1. tuyenhoa1985

    tuyenhoa1985 New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    40
    Điểm thành tích:
    0
    Người tu hành phải tu tướng vô ngã, tu đến mức độ không còn cái "ta." Nếu không còn cái "ta" thì có thể nhẫn chịu được hết tất cả, cảnh giới nào đến tâm cũng đều không động, tự xem mình ví như hư không.
    Thành Phật không phải dễ! Không chặt đứt tâm tham dục mà mong thành Phật thì không khi nào được. Người đời nay đa số đều thích cầu may, đi đường tắt, dễ dàng bị cuốn hút bởi những việc huyền ảo, lạ kỳ; do đó bị mê hoặc, lạc vào lưới ma.
    Tại sao nói láo? Vì sợ mình bị mất quyền lợi, sự bị thua thiệt.
    Nếu phạm giới dâm dục thì dễ dàng phạm giới sát hại, ăn cắp và nói láo. Vì thế, giới dâm dục bao gồm các giới sát hại, trộm cắp và nói láo.
    Giữ Năm Giới, làm Mười Ðiều Lành thì được sanh lên cõi trời, cõi người. Nếu còn tâm tham lam, sân hận, ngu si, thì sẽ đọa lạc vài ba đường ác.
    Nếu hiểu rõ Giới Luật thì có thể thâm nhập toàn cõi Phật Pháp. Nếu không hiểu Giới Luật thì giống như mây bay trên trời, lơ lơ lửng lửng, không có một điểm tựa căn bản.
    Căn bản của Giới Luật chỉ có một điều, đó là không ích kỷ.
    Tinh tấn trì Giới chủ yếu là ngay tại những nơi không ai thấy. Không phải chỉ tinh tấn trì Giới trước mặt người khác mà khi ở một mình cũng phải luôn luôn tinh tấn, siêng năng, nghiêm trì Giới Luật.
    Chúng ta học Phật Pháp tức là học không não hại kẻ khác. Là Phật tử, phải nên ăn chay; vì nếu ăn thịt tức là làm tổn hại sinh mạng của những chúng sanh khác.
    Ăn chay là phải chịu thiệt thòi vì không thể hưởng được của ngon vật lạ trong cuộc đời. Nhưng nếu không ăn chay mà lại ăn thịt loài vật thì sau khi chết phải tới địa phủ để thanh toán nợ nần. Tôi lấy lương tâm mà nói thật cho các vị biết rằng: Nếu mọi người không ham "khoái khẩu," không tham hưởng thụ, thì sau khi chết sẽ không phải ra tòa!
    Người học Phật mà không giữ Giới Luật thì cũng giống như chiếc bình không đáy--đổ nước vào bao nhiêu thì chảy ra bấy nhiêu. Thế nên phải nghiêm trì Giới Luật thì từ từ sẽ đạt tới cảnh giới vô-lậu.
    Cho dầu tu pháp môn gì đi nữa, chúng ta cần phải có tâm nhẫn nhục thì mới thành tựu. Nếu không có tâm nhẫn nhục thì không thể thành tựu trong bất cứ pháp môn nào.
    Người xuất gia tu Ðạo gì? Tu Ðạo Nhẫn Nhục.
    Nhẫn là hạt châu vô giá mà người người không biết đào tìm. Nếu biết cách dùng thì muôn sự đều tốt lành.
    Người tu Ðạo cần phải nhẫn những gì mà kẻ khác không thể nhẫn, nhường nhịn những gì mà kẻ khác không thể nhường nhịn, ăn mặc những gì mà kẻ khác không thể ăn mặc--nói chung là phải thọ nhận những gì mà người khác không thể thọ nhận.
    Khi chúng ta tu Ðạo, việc quan trọng nhất là không tranh. "Không tranh" tức là không cùng người khác tranh đua hơn thiệt, điểm tốt điểm xấu, hoặc tranh luận về việc đúng việc sai của kẻ khác.
    Dẫu trong hoàn cảnh nào đi nữa, chúng ta cũng chớ tham lam thái quá. Phải thường biết đủ, nhẫn nhịn. Ðó là pháp vi diệu vô thượng mà mọi người lại quên đi! Thế nên, nếu không tranh, không tham thì phước thọ vô biên. Nếu vẫn còn tranh chấp, tham lam, nhiễu loạn, thì nghiệp tội đến với mình không ít, muốn thoát khỏi ba cõi cũng không cách gì thoát ra được
     
