TIỀN KÌNH HẬU ĐÀ - Lộc tiền nhất vị, thị Kình dương

Thảo luận trong 'Trao đổi kiến thức về Tử Vi' bắt đầu bởi Phuocduyen, 18 Tháng mười 2009.

  1. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Sao không phải là sao
    TIỀN KÌNH HẬU ĐÀ - Lộc tiền nhất vị, thị Kình dương

    v Vì đâu mà có Kinh Dương ở Dần Thân Tỵ Hợi – Đà La ở Tý Ngọ Mão Dậu
    v Ý nghĩa của Kình Dương và Đà La.

    Kình Đà và Lộc Tồn tinh hệ

    Trong kỳ trước, tôi có bàn về điểm dị biệt giữa Tinh, Diệu, Thân về Kình, Đà là hai khí lực luôn ở quanh Lộc Tồn.

    Lộc tồn di chuyển đến đâu, thì Kình Đà cũng di chuyển theo bao quanh, ở hai cung giáp Lộc Tồn, theo chiều hướng “Tiền Kình Hậu Đà, Lộc Tiền nhất vị, thị Kình Dương”. Tiền và hậu đây là căn cứ vào vị trí của Lộc Tồn.

    Bộ sao Quốc Ấn, Đường Phù cũng luôn luôn di chuyển theo Lộc Tồn, theo một hướng khác :”Thuận Cửu Nghịch Bát”. Thuận Nghịch đây là so với vòng xoay chuyển của địa chi.

    Vì vậy, Lộc Tồn tinh hệ gồm cả thảy mười bảy sao. Đó là Lộc Tồn, Kình, Đà, Phù, Bác Sĩ, Lực Sĩ, Thanh Long, ….

    Chỉ vì sự xếp đặt trình bày dưới hình thức Đồ Biểu (xem thì có vẻ Khoa học) mà có sự ngộ nhận rằng Lộc Tồn tinh hệ chỉ có mười ba sao là Lộc Tồn, Bác sĩ, Lực Sĩ, Thanh Long, Tiểu hao …

    Mới đây lại có cuốn sách Tử-Vi, tách Lộc Tồn rời ra, lập thành Bác Sĩ tinh hệ, chỉ gồm có mười hai sao, khởi đầu là Bác Sĩ rồi đến Lực Sĩ, Thanh Long, Tiểu hao ...

    Tử-Vi tinh hệ chỉ có sáu sao, đó là : Tử-Vi, Thiên Cơ, Thái Dương, Vũ Khúc , Thiên Đồng, Liêm Trinh.

    Thiên Phủ tinh hệ lại có tám sao, đó là : Thiên Phủ, Thái Âm, Tham Lang, Cự Môn, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thất Sát, Phá Quân.

    Không có một định luật nào bó buộc rằng một tinh hệ chỉ có, hoặc phải có đúng mười hai sao. Có thể có mười hai sao, hoặc hơn hoặc kém số đó. Kình Đà luôn luôn ở quanh Lộc Tồn, Ấn, Phù cũng sẽ dịch tùy theo vị trí của Lộc Tồn tinh hệ. Và như vậy, Lộc Tồn tinh hệ có mười bảy sao.

    Vì đâu mà có KÌNH DƯƠNG ở Dần Thân Tỵ Hợi. ĐÀ LA ở Tý Ngọ Mão Dậu.

    Trước đây, vào năm 1952 cuốn Tử Điển Tử-Vi của tác gỉa Đắc Lộc, xuất bản tại Hà Nội có luận về các sao Kình, Đà như sau :

    Kình Dương là Dương Tinh, phù cho người Dương Nam, Dương Nữ. Kình Dương Vượng ở Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Đắc địa ở Tỵ, Hợi, Dần, Thân. Hãm ở Mão, Tý, Ngọ.

