh.
     Thiên cơ tương hợp
    Là một trong Ngũ hợp. Thiên Luận ngũ ứng ngũ hợp sách Ngọc quản chiếu thần cục có nói: Sáng dạ và cơ trí biến hóa, độ lượng và khoan dung, ấy gọi là Thiên cơ tương hợp.
     Thiên cơ tương ứng
    Là một trong Ngũ ứng. Thiên Luận ngũ ứng ngũ hợp sách Ngọc quản chiếu thần cục có nói: Mày mắt thưa và thanh tú, có thần thái, xương Nhật cốt, Nguyệt cốt thẳng và không thô, ấy gọi là Thiên cơ tương ứng.
     THIÊN GIÁC
    Chỉ góc trán.
     Thiên giác cốt
    Chỉ xương góc trán. Xương này nếu như phát triển là điềm giàu sang.C
     Thiên luân tương hợp
    Là một trong Ngũ hợp. Thiên Luận ngũ ứng ngũ hợp sách Ngọc quản chiếu thần cục nói: Kính trên dưới và trung hiếu, giữ lời hứa cũ và thích điều nghĩa, ấy gọi là Thiên luân tương hợp.
     Thiên chuyển
    Chỉ luân tai (vành trong của tai).
     THIÊN MÔN
    Chỉ lỗ mũi, cũng là chỉ khoảng giữa hai chân mày.
     Thiên nhật chi biểu
    Cũng gọi là Thiên biểu, Nhật biểu. Là từ mà các nhà tướng học, sử học ngày xưa để xưng tụng vua chúa. Người xưa cho rằng mặt trời là đấng chí tôn của tự nhiên vũ trụ, trong xã hội thì vua là đấng cao quý nhất. Xuất phát từ tư tưởng thiên nhân hợp nhất, kết hợp lại với nhau, lấy trời, mặt trời tượng trung cho dung nghi dáng mạo của vua.
     Thiên đường
    Chỉ trên trán.
     Thiên đình
    Là một trong 13 bộ vị, ngoài ra còn có tên khác là Khuyết đình, là bộ vị trung ương của trán. Bộ phận này cao thẳng không lệch thì mới tốt.
    Ngoài ra còn để chỉ bộ vị giữa hai chân mày. Sách Vân cập thất thiêm quyển thứ 17 Hoàng Đình Nội Cảnh Kinh nói: Bộ phận Thiên đình có liên quan đến búa rìu. Chú thích: Vùng giữa hai chân mày chính là Thiên đình.
     Thiên tâm tương hợp
    Là một trong Ngũ hợp. Thiên Luận ngũ ứng ngũ hợp sách Ngọc quản chiếu thần cục nói: khí ôn hòa mà sáng tỏ, sắc trong sạch và không tỳ vết, đó chính là Thiên tâm tương hợp.
     Thiên viên địa phương (trời tròn đất vuông)
    Thiên, tức chỉ đầu; Địa tức chỉ chân. Đầu nên tròn và thẳng, chân nên vuông và đầy đặn. Sách Nhân luân đại thống phú có nói: Chân vuông thì giống như đất ở dưới, đầu tròn thì giống như trời ở trên.
     THIÊN TRUNG
    Là một trong 13 bộ vị, là đường trung tuyến ở giữa khuôn mặt chạy thẳng xuống. Ngoài ra còn có cách gọi khác đó là chỉ mũi.
     Thiên trụ
    Chỉ lỗ tai, còn dùng để chỉ ấn đường
     Cung Điền trạch
    Là một trong 12 cung. Là bộ vị giữa hai chân mày trên khuôn mặt. Cung này chủ về Điền trạch và sản nghiệp, nếu thanh tú sáng sủa là tốt.
     Thiếp não nhĩ
    Chỉ tai ép sát vào đầu, cao và thẳng ngang mày. Đây là điềm tướng giàu sang.
     Thiết diện (mặt sắt)
    Chỉ thần sắc khuôn mặt giống như màu sắc của sắt vậy.
     Đồng miến (mắt liếc)
    Đồng là nhìn thẳng, miến là nhìn lệch (liếc), hình tướng mắt nhìn lệch và liếc ngang như vậy thì thường bất chính. Đây là tướng mắt thấp kém.
     Đầu tướng (tướng đầu)
    Chỉ hình tướng của bộ phận đầu. Đầu là bộ phận quan trọng nhất của thân thể, là đứng đầu trong trăm xương cốt. Đầu ngay ngắn đầy đặn và nhô cao, như núi lồi, da đầu dày, trán vuông, đầu ngắn thì dày, đầu dài thì vuông. Đỉnh đầu nhô là điềm sang quý, đỉnh đầu hãm là điềm không thọ, da đầu mỏng thì bần tiện.
     Thổ thanh
    Chỉ khi nói rất nặng âm mũi.
     Thổ tú
    Chỉ Thổ tinh (sao Thổ), là một trong Ngũ hành thời xưa, dùng chỉ mũi.
