Thuật sử dụng tình báo của KGB

Thảo luận trong 'Phát ngôn - Tiên tri - Dự báo - Cảm ứng' bắt đầu bởi cabachlong, 23 Tháng mười 2007.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Nghệ thuật hoạt động tình báo



    Hoạt động tình báo từ trước tới nay vẫn luôn được coi là những cuộc đối đầu đỉnh cao về trí tuệ và mưu mẹo. Trong mặt trận vô hình này, sự khôn ngoan và nhanh trí nhiều khi lại có được vai trò đặc biệt quan trọng, giúp thu được những kết quả ngoài sức tưởng tượng.


    Bí quyết hàng đầu của những thành công này là phải hiểu rõ những âm mưu và mánh khóe của đối phương để có thể đưa ra những quyết sách thích hợp. Có thể kể tới một vài ví dụ cụ thể trong lịch sử tình báo thế giới.

    Yuri Andropov - bậc thầy của cách dùng người

    Đối với Chủ tịch KGB Yuri Andropov, hoạt động phản gián chỉ có thể có hiệu quả nếu nắm vững được những thủ đoạn và mưu mẹo của đối phương. Chính vì vậy, trong thời gian ông lãnh đạo KGB, hầu như tất cả những lãnh đạo của các phòng ban trong Tổng cục Phản gián đều là những người xuất thân từ Cục “K” (tức là Cục Phản gián đối ngoại).

    Andropov đã biết xây dựng một bộ máy lãnh đạo cơ quan phản gián rất mạnh, bao gồm nhiều cán bộ có kinh nghiệm công tác tại nhiều nước khác nhau. Đó là lý do khiến thời của Andropov được đánh giá là “thế kỷ vàng” của lực lượng phản gián.

    Trong những năm này, các điệp viên của CIA, MI-6 hay BND cũng như nhiều cơ quan mật vụ phương Tây khác đã “không còn đất sống”. Các điệp viên phương Tây thường bị bắt quả tang một cách kịp thời và “tâm phục khẩu phục” bởi các nhân viên phản gián Xôviết.

    Lời khuyên của tướng Junkovski

    Người ta kể rằng, F.Djerzinski (nhà lãnh đạo đầu tiên của Cơ quan Phản gián Xôviết) luôn tìm cách xin lời khuyên của Trung tướng Junkovski, cựu chỉ huy Quân đoàn cảnh sát trước cách mạng.


    Sidney Reily.

    Chính Junkovski là người đầu tiên đưa ra ý tưởng cho rằng, các nhân viên an ninh không cần phải quá nhọc công săn lùng những tên phản cách mạng riêng lẻ. Cách đơn giản hơn nhiều là tự dựng lên những tổ chức phản cách mạng giả để thu hút và nhử những phần tử này tới “nộp mạng”.

    Từ ý tưởng này, an ninh Xôviết đã thành lập ra “Tổ chức quân chủ nước Nga” trong khuôn khổ chiến dịch “Trest” để giả dạng một nhóm phản động hoạt động trong suốt 6 năm liền. Một trong những chiến công đáng chú ý nhờ tổ chức này chính là vụ dẫn dụ và bắt giữ được tên gián điệp nổi tiếng Sydney Reily của Anh.

    Song song với chiến dịch “Trest”, phản gián Xôviết còn tổ chức thành công chiến dịch “Syndicat-2” giúp bắt giữ được tên trùm phản động B.Savinkov - lãnh đạo tổ chức Liên minh quốc gia bảo vệ tổ quốc - ngay khi hắn vừa từ nước ngoài trở về.

    Kế hoạch “hỗ trợ” mạng lưới gián điệp của MI-5

    Cơ quan Phản gián Anh (MI-5) cũng có được một chiến dịch phản gián hết sức thành công trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Vấn đề là trước khi chiến tranh nổ ra, tại Anh đã xuất hiện một vài tổ chức xã hội chuyên liên kết những kẻ có tư tưởng phát xít. Khi nguy cơ phải đối đầu với phát xít Đức đang tới gần, MI-5 đã quyết định “hỗ trợ” các tổ chức thân phát xít này để chúng có thể liên kết thành một câu lạc bộ chung của những kẻ ủng hộ Đế chế thứ ba.

    Tất nhiên tòa nhà của câu lạc bộ này đã được chuẩn bị từ trước với một loạt các phương tiện theo dõi cùng với những nhân viên sẵn sàng vào vai điệp viên hai mang. Chính nhờ sự "giúp đỡ" này, bộ phận tình báo của phát xít Đức tại London ngay từ trước chiến tranh đã không phải gặp quá nhiều vất vả để có thể tuyển mộ và xây dựng cả một mạng lưới điệp viên cho mình.

    Kết quả là tình báo Đức đã tuyển mộ được gần 100 công dân Anh, nhưng tất cả những “nguồn tin” này đều được kiểm soát kỹ lưỡng bởi MI-5. Cho đến cuối chiến tranh, không có một điệp viên nào trong số này bị bắt giữ. Theo các chuyên gia, đây cũng là một lý do khiến Hitler chưa quyết định đổ bộ quân lên đất Anh.

    Không bao giờ hành động cứng nhắc!

    Một trong những "nguyên tắc vàng" trong hoạt động tình báo là không nên hoạt động theo một chuẩn nào cả, hay đơn giản là không bao giờ hành động theo những khuôn mẫu.

    Vào những năm 60 của thế kỷ trước, phản gián Xôviết đã phát hiện ra rằng, CIA để phục vụ cho việc liên lạc với các điệp viên trên lãnh thổ Liên Xô đã chế tạo hàng loạt những hòm thư bí mật làm bằng chất ebonit có bao phủ bằng hắc ín. Thế là các chuyên gia phản gián KGB nhanh chóng cho huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ để tìm kiếm những hòm thư kiểu trên tại những địa điểm thường được sử dụng như công viên, rừng cây, nghĩa trang, công trình hay tòa nhà bỏ hoang v.v...

    Kết quả là phản gián Xôviết đã phát hiện được rất nhiều những hộp thư bí mật như trên.

    Mắt xích yếu nhất là liên lạc

    Việc phát minh ra vi phim đã mở rộng đáng kể khả năng liên lạc của các điệp viên. Công nghệ này cho phép các cuộn phim chụp được thu nhỏ xuống gấp nhiều lần, thậm chí có thể dán lên một dấu chấm trong một lá thư có nội dung hoàn toàn bình thường. Sau đó, lá thư sẽ được công khai gửi đi từ quốc gia (nơi điệp viên đang hoạt động) về trung tâm.

    Các nhân viên phản gián Anh là người đầu tiên đã phát hiện ra mối liên lạc trong những lá thư sử dụng vi phim như vậy. Đầu tiên, họ lọc ra từ số lượng lớn gửi ra nước ngoài những lá thư đáng ngờ.

    Cách phát hiện ra vi phim lại hóa ra hết sức đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao đến không ngờ. Các nhân viên phản gián chỉ cần chiếu những tờ giấy viết thư lên một bóng đèn công suất lớn. Bản vi phim dù nhỏ đến dâu cũng phải hiện nguyên hình, khác hẳn với những dấu chấm thông thường trong thư. Từ sáng kiến này, việc phát hiện ra điệp viên nằm vùng sau đó lại là chuyện hết sức đơn giản




    Thái Quân (tổng hợp)
    (CAND)
     

Chia sẻ trang này