    Đà La là Âm tinh, phù cho người Âm Nam, Âm Nữ. Đà La Vượng ở Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Đắc địa ở Tý, Hợi. Hãm ở Dần, Mão, Tỵ, Thân, Ngọ, Dậu.

    Cũng trước đây, trên 30 năm (năm1952), trong cuốn Tử-Vi Đẩu Số Quyển Hạ, ở trang 172 tác giả Nguyễn Mạnh Bảo có luận về sự hung hại của Kình Dương ở Dần, Thân, và qua trang 173 thấy có ghi là “ ở cung Dần thì đắc địa”.

    Vài năm sau đó (1957) tác giả Vân Đằng Thái Thứ Lang cũng luận về sự hung hại của Kình Dương ở Dần, Thân.Trong cuốn Tử Vi Chỉ Nam xuất bản năm 1957, tác giả Song An Đỗ Văn Lưu cũng có nói về Kình Dương ở Dần Thân Tỵ Hợi và Đà La ở Tý Ngọ Mão Dậu.

    Và cứ tiếp tục, một vài cuốn sách Tử-Vi xuất bản gần đây cũng có luận về sự hung hãn của Kình Dương ở Dần, Thân.

    Thế nhưng, áp dụng phương pháp ra sao của quý vị tác giả ấy thì không thể nào tính cho có được Kình Dương ở Dần, Thân, Tỵ, Hợi và Đà La ở Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Quý bạn Tử-vi thử tính lại, hoặc xem lại phần chỉ dẫn an sao thì rõ.

    Sở dĩ có sự lủng củng như vậy (luận về ảnh hưởng của Kình ở Dần, Thân, Tỵ, Hợi và Đà La ở Tý, Ngọ, Mão, Dậu, mà trong phần chỉ dẫn an sao thì không có) là vì đã tách rời Kình Dương và Đà La ra khỏi Lộc Tồn tinh hệ. Rồi từ đó đã áp dụng lần lần câu:
    ”Tiền Kình Hậu Đà, Lộc Tiền nhất vị thị Kình Dương”.

     
    Last edited by a moderator: 31 Tháng mười 2009
  2. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: TIỀN KÌNH HẬU ĐÀ - Lộc tiền nhất vị, thị Kình dương

    KÌNH và ĐÀ là hai khí vận luôn luôn đi theo kèm hai bên Lộc Tồn.

    1-Tuổi Giáp, Lộc Tồn tại Dần

    – Dương Nam, Âm Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi xuôi. Tiền Kình Hậu Đà thì Kình Dương tại Mão, Đà La tại Sửu.

    – Âm Nam, Dương Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi ngược. Tiền Kình, Hậu Đà thì Kình Dương tại Sửu và Đà La tại Mão. Như vậy thì mới có trường hợp Đà La tại Mão (Tý Ngọ Mão Dậu).

    2-Tuổi Ất, Lộc Tồn tại Mão

    – Dương Nam, Âm Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi xuôi. Tiền Kình Hậu Đà thì Kình Dương tại Thìn, Đà La tại Dần.

    Kình Đà là hai khí vận nằm trong Lộc Tồn tinh hệ, luôn luôn gíap hai bên Lộc Tồn

    – Âm Nam, Dương Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi ngược. Tiền Kình, Hậu Đà thì Kình Dương tại Dần và Đà La tại Thìn. Như vậy mới có trường hợp Kình Dương ở Dần (Dần, Thân, Tỵ, Hợi).

    3-Tuổi Bính & Mậu , Lộc Tồn tại Tỵ

    – Dương Nam, Âm Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi xuôi. Tiền Kình, Hậu Đà thì Kình Dương tại Ngọ, Đà La tại Thìn.

    – Âm Nam, Dương Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi ngược. Tiền Kình, Hậu Đà thì Kình Dương tại Thìn và Đà La tại Ngọ. Như vậy thì mới có trường hợp Đà La tại Ngọ (Tý Ngọ Mão Dậu).