     Thổ hình
    Là một trong năm hình tướng của Ngũ hành, chỉ người thuộc tượng Thổ. Xuất phát từ thiên Âm dương nhị thập ngũ nhân sách Linh xu. Hình tướng ấy như sau: Mày vàng, mặt tròn, đầu to, vai lưng đẹp, bụng to, cánh tay đẹp, tay chân nhỏ, nhiều thịt, trên dưới cân xứng, đi đứng nhẹ nhàng, tay chân nổi, tâm an, thích làm lợi cho người, không ham quyền thế, khéo giúp người. Hợp vào mùa thu và mùa đông, mùa xuân và mùa hè dễ bị cảm và sinh bệnh.
     Thổ âm (âm họng)
    Một trong Ngũ âm theo phân loại của Ngũ hành, còn gọi tên là thổ thanh. Trương Hành Giản trong sách Nhân luận đại thống phú có nói: Giọng nói như chuông gióng. Chương Diên Niên chú thích: Thổ âm trầm mà dày, hỗn độn và phát ra từ yết hầu.
     Thố hình (tướng thỏ)
    Là một trong những tướng người giống tướng cầm thú. Chỉ hình tướng trán nhỏ, mày nhỏ, tai thẳng, môi hồng, mắt đen, miệng vuông nhỏ. Sách Ngọc quản chiếu thần cục nói: Người có hình tướng của thỏ, đầu nhỏ trán nhọn và nhô, mắt nhỏ mày nhỏ, mắt xanh tròng trắng ít hơn tròng đen, miệng nhỏ và vuông, răng dày, môi hồng, tai nhỏ và dựng đứng, mũi nhỏ trắng hồng. Người có hình tướng thỏ làm quan đến chức ngũ phẩm, đàn bà con gái có tướng thỏ thì quý.
     Ngoại phu (THÀNH NGOÀI)
    Chỉ ngoại thành, tức ngoại hình của con người.
     Ngoại học đường
    Là một trong Tứ học đường, chỉ bộ phận trước lỗ tai. Chủ về thông minh tài trí, bộ phận này sáng và đầy đặn thì mới tốt.
     Loan cung khẩu (miệng như cung)
    Chỉ hai môi trên và dưới có độ cong như cái cung, hình tướng miệng là hình cung đầy đặn. Tướng miệng như vậy chủ về giàu sang.
     VONG SÁT
    Là một trong Ngũ ác sát, chỉ gân máu đỏ trong mắt, nhìn rất hung bạo.
     Vọng đao nhãn (nhìn sắc như dao)
    Còn có tên là Phán đao (nhìn sắc như dao), Miến lực nhãn (liếc sắc như dao). Chỉ tướng mắt cúi đầu mà nhìn lên.
     Vọng dương (nhìn mặt trời)
    Còn có tên là Vọng dương (nhìn xa). Chỉ mắt giống như nhìn xa. Người có tướng mắt như vậy thường có chí lớn.
     Uy tướng
    Chỉ tướng mạo uy nghiêm.
     Ngọa tàm (dáng nằm như tằmd)
    Chỉ bộ phận dưới Lệ đường có thịt đầy đặn, có hình dạng như con tằm nằm.
     Ngọa tướng (tướng nằm)
    Chỉ tướng người khi ngủ. Nhân tướng học cho rằng tướng người khi ngủ cũng phản ánh vận mệnh giàu sang hay phúc họa. Thiên Luận ngọa sách Thần tướng toàn biên có chép: Nằm, tức là khi nghỉ ngơi, nếu an nhiên thảnh thơi thư thái là người phúc thọ. Lên giường một cách mệt mỏi và khổ sở thì là người ngoan cố bần tiện, nằm nghiêng thì điềm thọ, nằm trở mình liên tục thì tính loạn, người ngủ đều đặn thì thần thái thanh tịnh, ngủ nhiều thì thần thái ngu muội. Người nằm xuống dễ ngủ thì thông minh, người nằm xuống khó ngủ thì ngu muội, ngủ ngáy là trường thọ, thở ra nhiều mà hít vào ít thì là tướng đoản mệnh.
     Ngũ tàng (năm tướng ẩn giấu)
    Chỉ cái nhìn, thần thính, khí mạo, sắc thái tư duy, âm thanh đều không bộc lộ ra ngoài, đây là tướng thanh cao quý trọng. Sách Chiếu đảm kinh nói: Ngũ tàng là gì? Tức giấu cái nhìn sắc sảo, nghe mà giữ khí, nói mà giữ thanh, dung mạo ẩn sắc, nghĩ mà ẩn điều suy nghĩ. Đấy là Ngũ tàng, là tướng thanh cao quý trọng.
     Ngũ trường (năm cái dài)
    Chỉ đầu, mặt, thân, tay, chân rất dài. Thiên Tướng ngũ trường sách Thần tướng toàn biên nói: Hình sáng của Ngũ trường: Một là đầu dài, hai là mặt dài, ba là thân dài, bốn là tay dài, năm là chân dài. Năm bộ phận này đều dài và đầy đặn thanh tú thì mới tốt.