  2. tuyenhoa1985

    tuyenhoa1985 New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    40
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trì Giới, Nhẫn Nhục

    Mỗi khi Hòa Thượng trả lời câu hỏi của người khác, câu trả lời của Ngài luôn luôn là câu "bất ngờ" làm kinh ngạc mọi người, làm họ được pháp hỷ, vỗ tay khen ngợi. Những câu trả lời hài hước của Hòa Thượng luôn luôn mang những thiền vị ẩn tàng làm người hỏi bị một cú đấm đúng lúc vào đầu và chỉ thắng vào tâm. Một đoạn trong Kinh Lục Tổ (Pháp Bảo Đàn), phẩm thứ 8 "Đốn Tiệm", soi sáng những khôi hài bát nhã của Hòa Thượng :
    "Người thấy tánh lập ra (muôn pháp) cũng đặng, chẳng lập ra cũng đặng. Ði lại tự do, không ngừng không ngại, phải chỗ dùng thì tùy cơ mà làm, phải chỗ nói thì tùy cơ mà đáp, hiện khắp hóa thân mà chẳng lìa tánh mình, tức là đặng Tự tại thần thông, Du hý tam muội. Ấy gọi là thấy tánh."

    Ý nghĩa của đoạn này là người giác ngộ, kẻ thực sự hiểu rõ tâm mình, có thể lập ra phương pháp hoặc không lập ra, tuỳ ý họ muốn. Họ có thể đến và đi tùy ý, không bị chướng ngại. Điều này cho thấy tự tại về sanh tử. Nếu người nào hỏi họ một câu hỏi, họ có thể trả lời không cần suy nghĩ, những câu trả lời có đạo lý và không vô lý. Lúc đó, hóa thân của họ khắp nơi, tuy nhiên họ lại không rời tự tánh. Khắp nơi khắp chốn, họ quán tự tại và có đủ ngũ nhãn lục thông. Những người thấy tánh có thể trả lời các câu hỏi ngay khi vừa được hỏi, tuy nhiên không bao giờ trả lời sai hoặc dẫn người đi lạc. Dưới đây là một số câu trả lời của Hòa Thượng trả lời những câu hỏi của những người có tín tâm:


    H. Làm thế nào để chấm dứt sanh tử ?

    Đ. Ăn, mặc áo quần, và ngủ.
    Hòa Thượng không nói đùa. Thật ra, "Trong mọi cử chỉ, tự xem xét mình. Dù động hay tịnh, ngủ hay thức, đừng đi ra khỏi nhà." Tâm bình thường là Đạo!

    H. Chúng ta có thể lạy Tượng Phật chưa được "khai quang" không ?

    Đ. Nếu ông không có chấp trước trong tâm, thì tượng Phật luôn luôn đã được khai quang. Nếu ông còn chấp trước, thì dù tượng Phật đã được khai quang cũng vẫn giống như chưa khai quang.

    H. Nếu chúng ta đáng lẽ tụng Chú Đại Bi 108 lần mỗi ngày, thì nên tụng Chú Lăng Nghiêm bao nhiêu lần ?

    Đ. 1800 lần.

    H. Làm sao để ngăn ngừa động đất ?

    Đ. Nếu con người không nổi nóng, thì sẽ không có động đất.

    H. Chúng ta nên tụng kinh hoặc chú gì để dễ dàng đạt được Phật quả.

    Đ. Tụng kinh không nổi nóng, kinh không la mắng người khác, và kinh không nóng giận. Với ba bộ kinh này, ông sẽ đạt được Phật quả rất nhanh.

    H. Làm sao để loại bỏ dâm dục ?

    Đ. Nếu đừng nghĩ tới, thì sẽ loại bỏ được. Nếu cứ liên tục nghĩ đến, thì làm sao bỏ được ? Ngay khi những niệm này vừa khởi lên, phải biết rõ nó. Một khi biết rõ, thì nó biến mất.

    H. Bach Hòa Thượng, sau khi viên tịch, ngài sẽ đi về đâu ?

    Đ. Không chỗ nào cả!