    4-Tuổi Đinh & Kỷ, Lộc Tồn tại Ngọ

    – Dương Nam, Âm Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi xuôi. Tiền Kình Hậu Đà thì Kình Dương tại Mùi, Đà La tại Tỵ.

    Kình Đà là hai khí vận nằm trong Lộc Tồn tinh hệ, luôn luôn gíap hai bên Lộc Tồn

    – Âm Nam, Dương Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi ngược. Lộc tiền nhất vị, thì Kình Dương tại Tỵ và Đà La tại Mùi. Như vậy mới có trường hợp Kình Dương tại Tỵ (Dần, Thân, Tỵ, Hợi).

    5-Tuổi Canh, Lộc Tồn tại Thân

    – Dương Nam, Âm Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi xuôi. Tiền Kình Hậu Đà, thì Kình Dương tại Dậu, Đà La tại Mùi.

    – Âm Nam, Dương Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi ngược. Lộc tiền nhất vị thị Kình Dương thì Kình tại Mùi và Đà tại Dậu. Như vậy mới có trường hợp Đà La tại Dậu (Tý Ngọ Mão Dậu).

    6-Tuổi Tân, Lộc Tồn tại Dậu

    – Dương Nam, Âm Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi xuôi. Lộc tiền nhất vị thị Kình Dương, thì Kình tại Tuất, Đà tại Thân.

    – Âm Nam, Dương Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi ngược. Tiền Kình Hậu Đà, thì Kình Dương tại tại Thân và Đà La tại Tuất. Vì vậy mà có Kình Dương tại Thân (Dần, Thân, Tỵ, Hợi).

    7-Tuổi Nhâm, Lộc Tồn tại Hợi

    – Dương Nam, Âm Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi xuôi. Lộc tiền nhất vị thị Kình Dương, thị Kình Dương tại Tý, Đà La tại Tuất.

    – Âm Nam, Dương Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi ngược. Tiền Kình Hậu Đà, thì Kình Dương tại tại Tuất và Đà La tại Tý (Tý Ngọ Mão Dậu).

    8-Tuổi Qúy, Lộc Tồn tại Tý

    – Dương Nam, Âm Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi xuôi. Tiền Kình Hậu Đà thì Kình Dương tại Sửu, Đà La tại Hợi.

    Kình Đà là hai khí vận nằm trong Lộc Tồn tinh hệ, luôn luôn gíap hai bên Lộc Tồn

    – Âm Nam, Dương Nữ. Lộc Tồn tinh hệ đi ngược. Tiền Kình Hậu Đà Lộc tiền nhất vị, thị Kình Dương thì Kình Dương tại Hợi và Đà La tại Sửu. Vì vậy mới có trường hợp Kình Dương tại Hợi (Dần, Thân, Tỵ, Hợi).

    Cụ Song An Đỗ Văn Lưu, khi bàn về Miếu, Vượng, Hãm của các sao có nói Kình Dương Hãm ở Tỵ, và Đắc địa ở Dần, Thân, Hợi.

    Cụ Ba La trong khi luận giải kỹ một vài lá số, cũng đã an Kình Đà và luận về sự Đắc, hãm của bộ sao này như vậy. Tuy nhiên, với một vài người chưa thông cảm lắm, hoặc có thái độ chất vấn, đánh đố phiền phức thì Cụ không ham muốn tranh luận phải trái làm gì. Giá trị của Tử-Vi không phải chỉ thu gọn vào một số công thức khô khan để giải đáp những khắc khỏai giây lát mà nằm ở những quan niệm sâu xa, luận giải tế nhị. Luận giải tế nhị với người chưa nắm vững căn bản thì mất nhiều thời giờ, có khi lại đi đến chỗ tranh luận phiền phức, hơn thua chẳng lợi lộc gì.