     Ngũ đại (năm cái to)
    Chỉ đầu, mắt, bụng, tai, miệng đều rất to. Quyển thứ sáu sách Thái Thanh thần giám xưa đề là của Vương Phác cuối đời Chu soạn có chép về: Hình tướng của Ngũ đại như sau: Một là đầu to, hai là mắt to, ba là bụng to, bốn là tai to, năm là miệng to. Ngũ đại này không có cái nào khuyết hãm thì chủ về giàu sang. Nếu đầu to không có góc cạnh, mắt to mà tối tăm, bụng to mà chảy xệ, tai to mà không có luân quách, miệng to mà môi mỏng, ấy là chủ về bần tiện.
     Ngũ đức phối Ngũ hành
    Ngũ đức là chỉ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Tướng học cho rằng Ngũ đức này có quan hệ với Âm dương Ngũ hành. Người chủ về hình tướng của Mộc thì nhiều đức Nhân, người chủ về hình của Kim thì nhiều đức Nghĩa, chủ về hình của Hỏa thì nhiều đức Lễ, chủ về hình của Thủy thì nhiều đức Trí, chủ về hình của Thổ thì nhiều đức Tín.
     
  3. aikenxay

    aikenxay Guest

    Ðề: THUẬT NGỮ TƯỚNG THUẬT

     Long hành hổ bộ (rồng bay hổ bước)
    Rồng khi bay không thay đổi thế, bất động, lắc lư, hổ khi bước sải rộng có sức lực. Người có tướng rồng bay hổ bước thì khí thế luôn dũng mãnh, có khả năng làm việc lớn.
     LONG TU (râu rồng)
    Râu như râu rồng. Đây là tướng sang quý.
     Long dĩnh
    Tức là chỉ trán rất cao.
     Long chuẩn
    Chỉ mũi cao.
     Lộ tích tỵ
    Cũng gọi là Cốt tỵ (xương mũi), chỉ mũi gầy và lộ xương. Người có tướng mũi như vậy chủ cô độc, nghèo khổ, vô phúc.
     Lộ táo Tỵ
    Chỉ lỗ mũi to mà lộ. Người có hình tướng mũi như vậy trong tuổi trung niên thường gặp nhiều tai ương, dễ phá sản, thất bại. Táo, đồng nghĩa với Tỉnh táo, tức là chỉ lỗ mũi.
     Lộc nhĩ (tai hươu)
    Chỉ lỗ tai như như đóa sen kết lại. Người có tai hươu tuy nghèo khổ nhưng vẫn vui vẻ.
     Lộc học đường
    Là một trong Tứ học đường, tức là chỉ phần trán. Trán rộng, sáng sủa thì thông minh, đây là điềm báo của trí tuệ.
     La hầu tinh
    Là một trong Bát diệu, chỉ lông mày bên trái. Bộ vị này nên đầy đặn ngay ngắn, không nên lệch lạc khuyết hãm. Nếu bị khuyết hãm thì sẽ bị phá sản và thất bại.
     Lạc lộ tử tam mệnh tiêu tức phú chú
    Là sách đoán tướng mệnh do Từ Tử Bình đời Tống soạn. Vì Từ Tử Bình chú sách này cho nên gọi đây là sách Lạc lộ tử tam mệnh tiêu tức phú chú, quy tắc của nó là chuyên lấy giờ, ngày, tháng, năm sinh của người để suy đoán cát hung phúc họa. Lý Thục trong sách Hàm đan thư mục lấy cũng lấy ý “lạc lộ như ngọc, lạc lộ như thạch” (lạc lộ như ngọc, lạc lộ như đá). Từ đời Tống về sau, chú sách này có bốn nhà tướng thuật đó là Vương Diên Quang, Lý Đồng, Thích Đàm Oánh, Từ Tử Bình. Trong Tứ khố toàn thư căn cứ vào Văn nghệ chí của Tống Sử mà phân thành hai quyển thượng và hạ. Sách này có các bản Mặc hải kim hồ bản khắc của Thủ Sơn Các, Tứ khố toàn thư...
     Ma Y Đạo Giả
    Ma Y Đạo Giả là một nhân vật xuất hiện cuối đời Ngũ Đại đầu đời Tống, năm sinh và năm mất chưa rõ. Đương thời là một đạo sĩ ẩn cư. Xưa truyền rằng ông truyền Chính dịch tâm pháp cho Trần Đoàn (872 - 989, nhà nghiên cứu về Đạo giáo nổi tiếng đầu thời kỳ cuối Ngũ Đại, đầu Tống). Thích Chí Bàn trong sách Phật tổ thống ký chương thứ 24 có nói: Thời Ngũ Đại có người mặc quần áo bằng gai kiểu đạo sĩ, thấu tỏ cái đạo của Dịch xuất phát từ bí mật Hà Đồ trao cho Hy Di (Trần Đoàn), Hy Di từ đó mới bắt đầu truyền lại cho hậu thế.
     Mã khẩu (miệng ngựa)
    Chỉ tướng miệng như rách to ra. Người có hình tướng miệng như vậy hay ghen tỵ, đố kỵ, tham lam, áo cơm không đủ.