    Thật ra Hòa Thượng đã đạt được tự tại sanh tử, do đó ngài "không đến không đi." Do đó ngài không đi chỗ nào cả. Hòa Thượng đã nói nhiều lần, "Đối với tôi sanh và tử không có gì khác cả." "Tôi có thể sống nếu tôi muốn sống, và chết nếu tôi muốn chết. Tôi tự do chọn lựa sống chết.". "Tôi xem chết và sống giống nhau. Không có gì khác biệt. Tôi có thể quên mình vì Phật Pháp. Đây là bốn phận căn bản của Phật tử."


    H. Làm sao còn có thể phá thủng chấp trước và vọng tưởng ?

    Đ. Ai đem cho ông sự chấp trước ? Ai đem cho ông vọng tưởng ?

    H. Câu "Nên sanh tâm không trụ vào đầu cả (Ưng vô sở trụ)" có nghĩa là gì ?

    Đ. Tâm ông ở đâu ? Đầu tiên hết hãy cho tôi biết điều đó.

    H. Làm sao có thể rời Tam Giới và vào cửa giải thoát ?

    Đ. Một khi không còn ở trong Tam Giới, là ông đã ra khỏi Tam Giới.

    H. Bồ Tát Quán Âm từ đâu đến ?

    D. Tại sao ông không tự hỏi ông từ đâu đến ?

    H. Người sợ ma hay ma sợ người ?

    Đ. Nêu trong tâm ông có ma, thì người sợ ma. Nêu trong tâm không có ma, thì ma sợ người.

    H. Làm sao người tại gia có thể "ngủ không nằm" ?

    Đ. Người tại gia trước hết nên thực hành "không khởi tà vạy"

    H. Làm sao có thể đem Phật Pháp vào cuộc sống hàng ngày ?

    Đ. Bằng cách không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, và không nói dối.

    H. Làm sao đối phó với vấn đề tái sanh ?

    Đ. Tại sao ông lại muốn tái sanh? Ông đang mang theo quá nhiều rác rưởi, làm sao có thể đi được ?

    H. Ý kiến Phật Tử tặng cơ phận của cơ thể sau khi chết có phải là ý kiến hay không?

    Đ. Cho cơ phận sau khi chết không tốt bằng cho cơ phận khi đang còn sống. Như vậy mới chân thật! Nếu chỉ cho khi ông đã chết và không còn dùng đến nữa, thì ích lợi gì ? Vì có câu nói "Đừng cho người khác cái gì mình không muốn."

    Hiến tặng bộ phận cơ thể là đề tài được thảo luận sôi nổi trong những năm gần đây, và người ta không đồng ý với nhau. Hòa Thượng rất đặc biệt trong quan điểm của ngài rằng nếu người ta có thể hiến tặng bộ phận của cơ thể mình trong lúc đang còn sống (có thể chịu đựng đau đớn), thì không có vấn đề gì về việc hiến tặng bộ phận cơ thể trước khi chết. Do đó ngài vẫn giữ ý kiến rằng đừng đợi tới lúc chết để hiến tặng bộ phận cơ thể (lúc đó không ai có thể chắc chắn là họ không hối hận về quyết định của họ bởi vì lúc đó quá đau đớn). Hòa Thượng cũng cho rằng người thật sự tu Bồ Tát Đạo thì nên "cho kẻ khác những cái mình thích."


    [​IMG]
    The Venerable Master on the campus of the University of British Columbia, Vancouver in 1990.

    Có người có lần nói với Hòa Thượng , "Khi con thấy Hòa Thượng tựa người vào cây gậy bởi vì ngài nhận chịu quá nhiều nghiệp chướng của chúng sanh, còn cảm thấy buồn. Xin Hòa Thượng có thể từ bi trụ thế lâu hơn đuợc chăng ?" Hòa Thượng lập tức liệng cây gậy, làm mọi người vỗ tay, và nói "Con còn cảm thấy buồn nữa không ?" Đây là một ví dụ của Bát Nhã Vi Diệu của Hòa Thượng là "Giữa tướng quét sách các tướng." Như vậy không thú vị hay sao ?
    Trong suốt cuộc đời, Hòa Thượng luôn nhấn mạnh "đừng nổi nóng" va "tu nhẫn nhục", bởi vì "Phật Pháp không lìa thế gian. Tìm Bồ Đề ngoài thế gian cũng giống như tìm sừng thỏ." Hòa Thượng nói:
    Quý vị chỉ có thể tiêu trừ hoạn nạn khi nào không còn phiền não. Quý vị chỉ có thể sống lâu hơn nếu không nổi nóng.
    Nếu một người không nổi nóng, tất cả nghiệp chướng sẽ được tiêu trừ.