    Trong khi sưu tầm các quan niệm Tử-Vi xưa, tôi không hề có ý dựa vào quan niệm của Cụ Ba La hoặc của Cụ Song An làm tiêu chuẩn cho chân lý Tử-Vi. Tôi chỉ muốn trình bày rằng, sự vội vã công thức hóa Tử-vi, thu gọn Tử-vi vào trong một số đồ biểu, đã làm thất lạc những quan niệm thâm thúy của người xưa. Thọat nhìn qua thì một số công thức, đồ biểu, có vẻ khoa học, dễ hiểu, để áp dụng cho người mới nhập môn. Nhưng khi bình tâm tính kỹ lại thì dễ có điểm mâu thuẫn khó giải quyết, hoặc thiếu ý nghĩa sâu rộng khiến cho người nghiên cứu Tử-vi khó có thể tiến xa được.

    Mâu thuẫn không phương hướng giải quyết, vì như bên trong có cuốn sách thì luận về sự hung hại của Kình Dương ở Dần, Thân; có đọan sách nói là Kình Dương ở Dần là Đắc Địa, mà ở phần chỉ dẫn an sao, không tính cách nào cho có được Kinh Dương ở Dần Thân Tỵ Hợi (chỉ vì đã tách rời Kình Đà ra khỏi Lộc Tồn tinh hệ, áp dụng lầm lẫn câu Tiền Kình Hậu Đà. Lộc Tiền Nhất Vị, Thị Kình Dương).
     
    Last edited by a moderator: 1 Tháng mười một 2009
  3. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: TIỀN KÌNH HẬU ĐÀ - Lộc tiền nhất vị, thị Kình dương

    CÁC CUNG MIẾU, ĐẮC, HÃM ĐỊA CỦA KÌNH DƯƠNG VÀ ĐÀ LA

    Phần lớn các sách Tử-Vi đều luận rằng :

    – Bốn cung Thìn Tuất Sửu Mùi là Miếu địa của Kình Dương và Đà La.

    – Bốn cung Dần Thân Tỵ Hợi là Hãm địa của Đà La.

    Riêng về Kình Dương thì Hãm địa là cung Tỵ, và Đắc địa là Dần Thân và Hợi.

    Theo cụ Song An (tác giả cuốn Tử-Vi chỉ Nam) thì Kình, Đà cũng Đắc địa tại Tý, có đọan lại luận là Bình.

    Tôi thiển nghĩ là không nên phân vân, khẳng định hoặc phủ nhận một công thức nào. Các công thức trong Tử-Vi không phải là đã được lập thành bởi những định luật tóan học, vật lý, hóa học, máy móc, mà bởi “kinh nghiệm”. Tử-Vi là một môn Khoa Học luận tương đối. Không có đơn vị nào để đo lường sự sai biệt giữa Đắc và Bình, giữa Miếu và Vượng. Một sao “Bình” mà được đa cát tinh giao hội vẫn đắc lực hơn một sao “Đắc” mà đứng chơi vơi một mình, không được phò tá.

    Những công thức Tử-Vi được lập thành do những quan niệm Lý Học, do sự luận giải, chiêm nghiệm, kinh nghiệm. Muốn chiêm nghiệm, rút kinh nghiệm thì cần hiểu ý nghĩa, tính chất các sao ấy. Có hiểu ý nghĩa các Sao thì mới có thể nhìn xâu xa, vì các Vị sao trong Tử-Vi, không phải là những con số. Trên các vị sao ấy (tạm gọi chung là như vậy) có khi còn kéo theo cả một nhân sinh quan, một vũ trụ quan. Người xưa đã ngụ ý rất nhiều khi đặt tên các vị Sao.
     
    Last edited by a moderator: 12 Tháng mười một 2009
  4. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: TIỀN KÌNH HẬU ĐÀ - Lộc tiền nhất vị, thị Kình dương

    Ý NGHĨA CỦA KÌNH DƯƠNG VÀ ĐÀ LA

    Trong vòng Lộc Tồn, thì Thanh Long và Bệnh Phù là hai ngôi luôn luôn đối chiếu nhau. Gặp Bệnh Phù ở cung Chính thì ít người để ý, mà lại tập trung cái nhìn của mình vào Thanh Long, từ ngòai chiếu lại.