     Mã mục (mắt ngựa)
    Chỉ tướng mắt tuy to nhưng thần thái tối tăm không sáng sủa. Người có tướng mắt như vậy cả đời vận mệnh vất vả long đong, lao khổ vô chừng.
     Mi quá mục (mày quá mắt)
    Chỉ lông mày dài che khuất mắt. Người có kiểu tướng mày như vậy ưa văn vẻ.
     MI HÀO
    Chỉ trong chân mày có lông mọc dài ra. Người có lông này chỉ điềm trường thọ.
     Mi gian nhất thước
    Chỉ khoảng cách hai lông mày dài một thước (0,3m). Tương truyền vào thời Xuân thu có Ngũ Tử Tư có loại tướng mày như vậy.
     Mi lăng
    Chỉ bộ vị rất nhỏ nằm trong lông mày đột nhiên nhô lên. Mi lăng tượng trưng cho chí khí.
     MI SÁT
    Chỉ lông mày không hoàn chỉnh hoặc không cân xứng, hoặc có nốt sần không được trơn hoặc thưa thô, đây đều là những điềm tướng không tốt.
     Mi thọ
    Chỉ trong lông mày có lông mọc dài ra. Đây là điềm tượng trưng cho trường thọ.
     Mi vĩ
    Dùng để chỉ đuôi chân mày. Đuôi chân mày tán loạn thì người đó khó có thể tụ tài, tích của cải.
     Mi tướng
    Tức là tướng của lông mày. Từ tướng lông mày có thể dự đoán được việc cát hung phúc họa của đời người. Đôi chân mày được gọi là cung Bảo thọ và cung Huynh đệ. Lông mày phải mảnh và bằng rộng thanh tú và dài mới là biểu hiện của người thông minh.
    Nếu lông mày thô và thưa, mọc ngược loạn nhau, ngắn thì sẽ là điềm ngu dốt. Chân mày dài qua mắt thì giàu sang, ngắn nhưng không dài quá mắt thì ít của cải. Người có mày ép sát thì cùng quẫn, quẫn bách, người có mày ngang thì tính khí cứng cỏi. Người có mày dựng đứng thì tính hào sảng, đuôi mày tán loạn thì cô độc, bần khổ, mày giao nhau thì nghèo, đoản mệnh. Chân mày có xương nổi lên là mạnh bạo, mày cao nằm giữa trán thì rất sang, giữa mày có lông trắng là tướng đoản mệnh, mày thưa như không có mày thường là có tính gian xảo.
     Mi vũ
    Chỉ đuôi lông mày không ngay ngắn. Người có hình tướng này thường là người khoáng đạt, rộng rãi.
     Miện đao
    Còn có tên là phán đao, vọng đao (tia mắt nhìn, tia mắt liếc), dùng để chỉ tướng của đầu luôn cúi thấp, mắt ngước nhìn lên trên. Đây là tướng không đẹp.
     Diện Bát quái
    Chỉ sự kết hợp của Ngũ hành, căn cứ vào sắc khí của các bộ vị mà suy đoán chuyện cát hung của vận mệnh. Diện Bát quái lấy danh xưng Bát quái để đặt tên cho tám bộ vị trái, phải, trên, dưới và bốn góc nhô. Vị trí của Càn dưới má phải, Khảm tại dưới môi, Cấn dưới má trái, Chấn tại tai phải, Tốn tại bên trán phải, Ly tại đỉnh trán, Khôn ở bên trán trái, Đoài tại trước tai bên trái.
     Diện như Mông Câu
    Là một loại dị tướng. Mông Câu là các loại hình mặt dùng để xua đuổi quỷ và tà ma.
     Diện tam đình
    Tức là chia bộ phận mặt làm ba bộ phận. Là phép tắc trong tướng thuật dùng để chỉ các khái niệm mang tính phán đoán về vận mệnh, trước khi quan sát mặt phải nhìn qua các bộ vị này. Tam đình không cần xét đến dài hay ngắn, lớn hay nhỏ chỉ cần cân xứng là được.
     Diện sơn
    Chỉ mũi. Giới tướng thuật cho rằng, mũi cũng giống như núi, mắt giống như vực sâu trên khuôn mặt, cho nên mũi không được khuyết hãm, mắt không được lộ.
     Diện thượng đình
    Là bộ phận nằm trên Tam đình, tức là chỉ phần từ chân tóc ra đến đầu lông mày. Từ bộ vị này có thể thấy được vận mệnh tuổi ấu thơ của con người.
     Diện hạ đình
    Là bộ phận nằm dưới Tam đình tức là từ chóp mũi cho đến dưới cằm là bộ phận diện hạ đình. Từ bộ phận này có thể đoán biết được vận mệnh về già của con người.
     Diện tướng (tướng mặt)
    Tức chỉ hình tướng của bộ mặt. Trong tướng thuật, xem tướng mặt là phổ biến nhất, là cách thức quan trọng nhất. Từ tướng mặt có thể xem ở nhiều góc độ khác nhau. Nói tóm lại thì trên tướng mặt có sự khuyết hãm, có điểm đen, sắc da xám thì là tướng không đẹp. Nếu tướng mặt có sắc da trắng và hồng như ngọc, đen nhánh hoặc vàng như cơm cháy, tía như lụa thì đều là tướng tốt.