    Hòa Thượng cũng làm hai bài chú rất hay:


    Kiên nhẫn! Kiên nhẫn! Phải kiên nhẫn! Đừng nóng giận, ta bà ha.


    Nếu ông không nổi nóng

    Ông có thể tránh muôn bệnh
    Đó là thuốc trị bá bệnh
    Để trên kệ cao bị lãng quên!
    Ta bà ha.

    Khi Hòa Thượng trở lại Vạn Phật Thánh Thành mang khăn che mặt (xem chi tiết trong nguyệt san Vajra Bodhi Sea số 275), một trong các đệ tử của ngài không thể chịu thấy như vậy nên đến giựt khăn che mặt của Hòa Thượng ra. Hòa Thượng nói khôi hài: "Nếu con lấy khăn che mặt của ta, ta có thể đeo lên khăn khác. Ta đã chuẩn bị năm cái. Ta có cái màu xanh, cái màu vàng, cái màu đỏ, cái màu trắng, và cái màu đen. Đến năm cái !"

    Trên bề mặt không có vẻ gì nhiều, nhưng thật ra đây không phải là trường hợp tầm thường. Tôi tin rằng đây là trường hợp giảng dạy Bát Nhã của Hòa Thượng bằng cách làm gương. Giựt khăn che tượng trưng "đập nát các tướng" và tìm lại "khuôn mặt nguyên thủy (bổn lai diện mục). Năm màu tượng trưng năm uẩn. Ngài thử nghiệm đệ tử để xem thử họ có thể phá năm uẩn và sanh tâm không trụ vào sắc tướng tương đương việc phá ba tường thành trong Thiền tông. Như câu: "Thấy sự hiểu sự, vượt thế gian. Thấy sự mê sự, đọa trầm luân." Có ai trong chúng ta đã giác ngộ chưa ? Nếu quý vị đọc những câu trả lời và khai thị của Hòa Thượng với sự chú tâm cẩn thận, thì trí tuệ nội tại của quý vị sẽ phát khởi dễ dàng hơn, bởi vì "Lời rộng và giải thích chi tiết tất cả đều diễn bày sự thật tột cùng". Hòa Thượng thường nói:
    Đừng tin tôi, và đừng tin Phật. Hãy tin vào trí tuệ của chính mình. Hay khám phá Bát Nhã ngay trong tự tánh, và như thế quý vị sẽ đạt được Trạch Pháp Nhãn. Nếu đó là Đạo, hãy tiến tới. Nếu không phải, hay thối lui. Đừng mang nón mà nghĩ đó là giày
     
  3. NhaTrang

    NhaTrang New Member

    Tham gia ngày:
    5 Tháng mười 2006
    Bài viết:
    37
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trì Giới, Nhẫn Nhục

    "...Khi Hòa Thượng trở lại Vạn Phật Thánh Thành mang khăn che mặt (xem chi tiết trong nguyệt san Vajra Bodhi Sea số 275), một trong các đệ tử của ngài không thể chịu thấy như vậy nên đến giựt khăn che mặt của Hòa Thượng ra. Hòa Thượng nói khôi hài: "Nếu con lấy khăn che mặt của ta, ta có thể đeo lên khăn khác. Ta đã chuẩn bị năm cái. Ta có cái màu xanh, cái màu vàng, cái màu đỏ, cái màu trắng, và cái màu đen. Đến năm cái !"
    Trên bề mặt không có vẻ gì nhiều, nhưng thật ra đây không phải là trường hợp tầm thường. Tôi tin rằng đây là trường hợp giảng dạy Bát Nhã của Hòa Thượng bằng cách làm gương. Giựt khăn che tượng trưng "đập nát các tướng" và tìm lại "khuôn mặt nguyên thủy (bổn lai diện mục). Năm màu tượng trưng năm uẩn. Ngài thử nghiệm đệ tử để xem thử họ có thể phá năm uẩn và sanh tâm không trụ vào sắc tướng tương đương việc phá ba tường thành trong Thiền tông. Như câu: "Thấy sự hiểu sự, vượt thế gian. Thấy sự mê sự, đọa trầm luân."...."