    Khi xem cung Thìn là cung chính, gặp Bệnh Phù ở đó thì không kể đến, mà chú trọng luận giải Thanh Long ở cung Tuất chiếu vào. Bệnh Phù và Thanh Long cùng ở trong một vòng sao, hai ngôi luôn luôn đối chiếu vào nhau. Vì sao lại bỏ Bệnh Phù ở bên trong, chỉ nhìn vào Thanh Long bên ngòai để mà đóan. Ấy cũng chỉ là thói quen vội vã thông qua những tên sao nào có vẻ rắc rối khó hiểu, mà chỉ nhìn vào những sao nào có vẻ dễ hiểu hoặc có vẻ hấp dẫn hơn để mà đóan.

    Bệnh Phù là cái gì mơ hồ, nghe có vẻ như bệnh họan, phù thủng. Thanh Long nghe có vẻ sáng sủa hấp dẫn hơn. Thế rồi, khi xem cung Thìn là chính, thấy có Bệnh Phù cũng bỏ đó, hãy luận về Thanh Long ở cung Tuất chiếu vào đã.

    Một vài người nghiên cứu Tử-Vi thường có thói quen như vậy. Nhờ linh tính, trực giác, gặp may nhiều khi cũng đóan đúng. Nhưng thiễn nghĩ rằng sự đoán đúng này, dùng để chứng minh ảnh hưởng của trực giác chứng minh cái thuyết “ Phúc chủ lộc thày” … thì đúng hơn là để đi tìm cái tinh hoa của một môn Lý Học.

    Cũng do sự vội vã thông qua, do thói quen dồn các bộ sao vào một công thức mà không mấy người, không mấy cuốn sách Tử-Vi nói rõ điểm dị biệt giữa Kình và Đà, Linh và Hỏa, Khôi và Việt, Không và Kiếp .v.v.v…

    Cứ nói rằng Kình Đà, Không Kiếp, Linh Hỏa, là bộ Lục sát tinh. Rồi thì Kình cũng như Đà; Đà cũng như Kình, Kiếp cũng như Không, Không cũng là Kiếp, Linh cũng như Hỏa, hay Hỏa cũng giống như Linh hay sao ?.Cứ nói rằng “Tọa Khôi Hướng Việt”; “Tọa Qúy hướng Qúy” là qúy cách, Khôi và Việt là bộ văn tinh, qúy tinh. Rồi Khôi cũng là Việt cũng giống Khôi hay sao ?

    Có tìm hiểu ý nghĩa dị biệt khác nhau giữa KÌNH DƯƠNG & ĐÀ LA thì mới hiểu được, chiêm nghiệm được trường hợp, cùng thì người tuổi Tân, Dương Nam, Âm Nữ có Kình Dương tại Tuất; Còn Âm Nam , Dương Nữ có Đà La tại Tuất. Kình tại Tuất hay Đà La tại Tuất cũng đều nhập miếu. Vậy hai trường hợp nhập Miếu này khác nhau ra sao ?

    Ngày nay, cách viết tên hai vị Sao này bằng chữ Hán cũng có một vài trường hợp lủng củng, thất truyền, khiến cho người nghiên cứu ít nhìn thấy điểm dị biệt giữa Kinh và Đà. Những điểm tế nhị còn nhiều, không thể kể hết trong một vài trang giấy, tôi sẽ trình bày thêm vào những kỳ sau./.
     