     Diện uyên
    Tức là chỉ mắt. Giới tướng thuật cho rằng, mắt chính là vực sâu của mặt, vực không sâu thì nước không trong, cho nên mắt không lộ mới tốt.
     Diện trung đình
    Là bộ phận giữa của Diện tam đình, bộ phận từ đầu chân mày cho tới chóp mũi gọi là Diện trung đình. Từ Diện trung đình có thể suy đoán vận mệnh giai đoạn trung niên của con người.
    Tiếng tăm vang thiên hạ: Môi không lộ răng, không có cớ sự không nên phỉ báng chê bai, lời nói phải nghiệm lại.
     Minh tú bộ học đường
    Là một trong Bát học đường, chỉ đôi mắt.
     Mệnh cung (cung mệnh)
    Là một trong 12 cung. Tức là ấn đường, là bộ vị nằm giữa hai chân mày, trên Sơn căn. ấn đường nên rộng rãi sáng sủa mới tốt, người có ấn đường sáng rộng thường là người thông minh, trường thọ.
     Mệnh môn
    Còn có tên gọi là Phong môn, tức chỉ lỗ tai. Mệnh môn nên rộng, không nên hẹp nhỏ. Nếu nhỏ hẹp không vừa ngón tay út ắt là điềm trí tuệ ngu muội.
     Mâu tử
    Tức là Nhãn cầu (con ngươi mắt). Người xưa cho rằng con ngươi mắt chính là nơi phản ánh hoạt động tâm lý của con người. Giới tướng thuật thường rất coi trọng việc xem xét thần thái của con ngươi, tức là quan sát tướng mắt để đoán định tính cách của con người.
     Mộc thanh
    Đồng nghĩa với Mộc âm (tiếng gỗ). Trong sách Hứa phụ tính âm biên có chép: âm thanh như tiếng gỗ nghe cao và sảng khoái.
     Mộc tinh
    Tức chỉ một trong Ngũ tinh, ở đây dùng để chỉ tai phải.
     Mộc hình (hình tướng của Mộc)
    Là một trong các hình tướng của Ngũ hành. Sách Thần dị phú chú có ghi: Mộc hình nên dài, ngay ngắn. Tính chất của mộc (gỗ) là ngay thẳng, màu sắc thanh, khí chất tốt.
     Mộc âm
    Là một trong Ngũ âm, còn gọi là Mộc thanh (tiếng gỗ).
     Mộc tướng
    Đôi mắt người trong tướng học có vị trí đặc biệt quan trọng. Căn cứ vào thần thái của đôi mắt có thể biết được thần khí và tâm tính của người đó.
     Nội đức (phẩm chất đạo đức bên trong)
    Chỉ phẩm chất đạo đức bên trong con người tu dưỡng tương xứng với vẻ bề ngoài.
     Nội học đường
    Là một trong Tứ học đường, chỉ hai bên mép răng (lợi). Luận về Tứ học đường, sách Thần tướng toàn biên có chép: Hai bên mép răng chính là Nội học đường, cần phải đỏ và không lộ, chủ về sự trung kính và hiếu thảo. Nếu răng thưa và nhỏ thì chủ về nhiều sự cuồng vọng.
     Cung Nam nữ
    Là bộ phận nằm dưới mắt, cũng gọi là Lệ đường, Dương lộ.
     Nam nhạc
    Là một trong Ngũ nhạc, chỉ Hành sơn. Trên tướng mặt dùng để chỉ bộ phận trán.
     Nặc tê
    Dùng để chỉ xương tai đầy cao. Đây là tướng sang, là điềm làm quan to lộc nhiều. Ngoài ra còn chỉ bộ phận xương từ trên trán kéo dài đến dưới chân tóc nhô lên, giống như xương tê giác, đây cũng là tướng sang quý.
     Niên thượng
    Là một trong 13 bộ vị, nằm dưới Sơn căn, trên vùng Thọ thượng. Bộ vị này phản ánh tình trạng sức khỏe.
     Niên thọ
    Dùng để chỉ Niên thượng và Thọ thượng.
     Điểu uế (mỏ chim)
    Chỉ miệng người giống như mỏ chim.
     Ngưu giác bát phương (8 loại xương quý ở phần trán)
    Chỉ tám loại xương quý ở phần trán. Trương Hành Giản trong sách Nhân luận đại thống phú có nói: Ngưu giác bát phương chính là tám xương ở trán, giống như xương của tê giác, xương Nhật cốt, Nguyệt cốt, xương Phúc đường, xương Long giác, xương Hổ giác, xương Ngưu giác, xương ấn đường. Người có tám loại xương này có thể làm đến chức quan to, hiển đạt tám phương.