    Nguoi` đệ tử của ngài ... đến giựt khăn che mặt của Hòa Thượng ra...lại chính là 1 vị Bồ Tát ! =D>=D>=D>

    :-bd~_bighug
     
  4. NhaTrang

    NhaTrang New Member

    Tham gia ngày:
    5 Tháng mười 2006
    Bài viết:
    37
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trì Giới, Nhẫn Nhục

    "...
    Đừng tin tôi, và đừng tin Phật. Hãy tin vào trí tuệ của chính mình. Hay khám phá Bát Nhã ngay trong tự tánh, và như thế quý vị sẽ đạt được Trạch Pháp Nhãn. Nếu đó là Đạo, hãy tiến tới. Nếu không phải, hãy thối lui. Đừng mang nón mà nghĩ đó là giày..."


    =D>=D>=D>
    :-bd~_bighug


     
  5. wonbin88

    wonbin88 New Member

    Tham gia ngày:
    13 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    77
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trì Giới, Nhẫn Nhục

    tìm Tâm (TS Thích Nhất Hạnh)
    hành giả khi biết đến Phật Pháp đều nghe nói và cố gắng tu tập
    để được tâm thanh tịnh ,không loạn động ,không vọng tưởng nữa..
    nhưng hành giả đã thực sự biết tâm là gì chưa ?mà tìm?mà an tâm?

    [​IMG]
    _______
    Hành giả tìm tâm ? nhưng là tâm nào đây ?
    Tâm tham ,tâm sân hay tâm si ?
    Tâm quá khứ ,vị lai hay hiện tại ?
    Tâm quá khứ không còn ,tâm vị lai thì chưa có ,tâm hiện tại thì
    chẳng trú .
    Này hành giả ,tâm chẳng thể nắm bắt từ bên trong hay bên ngoài.
    Nó là vô tướng ,vô niệm ,không có nơi đến ,chẳng có chỗ quay về.
    Chư Phật không thấy tâm ở quá khứ ,ở vị lai ,hay hiện tại
    Cái mà chư Phật bảo ko thấy thì quán thế nào ?
    Nếu cố gắng quán niệm ,thì chẳng qua chỉ là bóng của tâm ,về
    vọng tưởng luôn luôn sinh sinh diệt diệt mà thôi.
    Tâm như 1 nhà ảo thuật ,vọng tưởng lôi cuốn nó cho nên có sinh
    diệt không ngừng.
    Tâm như 1 dòng sông ,cứ chảy mãi ko dừng ,in bóng của bất kì
    vật gì nó đi qua ,vừa sinh ra đã hoại diệt
    Tâm như bạn xấu ,tạo nhiều lầm lỗi ,ưa thích lời nói ngon ngọt
    ưa thích nơi phố chợ đông vui.
    Tâm thích những cái mà nhiều người thích và ghét những thứ
    mà nhiều người ghét
    Tìm hoài mà không thấy tâm đâu cả ?
    Không thấy thì phân biệt tâm là thế này thế nọ để làm gì ?
    Đã không phân biệt được thì ko có quá khứ vị lai hay hiện tại
    Cái mà ko có quá khứ vị lai hay hiện tại thì là cái gì ?
    Tức là ko có cái có và cũng chẳng có cái không .
    Hành giả ,bạn tìm tâm bên trong không thấy ,bên ngoài không thấy
    Nơi ngũ uẩn ,lục căn ,tứ đại đều không thấy .
    Hành giả không thấy tâm nên tìm dẫu của tâm và quán niệm :
    Tâm do đâu mà có ?
    Và thấy rằng : hễ khi nào có vật thì có tâm
    Vật xuất hiện ,lập tức tâm xuất hiện như hình với bóng
    Vậy vật và tâm có phải là hai thứ khác biệt ?
    1 lưỡi gươm không thể tự cắt mình được .
    Vì thế vật chính là tâm .
    Vậy quán được tâm không ?
    Không thể tự quán tâm được .Bị dằn ép tứ phía ,bị ngoại cảnh
    làm đảo điên ,khiến tâm phát sinh ,như cơn gió bay khắp nơi
    không có khả năng an trú ,hết thứ này rồi đến thứ khác .
    Làm cho tâm an ,ổn định ,tập trung ,ko loạn động ,thanh thản
    gọi là quán tâm.


    [​IMG]
     

Chia sẻ trang này