    Last edited by a moderator: 12 Tháng mười một 2009
  5. hoacai01

    hoacai01 New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    13
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: TIỀN KÌNH HẬU ĐÀ - Lộc tiền nhất vị, thị Kình dương

    Có tìm hiểu ý nghĩa dị biệt khác nhau giữa KÌNH DƯƠNG & ĐÀ LA thì mới hiểu được, chiêm nghiệm được trường hợp, cùng thì người tuổi Tân, Dương Nam, Âm Nữ có Kình Dương tại Tuất; Còn Âm Nam , Dương Nữ có Đà La tại Tuất. Kình tại Tuất hay Đà La tại Tuất cũng đều nhập miếu. Vậy hai trường hợp nhập Miếu này khác nhau ra sao ?

    Tân sinh nhân : nguời sinh năm Tân nếu là nam thì gọi là Âm Nam, nếu là nữ gọi là Âm Nữ. Chính vì năm Tân là năm âm nên tất cả những nguời sinh năm ấy chỉ lọt vào 2 truờng hợp liệt kê ở trên tức Âm Nam hay Âm Nữ - không thể có Duơng Nam tuổi Tân hay Duơng Nữ tuổi Tân.

    Tuổi Tân Lộc Tồn an tại Dậu, như vậy tùy theo cách an của 2 phái (1 đại diện bởi Ba La, Thiên Luơng, Hà Lạc Dã Phu ... và 1 phái đại diện bởi số còn lại đông hơn) mà Kình hay Đà cư Tuất tùy theo cách đặt tên.

    Lá số Tân Mão Âm Nam phi thuờng cách đăng ở cuối sách Tử Vi Đẩu Số Tân Biên của Vân Đằng TTL : thật sự Phá Quân gặp Kình Duơng tại Tuất hay Phá Quân cùng Đà La tại Tuất - là 1 điều gây tranh cãi không những về (1) sự khả tín về lá số này có phải của lãnh tụ trong hang Pắc Bó thời kháng Pháp và còn về (2) sự hợp lý của Kình / Đà đi cùng Phá Quân cư Di cung Tuất hay không ?

    Nếu cho là Đà La thì Đà làm vuớng Phá Quân trong trận La Võng thì làm sao ông đó tung hoành trong vãn vận ?

    Nếu cho là Kình Duơng xem ra có phần hợp lý vì khả năng "khủng" về tình dục của ông đã trở thành 1 vết nhơ trong quá trình cách mạng na ná như ông Mao ôm Tham Lang đa dục vô bờ bến.

    Theo thiển ý của tôi, Kình Duơng bao giờ cũng an theo chiều đồng hồ bất chấp tuổi gì, đó là dựa theo nghiệm lý của chính bản thân cho nguời âm nam tuổi Ất, Kình Duơng cư Thìn !

    Xin đóng góp ít hàng để tỏ lòng tri ngộ biết ơn đến Phuớc Duyên nguời đã chép lại các tinh hoa của Tử Vi VN ngày truớc .

    ~_coffee
     
    Last edited by a moderator: 13 Tháng mười một 2009
  6. tuetvnb

    tuetvnb New Member

    Tham gia ngày:
    1 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    17
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: TIỀN KÌNH HẬU ĐÀ - Lộc tiền nhất vị, thị Kình dương

    Học hỏi được nhiều từ topic này..
    Chúc hai Lão sư phụ vạn an vạn phước.
    Kính!
     
  7. Ðề: TIỀN KÌNH HẬU ĐÀ - Lộc tiền nhất vị, thị Kình dương

    Mong sao Bác Phước Duyên và đại ca Hoa Cái 1 tiếp tục giảng giải về môn tử vi. Cháu biết là lạc đề và làm loãng chủ đề này nhưng cũng mạo muội đặt ra mấy câu hỏi sau:

    1. Căn nguyên của môn tử vi: môn tử vi được lập ra theo những bộ môn nào? thiên văn? lịch số? kinh dịch? bởi vì đã thành hình một môn học thì thể nào cũng có nguồn gốc phát sinh
    2. những nguyên lý nào (từ các bộ môn làm nền móng cho môn tử vi) được áp dụng vào môn tử vi?
    3. ý nghĩa cụ thể của từng sao?
    4. các biến thể về ý nghĩa của các sao đó khi chúng kết hợp với nhau?