     Ngưu mục
    Tức là mắt trâu. Thiên Tiêu chú bác sách Mạt sử có nói: Chú có khả năng nhận biết người, từ Thiểm Tây trở về, vua mới hỏi Chú về Vương An Thạch. Chú nói: An Thạch mắt như mắt trâu, nhìn như hổ, nhìn sự vật sắc bén, từ suy nghĩ đến hành động rất mau chóng, có thể đảm nhận việc lớn.
     Ngưu nhãn
    Chỉ mắt người vừa to vừa tròn nhưng không phẫn nộ, trợn. Đây là điềm báo về phúc thọ. Sách Thần tướng toàn biên chép: Mắt to tròn nhìn thấy gió, nhìn xa nhìn gần đều không rõ. Của tiền vạn vạn không đếm được, tuổi thọ lâu dài phúc trăm năm.
     Cung Nô bộc
    Là một trong 12 cung, chỉ bộ phận hai bên dưới khóe miệng
     Phối quân đầu
    Một loại tướng đầu không đẹp. Đây là điềm báo khổ cực, bôn ba.
     Biền xỉ
    Chỉ hai răng trước hợp lại với nhau làm một. Đây là tướng kỳ dị. Người có tướng răng như vậy thường có tài xuất chúng.
     Biền lặc
    Chỉ xương sườn rất dày, liên tiếp nhau thành một khối. Đây là tướng kỳ dị. Người có tướng xương sườn như vậy thường có tài xuất chúng.
     Phá bại thiên la
    Là một trong mười Thiên la, dùng để chỉ sắc mặt đỏ như lửa. Đây là sắc khí không tốt.
     Phá bại trư (tướng phá bại ngu độn như lợn)
    Chỉ loại hình tướng khinh mạn ngang ngược ở đàn bà con gái. Tức là mắt liếc ngang liếc dọc, miệng như son, chưa nói đã cười, chưa đi đã chạy.
     Phá bại chưởng
    Chỉ một loại tướng tay không tốt. Tóm lại cụ thể như sau: Bàn tay to mà ngón lại nhỏ, vô can vô cớ cũng gây chuyện, chê bai, nói xấu; xương lộ gân nổi, vui ít buồn nhiều; lưng bàn tay xương nhô cao, đời cực khổ. Người nhỏ tay to thì biết tiêu tiền; xương cứng thịt mỏng, vằn nếp thô tối tăm thường là người có tính cách phong lưu, đa tình. Tất cả đều chủ về cô đơn, nghèo khổ.
     Thất môn
    Chỉ hai đấu môn (đầu mày), hai gian môn (đuôi mắt), hai mệnh môn (lỗ tai) cho đến sống mũi.
     Cung Thê thiếp
    Là một trong 12 cung, còn có tên gọi là Gian môn, Ngư vỹ (đuôi cá). Nằm tại góc sau của hai mắt (cuối khóe mắt). Đây là bộ vị đại diện cho tình cảm vợ chồng.
     Tề thâm dung lý
    Chỉ lỗ rốn sâu rộng có thể chứa được hạt mận. Đây là tướng giàu sang.
     Tề tướng (tướng rốn)
    Chỉ hình tướng của rốn, tướng rốn phản ánh trực tiếp chuyện cát hung họa phúc, tuổi thọ của con người. Lỗ rốn nên sâu và rộng, người có lỗ rốn sâu rộng thì nhiều phúc lộc, thọ lâu thông minh, hiểu biết rộng; ngược lại rốn nhỏ cạn thì là mệnh nghèo khổ, ngu dốt.
     Kỳ tử nhĩ
    Chỉ lỗ tai tròn và có luân quách rõ ràng. Người có tướng tai như vậy sự nghiệp giàu sang.
     CUNG THIÊN DI (cung dịch chuyển)
    Là một trong 12 cung. Cũng có tên gọi là Thiên ách, nằm ở góc lông mày. Bộ phận này liên quan tới việc di chuyển tới lui ra vào, dịch chuyển.
     Thanh la quán chỉ
    Chỉ một đường vân tay lớn kéo dài từ lòng bàn tay đến năm ngón tay. Sách Ngọc quản chiếu thần cục bàn: Nếu như đường vân này bao khắp cả năm ngón tay, kéo dài xuống tới bộ vị Thiên văn thì các bộ phận trong cơ thể như tim, bụng, tì, thận thường gặp sự cố, thân tâm không đầy đủ.
     THANH LA QUÁ QUAN
    Chỉ đường gân xanh từ năm ngón tay kéo xuống bàn tay có đường gân thứ ba lớn. Sách Ngọc quản chiếu thần cục nói: Nếu đường gân này kéo dài xuống tới đường Nhân văn thì gọi là quá quan (vượt qua ngưỡng cửa).
     Thanh tướng
    Là một trong tám tướng, chỉ hình dung thần thái trong trẻo, thoát tục.
     Quyền phát
    Chỗ gấp khúc của nắm tay (đốt tay), chỉ sự gấp khúc, ngoằn ngoèo, đây là tướng không đẹp.
