1. tuyenhoa1985

    tuyenhoa1985 New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    40
    Điểm thành tích:
    0
    • Nghiệp là cách trừng phạt rất công bình.

    Đọa lạc hay không đọa lạc là do nơi tình cảm mà có phân biệt. Hạng người chỉ biết có biết tình cảm mà không biết tới trí huệ, thì tương lai nhất định sẽ bị đọa lạc vào ba đường ác; đó là điều chẳng còn nghi vấn gì cả.

    Hễ bạn có tâm niệm gì, thì bạn sẽ được dẫn dắt theo con đường tương ứng với tâm niệm đó.

    • Sở dĩ chẳng thể “nhìn thủng, ”chẳng thể “buông xã,” là vì nghiệp chướng
    gây ra chướng ngại khiến bạn chẳng thể thăng cao, chẳng thể xiêu suất
    Tam Giới. Vì vậy đối trước cảnh giới gì thì sanh lòng chấp trước vào cảnh
    giới ấy--đó chính là tình cảm. Thấy cảnh mà sanh chấp trước đều là do
    tác dụng của tình cảm cả!

    (Tam-Giới là ba cõi hiện hữu của phàm phu: cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô-
    Sắc.)

    • Thế nào là vô minh? Nói giản dị thì “vô minh” tức là hắc ám, là chẳng hiểu
    biết. Bởi chẳng hiểu biết chân-lý, khóa chặt cửa lòng lại, do đó chẳng
    chi khai ngộ đặng!

    • Bởi chúng sanh có tâm phân biệt, cho rằng có đủ thứ vấn đề như thiện ác
    đẹp xấu, thị phi, đen trắng,,,: vì vậy Đức Phật mới tùy thuận tâm chúng
    sanh, thị hiện ra đủ thứ thân để chúng sanh có thể thấy Ngài. Đó chính là:

    Ngàn sông tràn nước,
    Ngàn sông trăng hiện,
    Vạn lý không mây,
    Vạn lý trời trong.

    Đức Phật tùy loại chúng sanh mà hóa thân vậy.

    • Thế nào là Chánh Pháp trụ thế? Bạn chân thật tu hành, không ham hư
    danh, không thích tài lợi, chẳng mong được cúng dường; như vậy tức là
    Chánh Pháp trụ thế!

    • Thế nào là Bồ-Đề Tâm?
    Tôi lấy một ví dụ rất đơn giản để giải thích: Khi bạn chưa phát Bồ-Đề Tâm, thì bạn ví như bột (để làm bánh) mà chưa trộn với bột nổi (yeast). Một khi bạn phát Bồ-Đề Tâm, thì cũng như bột đã được trộn bột nổi vào--từ từ bột sẽ nở phồng lên.

    Nếu hỏi Bồ-Đề Tâm hình dáng ra sao, thì xin đáp rằng: Tâm này xưa nay vốn không có hình tướng—nó là thứ Giác Đạo. “Giác” nghĩa là giác ngộ, thấu suốt, tỏ rõ đạo lý. Không những ta cần thấu suốt đạo lý mà còn phải tu trì đạo lý ấy nữa.

    Lại có thể dùng bảo tháp để tỷ dụ Bồ-Đề Tâm: Bảo tháp bất kể là cao cỡ nào, rộng lớn bao nhiêu, thì cũng đều phải được xây dựng lên từ mặt đất. Mặt đất biểu tượng tâm địa của chúng ta. Mình phải từ mặt đất mà kiến trúc tòa bảo tháp, khiến cho xây càng cao càng rộng; thì Bồ-Đề Tâm cũng phải từ tâm địa mà phát khởi—càng phát tâm, tâm càng rộng lớn, càng cao vọi. Lúc bắt đầu phát, Bồ-Đề Tâm chỉ là một tâm niệm nhỏ; song, từ từ càng ngày càng rộng lớn. Khi công-đức viên mãn thì cuối cùng mình sẽ được thành Phật.

    • Tự tại là cảnh giới không có tướng mình, tướng người, tướng chúng sanh, hay thọ mạng. Song tự tại ở đâu? Ở bậc nào thì tự tại? Ở địa vị Thánh nhân thì tự tại; ở địa vị phàm phu thì không tự tại!

    • Kẻ ngu si thì không biết khiếp sợ luật Nhân Quả nên bừa bãi, tùy tiện làm
    sai trái với luật Nhân Quả; thậm chí còn không tin, bài bác, cho rằng chẳng có nhân quả!

    Người có trí huệ thì hiểu biết sự nghiêm ngặt của đạo lý Nhân Quả Báo Ứng, do đó rất sợ làm sai với luật Nhân Quả, làm chuyện gì cũng suy nghĩ kỹ rồi mới thực hành.

    • Cổ nhân dạy: “Lỗi lầm của người quân tử giống như nhật thực, nguyệt thực--ai ai cũng thấy rõ. Y lập tức tự sửa chửa lỗi lầm, khiến ai ai cũng kính ngưỡng.”

    Người quân tử khi có lỗi lầm thì ví như mặt trời bị mặt trăng che khuất hoặc mặt trăng bị bóng trái đất che lấp vậy, ai ai cũng rõ biết. Song, nếu y cấp thời hối lỗi, sửa đổi, thì người người đều tôn kính và ngưỡng mộ y.

    • Kẻ thông minh thì có lỗi liền sửa đổi. Kẻ ngu si thì có lỗi mà không chịu sửa.

    • Tam tai (ba tai nạn) có lớn và nhỏ--lớn thì có nạn cháy (hỏa tai), lũ lụt (thủy tai), gió bão (phong tai); và nhỏ thì có chiến tranh, đói khát, tật dịch.
    Tam tai còn được gọi là Tai Kiết. Nguyên nhân phát sanh ba Tai Kiết lớn là: (1) do lòng giận dữ của con người nên phát sinh hỏa tai; (2) do lòng tham lam nên phát sinh thủy tai; và (3) do lòng ngu si nên phát sanh phong tai.

    Cho nên, Tam Tai là từ Tam Độc mà ra. Chúng ta ai cũng có Tam Độc-tham, sân, si. Nếu ba tâm này ngày một lớn mạnh thêm, thì tới một lúc nào đó sẽ hình thành Đại Tai Kiếp, họa hoạn.

    • Pháp Thế Gian giống như một tấm lưới khổng lồ trói chặt hết thảy mọi người--kẻ tham danh thì bị lưới danh vọng trói buột, kẻ tham tiền thì bị lưới tiền tài cột cứng, kẻ mê sắc thì bị lưới sắc dục bủa vây. Nói tóm lại là người đời bị Ngũ Dục --tiền tài, sắc dục, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ--chi phối đến điên điên đảo đảo, trói buộc đến nổi thở chẳng ra hơi!

    Đáng thương thay là những kẻ không hiểu rõ đạo lý, tuy bị lưới vây bủa mà lại chẳng hay chẳng biết! Còn những kẻ hiểu biết thì tuy biết nhưng lại không có cách gì để thoát ly. Đó chỉ làm mình thêm cảm thán mà thôi!
     
  2. HoangThienMinh

    HoangThienMinh Ban Cố Vấn

    Tham gia ngày:
    24 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    380
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trồng giống Bồ Đề

    "Hễ bạn có tâm niệm gì, thì bạn sẽ được dẫn dắt theo con đường tương ứng với tâm niệm đó." theo đúng luật hấp dẫn/the law of attraction.
     

Chia sẻ trang này