    bởi phật đà có nói "ai biết được căn nguyên của sự việc sẽ giải quyết được chúng" nên cháu thiết nghĩ nếu có người bỏ công phu ra giải thích rốt ráo được các câu hỏi sau sẽ thống nhất được môn đẩu số này. Xin lỗi các bác vì đã làm phiền, cháu không mong được giải thích chừng đó vấn đề trong chủ đề này, nhưng mong các bác tiếp tục giải thích trong các chủ đề khác.

    Kính! ~_coffee
     
  8. hoacai01

    hoacai01 New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    13
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: TIỀN KÌNH HẬU ĐÀ - Lộc tiền nhất vị, thị Kình dương

    Bàn về Kình Dương, Đà La, Thiên Hình, Hóa Ky, Thiên Riêu

    Đọc các câu phú của tiền nhân thường thấy bộ Kình Kỵ hay Hình Kỵ biểu hiện 1 cái gì hắc ám làm hư hoại các thứ tốt đẹp - ngay cả 1 dàn cảnh Tử Phủ Vũ Tướng hội các cát tinh vậy mà lỡ để lọt bộ Hình Kỵ xen vào trong nội cung lại thành lấm lem đáng tiếc. Thường thì chúng ta thấy có câu Kình Dương hoá thành Thiên Hình thứ hai chủ hành hạ cay độc đối với mạng Mộc hay tuổi Giáp Ất.

    Kình + Hình = song kiếm hợp bích, thường mang ý nghĩa xấu, ngay cả Hình đắc ở Dần gặp Kình ở Ngọ biến thành 2 thanh kiếm thanh đao kè sát đầu ngựa, rất tai hại cho người tuổi Bính, Mậu (Lộc Tồn tại Tỵ), dễ gây tai nạn xâm phạm đến cơ thể, để lại thương tích, vết thẹo.

    Kình Kỵ hay Hình Kỵ mang lại các thương đau trừng phạt thế nhân, riêng tuổi Giáp Ất hay mạng Mộc ắt chịu hình phạt nặng hơn các trường hợp khác.

    Tam ám = Đà Riêu Kỵ

    Đà La hoá khí thành đám mây đen, gia thêm Kỵ Riêu lập cách tam ám. Trong thế hội tụ (hiện ra ở tứ phương) hay liên hoàn (3 cung sát nhau thấy 3 sao liền lạc) hay trong cụm (1 sao thủ + thêm 1 sao giáp, hay 1 sao thủ 1 sao nhị hơp) đều gây những oan khiên, sui sẻo đến kiếm mình mà hành hạ thế nhân vô cùng đau khổ vì

    - Đà La ám khí cản trở, trời đất tù mù (Nhật Nguyệt sợ gặp Kình Đà, là cách khắc cha mẹ, chồng con)
    - Thiên Riêu vừa tượng là thần linh, vừa tượng là ma quỉ, đắc thì linh khí còn hãm là vong linh không siêu thoát
    - Hóa Kỵ ân oán dây dưa, mối hận lòng không sao tẩy rửa vết dơ bám trong lẫn ngoài

    Cases thực chứng :

    1. Cô giáo Ất Mùi vào DH cung Di tại Dần trúng Đà Riêu Kỵ mà vong mạng một cách kỳ quái, làm cho người đời chưng hửng và bàn tán (tuổi Ất Âm Nữ Đà La tại Dần).

    2. Cô đào Marilyn Moroe nổi tiếng các thập niên 50-60 chết vì quá liều thuốc (có giả thuyết cho rằng cô bị CIA giết bịt miệng). DH cũng trúng Đà Riêu Kỵ.