     Quyền tướng
    Chỉ tướng xương hai bên gò má. Còn có lên là Lạc nhạc, Tây nhạc, Nhân phủ. Giới tướng thuật cho rằng, hai gò má phải đối xứng với nhau, không nên quá nhô hoặc khuyết hãm, lệch lạc. Nếu hai xương gò má này chạy đến vị trí đầu tóc thì là điềm tướng sang quý.
     CHÍCH PHÚC (bụng chim sẻ)
    Chỉ tướng bụng gầy và nhỏ, người có tướng bụng như vậy thường là mệnh bần cùng và nhiều bệnh tật.
     CHÍCH HÀNH (đi như chim sẻ)
    Khi đi thì chân không chạm đất. Người có tướng đi như chim sẻ cả đời bôn ba vất vả, cơm áo không đủ.
     Khuyết đình
    Chỉ ấn đường. ấn đường đầy đặn, rộng, sáng sủa là tốt.
     Nhân bất khả mạo tướng
    Chỉ việc nhìn người không chỉ có nhìn tướng mạo bên ngoài mà còn phải xét đến hành vi cử chỉ, lời nói, sự tu dưỡng đạo đức.
     Nhân phủ
    Thiên phủ (là vùng Thượng phủ), lưỡng địa phủ (là vùng Trung phủ), là từ dùng trong tướng thuật thời xưa dùng để phân biệt đối với bộ vị trán, xương hai gò má, xương má. Nhân phủ tức là chỉ xương hai gò má, chủ về vận mệnh gia đoạn trung niên, phải ngay ngắn, vuông vức kéo dài đến đầu tóc, không nên thô lộ.
     Nhân luận đại thống phú
    Là sách kinh điển về tướng học do Trương Hành Giản soạn. Sách này chuyên bàn về phép xem tướng, ngôn từ giản lược tối đa, có đề mục từng phần, chỉ có 2.000 - 3.000 chữ mà bao quát hết tất cả, đề mục rõ ràng, chi tiết.
     Nhân tượng cầm thú hình (người giống cầm thú)
    Hình tướng người giống cầm thú tuy là tướng thuật đơn giản nhưng không thể coi nhẹ. Xét tướng thuật về hình tượng người giống cầm thú cơ hồ là đơn giản, dễ dàng lý giải, dễ hiểu. Thông thường cho rằng người giống với một loài vật nào đó thì tính cách và vận mệnh cũng tương tự như vậy, đây là phương pháp vận dụng hình dạng cụ thể rõ ràng để xem tướng. Thường phân làm ba loại hình tướng, một là giống toàn bộ, như hình của phượng, vịt, hổ, lợn... Hai là giống bộ phận như mũi chim ưng, miệng chim én, giống đầu con chương, mắt con chuột. Ba là hơi giống về động tác như đi như ngỗng, chạy như vịt, ăn như sói, nhìn như hổ...
     NHÂN TRUNG
    Là một đường khuyết lõm dưới mũi trên miệng. Trong tướng pháp gọi là Huyệt thủy câu (khe nước), Câu tuất, Tử đình, Thọ đường. Đây là một trong 13 bộ vị của tướng mặt. Giới tướng thuật cho rằng Nhân trung tiếp giáp thông với miệng mũi, hình dạng giống như khe nước, vừa rộng lại sâu thì chủ về tuổi thọ và con cháu. Nếu như vùng này cạn hẹp thì là tướng không đẹp. Sách Nguyệt ba động trung ký quyển thượng có chép: Nhân trung hay còn gọi là Thọ đường, tên khác nữa là Tử đình. Trên rộng dưới hẹp thì lúc nhỏ hiển vinh, về sau bị góa vợ, dưới hẹp trên rộng thì tuổi trẻ không con mà về già lại có.
     Nhật biểu (lấy mặt trời làm đại biểu)
    Là cách gọi tôn kính của các nhà sử học, tướng thuật thời cổ đại đối với vua. Thời xưa trong hệ thống vũ trụ tự nhiên người ta xem mặt trời là đấng chí tôn, trong trật tự xã hội thì xem vua là đấng cao quý nhất. Xuất phát từ tư tưởng người với trời đất tương hỗ cho nhau, kết hợp các yếu tố lại và lấy mặt trời tượng trưng cho diện mạo cốt cách đế vương.
     Nhật giác
    Chỉ xương trán ở vị trí trung ương to và nhô. Ngoài ra còn để chỉ xương mày trái to nhô, kéo dài đến mép bên trái của đầu tóc. Cùng đối xứng với xương Nguyệt giác của trán bên phải, đây là tướng sang quý. Sách Nguyệt ba động trung ký có chép: Chín loại xương cốt đều là tướng tốt cả vị trí trên mày trái, tuy ẩn mà nhô được gọi là xương Nhật giác. Lý Thiện chú dẫn từ Tướng thư của Chu Kiến Bình: Trán có xương Long tê (xương trán như tê giác) chạy vào đầu tóc, bên trái có xương Nhật giác bên phải có xương Nguyệt giác thì làm vua thiên hạ.
     Nhật giác yển nguyệt
    Đây là cách gọi những người có tướng cực kỳ quý của giới tướng thuật thời xưa. Yển nguyệt (trăng khuất), chỉ trán như nửa mặt trăng.