    3. Nữ quái Anna Nicole Smith với bộ ngực vĩ đại, cặp bồ với Tỷ Phú già nua, chồng chết thì dành gia tài với các con riêng của chồng, chưa ngã ngũ thì lăn đùng ra chết cũng vì dùng hóa chất quá nhiều (drug overdose) gây ra rất nhiều tai tiếng, cũng vong mạng trong DH Đà Riêu Kỵ.

    Xét 3 trường hợp trên, cách phối hợp của tam ám (Đà Riêu Kỵ) nhất định rất sắc bén, theo thiển ý Kình không thể thay Đà để thành lập tam giác ghê rợn vây hãm con người đến độ vong thân vì khí lực suy giảm tột độ khi bộ ba Đà La - Thiên Riêu - Hóa Kỵ là những gì hung độc chờ dịp mệnh / thân có sẳn những sắc tố thích hợp cho bộ ba sên hung ác dị thường gặp tình cảnh thích hợp thì phát độc hại vô bờ bến.

    Cô giáo người VN Ất Mùi mạng yếu bị Đà Riêu Kỵ tấn đánh, nhức đầu chóng mặt, chỉ qua 1 đêm không còn thở sáng hôm sau.

    Cô đào MM (Marilyn Monroe) mệnh Âm Dương tại Sửu eo sèo, rất sợ Đà Riêu Kỵ xâm phạm.

    Quái nữ Anna Nicole Smith với cặp ngực núi lửa, quá đa tình (Liêm thủ mạng tại Thân có Không Kiếp Tuần Triệt) đụng nhằm Tam Ám đầy Thuỷ mà bị hành hạ bởi hóa chất đến vong mạng.
     
    Last edited by a moderator: 17 Tháng mười một 2009
  9. phuong1984

    phuong1984 New Member

    Tham gia ngày:
    9 Tháng bảy 2008
    Bài viết:
    373
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: TIỀN KÌNH HẬU ĐÀ - Lộc tiền nhất vị, thị Kình dương

    =)) lão ngoan đồng tìm mãi không thấy bên tuvilyso hóa ra là náu thân nơi này.
     
  10. hoangkts

    hoangkts New Member

    Tham gia ngày:
    3 Tháng mười hai 2009
    Bài viết:
    4
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: TIỀN KÌNH HẬU ĐÀ - Lộc tiền nhất vị, thị Kình dương

    Cám ơn hai Bác phuocduyen & hoacai01!
    vì em là ất mão (âm nam)
    - Khi đọc bài của Bác phuocduyen em thật sự rất lo lắng, vì lưới trời lồng lộng --> thì mệnh nhân nhỏ bé này sao tránh khỏi --> Bài học từ cách an sao của các Cụ giúp chúng ta thành tâm hướng thiện...tránh dữ--> hóa lành, mình mong tấc cả chúng sanh đều như vậy. Cám ơn Bác!
    - Khi đọc bài của Bác hoacai01 thì em cũng tự an ủi trong thâm tâm mình cũng chưa đến nổi bạc phúc bạc mệnh --> để mắc phải thiên la địa võng. Cám ơn Bác!
    Chốt lại: theo em dù có thiên la địa võng hay không thì đó là thiên định. Nhưng từ ngàn xưa Ông cha ta và các Cụ đã viết hết bao nhiêu giấy mực..bao nhiêu bài học làm người..bao nhiêu cách để đối nhân xư thế --> đều hướng chúng ta lấy ác để hành thiện, tránh xa tham sân si và hãy làm những việc tốt khi chúng ta còn có thể ( tốt đời đẹp đạo ) không bao giờ muộn cả, nghiệp ( lành, dữ ) đều do chúng ta tạo ra --> vì vậy đôi lúc ở trong thiên la địa võng lại là cách trọn hay!
    Chúc sức khỏe hai Bác và các anh em trên diễn đàn!
     

Chia sẻ trang này