    Thiên Thuận đế kỷ thượng sách Hậu hán thư của Viên Hoành đời Tấn có nói rằng: Lương Hậu khi mới được tuyển vào cung, thầy tướng Mao Thông trông thấy kinh ngạc nói rằng: Người này có Nhật giác yển nguyệt, tướng cực kỳ sang quý! Về sau đúng thật là quý nhân.
     Nhật nguyệt tướng
    Chỉ trên bả vai có nốt ruồi son. Đây là điềm cực kỳ quý.
     Nhục tướng
    Chỉ hình thái về da thịt trên mặt và toàn cơ thể. Thiên Tướng nhục sách Thần tướng toàn biên có chép: Thịt đầy đặn nhưng không dư thừa, gầy nhưng không phải là không đủ, thẳng mà cao... Thịt không nên quá cứng vì như vậy tính tình ngang bướng, tàn bạo; thịt không nên nhão, nhão thì tính tình nhu nhược, an phận. Dưới da có nhiều đường văn loạn và lộ, nếu đường văn đó thô loạn thì cuộc đời chẳng thể dài lâu. Thịt nên có mùi hương và ấm, sắc nên trắng và hồng tươi, da phải trơn. Da có sắc xám và khô, da đen và xấu thì là tướng không tốt. Gân không buộc xương, thịt không bọc thân thể, da không bao lấy thịt là điềm báo cuộc đời chẳng thể dài lâu.
     Nhũ tướng
    Chỉ hình tướng của hai vú. Về mặt tướng học thì hai vú phải tròn, có màu tím hồng và xệ xuống thì tốt, không nên hẹp nhỏ và có sắc trắng nhợt. Sách Thái thanh thần giám nói: Người có đầu vú nhỏ, không con cái, không tài sản, đầu vú trắng nhỏ là người tuyệt tử, tuyệt quý.
     Tam ao Tỵ
    Chỉ tướng mũi từ sống mũi tới chuẩn đầu chia làm ba khúc. Giới tướng thuật cho rằng tướng mũi như vậy là điềm báo nghèo khổ, cô độc.
     Tam biểu
    Chỉ nhất tài (cái tài thứ nhất, đó là trời).
     TAM TÀI
    Tài là khái niệm quan trọng của thuật số Trung Quốc. Tam tài đó là Thiên (trời), Địa (đất), Nhân (con người). Đồng thời cũng là để phân biệt với trán, mũi về mặt tướng học. Sách Thần tướng toàn biên có nói: Trán là Thiên (trời), phải cao và rộng. Mũi là Nhân (con người), phải vượng và bằng mới gọi là hữu nhân. Đầu là Địa (đất), phải vuông và rộng mới gọi là hữu địa.
     Tam tài văn (ba đường chỉ tay)
    Trong bàn tay của con người có ba loại đường chỉ tay đó là Thiên văn (đường tình cảm), Địa văn (đường sinh mệnh), Nhân văn (đường trí tuệ), thường gọi chung là ba đường Tam tài. Trong bàn tay có ba đường chỉ này là chủ yếu, nếu nó xếp thành hình như chữ dụng (?)thì đường trên cùng là đường Thiên vănt, đường ở giữa là đường Nhân văn, đường ở cuối cùng là đường Địa văn.
    Ba đường Tam tài đại diện cho sự phú thường của con người, đó là những tính chất có từ trong bụng mẹ. Trẻ nhỏ sau này sinh ra tiếp nhận khí bẩm sinh đó mà trưởng thành, quá trình đó đều đã được các tố chất cơ bản quyết định sẵn. Chẳng qua, dựa vào ba đường Tam tài này để xét đoán sự thay đổi về sau của vận mệnh mà thôi.
     Tam xuyên văn
    Tức là chỉ đường văn trong lưỡi như hình chữ xuyên (?). Tướng học cho đây là quý tướng. Sách Nhân luận đại thống phú nói: Ba đường văn này đầy đủ thì có điền sản rộng lớn, áo cơm đầy đủ.
     TAM QUANG
    Chỉ đầu trán, mũi và má. Ba bộ phận này mà đặc biệt sáng láng thì mới tốt.
     Tam hạp
    Chỉ phần lưng đầy đặn, rộng, về mặt tướng học thì đây là điềm tướng nhiều phúc thọ. Sách Thần tướng toàn biên nói: Lưng đầy đặn, thịt dày, lưỡng cục ôm chặt lấy thịt.
     TAM TIÊM (ba cái nhọn)
    Chỉ đầu nhọn, miệng nhọn, gò má nhọn. Sách Ngọc quản chiếu thần cục nói: Đầu nhọn, miệng nhọn gò má nhọn, gọi chung là ba cái nhọn, ba cái đều nhọn thì chủ về sang quý. Nếu ba cái không nhọn đều, ví dụ như chỉ đầu nhọn thì không nhận được khí lực từ bố mẹ. Cằm nhọn thì không có khí lực về sản nghiệp, miệng nhọn thì không thọ lâu.
     

Chia sẻ trang này